QUYẾT ĐỊNH V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Số kí hiệu Số: 93/QĐ-HĐTS
Ngày ban hành 21/04/2023
Thể loại Quy chế các Ban, Viện Trung ương
Lĩnh vực QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG
Cơ quan ban hành HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Người ký HT THÍCH THIỆN NHƠN

Nội dung

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

Số:  93/QĐ-HĐTS
                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

              Hà Nội, ngày 14 tháng  3 năm 2023


 
 QUYẾT ĐỊNH
V/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Tăng sự Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
                  Căn cứ Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII, 2022;
                  Căn cứ Nghị quyết số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 Hội nghị Kỳ 2 Hội đồng Trị sự khóa IX GHPGVN;
                  Xét đề nghị của Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.
QUYẾT ĐỊNH:
                  Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm có 15 chương, 85 điều (Quy chế đính kèm).
               Điều 2. Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký - Chánh Văn phòng Trung ương GHPGVN (VP1, VP2), Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN và các thành viên Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
                Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Quy định trước đây trái với Quy chế này đều không còn giá trị./.
                                     

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- BTTr HĐTS GHPGVN;
- Lưu: VP1,VP2.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH






Hòa thượng Thích Thiện Nhơn
 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG
                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



 
             
QUY CHẾ
BAN TĂNG SỰ TRUNG ƯƠNG GHPGVN
Nhiệm kỳ IX (2022 - 2027)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-HĐTS ngày 14 tháng 3 năm 2023 
của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt nam)
 
Chương I
DANH XƯNG - VĂN PHÒNG - CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ
Điều 1. Danh xưng
Ban Tăng sự là một trong các Ban, Viện thuộc hệ thống tổ chức trực thuộc của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng Trị sự, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự giao phó. Ban Tăng sự có danh xưng theo cấp hành chính như sau:
1. Cấp Trung ương: Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là Ban Tăng sự Trung ương);
2. Cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương: Ban Tăng sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố (gọi chung là Ban Tăng sự Tỉnh).
3. Cấp Quận, Huyện, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp Huyện): Cấp huyện sẽ do Trưởng Ban Trị sự hoặc Phó Trưởng ban Thường trực đảm nhiệm cương vị là người đứng đầu ngành Tăng sự cấp huyện. Khi hội đủ điều kiện và Ban Thường trực HĐTS chấp thuận, sẽ thành lập Ban Tăng sự cấp huyện.
Điều 2. Nhiệm kỳ 
Nhiệm kỳ của Ban Tăng sự theo nhiệm kỳ của Giáo hội cùng cấp.
Điều 3. Văn phòng Ban Tăng sự Trung ương
1. Văn phòng khu vực phía Bắc: Chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
2. Văn phòng khu vực phía Nam: Thiền viện Quảng Đức, số 294 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Ban Tăng sự
Ban Tăng sự hoạt động theo nguyên tắc dân chủ tập thể bàn bạc, thảo luận, quyết định theo đa số, có phân công cá nhân phụ trách.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Tăng sự
  1. Giám sát, hướng dẫn các Tự viện, Tăng Ni tuân thủ Giới luật, chấp hành Hiến chương Giáo hội, các Quy chế của Giáo hội và Quy chế Ban Tăng sự Trung ương. Y cứ Giới luật, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các quy định của Giáo hội và Pháp luật Nhà nước để giám sát, hộ trì việc tu học, hành đạo, sinh hoạt của Tăng Ni và hoạt động Phật sự của Tự viện.
  2. Tham mưu, đề xuất trực tiếp với Ban Thường trực và Lãnh đạo Giáo hội cùng cấp nghiên cứu và có ý kiến chỉ đạo giải quyết các công tác Phật sự, giải quyết vụ việc có liên quan đến lĩnh vực Tăng sự; Đề xuất các dự án, chương trình hoạt động thuộc phạm vi hoạt động của Ban Tăng sự, trình Ban Thường trực và Lãnh đạo Giáo hội cùng cấp phê duyệt, triển khai thực hiện.
  3. Trực tiếp tham mưu cho Ban Thường trực và Lãnh đạo Giáo hội cùng cấp trong việc giám sát, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự; ban hành cơ chế làm việc để đảm bảo cho những quy định của Giới luật, Hiến chương Giáo hội, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương được chấp hành nghiêm chỉnh.
  4. Thống nhất sự lãnh đạo và quản lý các Chùa, Tổ đình, Tịnh xá, Thiền viện, Tu viện, Tịnh viện, Tịnh thất, Niệm Phật đường (gọi chung là Tự viện, cơ sở tôn giáo trực thuộc) và Tăng Ni GHPGVN trong và ngoài nước theo quy định của Hiến chương Giáo hội, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương và pháp luật Nhà nước.
  5. Phối hợp với các Ban chuyên môn trong hệ thống GHPGVN để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Giáo hội giao phó trong việc truyền bá Chính pháp, chấn chỉnh việc sinh hoạt, tu học, hành đạo, hoạt động tôn giáo của Tự viện và Tăng Ni.
  6. Phối hợp với các Ban chuyên môn trong hệ thống Giáo hội để xây dựng, phát triển bền vững Giáo hội Phật giáo Việt Nam; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các Tự viện, Tăng Ni theo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (sửa đổi lần thứ VII) và pháp luật Nhà nước.
  7. Chỉ đạo Trụ trì, Ban Quản trị Tự viện, Tăng Ni trong sinh hoạt, tu học, hành đạo luôn kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế, tuân thủ Hiến chương Giáo hội và pháp luật nước Nhà nước.

Chương II

TỔ CHỨC - NHÂN SỰ

Điều 6. Tổ chức, nhân sự của Ban Tăng sự Trung ương
  1. Ban Tăng sự Trung ương có số lượng thành viên theo Quy chế của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, gồm có các chức danh:
  • Trưởng ban
  • 02 Phó Trưởng ban Thường trực
  • Các Phó Trưởng ban  chuyên trách
  • 01 Chánh Thư ký
  • Các Phó Thư ký (Phân công 02 Phó Thư ký phụ trách Chánh Văn phòng Ban Tăng sự TƯ tại phía Bắc và phía Nam)
  • 01 Thủ quỹ
  • 01 Ủy viên Thường trực phụ trách Ni giới
  • Các Ủy viên Thường trực
  • Các Ủy viên.
  1. Trưởng Ban Tăng sự Trung ương do Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc suy cử. Hội đồng Trị sự chuẩn y thành phần nhân sự Ban Tăng sự Trung ương theo quy định theo Quy chế này.
Thường trực Ban Tăng sự có số lượng thành viên không quá 1/3 số lượng thành viên của Ban Tăng sự Trung ương, hoặc do Ban Thường trực HĐTS cho phép tăng số lượng theo nhu cầu hoạt động.
  1. Vì tính chất đặc thù, tôn trọng và duy trì các truyền thống, pháp môn và phương tiện tu hành của các thành viên sáng lập GHPGVN, Ban Tăng sự Trung ương có các Phân ban như sau:
  • Phân ban Kiểm tăng (khu vực phía Bắc, khu vực phía Nam);
  • Phân ban Phật giáo Nam tông Khmer;
  • Phân ban Phật giáo Nam tông Kinh;
  • Phân ban Phật giáo Khất sĩ;
  • Phân ban Phật giáo người Hoa;
  • Phân ban Tuyên dương và Kỷ luật;
  • Phân ban số hóa;
  • Phân ban Ni giới.   
  1. Các Phân ban có số lượng không quá 37 thành viên. Tùy từng nhiệm vụ cụ thể, Ban Thường trực HĐTS sẽ quyết định tăng số lượng thành viên theo nhu cầu của Phân ban.
  2. Phân ban Ni giới Trung ương hoạt động theo Quy chế Ban Tăng sự Trung ương, Quy chế của Phân ban Ni giới Trung ương được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn.
  3. Tùy theo nhu cầu công việc, Ban Tăng sự Trung ương sẽ trình Ban Thường trực HĐTS thành lập thêm các Phân ban.
Điều 7. Tổ chức, nhân sự của Ban Tăng sự tỉnh
  1. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Ban Trị sự tỉnh) được thành lập Ban Tăng sự tỉnh, có số lượng không quá 31 thành viên, gồm các chức danh như sau:
  • Trưởng ban
  • 01 Phó Trưởng ban Thường trực
  • Các Phó Trưởng ban chuyên trách
  • 01 Chánh Thư ký
  • 02 Phó Thư ký (có 01 Phó Thư ký phụ trách Chánh Văn phòng)
  • 01 Thủ quỹ
  • 01 Ủy viên Thường trực phụ trách Ni giới
  • Các Ủy viên Thường trực
  • Các Ủy viên.
Thường trực Ban Tăng sự tỉnh có số lượng thành viên không quá 1/3 số lượng thành viên của Ban Tăng sự tỉnh.
2. Trưởng Ban Tăng sự tỉnh do Đại hội Đại biểu Phật giáo cấp tỉnh suy cử. Ban Trị sự tỉnh chuẩn y thành phần nhân sự Ban Tăng sự tỉnh theo quy định của Quy chế này.
3. Ban Tăng sự tỉnh được thành lập Phân ban Ni giới tỉnh có số lượng không quá số lượng thành viên Ban Tăng sự tỉnh. Phân ban Ni giới tỉnh hoạt động theo Quy chế Ban Tăng sự Trung ương, Quy chế của Phân ban Ni giới Trung ương.

Chương III

NHIỆM VỤ - QUYỀN HẠN

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Tăng sự Trung ương
  1. Tổng hợp tình hình Tự viện, Tăng Ni GHPGVN ở trong và ngoài nước; lập các dự án, chương trình hoạt động, kế hoạch thực hiện những chủ trương, công tác Phật sự thuộc lĩnh vực Tăng sự.
  2. Thường xuyên đôn đốc Ban Tăng sự tỉnh triển khai thực hiện các Nghị quyết, chương trình hoạt động của Giáo hội.
  3. Lập danh bạ Tự viện, Tăng Ni và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động, sinh hoạt, tu học, hoạt động tôn giáo của Tự viện, Tăng Ni theo Giới luật, Hiến chương Giáo hội, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương và Pháp luật Nhà nước.
  4. Lập hồ sơ cấp giấy Chứng điệp Thụ giới, Chứng điệp An cư, Chứng nhận Tăng Ni, Chứng nhận Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer, Chứng nhận Tu nữ Phật giáo Nam tông; lập hồ sơ Tăng Ni hoàn tục.
  5. Lập hồ sơ Tăng Ni được tấn phong Giáo phẩm, Tuyên dương công đức trình Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự xét duyệt, trình Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc thông qua.
  6. Thủ tục tấn phong Giáo phẩm chính thức được thực hiện tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc, hoặc Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn, Đức Pháp chủ GHPGVN ban hành Giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm.
  7. Phối hợp với 02 Văn phòng Trung ương Giáo hội tổ chức triển khai, thực hiện các công tác Tăng sự có liên quan, sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Lãnh đạo Ban Tăng sự Trung ương và các tổ chức trực thuộc
  1. Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực, Trưởng Phân ban Ni giới trực thuộc Ban Tăng sự Trung ương là thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự; thừa ủy nhiệm Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN xem xét giải quyết và ký các văn bản có liên quan công tác Tăng sự.
  2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện theo Quy chế Ban Thường trực Hội đồng Trị sự và Quy chế này.
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Tăng sự tỉnh
  1. Đề xuất dự án, kế hoạch về Tăng sự trình Ban Thường trực Ban Trị sự cùng cấp quyết định. Tổ chức, triển khai thực hiện các công tác Phật sự thuộc phạm vi chuyên môn do Trung ương Giáo hội chủ trương, chỉ đạo hoặc do yêu cầu thực tế của địa phương.
  2. Tổng hợp tình hình Tự viện, Tăng Ni của địa phương, báo cáo với Ban Thường trực Ban Trị sự cùng cấp và Ban Tăng sự Trung ương.
  3. Lập danh bạ và quản lý Tự viện, Tăng Ni tại địa phương.
  4. Tham mưu cho Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến Tự viện, Tăng Ni.
  5. Tham mưu cho Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh lập quy hoạch xây dựng, phát triển Tự viện mới tại địa phương theo chủ trương của Ban Trị sự tỉnh, quy định của pháp luật Nhà nước.
  6. Lập hồ sơ Tăng Ni hội đủ điều kiện tấn phong Giáo phẩm theo quy định của điều 68 – 69 chương X Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ VII), báo cáo Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh thẩm tường, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương phê chuẩn tại Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự.
  7. Tăng Ni được khen thưởng, kỷ luật theo điều 80 – 82 chương XIII Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ VII) và Quy chế này.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Lãnh đạo Ban Tăng sự tỉnh và các tổ chức trực thuộc
  1. Trưởng Ban Tăng sự, Trưởng Phân ban Ni giới là thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh; thừa ủy nhiệm Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh xem xét giải quyết và ký các văn bản có liên quan đến công tác Tăng sự.
  2. Phân ban Tăng sự Nam tông lập thủ tục trình Hòa thượng Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban phụ trách Phật giáo Nam tông cấp tỉnh ký giấy Chứng nhận Tu sĩ và Tu nữ Phật giáo Nam tông. Đối với các thành viên lớn tuổi của hệ phái, tu lâu hoặc phát nguyện tu trọn đời thì trình Hòa thượng Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự phụ trách Phật giáo Nam tông ấn ký.
Chương IV
THÀNH PHẦN TĂNG, NI TRONG GIÁO HỘI
Điều 12. Thành phần Tăng, Ni trong GHPGVN  
Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm:
1. Giáo phẩm: Giáo phẩm Tăng gồm có Hòa thượng và Thượng tọa; Giáo phẩm Ni gồm có Ni trưởng và Ni sư.
2. Đại chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni; Sa di, Sa di Ni; Thức Xoa Ma Na, Tu nữ hệ phái Nam tông.
3. Cư sĩ, tín đồ Phật tử.
Điều 13. Thành phần khác
1. Tu nữ Phật giáo Nam tông Khmer, Nam tông Kinh là những người nữ Phật tử xuất gia, tu học theo truyền thống của Phật giáo Nam tông và không phải là Tỳ kheo Ni.
2. Những nam nữ Phật tử sống và tu hành trong các Tự viện đã đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú nhưng chưa xuất gia, được gọi chung là "Tịnh nhân".

 
Chương V
QUẢN LÝ TỰ VIỆN
Điều 14. Vị trí, tính chất của Tự viện
  1. Tự viện là cơ sở tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc GHPGVN theo điều 50, điều 51 chương VIII Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ VII).
  2. Các quyền về tài sản của Tự viện thực hiện theo điều 77, 78, 79 chương XII Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ VII).
Điều 15. Tính hợp pháp của Tự viện
1. Phải được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật Nhà nước.
2. Phải được Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh chấp thuận, sau đó mới được đăng ký danh bạ Tự viện của Giáo hội.
Điều 16. Phân cấp quản lý Tự viện
Giáo hội Phật giáo Việt Nam giao cho Ban Trị sự tỉnh và Ban Trị sự huyện quản lý các Tự viện. Cụ thể đối với tính chất của các Tự viện như sau:
  1. Các Tự viện được xây dựng trước ngày 07.11.1981 (ngày Đại hội thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam) là tổ chức trực thuộc, cơ sở tôn giáo hợp pháp của GHPGVN và được bảo hộ của pháp luật.
  2. Những Tự viện do tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái xây dựng trước ngày 07.11.1981 thuộc quyền quản lý, điều hành trực tiếp của các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, có sự lưu tâm đến đặc thù, truyền thống của từng Sơn môn, Hệ phái trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
  3. Tự viện đã, đang hoạt động tôn giáo theo truyền thống của Sơn môn, Hệ phái đều do Sơn môn, Hệ phái trực tiếp quản lý, điều hành. Tất cả các hoạt động Phật sự của Tự viện đều đặt dưới sự thống nhất quản lý về mặt tổ chức của GHPGVN các cấp từ Trung ương đến địa phương.
  4. Những Tự viện được xây dựng sau ngày 07.11.1981 cho đến nay, chưa đăng ký danh bạ Tự viện thì phải lập các thủ tục đăng ký danh bạ Tự viện theo quy định của Quy chế này và pháp luật Nhà nước.
          Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của Tự viện
  1.       Các Tự viện theo điều 71 chương XI Hiến chương GHPGVN (sửa đổi lần thứ VII) đều có địa vị pháp lý như nhau trong các hoạt động Phật sự, sinh hoạt tôn giáo.
  2. Quyền chuyển đổi tên gọi từ Chùa sang tên gọi Tổ đình được quy định:
           - Chùa do Tổ sư là danh Tăng của Phật giáo Việt Nam, Hệ phái sáng lập;
           - Chùa có nhiều cơ sở chi nhánh trực thuộc, ít nhất từ 05 (năm) chi nhánh trực thuộc trở lên;
           - Chùa được công nhận là cổ tự, danh lam, di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, cấp tỉnh và có bề dày lịch sử từ 100 năm trở lên.
  1. Chuyển đổi tên gọi từ Tịnh thất sang tên gọi Chùa, Tịnh xá:
          - Vấn đề chuyển đổi tên gọi này thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Trị sự tỉnh, nhưng cần lưu ý những yếu tố pháp lý có liên quan đến Tự viện như quyền sử dụng đất và các giao dịch khác có liên quan đến tên gọi Tự viện hiện hữu.
          - Tiêu chí chuyển đổi tên Tịnh thất sang tên gọi Chùa/Tịnh xá đối với Tịnh thất có thời gian hình thành từ 05 năm trở lên, có diện tích đất phù hợp sự phát triển lâu dài, và có số lượng tín đồ Phật tử địa phương theo tiêu chí của Ban Trị sự tỉnh ấn định.
  1. Các Tự viện có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của Hiến chương Giáo hội, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương và pháp luật Nhà nước.
      Điều 18. Thủ tục xây dựng Tự viện mới
     Việc xây dựng Tự viện mới tại các khu đô thị mới, khu dân cư mới, vùng dân tộc ít người, và các vùng đặc biệt khác được tiến hành theo thủ tục như sau:

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây