QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành Quy chế hoạt động của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

Số kí hiệu Số: 95/QĐ-HĐTS
Ngày ban hành 21/04/2023
Thể loại Quy chế các Ban, Viện Trung ương
Lĩnh vực QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Cơ quan ban hành HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Người ký HT THÍCH THIỆN NHƠN

Nội dung

 GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

Số:  95/QĐ-HĐTS
                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

              Hà Nội, ngày 14 tháng  3 năm 2023
 
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

                   Căn cứ Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022;
                   Căn cứ Nghị quyết số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 Hội nghị Kỳ 2 Hội đồng Trị sự khóa IX GHPGVN;
                   Xét đề nghị của Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

QUYẾT ĐỊNH:

                    Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm có 06 chương, 58 điều (Quy chế đính kèm).
                  Điều 2. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng Trung ương GHPGVN (VP1, VP2), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và các thành viên Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
                Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây trái với Quy chế này đều không còn giá trị./.


 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- BTTr HĐTS GHPGVN;
- Lưu: VP1,VP2.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH






Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
              CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


 
 
QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG 
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM 
NHIỆM KỲ IX (2022 - 2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 95/QĐ-HĐTS ngày 14 tháng 3 năm 2023 
của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam)
 
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1. Điều khoản chung
1. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (viết tắt là VNCPHVN hoặc Viện) là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng Phật học của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được thành lập vào năm 1984 theo quyết định số 38/QĐ/UB của UBND TP.HCM.
2. VNCPHVN có tư cách pháp nhân, tự chủ về tổ chức bộ máy, tuyển dụng nhân sự và tài chính.
3. Tài khoản của VNCPHVN thuộc quyền sở hữu tập thể của những nhà nghiên cứu Phật học được Hội đồng Trị sự GHPGVN bổ nhiệm. VNCPHVN hoạt động theo phương pháp lấy thu bù chi, tự chủ về tài chính và theo qui định của Nhà nước.
          Điều 2. Tên tiếng Anh và huy hiệu (logo)
1. Tên tiếng Anh của Viện là Vietnam Buddhist Research Institute, viết tắt là “VBRI”.
2. Huy hiệu (Logo) của Viện thể hiện sự hòa quyện văn hóa Phật giáo và văn hóa Việt Nam, là một hình tròn, gồm 3 lớp. Lớp ngoài khắc chữ VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM. Lớp kế là các tia ánh sáng tượng trưng cho tuệ giác của Đức Phật. Bên trong cùng là hình chùa Một Cột.
          Điều 3. Trụ sở chính và Phân viện
   1. Trụ sở chính của VNCPHVN được đặt tại số 750 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh.
   2. Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội (gọi tắt là Phân viện) được đặt tại chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội. Phân viện do Phó Viện trưởng Thường trực chịu trách nhiệm điều hành và hoạt động theo Quy chế này.
          Điều 4. Quản lý Giáo hội
   1. VNCPHVN chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
   2. VNCPHVN có tư cách pháp nhân, có khuôn dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại hoặc kho bạc Nhà nước để giao dịch.
          Điều 5. Mục đích
   Mục đích của VNCPHVN bao gồm:
   1. Bảo tồn các giá trị văn hóa, đạo đức, triết học và tâm linh của Phật giáo nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng.
   2. Phiên dịch, biên tập và ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐPGVN) từ các Đại tạng kinh Pāli ngữ, Hán ngữ, Sanskrit ngữ và Tạng ngữ.
   3. Phát huy tính sáng tạo trong việc xiển dương và truyền bá Phật pháp bằng cách vận dụng phương pháp luận của các ngành học hiện đại như triết học, văn học, đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học, nhân học, ngôn ngữ học, môi trường học, v.v… để khám phá, giới thiệu và ứng dụng đạo Phật tại Việt Nam.
   4. Nghiên cứu sự đóng góp của Phật giáo Việt Nam đối với văn hóa và lịch sử Việt Nam; đồng thời nghiên cứu các ảnh hưởng của Phật giáo Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước trên các phương diện xã hội, nghệ thuật, kiến trúc, văn học, đạo đức và nhận thức luận, v.v…
   5. Nghiên cứu quá trình du nhập và phát triển của các nước Phật giáo trên thế giới, cũng như sự đóng góp của Phật giáo tại các nước đó.
   6. Thiết lập các mối liên hệ và giao lưu về bản sắc văn hóa Việt Nam và truyền thống tâm linh của Phật giáo Việt Nam với các nền văn hóa của các nước khác, cũng như các truyền thống tâm linh Phật giáo tại các nước này.
   7. Nghiên cứu các hệ thống tín ngưỡng và triết học tôn giáo trên thế giới.
          Điều 6. Nhiệm vụ của Viện
   1. Tổ chức phiên dịch, biên tập, ấn hành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.
   2. Tổ chức phiên dịch, biên tập và xuất bản tùng thư nghiên cứu Phật học và ứng dụng Phật học.
   3. Tổ chức các hội thảo về những đề tài liên quan đến Phật giáo.
   4. Hợp tác và trao đổi nghiên cứu về Phật học và các vấn đề liên hệ với các trường Đại học, các Viện nghiên cứu, các Học viện trong và ngoài nước.
Chương II
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VNCPHVN
          Điều 7. Chức năng tổng quát
   Cơ cấu tổ chức của VNCPHVN là Hội đồng Quản trị (viết tắt là HĐQT), tức tổ chức đại diện và có thẩm quyền cao nhất trong tập thể VNCPHVN, có trách nhiệm và quyền tự chủ quyết định những vấn đề quan trọng về tổ chức, nhân sự, tài chính và tài sản của Viện. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học và kế hoạch phát triển của Viện phù hợp với pháp luật của Nhà nước và chủ trương của GHPGVN.
          Điều 8. Chức năng và quyền hạn của Hội đồng Quản trị
1. Xác định và điều chỉnh mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng Phật học theo tinh thần Phật giáo đồng hành với dân tộc.
2. Huy động các nguồn vốn để xây dựng VNCPHVN, thẩm định kế hoạch và phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm về tổ chức hội thảo, xuất bản TTTĐPGVN, tùng thư nghiên cứu và ứng dụng do Viện trưởng duyệt và thông qua; giám sát việc quản lý tài chính và tài sản của VNCPHVN.
3. Đề cử và đề nghị công nhận hoặc không công nhận nhân sự Hội đồng Quản trị của VNCPHVN, trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN quyết định công nhận.
4. Phê duyệt phương án về tổ chức bộ máy nhân sự của VNCPHVN.
          Điều 9. Thể thức họp, thông qua quyết định và nhiệm kỳ Hội đồng Quản trị
1. Các cuộc họp của Hội đồng Quản trị được xem là hợp lệ khi có ít nhất quá nửa số thành viên tham dự. Các quyết định của Hội đồng Quản trị chỉ có giá trị khi có quá nửa số thành viên tham dự nhất trí.
2. Việc họp Hội đồng Quản trị được tiến hành định kỳ 3 tháng/ lần, gọi là cuộc họp thường kỳ, các cuộc họp khác gọi là họp bất thường, được triệu tập trong các trường hợp quan trọng liên quan đến hoạt động của VNCPHVN.
3. Viện trưởng có thẩm quyền triệu tập các cuộc họp thường kỳ và bất thường.
4. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là 5 năm, ứng với nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự GHPGVN.
5. Trong nhiệm kỳ, nếu có yêu cầu đột xuất về việc bổ sung hoặc thay đổi nhân sự Hội đồng Quản trị, thì Viện trưởng ra quyết định.
          Điều 10. Ban Chứng minh của Viện Nghiên cứu
1. Ban Chứng minh của Viện Nghiên cứu, gồm các vị Tôn túc trong GHPGVN đã gắn bó nhiều năm trong Viện Nghiên cứu, có công đóng góp cho sự phát triển của Viện.
2. Ban Chứng minh có chức năng chứng minh và cố vấn những dự án lớn như ấn hành TTTĐPGVN.
          Điều 11. Thành phần Hội đồng Quản trị
1. Hội đồng Quản trị gồm có: 1 Viện trưởng, 2 Phó Viện trưởng Thường trực (1 Phó Viện trưởng đặc trách miền Bắc kiêm Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, 1 Phó Viện trưởng Thường trực đặc trách miền Nam), các Viện phó đặc trách chuyên môn, 1 Tổng Thư ký, 2-3 Phó tổng Thư ký, 1 Chánh Văn phòng, 2 Phó Văn phòng, Giám đốc và Phó Giám đốc Thường trực các Trung tâm phụ trách chuyên môn, các Trưởng ban.
2. Hội đồng Quản trị có thẩm quyền điều hành toàn bộ các hoạt động của Viện bao gồm các Phân viện, Trung tâm và Ban trực thuộc.
3. Văn phòng của Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm thực thi các công việc thuộc hành chánh của Viện.
          Điều 12. Viện trưởng
1. Viện trưởng VNCPHVN phải có quốc tịch Việt Nam, là người chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của VNCPHVN. Viện trưởng do Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ra quyết định bổ nhiệm.
2. Viện trưởng là người điều hành hoạt động của VNCPHVN, đại diện VNCPHVN trước xã hội và pháp luật, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Trị sự GHPGVN.
3. Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Hội đồng Trị sự GHPGVN về các quyết định của Hội đồng Quản trị, chủ trì các hoạt động của Hội đồng Quản trị và tổ chức kiểm soát việc điều hành của các Trung tâm và Ban trực thuộc. Các quyết định của Hội đồng Quản trị phải do Viện trưởng ký.
4. Viện trưởng có chức năng đề xuất bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ Phó Viện trưởng và Tổng Thư ký.
5. Viện trưởng có quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm các Phó tổng Thư ký, Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng, các Giám đốc, Phó Giám đốc Thường trực, Phó Giám đốc Trung tâm, Trưởng ban, Phó ban, Kế toán trưởng, Thủ quỹ, theo đề nghị của Hội đồng Quản trị và khi xét thấy các vị ấy không đủ khả năng đảm nhiệm chức vụ.
6. Trường hợp cần thiết, Viện trưởng có quyền bảo lưu ý kiến không nhất trí với quyết định của Hội đồng Quản trị và báo cáo Hội đồng Trị sự GHPGVN.
7. Viện trưởng có quyền quyết định chi tiêu tài chánh không giới hạn, trong trường hợp cấp bách không thể tiến hành cuộc họp được.
8. Viện trưởng có thẩm quyền quyết định các vấn đề bất đồng ý kiến giữa các thành viên của Viện.
9. Trong tình huống bệnh duyên, vắng mặt do Phật sự ở hải ngoại, hoặc nghỉ phép vì việc riêng, Viện trưởng giao quyền điều hành của Viện trưởng cho Phó Viện trưởng Thường trực.
          Điều 13. Phó Viện trưởng Thường trực
1. Phó Viện trưởng Thường trực đặc trách miền Bắc, kiêm Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội chịu trách nhiệm:
1.1. Điều hành toàn bộ các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và ấn hành các sách nghiên cứu thuộc Phân viện.
1.2. Báo cáo tổng kết hoạt động hàng năm của Phân viện 7 ngày trước ngày lễ tổng kết của Viện.
2. Phó Viện trưởng Thường trực đặc trách miền Nam:
2.1. Điều hành các hoạt động đối nội và đối ngoại của Viện khi Viện trưởng ủy quyền.
2.2. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của văn phòng Viện.
2.3. Có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động của các Trung tâm, Ban và các bộ phận trực thuộc Viện; tham mưu ý kiến trình Hội đồng Quản trị thẩm tường và cho chuẩn duyệt các kế hoạch nghiên cứu của các Trung tâm và Ban trực thuộc VNCPHVN.
          Điều 14. Phó Viện trưởng đặc trách Tam tạng Thánh điển PGVN
1. Chịu trách nhiệm thành lập nhân sự và điều hành việc phiên dịch, biên tập và xuất bản TTTĐPGVN.
2. Lập dự trù kinh phí và đề xuất việc sử dụng kinh phí trong công tác nghiên cứu, phiên dịch, biên tập, xuất bản TTTĐPGVNvà tùng thư Phật học của Viện.
          Điều 15. Các Phó Viện trưởng
1. Hỗ trợ Viện trưởng điều hành các công tác chuyên trách.
2. Các Phó Viện trưởng chuyên trách giúp Hội đồng Quản trị điều hành mọi hoạt động của Viện theo từng chức năng được phân công.
3. Có trách nhiệm tham mưu cho Viện trưởng về các lãnh vực chuyên môn. 
4. Nhiệm kỳ của các Phó Viện trưởng tương ứng với nhiệm kỳ của Viện trưởng.
5. Nghiên cứu, đề xuất phương hướng nghiên cứu và ứng dụng Phật học trước Hội đồng Quản trị.
          Điều 16. Tổng Thư ký
1. Kiến nghị biện pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng Phật học, nhằm đảm bảo hiệu quả nghiên cứu Phật học.
2. Hoạch định chiến lược phát triển về mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng Phật học.
3. Chuẩn bị nội dung cho các phiên họp của Hội đồng Quản trị (Dự thảo các công trình, chuẩn bị các đề án dựa trên chương trình hoạt động hàng năm được Hội đồng Quản trị thông qua).
4. Có trách nhiệm đôn đốc việc tổ chức, triển khai các mặt hoạt động của Viện.
5. Có trách nhiệm liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước về lãnh vực nghiên cứu học thuật Phật học.
6. Có trách nhiệm ký các thư mời họp.
7. Có trách nhiệm đề xuất các nhân sự đầu ngành của các Trung tâm và các Trưởng ban.
          Điều 17. Phó Tổng Thư ký
1. Các Phó Tổng Thư ký có trách nhiệm tham mưu và trợ lý cho Tổng Thư ký, nhằm giúp Tổng Thư ký hoàn thành tất cả công việc được Hội đồng Quản trị giao phó.
2. Khi Tổng Thư ký vắng mặt, các vị Phó Tổng Thư ký có trách nhiệm thực thi công việc được Tổng Thư ký đã phân công.
3. Các Phó Tổng Thư ký chịu trách nhiệm về các hoạt động hành chính - văn phòng của Viện; chịu trách nhiệm nối kết các Giám đốc Trung tâm để các hoạt động của Viện được thực hiện đúng với tiến độ.
4. Lập kế hoạch dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm trình Hội đồng Quản trị phê duyệt, chịu trách nhiệm về tài chánh và những dịch vụ khác liên hệ cho lãnh đạo Viện. 
5. Kiểm tra, giám sát việc thu chi tài chính của VNCPHVN. Báo cáo định kỳ về tài chính và các hoạt động của VNCPHVN theo qui định của Hội đồng Quản trị và các cơ quan có liên quan.
          Điều 18. Chánh và Phó Văn phòng
1. Chịu trách nhiệm:
1.1. Quản lý các bộ phận thuộc văn phòng, như kế toán, thủ quỹ, văn thư đến, đi…
1.2. Trình báo các vấn đề thuộc hành chánh trước Hội đồng Quản trị.
1.3. Soạn thảo văn thư.
1.4. Tổ chức các buổi hội họp của Viện.
2. Khi Chánh Văn phòng vắng mặt, Phó Văn phòng có trách nhiệm thực thi công việc do Chánh Văn phòng đã phân công.
   Điều 19. Ban thẩm định các công trình nghiên cứu
1. Ban Thẩm định các công trình nghiên cứu, gọi tắt là Ban Thẩm định, có chức năng thay mặt Hội đồng Quản trị đánh giá những tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật có giá trị từ các cá nhân hoặc từ các Trung tâm. 
2. Nhân sự do Viện trưởng chỉ đạo, gồm Phó Viện trưởng Thường trực, các Phó Viện trưởng, một số chuyên gia có uy tín trong Học viện PGVN tại TP. HCM hoặc ở các trường Đại học, Học viện do Viện trưởng chỉ đạo mời (tùy theo chủ đề của tác phẩm), Tổng và Phó Tổng Thư ký, Chánh và Phó Văn phòng, Giám đốc và Phó Giám đốc các Trung tâm.
3. Tổng Thư ký sau khi nhận tài liệu MS Word từ tác giả hoặc các Trung tâm, lên kế hoạch tổ chức tọa đàm, thảo luận; trình Viện trưởng.
4. Viện trưởng trực tiếp chủ trì hoặc chỉ đạo các Phó Viện trưởng chủ trì các cuộc tọa đàm về nội dung của tác phẩm.  
5. Hơn quá nửa số thành viên chính thức được mời dự trong Ban Thẩm định khẳng định công trình nghiên cứu có giá trị thì tác phẩm được thông qua, chính thức được xuất bản dưới danh nghĩa của VNCPHVN.
          Điều 20. Ban Bảo trợ
1. Ban Bảo trợ gồm có một (1) Trưởng ban, các Phó ban, một (1) Kế toán, một (1) Thủ quỹ và các ủy viên tài chính.
2. Lập kế hoạch bảo trợ các hoạt động của VNCPHVN.
          Điều 21. Kế toán
1. Phải có trình độ chuyên môn, văn bằng tương ứng và tư cách đạo đức do Chánh Văn phòng đề cử.
2. Có trách nhiệm kiểm tra, quản lý về mặt chi thu tài chánh của Viện và Ban In ấn bằng sổ sách, chứng từ.
3. Có trách nhiệm báo cáo tài chánh bằng văn bản trước Hội đồng Quản trị theo định kỳ, hoặc báo cáo bất thường khi Viện trưởng, Phó Viện trưởng Thường trực hoặc Tổng Thư ký yêu cầu.
4. Có trách nhiệm báo cáo với Viện trưởng, Phó Viện trưởng Thường trực hoặc Tổng Thư ký về việc chi thu bất thường của Viện.
5. Có trách nhiệm ký chi sau khi lãnh đạo (Viện trưởng, Phó Viện trưởng Thường trực, Tổng Thư ký và Chánh Văn phòng) của Viện đã ký thông qua.
          Điều 22. Thủ quỹ
1. Phải có trình độ chuyên môn, văn bằng tương ứng và tư cách đạo đức do Chánh Văn phòng đề cử.
2. Có trách nhiệm gìn giữ tài chánh của Viện bằng sổ sách, chứng từ.
3. Có trách nhiệm báo cáo với Hội đồng Quản trị, khi phát hiện có sự chi thu bất thường hoặc trái qui định.
4. Xuất chi thu tài chánh, đối với những đề xuất chi thu hợp lệ. Có quyền từ chối không chi hay thu tài chánh đối với những đề xuất chi thu không hợp lệ.
          Điều 23. Giám đốc và Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm
1. Điều hành các mặt hoạt động nghiên cứu và ứng dụng Phật học thuộc phạm vi chuyên môn của Trung tâm. Có thẩm quyền quyết định những vấn đề thuộc phạm vi của Trung tâm vốn đã được Hội đồng Quản trị chuẩn duyệt.
2. Xây dựng và triển khai kế các hoạch của Trung tâm được Hội đồng Quản trị thông qua.
3. Có chức năng thẩm định các công trình nghiên cứu của trung tâm.
4. Có quyền tổ chức tọa đàm và đề xuất Viện tổ chức hội thảo chuyên đề thuộc lĩnh vực của Trung tâm.
5. Báo cáo với Hội đồng Quản trị về tình hình hoạt động của Trung tâm để hoạt động của Trung tâm được thuận lợi và hiệu quả.
          Điều 24. Phó Giám đốc và Thư ký Trung tâm
1. Phó Giám đốc có chức năng trợ lý Giám đốc điều hành, giải quyết các vấn đề của Trung tâm.
2. Điều hành các hoạt động của Trung tâm khi có sự ủy quyền của Giám đốc Trung tâm.
3. Thư ký Trung tâm có trách nhiệm trợ giúp Giám đốc soạn thảo kế hoạch hoạt động, hướng nghiên cứu của Trung tâm.
          Điều 25.

 

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây