QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Nội dung
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ Số: 86/QĐ-HĐTS | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Căn cứ Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 Hội nghị Kỳ 2 Hội đồng Trị sự khóa IX GHPGVN;
Xét đề nghị của Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm có 09 chương, 31 điều (Quy chế đính kèm).
Điều 2. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng Trung ương GHPGVN (VP1, VP2), Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN và các thành viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây trái với Quy chế này đều không còn giá trị./.
Nơi nhận: - Như điều 2; - BTTr HĐTS GHPGVN; - Lưu: VP1,VP2. | TM. BAN THƯỜNG TRỰC CHỦ TỊCH Hòa thượng Thích Thiện Nhơn |
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ BAN TỪ THIỆN XÃ HỘI TW | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN TỪ THIỆN XÃ HỘI TRUNG ƯƠNG GHPGVN
NHIỆM KỲ IX (2022-2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 86/QĐ-HĐTS ngày 14 tháng 3 năm 2023
của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam)
Chương I
DANH XƯNG - VĂN PHÒNG - MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tổ chức Từ thiện Xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam lấy tên là Ban Từ thiện Xã hội Trung ương. Viết tắt là BTTXH TWĐiều 2. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có 2 Văn phòng:
Văn phòng Trung ương: đặt tại Chùa Quán Sứ, số 73 Phố Quán Sứ, Hà Nội;
Văn phòng Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh: đặt tại Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Tp Hồ Chí Minh.
Điều 3. Mục đích hoạt động của Ban Từ thiện Xã hội là thực hiện và phát huy tinh thần Từ bi trí tuệ của Đạo Phật, hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử chia sẻ khó khăn, hàn gắn vết thương vật chất và tinh thần đối với người bất hạnh. Khơi dậy lòng nhân ái của các giới, các ngành, các hoạt động xã hội, không phân biệt tôn giáo, giai cấp, tạo sự cảm thông xây dựng và phát triển cộng đồng theo tinh thần “Đạo pháp – Dân tộc – Xã hội – Chủ nghĩa”.
Chương II
HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều 4. Hệ thống tổ chức của Ban Từ thiện Xã hội gồm bốn cấp:
Cấp trung ương có danh xưng là Ban Từ thiện Xã hội Trung ương (viết tắt là BTTXH TW).
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có danh xưng là Ban Từ thiện Xã hội tỉnh.
Cấp quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có danh xưng là Ban Từ thiện Xã hội huyện.
Cấp cơ sở của Ban Từ thiện Xã hội gồm: các Tự viện, Trung tâm từ thiện, Trường nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình thương, phòng khám Đông Tây y, viện dưỡng lão, v.v...
Điều 5. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương
1. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương trực thuộc Ban Thường trực của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
2. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có 10 Phân ban chuyên trách trực thuộc:
- Phân ban Cứu trợ nhân đạo
- Phân ban Từ thiện Xã hội Giáo dục
- Phân ban TTXH Quản lý các cơ sở Bảo trợ xã hội Phật giáo
- Phân ban Từ thiện Xã hội Y tế
- Phân ban TTXH Huấn nghệ và phụ trách cộng động
- Phân ban TTXH Đối ngoại và quan hệ quốc tế
- Phân ban TTXH Phật giáo Khất sĩ
- Phân ban TTXH Phật giáo người Hoa
- Phân ban TTXH Phật giáo Nam tông Khmer
- Phân ban TTXH Phật giáo Nam tông Kinh
Chương III
THÀNH PHẦN NHÂN SỰ
Điều 6. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương
1. Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương là thành viên Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các thành viên còn lại do vị Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương mời với đầy đủ các thành phần:
- Trưởng ban Từ thiện Xã hội các GHPGVN cấp Tỉnh.
- Thành viên tiêu biểu của các hệ phái.
- Cá nhân tiêu biểu là các Tăng Ni, cư sĩ có năng lực, uy tín và tâm huyết.
2. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có số lượng không quá 97 thành viên được Ban thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam chuẩn y bằng một quyết định, thành phần nhân sự gồm có:
- Một Trưởng ban
- Ba Phó Trưởng ban Thường trực
- Các Phó Trưởng ban chuyên trách và tiêu biểu
- Một Chánh Thư ký
- Hai Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng (phía Bắc và phía Nam)
- Thủ quỹ
- Hai Ủy viên Tài chính (phía Bắc và phía Nam)
- Các Ủy viên Thường trực chuyên trách và tiêu biểu
- Các Ủy viên Thường trực kiêm Phó Văn phòng (02 phía Bắc và 02 phía Nam)
- Các Ủy viên.
3. Ban Thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương gồm có: Trưởng ban, ba Phó Trưởng ban Thường trực, các Phó Trưởng ban (số lượng các Phó Trưởng ban không quá 15 vị kể cả hai Phó Trưởng ban Thường trực), Chánh, Phó Thư ký, Thủ quỹ, Ủy viên Tài chính, Ủy viên Thường trực kiêm Phó Văn phòng, các Ủy viên Thường trực với số lượng thành viên không quá một phần ba số lượng thành viên Ban Từ thiện Xã hội Trung ương.
4. Ban thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có thể cử một số Ủy viên Thường trực của Ban đảm nhiệm chức vụ Phó Văn phòng nếu có yêu cầu.
Điều 7. Phân ban Từ thiện Xã hội Trung ương
1. Phân ban Từ thiện Trung ương hoạt động theo một Quy chế riêng có nội dung phù hợp với Hiến chương GHPGVN và Quy chế Ban Từ thiện Xã hội Trung ương do Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ký quyết định ban hành.
2. Trưởng Phân ban Từ thiện Xã hội Trung ương do Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội Trung ương mời một Phó trưởng ban hoặc một Ủy viên thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương chuyên trách.
3. Phân ban Từ thiện Xã hội Trung ương có số lượng không quá 37 thành viên (không tính vào số lượng thành viên chính thức của Ban) do Trưởng Phân ban mời và được Ban Thường trực HĐTS GHPGVN chuẩn y bằng một quyết định, thành phần gồm có:
- Một Trưởng ban
- Một Phó Trưởng ban Thường trực
- Các Phó Trưởng ban
- Một Chánh Thư ký
- Hai Phó Thư ký
- Một Thủ quỹ
- Một Ủy viên Tài chính
- Ủy viên Kiểm soát
- Các Ủy viên Thường trực
- Các Ủy viên.
Điều 8. Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh
1. Ban Từ thiện Xã hội tỉnh trực thuộc sự lãnh đạo của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh sở tại, hoạt động theo Quy chế Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.
2. Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội tỉnh là thành viên Ban thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh. Các thành viên còn lại do Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội tỉnh mời với đầy đủ các thành phần:
- Các Trưởng ban Từ thiện Xã hội huyện.
- Thành viên tiêu biểu của các hệ phái.
- Cá nhân tiêu biểu là các Tăng Ni, cư sĩ có năng lực, uy tín và tâm huyết.
3. Ban Từ thiện Xã hội tỉnh có số lượng không quá 37 thành viên được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh chuẩn y bằng một quyết định, thành phần gồm có:
- Một Trưởng ban
- Một Phó Trưởng ban Thường trực
- Các Phó Trưởng ban chuyên trách
- Các Phó Trưởng ban tiêu biểu
- Một Chánh Thư ký
- Một Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng
- Hai Phó Thư ký
- Một Thủ quỹ
- Một Ủy viên Tài chính
- Một Ủy viên Kiểm soát
- Các Ủy viên Thường trực
- Các Ủy viên.
4. Ban Thường trực Ban Từ thiện Xã hội tỉnh gồm có: Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực, các Phó Trưởng ban, Chánh - Phó Thư ký, Thủ quỹ, Ủy viên Tài chính, Ủy viên Kiểm soát và các Ủy viên Thường trực.
5. Ban Từ thiện Xã hội tỉnh tùy theo nhu cầu, được thành lập các Phân ban tương ứng với các Phân ban của cấp Trung ương. Trưởng Phân ban cấp tỉnh do Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội tỉnh mời một Phó Trưởng ban hoặc một Ủy viên Thường trực Ban Từ thiện Xã hội tỉnh chuyên trách.
6. Phân ban Từ thiện Xã hội tỉnh có số lượng không quá 27 thành viên do Trưởng Phân ban từ thiện xã hội tỉnh mời (không tính vào số lượng thành viên chính thức của Ban Từ thiện Xã hội tỉnh) được Ban Thường trực Ban Trị Sự GHPGVN cấp tỉnh chuẩn y bằng một quyết định, thành phần gồm có:
- Một Trưởng ban
- Một Phó Trưởng ban Thường trực
- Các Phó Trưởng ban
- Một Chánh Thư ký
- Hai Phó Thư ký
- Một Thủ quỹ
- Một Ủy viên Tài chính
- Một Ủy viên Kiểm soát
- Các Ủy viên.
Điều 9. Ban Từ thiện Xã hội Huyện
1. Ban Từ thiện Xã hội huyện trực thuộc sự lãnh đạo của Ban Từ thiện Xã hội tỉnh và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện sở tại.
2. Ban Từ thiện Xã hội huyện gồm có một Trưởng ban, một Phó Trưởng ban Thường trực, các Phó Trưởng ban, một Chánh Thư ký, một Phó Thư ký, một Thủ quỹ, một Ủy viên Tài chính, một Ủy viên Kiểm soát và các Ủy viên.
3. Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội huyện là Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, các thành viên còn lại do vị Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội huyện mời có số lượng không quá 25 thành viên được Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện chuẩn y bằng một quyết định.
4. Ban Từ thiện Xã hội huyện tùy theo nhu cầu, được thành lập các Phân ban tương ứng với các Phân ban của Ban Từ thiện Xã hội tỉnh. Có số lượng không quá 15 thành viên do một Phó Trưởng ban hoặc một Ủy viên Thường trực Ban Từ thiện Xã hội huyện làm Trưởng Phân ban. Các thành viên còn lại do Trưởng Phân ban Từ thiện xã hội huyện mời và được Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện chuẩn y bằng một quyết định.
Điều 10. Đơn vị cơ sở
1. Thành phần lãnh đạo các đơn vị cơ sở của Ban Từ thiện Xã hội là Ban Giám đốc, Ban Điều hành, Ban Chủ nhiệm các trung tâm từ thiện, trường nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình thương, phòng khám Đông Tây y, viện dưỡng lão, các tự viện, v.v...
2. Ban Từ thiện Xã hội cấp cơ sở khi thành lập các trung tâm từ thiện, trường nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình thương, phòng khám Đông Tây y, viện dưỡng lão, v.v... phải được Trụ trì cơ sở tự viện chấp thuận và Ban Trị Sự GHPGVN cấp tỉnh phê chuẩn và được sự đồng thuận của các cấp chính quyền địa phương.
Chương IV
CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ
Điều 11. Nhiệm vụ Ban Từ thiện cấp Trung ương
1. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương có nhiệm vụ
1.1. Trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự xét duyệt chấp thuận trước khi thực hiện các chương trình:
- Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ, hàng năm, hàng kỳ, tu chỉnh và bổ sung chương trình sinh hoạt của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và Ban Từ thiện Xã hội các tỉnh.
- Chương trình tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị chuyên đề, tổ chức các khóa tập huấn, các chuyến từ thiện…
1.2. Báo cáo định kỳ ba hoặc sáu tháng một lần các hoạt động Phật sự và các đề xuất mới cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua 2 Văn phòng Trung ương Giáo hội.
1.3. Hằng năm thăm và làm việc với Ban Từ thiện Xã hội các tỉnh, các trung tâm từ thiện, trường nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình thương, phòng khám Đông Tây y, viện dưỡng lão, v.v... để nắm bắt tình hình thực tế, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Từ thiện Xã hội của các tỉnh.
2. Phân ban Từ thiện xã hội Trung ương có nhiệm vụ
2.1. Chức năng từng Phân ban
- Phân ban Cứu trợ nhân đạo: Cứu giúp kịp thời nạn nhân bị thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, những nơi khó khăn, nghèo khổ.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Giáo dục: Tổ chức các khóa Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của ngành, lớp học tình thương, lớp học xóa nạn mù chữ, xây dựng và phát triển quỹ học bổng giúp học sinh nghèo hiếu học, thành lập nhà trẻ mẫu giáo...
- Phân ban Quản lý các cơ sở Bảo trợ xã hội Phật giáo: Thành lập và phát triển các trại chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật v.v…; Xây dựng và phát triển các lớp dạy nghề miễn phí cho người nghèo và những đối tượng cần giúp đỡ, mở các quán cơm xã hội, nhân rộng mô hình xuất cơm từ thiện ở các bệnh viện. Tổ chức hoạt động, vận động Tài chính, quan hệ các cá nhân, tổ chức khác ở trong nước và nước ngoài, nhằm thực hiện nhiệm vụ từ thiện xã hội.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Y tế: Phát triển hệ thống y tế chẩn đoán và điều trị Đông y, tuyên truyền phương pháp sống, làm việc, bảo vệ sức khỏe theo khoa học hiện đại kết hợp hài hòa giữa Đông y và Phật pháp. Xây dựng và phát triển phòng khám bệnh và phát thuốc cho người nghèo, chẩn y viện, viện xá, bệnh viện, thành lập dưỡng đường cho Tăng Ni, Phật tử.
- Phân ban Huấn nghệ và phát triển cộng đồng: Phát triển các công tác giới thiệu và đào tạo nghề nghiệp, kết hợp các nguồn lực từ bên ngoài (tài nguyên thiên nhiên, công trình xây dựng, tài chính…) để hỗ trợ cho người dân làm chủ trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển cuộc sống của mình.
- Phân ban đối ngoại và quan hệ quốc tế: Để có thêm nguồn lực tài chính cũng như nhân sự hỗ trợ cho công tác từ thiện, Phân ban sẽ phải kết nối với các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước để có thể vận động công tác quyên góp từ thiện.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Khất sĩ: Thành lập và tập hợp các Tăng Ni và Phật tử Khất sĩ trong công tác từ thiện.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Phật giáo người Hoa: thành lập và tập hợp các Tăng Ni và Phật tử cộng đồng người Hoa để hướng dẫn mọi người thực hiện công tác từ thiện.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Nam tông kinh: thành lập và tập hợp chư Tăng, Tu nữ và Phật tử Nam tông kinh trong công tác từ thiện.
- Phân ban Từ thiện Xã hội Phật giáo Nam tông Khmer: thành lập và tập hợp chư Tăng, Tu nữ và Phật tử Nam tông Khmer trong công tác từ thiện.
2.2. Nhiệm vụ của Phân ban:
- Soạn thảo chương trình từ thiện chuyên môn của Phân ban, đệ trình Ban Từ thiện Xã hội Trung ương xét duyệt chấp thuận và chịu trách nhiệm đôn đốc triển khai thực hiện.
- Báo cáo định kỳ ba hoặc sáu tháng một lần các hoạt động Phật sự và các đề xuất mới cho Ban Thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương.
Điều 12. Nhiệm vụ Ban Từ thiện cấp tỉnh
Ban Từ thiện Xã hội tỉnh, các Phân ban trực thuộc Ban Từ thiện Xã hội tỉnh có nhiệm vụ:
1. Thực hiện mọi Phật sự của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh giao phó.
2. Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần các hoạt động Phật sự và các đề xuất mới cho Ban Thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Tỉnh.
3. Lập các chương trình từ thiện chuyên môn trình Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Tỉnh thông qua trước khi thực hiện.
4. Thăm và làm việc với các hội đoàn từ thiện, các cơ sở trung tâm từ thiện, trường nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình thương, phòng khám Đông Tây y, viện dưỡng lão, v.v... tiêu biểu để nắm bắt tình hình thực tế, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức Từ thiện Xã hội của từng địa phương.
Điều 13. Nhiệm vụ Ban Từ thiện cấp huyện:
Ban Từ thiện Xã hội huyện, các Phân ban trực thuộc Ban Từ thiện Xã hội huyện có nhiệm vụ:
1. Thực hiện mọi chủ trương, kế hoạch của Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh.
2. Thực hiện chương trình, kế hoạch của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện có liên quan đến ngành Từ thiện Xã hội.
3. Thường xuyên theo dõi, thăm viếng, đôn đốc, nắm bắt tình hình thực tế, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, phản ánh những ý kiến của các hội đoàn từ thiện tại cơ sở, báo cáo và tham mưu định hướng hoạt động cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Huyện và Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh.
4. Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần các hoạt động Phật sự, số liệu từ thiện và các đề xuất mới về Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện và Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh.
5. Báo cáo đột xuất những Phật sự đặc biệt cần thiết và đề xuất hướng giải quyết về Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện và Ban Từ thiện Xã hội Tỉnh.
Điều 14. Nhiệm vụ của các thành viên
Nhiệm vụ của các thành viên Ban Từ thiện Xã hội các cấp được quy định tại Quy chế hoạt động của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương do Trưởng ban Ban Từ thiện Xã hội Trung ương ban hành.
Điều 15. Những nhiệm vụ chung của Ban Từ thiện các cấp
1. Kiểm tra, đánh giá, mở khóa huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, kiến thức tổng quát của các thành viên thuộc các bộ phận chuyên trách trực thuộc.
2. Tổ chức các khóa từ thiện, thành lập các đoàn từ thiện để truyền bá chánh pháp đến các vùng miền khó khăn.
3. Hưởng ứng, tham gia các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, hội nhập cộng đồng, giao lưu văn hóa nghệ thuật với các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp Tỉnh và các đoàn thể xã hội.
4. Hưởng ứng, tham gia các chương trình phối hợp hành động, chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Ủy ban Mặt trận các cấp đề ra.
Chương V
NHIỆM KỲ
Điều 16. Nhiệm kỳ của Ban Từ thiện Xã hội các cấp
1. Nhiệm kỳ của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương và các Phân ban trực thuộc Ban Từ thiện Xã hội Trung ương là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
2. Nhiệm kỳ của Ban Từ thiện Xã hội tỉnh, huyện và các Phân ban trực thuộc Ban Từ thiện Xã hội tỉnh, huyện là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, huyện sở tại.
Điều 17. Khuyết nhiệm giữa nhiệm kỳ
1. Trong giữa nhiệm kỳ, nếu có thành viên nào trong Ban thường trực Ban Từ thiện Xã hội Trung ương bị khuyết thì Trưởng ban sẽ đề cử một ủy viên chính thức khác của Ban thay thế tại kỳ họp sáu tháng đầu năm hoặc tại kỳ hội nghị tổng kết cuối năm gần nhất. Riêng ngôi vị Trưởng ban thì phải do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thỉnh cử bổ khuyết.
2. Đối với Ban Từ thiện Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và Phân ban các cấp, việc cử bổ sung thay thế ủy viên khuyết nhiệm giữa nhiệm kỳ cũng được áp dụng tương tự như tại Khoản 1 Điều 17 Quy chế này.
File đính kèm