Số kí hiệu | Sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại biểu Phật giáo |
Ngày ban hành | 14/03/2023 |
Thể loại | Hiến chương GHPGVN |
Lĩnh vực |
HIẾN CHƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM |
Cơ quan ban hành | GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM |
Người ký | không có |
1
HIẾN CHƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng
dân tộc, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, cũng như
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, tổ chức Phật giáo
Việt Nam luôn luôn là thành viên tích cực, tin cậy, có trách nhiệm, và vững mạnh
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thực hiện qua các thời kỳ,
nhưng chưa được trọn vẹn. Từ năm 1975, đất nước đã thống nhất, toàn dân đoàn
kết phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”, Phật giáo Việt Nam đã hội đủ cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất
trọn vẹn các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, và các Hệ phái Phật giáo, thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11/1981.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý
chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời tôn trọng và duy trì
truyền thống các tổ chức, Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành
đúng chính pháp.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân
chính của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái Phật
giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng nghìn năm của Phật giáo Việt Nam.
Tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa
hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân
tộc, Tổ quốc, nhân loại và tất cả chúng sinh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm : “Đạo Pháp –
Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành giáo pháp, giới
luật Phật chế và tuân thủ pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG I
DANH XƯNG - HUY HIỆU - ĐẠO KỲ
ĐẠO CA - TRỤ SỞ
Điều 1. Danh xưng tổ chức Phật giáo Việt Nam trong toàn quốc là Giáo hội
Phật giáo Việt Nam. Sau đây gọi chung là “Giáo hội”, viết tắt là “GHPGVN”. Tên
tiếng Anh là: “Vietnam Buddhist Sangha”, viết tắt là “VBS”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở hợp nhất
tự nguyện của 09 tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo trong cả2
nước, có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện Tăng Ni, tín đồ Phật tử Việt Nam
ở trong nước và nước ngoài, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập hay thành viên.
Điều 2. Huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây
đậm; ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen
08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chính đạo; vòng ngoài có dòng chữ “Giáo
hội Phật giáo Việt Nam” màu trắng.
Điều 3. Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là cờ Phật giáo Quốc tế
có 05 màu, được chia thành 06 ô dọc. Thứ tự 05 ô đầu có các màu: xanh, vàng, đỏ,
trắng, vàng cam; ô thứ 06 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh,
vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: niềm tin, tinh tấn, chính niệm,
thiền định, trí tuệ.
Điều 4. Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là ca khúc “Phật giáo
Việt Nam”, nhạc và lời do nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác.
Điều 5. Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt tại chùa Quán Sứ, số 73 phố
Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 02 Văn phòng:
- Văn phòng Trung ương: chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần
Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thiền viện Quảng Đức,
số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 6. Con dấu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
- Con dấu của Hội đồng Chứng minh: hình vuông, vành ngoài phía trên con
dấu có dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có
dòng chữ: Hội đồng Chứng minh; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên
trong có các chữ: Ban Thường trực.
- Con dấu của Hội đồng Trị sự: hình tròn, vành ngoài phía trên con dấu có
dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có dòng
chữ: Hội đồng Trị sự; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên trong có các
chữ: Ban Thường trực Trung ương.
CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH - THÀNH PHẦN
Điều 7. Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật
pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tham
gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa
bình, an lạc cho thế giới.3
Điều 8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng giáo pháp, giáo luật
Phật chế và pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 9. Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm những thành
viên là các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Cư sĩ,
Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã tự nguyện gia nhập, sáp nhập,
hợp nhất là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chấp nhận bản Hiến
chương này.
Điều 10. Thành phần nhân sự tham gia lãnh đạo các cấp Giáo hội Phật giáo
Việt Nam là những Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, đạo hạnh
tốt, tiêu biểu cho các thành viên Giáo hội ở các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
có công đức với đạo pháp, dân tộc và trung thành với Tổ quốc; đảm bảo tính đại
diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của
GHPGVN.
CHƯƠNG III
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều 11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lấy Đạo
pháp làm mục tiêu tối thượng; Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử làm trung tâm; các thành
viên tham gia tự nguyện, đoàn kết, hòa hợp, kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp,
Giới luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước.
Giáo hội lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, quyết định theo đa số và thống nhất hành động.
Điều 12. Hệ thống tổ chức và tổ chức tôn giáo trực thuộc của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam được quy định như sau:
1. Hệ thống tổ chức:
- Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng
Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban
Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện.
2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc:
- Ban, Viện Trung ương thuộc Hội đồng Trị sự.4
- Học viện Phật giáo Việt Nam, Trường Cao đẳng Phật học, Trường Trung
cấp Phật học, và các cơ sở đào tạo tôn giáo của các cấp Giáo hội.
- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Ban
chuyên môn thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Ban Quản trị cơ sở tự viện.
- Các tổ chức tôn giáo trực thuộc khác do Giáo hội thành lập theo quy định
của pháp luật.
CHƯƠNG IV
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
Điều 13. Hội đồng Chứng minh gồm các vị tôn đức Hòa thượng tiêu biểu
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; đã từng
tham gia Hội đồng Trị sự, hoặc Ban Trị sự các cấp, hoặc là thành phần Tam sư tại
các Giới đàn; có nhiều công lao đóng góp cho đạo pháp và dân tộc. Tham gia làm
thành viên Hội đồng Chứng minh được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh
đương nhiệm giới thiệu và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo
Việt Nam suy tôn.
Điều 14. Các vị tôn đức Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng
minh thì không tham gia trong Hội đồng Trị sự. Ngoại trừ một số trường hợp đặc
biệt gồm: Lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự; Chư tôn đức
đã là Chứng minh Ban Trị sự từ một nhiệm kỳ trở lên được Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự đề nghị suy tôn tham gia Hội đồng Chứng minh và được Ban Thường
trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn. Nghi thức suy tôn diễn ra tại Đại hội hoặc
Hội nghị Hội đồng Trị sự.
Điều 15. Các vị tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị
trọn đời. Trong trường hợp đặc biệt phải miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì phải có đa
số 2/3 thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tại hội nghị biểu quyết
chấp thuận.
Điều 16. Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và
giới luật. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh,
Ban Giám luật, và các Ban chuyên môn của Hội đồng Chứng minh để thực thi các
chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Phật
giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm các chức danh:
- Đức Pháp chủ;
- Các vị Phó Pháp chủ;
- Các vị Giám luật;5
- Chánh Thư ký;
- Các vị Phó Thư ký;
- Các vị Ủy viên Thường trực.
Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh thực hiện theo
quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.
Điều 17. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn:
1. Chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2. Lãnh đạo, hướng dẫn và giám sát tối cao các hoạt động của Giáo hội, Hội
đồng Trị sự về mặt đạo pháp và giới luật;
3. Xét duyệt, phê chuẩn tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni
trưởng, Ni sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
4. Chuẩn y khen thưởng, kỷ luật đối với thành viên Giáo hội Phật giáo Việt
Nam trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
5. Ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong những sự
kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước;
6. Thành lập Văn phòng Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám
luật, và các Ban chuyên môn. Văn phòng và các Ban chuyên môn là cơ quan giúp
việc Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.
Điều 18. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Chứng minh:
1. Văn phòng Hội đồng Chứng minh;
2. Ban Giám luật;
3. Các Ban chuyên môn thuộc Hội đồng Chứng minh.
Điều 19. Đức Pháp chủ:
Là vị Trưởng lão Hòa thượng có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 50
tuổi đạo. Đã từng giữ các chức danh lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Chứng minh
hoặc của Hội đồng Trị sự, tiêu biểu về đạo hạnh và trí tuệ, có nhiều công đức và
công lao to lớn đối với đạo pháp và dân tộc.
Đức Pháp chủ ký và ban hành các giáo chỉ, chỉ đạo đối với các chủ trương
của Giáo hội; ký và ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong
những sự kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của
đất nước.
Điều 20. Phó Pháp chủ:
Là các vị Trưởng lão Hòa thượng có nhiều công đức và công lao to lớn đối
với đạo pháp và dân tộc. Đảm bảo có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 45
tuổi đạo. Đã tham gia các Ban chuyên môn của Ban Thường trực Hội đồng Chứng6
minh; đã trải qua các nhiệm kỳ tham gia Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc đã
từng đảm trách chức danh Trưởng ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; là các vị Trưởng lão Hòa thượng tiêu biểu, đứng đầu các Hệ
phái Phật giáo thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 21. Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ khuyết vị thì Ban
Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm
nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo kết quả suy tôn tới Hội đồng Chứng minh,
Hội đồng Trị sự biết để tiến hành suy tôn chính thức trong Hội nghị thường niên
gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoặc tại Đại hội đại biểu
Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đối với các chức danh khác bị khuyết vị, nếu cần thiết Ban Thường trực Hội
đồng Chứng minh suy cử một trong các thành viên Ban Thường trực Hội đồng
Chứng minh kiêm nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ.
Điều 22. Nhiệm kỳ của Hội đồng Chứng minh là 05 năm, tương ứng với
nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
CHƯƠNG V
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Điều 23. Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội
đồng Trị sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương.
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm của Giáo hội theo Nghị quyết
của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3. Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương
trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm,
chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội.
4. Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các
cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành quy chế, nội quy để cụ thể
hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt
động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Phân công, luân chuyển nhân sự Hội đồng Trị sự tham gia Ban Trị sự trên
cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong
trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố thiếu nhân sự; trong trường hợp cần
thiết do Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố đề nghị nhằm đảm bảo sự ổn định, đoàn
kết, hòa hợp của Ban Trị sự địa phương.
6. Chuẩn y nhân sự các Ban, Viện chuyên môn của Hội đồng Trị sự; nhân sự
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố.7
7. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cấp Trung ương thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn
môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.
8. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương.
9. Là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn của các cơ quan, cá nhân trong Giáo
hội Phật giáo Việt Nam. Quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền
thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến niềm
tin đạo Phật và đến tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên
Giáo hội.
10. Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng
của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
11. Kiểm tra, xử lý các vi phạm giáo luật Phật chế, Hiến chương, Quy chế,
Nội quy và các quy định khác của Giáo hội.
12. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện
Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức trực thuộc, thành viên
trực thuộc Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.
13. Đề nghị Ban thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn
trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị
khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự.
14. Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử thành viên Giáo hội
Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính
sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.
15. Các quyền và nhiệm vụ khác được Ban Thường trực Hội đồng Chứng
minh ủy quyền hoặc có quy định trong Hiến chương và Quy chế hoạt động của
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.
16. Quyết định thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn
giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật.
17. Ủy quyền cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đăng ký các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy
định của pháp luật.
Điều 24. Thành viên Hội đồng Trị sự gồm chư tôn đức Hòa thượng, Thượng
tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni, và Cư sĩ, tín đồ Phật tử tiêu biểu có
nhiều công đức, thành tích đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.
Số lượng thành viên Hội đồng Trị sự do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
đương nhiệm đề xuất trên cơ sở đảm bảo có đầy đủ đại diện các Ban, Viện Trung8
ương và Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố, đảm bảo tính đại diện của các tổ chức giáo
hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của GHPGVN, do Đại hội đại biểu
Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định, và tiến hành biểu quyết
suy cử tại Đại hội.
Hội đồng Trị sự ban hành quy định chi tiết về thủ tục và tiêu chí suy cử, bãi
miễn thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh và thành viên Ban
Trị sự cấp huyện, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ấn chứng.
Điều 25. Quy định độ tuổi thành viên Hội đồng Trị sự:
1. Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự phải đảm bảo về độ tuổi không dưới
35 tuổi và không quá 75 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Hội đồng Trị sự
lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn hai nhiệm kỳ; Thành viên tái cử
phải đảm bảo đủ tuổi tham gia ít nhất 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự quá độ
tuổi theo quy định cần phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy
cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận
với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và được Ban
Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn bằng Giáo chỉ.
3. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Hội đồng Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:
- Việc giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ mới phải tiến
hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ở trong nước và nước ngoài.
- Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa
đương nhiệm thẩm tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
và được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử.
- Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban, Viện
Trung ương phải là một Tăng sĩ.
Điều 26. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là
cơ quan Thường trực của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Hội
đồng Trị sự ủy quyền để thay mặt Giáo hội lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động
Phật sự của các cấp Giáo hội trên mọi lĩnh vực đối nội, đối ngoại; được thực hiện
tất cả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Trị sự. Tập thể và từng
thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chịu trách nhiệm trước Hội đồng Trị
sự và pháp luật Nhà nước.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hoạt động theo Hiến chương và Quy chế
hoạt động do Hội đồng Trị sự thông qua, được Ban Thường trực Hội đồng Chứng
minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn chứng.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các
chức danh:
- Chủ tịch;9
- 02 Phó Chủ tịch Thường trực;
- Các Phó Chủ tịch;
- Tổng Thư ký;
- 02 Phó Tổng Thư ký;
- Trưởng Ban Tăng sự;
- Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo;
- Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử;
- Trưởng Ban Hoằng pháp;
- Trưởng Ban Nghi lễ;
- Trưởng Ban Văn hóa;
- Trưởng Ban Kinh tế Tài chính;
- Trưởng Ban Từ thiện Xã hội;
- Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế;
- Trưởng Ban Pháp chế;
- Trưởng Ban Kiểm soát;
- Trưởng Ban Thông tin Truyền thông.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
- Các Ủy viên Thư ký;
- Các Ủy viên Thường trực;
- Ủy viên Thủ quỹ.
Điều 27. Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thực hiện
theo Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Thành viên Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự làm việc theo chế độ chuyên trách và chịu trách
nhiệm toàn diện về các hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm
vụ trên phạm vi toàn quốc.
Điều 28. Chủ tịch Hội đồng Trị sự là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt
Nam về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở
trong nước và nước ngoài.
Khi Chủ tịch Hội đồng Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy
quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Thường trực thay thế để điều hành Hội nghị,
Đại hội, và điều hành mọi hoạt động của Giáo hội.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Trị sự ủy quyền
giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.
Điều 29. Ban, Viện Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự GHPGVN:
1. Ban Tăng sự;10
2. Ban Giáo dục Phật giáo;
3. Ban Hướng dẫn Phật tử;
4. Ban Hoằng pháp;
5. Ban Nghi lễ;
6. Ban Văn hóa;
7. Ban Kinh tế Tài chính;
8. Ban Từ thiện Xã hội;
9. Ban Phật giáo Quốc tế;
10. Ban Thông tin Truyền thông;
11. Ban Pháp chế;
12. Ban Kiểm soát;
13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Trong trường hợp Phật sự cần thiết phải thành lập mới Ban, Viện, tổ chức
trực thuộc Trung ương sẽ do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thống nhất và
thông qua tại Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
Ban, Viện Trung ương là cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Trị sự để
triển khai các hoạt động Phật sự theo quy định của Hiến chương Giáo hội và Quy
chế do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ban hành.
Ban, Viện Trung ương được phép thành lập các bộ phận chuyên môn thực
hiện các nhiệm vụ chuyên trách giúp việc cho Ban, Viện Trung ương được Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định thành lập và giải thể phù hợp với Hiến
chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.
Điều 30. Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đáp ứng điều kiện
theo quy định của pháp luật để trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân phi thương
mại thì được Giáo hội đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tôn
giáo trực thuộc là pháp nhân phi thương mại phải chịu sự điều hành, giám sát của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo Hiến chương và quy chế hoạt động của Giáo hội.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được phép thành
lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật nhưng phải hoạt
động theo đúng Hiến chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.
Điều 31. Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 05 năm tương ứng với kỳ Đại hội
Phật giáo toàn quốc.
Điều 32. Khi chưa hết nhiệm kỳ, nếu có chức vị trong Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự bị khuyết, thì Ban Thường trực báo cáo và đề nghị Hội đồng Trị sự bổ
sung trong Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất. Trong khi chờ11
đợi, Ban Thường trực được quyền cử người trong Ban Thường trực Hội đồng Trị
sự giữ quyền kiêm nhiệm.
Nếu Chủ tịch Hội đồng Trị sự khuyết vị khi chưa hết nhiệm kỳ, thì Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức Hội nghị bất thường của Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự, để suy cử một trong hai vị Phó Chủ tịch Thường trực đảm nhiệm chức
vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự để điều hành công tác Phật sự và tiến hành thủ
tục suy cử chính thức tại Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất.
CHƯƠNG VI
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP TỈNH
Điều 33. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành
chính, được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được thành
lập tổ chức Giáo hội cấp tỉnh với danh xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh,
thành phố.
Điều 34. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Đại hội đại biểu Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban Trị sự
là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
Số lượng thành viên Ban Trị sự thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.
Điều 35. Nhân sự Ban Trị sự cấp tỉnh là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín,
năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc, đảm bảo
tính đại diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên
của GHPGVN. Trong trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ
công cử thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng
ban Ban Trị sự cấp tỉnh.
Điều 36. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh:
1. Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh phải đảm bảo về độ tuổi không
dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự
lần đầu phải đảm bảo tối thiểu đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên
tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần
thêm nhiệm kỳ công tác phải được Ban Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm
chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành và
gửi đề nghị tới Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Ban Trị sự chỉ được giới thiệu
chức danh tái suy cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chấp thuận.
3. Đối với trường hợp Chư tôn đức là Ủy viên Hội đồng Trị sự đang tham
gia tại Ban Trị sự thì có thể kéo dài độ tuổi đến 75 tuổi.12
4. Chỉ xem xét trường hợp đặc biệt đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị
sự quá độ tuổi theo quy định cho các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh trong trường
hợp như sau: Ban Trị sự tỉnh thuộc miền núi, biên giới, hải đảo; hoặc Ban Trị sự
tỉnh không có Chư tôn đức đủ uy tín nhiếp chúng Tăng Ni.
Điều 37. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh nhiệm kỳ mới phải
tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo
Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thẩm
tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh phải là Tăng sĩ. Cư sĩ, Phật tử không
đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh.
4. Tại Ban Trị sự cấp tỉnh, khi đã được suy tôn làm Chứng minh Ban Trị sự
thì không tham gia trong Ban Trị sự.
Điều 38. Ban Trị sự cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự
tại địa phương theo sự hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình
hoạt động Phật sự của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đề ra;
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội tại địa phương;
4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
Ban trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh, Ban Trị sự cấp huyện và các thành viên của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với các vấn đề không xử lý được,
Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đệ trình lên Ban Thường trực Hội đồng Trị
sự hoặc các Ban, Viện Trung ương để được hướng dẫn giải quyết;
5. Suy cử Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh;
6. Số lượng thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự và các chức danh Ban
Thường trực thực hiện theo Hiến chương và Quy chế hoạt động của Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh;
7. Chuẩn y thành phần nhân sự các Ban chuyên môn, Ban Giám hiệu các cơ
sở đào tạo, cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;
8. Thông qua quy chế, nội quy hoạt động của các Ban chuyên môn, Ban
Giám hiệu các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;
9. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.13
10. Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự bổ sung tham gia Ban Trị
sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương
trong trường hợp Ban Trị sự cấp huyện thiếu nhân sự.
11. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn tỉnh để phản ánh đến
Trung ương Giáo hội, cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách
pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức, cá nhân là thành viên của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
12. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tự viện do Ban Trị sự cấp tỉnh
thành lập, quản lý trên cơ sở tham vấn Ban Trị sự cấp huyện, hệ phái, sơn môn
(nếu có liên hệ) và đăng ký bổ nhiệm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện,
các Ban chuyên môn, Trường Trung cấp, Cao đẳng Phật học trực thuộc Ban Trị sự
cấp tỉnh.
14. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế
hoạt động Ban Trị sự tỉnh, thành phố do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ban hành.
15. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực
thuộc quản lý trực tiếp có địa bàn hoạt động trong phạm vi một tỉnh theo quy định
của pháp luật.
16. Ra quyết định phê chuẩn việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
giải thể các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại các cơ sở tự viện trên địa bàn của tỉnh
quản lý. Đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo
quy định của pháp luật.
17. Được quyền thay mặt Hội đồng Trị sự để tiến hành đăng ký sinh hoạt tôn
giáo tập trung tại địa phương.
Điều 39. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan thường trực của
Ban Trị sự cấp tỉnh, được Ban Trị sự cấp tỉnh ủy quyền thay mặt lãnh đạo, quản lý,
điều hành các hoạt động của các cấp Giáo hội tại địa phương trên mọi công tác đối
nội, đối ngoại.
Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh gồm các chức danh:
- Trưởng ban;
- Phó Trưởng ban Thường trực;
- Các Phó Trưởng ban;
- Các Trưởng ban Chuyên môn tương ứng với các Ban, Viện Trung ương
trực thuộc Hội đồng Trị sự;
- Chánh Thư ký.
- 02 Phó Thư ký;14
- Các Ủy viên Thường trực;
- Thủ quỹ.
Điều 40. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh làm việc dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban Trị sự và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, có trách nhiệm tuân thủ
Hiến chương, quy chế, quyết định và các chỉ thị do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam ban hành hoặc phê chuẩn.
Các Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan giúp việc Ban Trị
sự, chịu sự điều hành chung của Ban Thường trực Ban Trị sự và thực hiện theo chỉ
đạo về hoạt động chuyên ngành của Ban, Viện Trung ương.
Điều 41. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh:
1. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh là người thay mặt Ban Trị sự cấp tỉnh về
mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong tỉnh.
2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh hoặc người được
Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại địa phương.
Khi Trưởng ban Ban Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền
bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực hoặc một Phó Trưởng ban để thay
mặt điều hành Hội nghị, Đại hội và các Phật sự khác của Ban Trị sự.
Những trường hợp khuyết vị khác không có quy định tại chương VI của
Hiến chương, thì được giải quyết bằng một quyết định của Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 42. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp tỉnh là 05 năm tương ứng với nhiệm
kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh.
CHƯƠNG VII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP HUYỆN
Điều 43. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì được thành lập tổ chức Giáo hội cấp huyện với danh
xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố.
Điều 44. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện suy cử
thành viên Ban Trị sự cấp huyện. Ban Trị sự cấp huyện là cơ quan hành chính, điều
hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội tại địa phương.
1. Số lượng thành viên Ban Trị sự và thành viên Thường trực Ban Trị sự cấp
huyện thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cấp huyện do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
2. Thường trực Ban Trị sự cấp huyện gồm các chức danh:
- Trưởng ban;15
- Phó Trưởng ban Thường trực;
- Các Phó Trưởng ban;
- Các Ủy viên chuyên môn tương ứng với các Ban chuyên môn của Ban
Trị sự cấp tỉnh.
- Thư ký;
- Phó Thư ký;
- Thủ quỹ;
- Kiểm soát;
- Các Ủy viên Thường trực;
- Các Ủy viên.
Điều 45. Nhân sự Ban Trị sự cấp huyện là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín,
năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc. Trong
trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ công cử thành viên Ban
Thường trực Ban Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.
Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc sau:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp huyện nhiệm kỳ mới phải
tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên Giáo
hội Phật giáo Việt Nam.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh thẩm
tường trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.
3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện phải là một vị Tăng sĩ. Cư sĩ, tín đồ
Phật tử không đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.
4. Tại Ban Trị sự cấp huyện, khi đã được suy tôn vào hàng Chứng minh Ban
Trị sự thì không tham gia trong Ban Trị sự.
Điều 46. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp huyện:
1. Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp huyện phải đảm bảo về độ tuổi không
dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự
lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên tái cử
phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần
phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy cử sau khi được Ban
Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại
biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và chỉ được giới thiệu tái suy cử khi
được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh quyết định.
Điều 47. Ban Trị sự cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:16
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật
sự tại địa phương theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình
hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đề ra.
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại địa phương.
4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với những vấn đề
không xử lý được, Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đệ trình lên Ban Thường trực
Ban Trị sự cấp tỉnh, các Ban chuyên ngành cấp tỉnh hoặc Ban, Viện Trung ương
hướng dẫn giải quyết.
5. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương;
6. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn huyện để phản ánh đến
Ban Trị sự cấp tỉnh và cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách
pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử trong địa bàn huyện.
7. Đề xuất việc bổ nhiệm trụ trì và các thành viên Ban Quản trị lên Ban
Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh phê duyệt, quyết định sau khi được sự thống nhất
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. Nếu cơ sở tự viện có liên
hệ đến hệ phái, sơn môn thành viên, cần được sự trao đổi, thống nhất trước.
8. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt
động của Ban Trị sự cấp huyện.
Điều 48. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện:
1. Là người thay mặt Ban Trị sự cấp huyện về mặt pháp lý trong các mối
quan hệ của Ban Trị sự ở trong và ngoài huyện.
2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện hoặc
người được Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại
địa phương.
3. Khi Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện có duyên sự đặc biệt phải vắng
mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực, hoặc một Phó
Trưởng ban để điều hành Hội nghị, Đại hội và các công việc của Ban Trị sự.
4. Những trường hợp không có quy định tại chương VII của Hiến chương,
thì được giải quyết bằng một Quyết định khác của Ban Thường trực Ban Trị sự, áp
dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 49. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp huyện là 05 năm, tương ứng với kỳ
Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện.17
CHƯƠNG VIII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CẤP CƠ SỞ
Điều 50. Chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật
đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện).
Điều 51. Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị
cơ sở tự viện.
Điều 52. Ban Quản trị cơ sở tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của
Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội. Ban Quản trị cơ sở
tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật
sự tại tự viện.
Điều 53. Thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện do Ban Thường trực Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi thống nhất với Ban
Thường trực Ban Trị sự cấp huyện về nhân sự để điều hành Phật sự.
1. Số lượng thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm 3 hoặc 5 thành viên
thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện do Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
2. Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm các chức danh:
- Trưởng ban do Trụ trì đảm nhiệm;
- Phó Trưởng ban;
- Thư ký;
- Thủ quỹ;
- Kiểm soát.
Điều 54. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản
trị tự viện là Tăng Ni. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni, hoặc
Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo
pháp và dân tộc.
Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Quản trị cơ sở tự viện phải tuân theo
nguyên tắc sau:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản cơ sở trị tự viện nhiệm kỳ mới
phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia hoạt động Phật sự tại tự viện. Trụ trì cơ sở
tự viện giữ thẩm quyền giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản trị cơ sở tự viện.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Trị sự cấp huyện thẩm tường trước khi
trình Ban Trị sự cấp tỉnh và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.18
3. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện phải là Tăng Ni Trụ trì tự viện. Là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và trước Giáo hội về các hoạt
động của tự viện.
4. Phó Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện là người giúp việc Trưởng ban
Ban Quản trị cơ sở tự viện, thay mặt Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện trong
trường hợp được Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện ủy quyền bằng văn bản.
5. Các thành viên khác của Ban Quản trị cơ sở tự viện thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện.
Điều 55. Ban Quản trị cơ sở tự viện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật
sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.
2. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của tự viện theo nghị quyết,
chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đề ra.
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện.
4. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.
5. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; Lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi
tiền công đức, tài trợ cho tự viện.
6. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
thành viên tại tự viện. Đối với những vấn đề không xử lý được, Ban Quản trị cơ sở
tự viện đệ trình lên Ban Trị sự cấp huyện hướng dẫn giải quyết.
7. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt
động của Ban Quản trị cơ sở tự viện.
8. Quản lý sinh hoạt của các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại cơ sở tự viện.
Báo cáo Ban Trị sự cấp huyện nơi đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt và thực
hiện đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy
định của pháp luật.
9. Có các quyền và nghĩa vụ khác của tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy
định của pháp luật Nhà nước và của Giáo hội.
Điều 56. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện:
1. Là người thay mặt Ban Quản trị cơ sở tự viện về mặt pháp lý trong các mối
quan hệ của Ban Quản trị ở trong và ngoài tự viện.
2. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện hoặc người được Trưởng ban Ban
Quản trị ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của tự viện.
3. Khi Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện có duyên sự đặc biệt phải
vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban để điều hành các công
việc của Ban Quản trị cơ sở tự viện.19
Điều 57. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị cơ sở tự viện là 05 năm, tương ứng
với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện. Ban Quản trị cơ sở tự viện
không tiến hành Đại hội.
CHƯƠNG IX
ĐẠI HỘI - HỘI NGHỊ
Điều 58. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tổ chức 05 năm một kỳ, do Chủ tịch Hội đồng Trị sự triệu tập để:
1. Kiểm điểm hoạt động của Giáo hội trong 05 năm nhiệm kỳ.
2. Ấn định chương trình hoạt động 05 năm nhiệm kỳ tới.
3. Suy tôn Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự.
4. Thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến chương của Giáo hội.
5. Thông qua danh sách tấn phong hàng giáo phẩm.
6. Thông qua Nghị quyết Đại hội.
Điều 59. Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: thành viên Hội đồng Chứng minh; ủy viên Hội
đồng Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh và các cơ sở tự viện, tổ chức của Giáo hội tại
nước ngoài.
Các quyết định được thông qua tại Đại hội với đa số đại biểu có mặt biểu
quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến chương được quy định ở điều 84
Hiến chương. Chỉ có đại biểu chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham
gia Đại hội mới được quyền biểu quyết. Đại hội hợp lệ phải có số lượng 2/3 tổng
số đại biểu được triệu tập.
Điều 60. Hội nghị Hội đồng Chứng minh do Đức Pháp chủ triệu tập ba lần
trong một nhiệm kỳ để kiểm điểm, sơ kết, tổng kết Phật sự của Giáo hội đã thi
hành; phê chuẩn chương trình hoạt động Phật sự trọng tâm của Giáo hội; suy cử
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, và các ban chuyên môn
của Hội đồng Chứng minh.
Trong trường hợp cần thiết, Đức Pháp chủ sẽ triệu tập Hội nghị Hội đồng
Chứng minh bất thường, do Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh chấp thuận
hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chứng minh đề nghị.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tổ chức họp mỗi năm một kỳ để
tổng kết hoạt động trong một năm qua và định hướng hoạt động cho năm tới. Thời
gian tương ứng với hội nghị Hội đồng Trị sự.
Điều 61. Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự và Hội nghị Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự do Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội triệu tập.20
Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có
nhiệm vụ tổng kết hoạt động Phật sự một năm qua; căn cứ nghị quyết của Đại hội,
thảo luận và ấn định chương trình hoạt động Phật sự trong năm tới; thảo luận và ấn
định thời gian Hội nghị Ban Thường trực của Giáo hội và những vấn đề về tổ chức,
nhân sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trị sự; thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ sơ kết công tác Phật sự
06 tháng đầu năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động Phật sự 06 tháng cuối năm.
Thành phần tham gia và được quyền biểu quyết tại Hội nghị thường niên
Hội đồng Trị sự gồm có:
1. Thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
2. Trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực các Ban, Viện Trung ương.
3. Các đại biểu chính thức đại diện các Ban, Viện Trung ương.
Điều 62. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội sẽ triệu tập Hội
nghị bất thường do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Trị sự đề nghị.
Thành phần Hội nghị bất thường, thể theo thành phần Hội nghị thường niên
Trung ương quy định ở điều 60 của Hiến chương.
Điều 63. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng
ban Ban Trị sự triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết các hoạt động trong 05 năm
qua; thảo luận, ấn định chương trình hoạt động trong 05 năm tới; suy tôn Chứng
minh Ban Trị sự, suy cử Ban Trị sự; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cấp tỉnh gồm: thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường
trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đối với các Ban trực thuộc
Ban Trị sự và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
Đại hội đại biểu cấp tỉnh quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp
lệ phải có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh phải kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự. Căn cứ kết quả Đại hội, Chủ tịch Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.
Điều 64. Hội nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng ban Ban
Trị sự triệu tập một năm 02 kỳ để sơ kết, tổng kết công tác Phật sự hàng năm và
được tổ chức trước khi diễn ra Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ triệu tập Hội nghị bất
thường do Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành
viên Ban Trị sự đề nghị.21
Điều 65. Hội nghị Ban Trị sự cấp tỉnh giữa nhiệm kỳ do Trưởng ban Ban Trị
sự triệu tập, để sơ kết công tác Phật sự giữa nhiệm kỳ, bổ sung nhân sự khuyết vị.
Điều 66. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do
Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết công tác
hoạt động Phật sự trong 05 năm qua; Thảo luận, ấn định chương trình hoạt động
trong 05 năm tới; Suy cử Ban Trị sự cấp huyện; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cấp huyện gồm: Thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Thường
trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đối với các cơ sở tự viện
trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
Đại hội đại biểu quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp lệ phải
có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp
huyện được kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh và thực hiện theo
Thông tư hướng dẫn của Ban Trị sự cấp tỉnh. Căn cứ kết quả Đại hội, Trưởng Ban
Trị sự cấp tỉnh ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.
Điều 67. Hội nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do
Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện triệu tập hàng
tháng, hàng quý, 6 tháng và một năm một kỳ để kiểm điểm, hoạch định chương
trình hoạt động của từng quý và cả năm.
Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện sẽ triệu tập Hội nghị bất
thường do Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên
Ban Trị sự đề nghị.
CHƯƠNG X
TẤN PHONG GIÁO PHẨM
Điều 68. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn danh sách tấn
phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với các vị Thượng tọa và Ni trưởng đối
với các vị Ni sư tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo
hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Điều 69. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo
phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức và Ni sư đối với các vị Sư cô có tuổi đời
từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức
với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng
ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 70. Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị
lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội
đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội, Đại hội
đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong
bằng22
nghị quyết Hội nghị và nghị quyết Đại hội. Giáo chỉ tấn phong do Đức Pháp chủ
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký và có giá trị trọn đời.
Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét
phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành
giáo chỉ.
Các trường hợp đặc biệt được xét đặc cách tấn phong trước 3 năm theo Hạ lạp:
- Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Chư tôn đức là Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký; Trưởng Ban chuyên môn
Trung ương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Viện trưởng Học viện Phật
giáo Việt Nam.
- Chư tôn đức là Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
- Tăng Ni trụ trì các chùa thuộc vùng biên giới, hải đảo phải có thời gian trụ
trì từ 2 năm trở lên.
CHƯƠNG XI
TỰ VIỆN VÀ THÀNH VIÊN
Điều 71. Tự viện gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện,
tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội.
Điều 72. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm:
1. Giáo phẩm: Giáo phẩm Tăng có Hòa thượng và Thượng tọa; Giáo phẩm
Ni có Ni trưởng và Ni sư.
2. Đại chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni; Sa di, Sa di Ni; Thức Xoa Ma Na, Tu nữ
hệ phái Nam tông.
3. Cư sĩ, Phật tử.
Điều 73. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền được đề cử
và được suy cử vào các cấp Giáo hội, có quyền thảo luận và biểu quyết công việc
của Giáo hội trong các kỳ Hội nghị hay Đại hội của Giáo hội, có nhiệm vụ chấp
hành Hiến chương, quy chế, nội quy và nghị quyết của Giáo hội.
Điều 74. Tín đồ Phật giáo Việt Nam là những người có niềm tin đối với Phật
pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật; những người yêu mến, kính ngưỡng đạo Phật.
Điều 75. Quản lý tự viện, sinh hoạt Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử được quy định
trong Quy chế Ban Tăng sự và Quy chế Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
CHƯƠNG XII
TÀI CHÍNH – TÀI SẢN
Điều 76. Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có:23
1. Niên liễm do các thành viên đóng góp.
2. Tài chính do các Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử; tổ chức, cá nhân ở trong nước và
nước ngoài công đức, hiến cúng.
3. Tài chính do Giáo hội tự tạo.
Điều 77. Tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm động sản, bất động
sản và các quyền tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, bao gồm
nhưng không giới hạn bởi:
1. Giáo hội xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, tiếp nhận tặng cho, công đức,
cúng dường, quyên góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Các thành viên Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thuộc các tổ chức Giáo hội,
tổ chức Hội, Hệ phái Phật giáo qua các thời kỳ xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế,
được Giáo hội bảo hộ và quản lý chung theo quy định của pháp luật.
3. Công trình tôn giáo, các tài sản hình thành và tài sản hình thành trong
tương lai gắn với các dự án gắn liền với quyền sử dụng đất được giao cho mục đích
tôn giáo do Giáo hội hoặc các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội đầu tư, tạo lập,
phát triển, quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Các tài sản khác được tạo lập hợp pháp bởi Giáo hội, các tổ chức tôn giáo
trực thuộc Giáo hội.
5. Giáo sản được giải quyết căn cứ theo quy định chung của pháp luật về tài sản.
Điều 78. Tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
1. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền sở
hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, tín đồ Phật tử, cá nhân trong nước và
nước ngoài tự nguyện tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp cho tổ chức tôn
giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tài sản riêng của tổ chức tôn giáo
trực thuộc và phải được tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý, sử dụng, định đoạt
đúng mục đích, phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội và pháp luật.
3. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nghĩa vụ
đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của Giáo hội là
Hội đồng Trị sự.
Điều 79. Tài sản của thành viên Giáo hội:
1. Thành viên Giáo hội có quyền sở hữu tài sản với tư cách công dân theo
quy định của pháp luật.
2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, Phật tử, cá nhân trong nước và nước
ngoài tự nguyện tặng, cho, công đức, cúng dường riêng cho cá nhân thành viên
Giáo hội có xác nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật thì thuộc sở hữu của
thành viên Giáo hội, và được sử dụng, định đoạt phù hợp với giáo lý, quy định của
Giáo hội, và pháp luật Nhà nước.24
3. Thành viên Giáo hội có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung
của Giáo hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội.
4. Khuyến khích thành viên Giáo hội sử dụng tài sản riêng cho hoạt động
Phật sự và từ thiện xã hội.
CHƯƠNG XIII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 80. Thẩm quyền, đối tượng xét khen thưởng – kỷ luật
1. Đối với cấp Trung ương: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định khen
thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Hội đồng Trị sự, ủy viên các Ban, Viện Trung ương,
ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh, thành phố; và các tập thể, cá
nhân do Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành
phố đề nghị.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban
khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Pháp
chế Trung ương; Trưởng ban Kiểm soát Trung ương; Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư
ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.
2. Đối với cấp địa phương tỉnh, thành phố: Ban Thường trực Ban Trị sự quyết
định khen thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Ban Trị sự, ủy viên các Ban chuyên môn
của Ban Trị sự; và các tập thể, cá nhân do cơ sở tự viện thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành
phố đề nghị.
Trưởng ban Ban Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban
khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự; Trưởng ban Pháp chế; Trưởng
ban Kiểm soát; Chánh Thư ký; Phó Thư ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.
Điều 81. Hình thức khen thưởng
1. Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm: do Hội đồng Trị sự quyết
định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, công đức to lớn đối
với đạo pháp và dân tộc.
2. Bằng Tuyên dương công đức: do Hội đồng Trị sự quyết định tặng cho các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhiều công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
3. Bằng Công đức: do Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh
quyết định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc cho sự phát triển của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 82. Hình thức kỷ luật:
1. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm giới luật, Hiến chương, Quy
chế, Nội quy của Giáo hội, tùy theo mức độ vi phạm, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật.
2. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hoạt động và hành vi làm tổn
hại đến thanh danh, đến sự hòa hợp, đến quyền lợi của Giáo hội hoặc các thành25
viên của Giáo hội, phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến hòa bình,
độc lập, thống nhất của Tổ quốc, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật và tùy mức độ vi
phạm, Giáo hội sẽ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo
pháp luật.
3. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị hạn chế quyền công dân
do vi phạm pháp luật thì đương nhiên mất tư cách là thành viên của Giáo hội.
4. Các thành viên bị khai trừ, sau khi hết thời gian kỷ luật, hối cải, có thể xin
gia nhập lại Giáo hội. Trường hợp bị hạn chế quyền công dân mà đã được phục hồi
quyền công dân thì có thể được xin phục hồi tư cách thành viên Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.
5. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời gian trong nhiệm kỳ.
CHƯƠNG XIV
HIỆU LỰC CỦA HIẾN CHƯƠNG VÀ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG
Điều 83. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất của Giáo hội.
Điều 84. Dự án sửa đổi Hiến chương do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
xây dựng và trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự
thẩm tường.
Điều 85. Dự án sửa đổi Hiến chương do Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua với 2/3 tổng số đại biểu Đại hội biểu quyết.
Điều 86. Nguyên tắc áp dụng:
Việc tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tự nguyện trên cơ sở chấp hành
tuyệt đối quy định của Hiến chương và Nội quy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Các quyền, nghĩa vụ của thành phần thuộc Giáo hội đúng với giáo lý, Hiến
chương và Nội quy của Giáo hội, nhưng bị cấm hoặc hạn chế so với quy định pháp
luật thì áp dụng theo quy định của pháp luật.
Các hành vi không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế thì các thành phần thuộc
Giáo hội được thực hiện nhưng phải phù hợp với giáo lý, Hiến chương và Nội quy
của Giáo hội.
Các thành phần không tự nguyện tuân thủ quy định của Giáo hội thì thực
hiện thủ tục khai trừ, chấm dứt là thành phần thuộc Giáo hội, và không bắt buộc
phải áp dụng quy định của Giáo hội kể từ ngày chính thức chấm dứt tư cách là
thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 87. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có: Lời nói đầu, 14
chương và 87 điều.
Hiến chương sửa đổi lần thứ VII được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu
việt của Hiến chương đầu tiên được Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt
Nam cả nước nhất trí thông qua năm 1981, được tu chỉnh lần thứ nhất tại Đại hội26
đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ II năm 1987; lần thứ hai tại Đại hội đại biểu Phật
giáo toàn quốc kỳ III năm 1992; lần thứ ba tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
kỳ IV năm 1997; lần thứ tư tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VI năm
2007; lần thứ năm tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VII năm 2012; lần
thứ sáu tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VIII năm 2017.
Hiến chương được chính thức thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 29
tháng 11 năm 2022.
Hiến chương có giá trị thi hành sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận bằng văn bản./.
1
HIẾN CHƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Sửa đổi lần thứ VII tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX
LỜI NÓI ĐẦU
Trong hơn hai nghìn năm hiện diện trên đất nước Việt Nam, đồng hành cùng
dân tộc, Đạo Phật đã trở thành tôn giáo của dân tộc. Suốt chiều dài lịch sử dựng
nước và giữ nước, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước, cũng như
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay, tổ chức Phật giáo
Việt Nam luôn luôn là thành viên tích cực, tin cậy, có trách nhiệm, và vững mạnh
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nguyện vọng thống nhất Phật giáo Việt Nam đã thực hiện qua các thời kỳ,
nhưng chưa được trọn vẹn. Từ năm 1975, đất nước đã thống nhất, toàn dân đoàn
kết phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”, Phật giáo Việt Nam đã hội đủ cơ duyên thực hiện nguyện vọng thống nhất
trọn vẹn các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, và các Hệ phái Phật giáo, thành lập
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào ngày 07/11/1981.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được xây dựng trên nguyên tắc: Thống nhất ý
chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời tôn trọng và duy trì
truyền thống các tổ chức, Hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành
đúng chính pháp.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí tuệ, là nguyện vọng chân
chính của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, Hệ phái Phật
giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng nghìn năm của Phật giáo Việt Nam.
Tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa
hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật, nhằm phục vụ dân
tộc, Tổ quốc, nhân loại và tất cả chúng sinh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm : “Đạo Pháp –
Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành giáo pháp, giới
luật Phật chế và tuân thủ pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG I
DANH XƯNG - HUY HIỆU - ĐẠO KỲ
ĐẠO CA - TRỤ SỞ
Điều 1. Danh xưng tổ chức Phật giáo Việt Nam trong toàn quốc là Giáo hội
Phật giáo Việt Nam. Sau đây gọi chung là “Giáo hội”, viết tắt là “GHPGVN”. Tên
tiếng Anh là: “Vietnam Buddhist Sangha”, viết tắt là “VBS”.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 trên cơ sở hợp nhất
tự nguyện của 09 tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo trong cả2
nước, có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện Tăng Ni, tín đồ Phật tử Việt Nam
ở trong nước và nước ngoài, là thành viên các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo
hội Phật giáo Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng lập hay thành viên.
Điều 2. Huy hiệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình tròn, nền xanh lá cây
đậm; ở giữa vòng trong có hoa sen màu trắng tám cánh, phía trong có gương sen
08 hạt màu trắng, biểu trưng cho Bát Chính đạo; vòng ngoài có dòng chữ “Giáo
hội Phật giáo Việt Nam” màu trắng.
Điều 3. Đạo kỳ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là cờ Phật giáo Quốc tế
có 05 màu, được chia thành 06 ô dọc. Thứ tự 05 ô đầu có các màu: xanh, vàng, đỏ,
trắng, vàng cam; ô thứ 06 chia thành 05 ô ngang, có 05 màu theo thứ tự: xanh,
vàng, đỏ, trắng, vàng cam, biểu trưng cho 05 pháp: niềm tin, tinh tấn, chính niệm,
thiền định, trí tuệ.
Điều 4. Đạo ca Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính là ca khúc “Phật giáo
Việt Nam”, nhạc và lời do nhạc sĩ Lê Cao Phan sáng tác.
Điều 5. Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam đặt tại chùa Quán Sứ, số 73 phố
Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 02 Văn phòng:
- Văn phòng Trung ương: chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, phường Trần
Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;
- Văn phòng Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh: Thiền viện Quảng Đức,
số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 6. Con dấu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
- Con dấu của Hội đồng Chứng minh: hình vuông, vành ngoài phía trên con
dấu có dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có
dòng chữ: Hội đồng Chứng minh; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên
trong có các chữ: Ban Thường trực.
- Con dấu của Hội đồng Trị sự: hình tròn, vành ngoài phía trên con dấu có
dòng chữ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vành ngoài phía dưới con dấu có dòng
chữ: Hội đồng Trị sự; ở giữa con dấu có: Hình hoa sen tám cánh, bên trong có các
chữ: Ban Thường trực Trung ương.
CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH - THÀNH PHẦN
Điều 7. Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật
pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, tham
gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa
bình, an lạc cho thế giới.3
Điều 8. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo đúng giáo pháp, giáo luật
Phật chế và pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo hội Phật
giáo Việt Nam là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Điều 9. Thành phần của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bao gồm những thành
viên là các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội, các Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Cư sĩ,
Phật tử Việt Nam ở trong nước và nước ngoài đã tự nguyện gia nhập, sáp nhập,
hợp nhất là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chấp nhận bản Hiến
chương này.
Điều 10. Thành phần nhân sự tham gia lãnh đạo các cấp Giáo hội Phật giáo
Việt Nam là những Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, đạo hạnh
tốt, tiêu biểu cho các thành viên Giáo hội ở các cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
có công đức với đạo pháp, dân tộc và trung thành với Tổ quốc; đảm bảo tính đại
diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của
GHPGVN.
CHƯƠNG III
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC
Điều 11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc lấy Đạo
pháp làm mục tiêu tối thượng; Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử làm trung tâm; các thành
viên tham gia tự nguyện, đoàn kết, hòa hợp, kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp,
Giới luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước.
Giáo hội lãnh đạo trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, quyết định theo đa số và thống nhất hành động.
Điều 12. Hệ thống tổ chức và tổ chức tôn giáo trực thuộc của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam được quy định như sau:
1. Hệ thống tổ chức:
- Cấp Trung ương: Hội đồng Chứng minh và các cơ quan của Hội đồng
Chứng minh; Hội đồng Trị sự và các cơ quan của Hội đồng Trị sự.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban
Trị sự và các cơ quan của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương.
- Cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố
trực thuộc trung ương: Chứng minh Ban Trị sự; Ban Trị sự và các cơ quan của Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Cấp cơ sở: Ban Quản trị cơ sở tự viện.
2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc:
- Ban, Viện Trung ương thuộc Hội đồng Trị sự.4
- Học viện Phật giáo Việt Nam, Trường Cao đẳng Phật học, Trường Trung
cấp Phật học, và các cơ sở đào tạo tôn giáo của các cấp Giáo hội.
- Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Ban
chuyên môn thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố
thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
- Ban Quản trị cơ sở tự viện.
- Các tổ chức tôn giáo trực thuộc khác do Giáo hội thành lập theo quy định
của pháp luật.
CHƯƠNG IV
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
Điều 13. Hội đồng Chứng minh gồm các vị tôn đức Hòa thượng tiêu biểu
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có ít nhất 70 tuổi đời và 50 tuổi đạo; đã từng
tham gia Hội đồng Trị sự, hoặc Ban Trị sự các cấp, hoặc là thành phần Tam sư tại
các Giới đàn; có nhiều công lao đóng góp cho đạo pháp và dân tộc. Tham gia làm
thành viên Hội đồng Chứng minh được Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh
đương nhiệm giới thiệu và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo
Việt Nam suy tôn.
Điều 14. Các vị tôn đức Hòa thượng được suy tôn vào Hội đồng Chứng
minh thì không tham gia trong Hội đồng Trị sự. Ngoại trừ một số trường hợp đặc
biệt gồm: Lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự; Chư tôn đức
đã là Chứng minh Ban Trị sự từ một nhiệm kỳ trở lên được Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự đề nghị suy tôn tham gia Hội đồng Chứng minh và được Ban Thường
trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn. Nghi thức suy tôn diễn ra tại Đại hội hoặc
Hội nghị Hội đồng Trị sự.
Điều 15. Các vị tôn đức Hòa thượng thành viên Hội đồng Chứng minh tại vị
trọn đời. Trong trường hợp đặc biệt phải miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm thì phải có đa
số 2/3 thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tại hội nghị biểu quyết
chấp thuận.
Điều 16. Hội đồng Chứng minh là cơ quan lãnh đạo tối cao về đạo pháp và
giới luật. Hội đồng Chứng minh suy cử Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh,
Ban Giám luật, và các Ban chuyên môn của Hội đồng Chứng minh để thực thi các
chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chứng minh giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Phật
giáo toàn quốc; giám sát và chứng minh các hoạt động Phật sự của các cấp Giáo hội.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh gồm các chức danh:
- Đức Pháp chủ;
- Các vị Phó Pháp chủ;
- Các vị Giám luật;5
- Chánh Thư ký;
- Các vị Phó Thư ký;
- Các vị Ủy viên Thường trực.
Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh thực hiện theo
quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.
Điều 17. Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh có chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn:
1. Chứng minh các Hội nghị Trung ương và Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2. Lãnh đạo, hướng dẫn và giám sát tối cao các hoạt động của Giáo hội, Hội
đồng Trị sự về mặt đạo pháp và giới luật;
3. Xét duyệt, phê chuẩn tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni
trưởng, Ni sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
4. Chuẩn y khen thưởng, kỷ luật đối với thành viên Giáo hội Phật giáo Việt
Nam trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
5. Ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong những sự
kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của đất nước;
6. Thành lập Văn phòng Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám
luật, và các Ban chuyên môn. Văn phòng và các Ban chuyên môn là cơ quan giúp
việc Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh.
Điều 18. Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Chứng minh:
1. Văn phòng Hội đồng Chứng minh;
2. Ban Giám luật;
3. Các Ban chuyên môn thuộc Hội đồng Chứng minh.
Điều 19. Đức Pháp chủ:
Là vị Trưởng lão Hòa thượng có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 50
tuổi đạo. Đã từng giữ các chức danh lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Chứng minh
hoặc của Hội đồng Trị sự, tiêu biểu về đạo hạnh và trí tuệ, có nhiều công đức và
công lao to lớn đối với đạo pháp và dân tộc.
Đức Pháp chủ ký và ban hành các giáo chỉ, chỉ đạo đối với các chủ trương
của Giáo hội; ký và ban hành thông điệp Phật đản, thư chúc Tết, thông điệp trong
những sự kiện trọng đại, sự kiện đặc biệt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và của
đất nước.
Điều 20. Phó Pháp chủ:
Là các vị Trưởng lão Hòa thượng có nhiều công đức và công lao to lớn đối
với đạo pháp và dân tộc. Đảm bảo có tuổi đời từ 75 tuổi trở lên và ít nhất có 45
tuổi đạo. Đã tham gia các Ban chuyên môn của Ban Thường trực Hội đồng Chứng6
minh; đã trải qua các nhiệm kỳ tham gia Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, hoặc đã
từng đảm trách chức danh Trưởng ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; là các vị Trưởng lão Hòa thượng tiêu biểu, đứng đầu các Hệ
phái Phật giáo thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 21. Trong thời gian của nhiệm kỳ, nếu Đức Pháp chủ khuyết vị thì Ban
Thường trực Hội đồng Chứng minh cung thỉnh một trong các vị Phó Pháp chủ đảm
nhiệm Quyền Pháp chủ và thông báo kết quả suy tôn tới Hội đồng Chứng minh,
Hội đồng Trị sự biết để tiến hành suy tôn chính thức trong Hội nghị thường niên
gần nhất của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoặc tại Đại hội đại biểu
Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đối với các chức danh khác bị khuyết vị, nếu cần thiết Ban Thường trực Hội
đồng Chứng minh suy cử một trong các thành viên Ban Thường trực Hội đồng
Chứng minh kiêm nhiệm cho đến hết nhiệm kỳ.
Điều 22. Nhiệm kỳ của Hội đồng Chứng minh là 05 năm, tương ứng với
nhiệm kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
CHƯƠNG V
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Điều 23. Hội đồng Trị sự là cơ quan điều hành, quản lý hành chính cao nhất
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về mọi mặt hoạt động giữa hai nhiệm kỳ. Hội
đồng Trị sự có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Suy cử Ban Thường trực Hội đồng Trị sự theo quy định của Hiến chương.
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm của Giáo hội theo Nghị quyết
của Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
3. Tổ chức triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương
trình hoạt động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm,
chương trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội.
4. Tổ chức hướng dẫn, quản lý, điều hành, chỉ đạo các mặt công tác của các
cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương; ban hành quy chế, nội quy để cụ thể
hóa và thực thi theo các quy định của Hiến chương, nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt
động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
5. Phân công, luân chuyển nhân sự Hội đồng Trị sự tham gia Ban Trị sự trên
cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương trong
trường hợp Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố thiếu nhân sự; trong trường hợp cần
thiết do Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố đề nghị nhằm đảm bảo sự ổn định, đoàn
kết, hòa hợp của Ban Trị sự địa phương.
6. Chuẩn y nhân sự các Ban, Viện chuyên môn của Hội đồng Trị sự; nhân sự
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố.7
7. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tôn giáo do Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cấp Trung ương thành lập, quản lý trên cơ sở tham khảo ý kiến với hệ phái, sơn
môn (nếu có liên hệ) và cơ quan có thẩm quyền.
8. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp Trung ương.
9. Là cơ quan duy nhất giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, có trách nhiệm về nội dung phát ngôn của các cơ quan, cá nhân trong Giáo
hội Phật giáo Việt Nam. Quản lý hoạt động thông tin truyền thông có liên quan đến
Giáo hội Phật giáo Việt Nam; có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền trong việc xử lý các tổ chức, cá nhân phát ngôn, thông tin truyền
thông có nội dung xuyên tạc, thiếu chính xác, thiếu khách quan liên quan đến niềm
tin đạo Phật và đến tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp và các thành viên
Giáo hội.
10. Đề nghị cơ quan Nhà nước xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng
của cơ sở tự viện và thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
11. Kiểm tra, xử lý các vi phạm giáo luật Phật chế, Hiến chương, Quy chế,
Nội quy và các quy định khác của Giáo hội.
12. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động Phật sự của Ban, Viện
Trung ương, Văn phòng Trung ương Giáo hội, các tổ chức trực thuộc, thành viên
trực thuộc Trung ương và Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.
13. Đề nghị Ban thường trực Hội đồng Chứng minh tấn phong trước kỳ hạn
trong trường hợp đặc biệt cần thiết đối với nhân sự bổ sung vào các chức vụ bị
khuyết thuộc thẩm quyền suy cử của Hội đồng Trị sự.
14. Tổng hợp ý kiến của chư Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử thành viên Giáo hội
Phật giáo Việt Nam để phản ánh đến cơ quan có thẩm quyền về chủ trương, chính
sách pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo.
15. Các quyền và nhiệm vụ khác được Ban Thường trực Hội đồng Chứng
minh ủy quyền hoặc có quy định trong Hiến chương và Quy chế hoạt động của
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự.
16. Quyết định thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn
giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật.
17. Ủy quyền cho Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương đăng ký các điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy
định của pháp luật.
Điều 24. Thành viên Hội đồng Trị sự gồm chư tôn đức Hòa thượng, Thượng
tọa, Ni trưởng, Ni sư, quý vị Đại đức Tăng Ni, và Cư sĩ, tín đồ Phật tử tiêu biểu có
nhiều công đức, thành tích đóng góp cho đạo pháp và dân tộc.
Số lượng thành viên Hội đồng Trị sự do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
đương nhiệm đề xuất trên cơ sở đảm bảo có đầy đủ đại diện các Ban, Viện Trung8
ương và Ban Trị sự cấp tỉnh, thành phố, đảm bảo tính đại diện của các tổ chức giáo
hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên của GHPGVN, do Đại hội đại biểu
Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam quyết định, và tiến hành biểu quyết
suy cử tại Đại hội.
Hội đồng Trị sự ban hành quy định chi tiết về thủ tục và tiêu chí suy cử, bãi
miễn thành viên Hội đồng Trị sự, thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh và thành viên Ban
Trị sự cấp huyện, đệ trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh ấn chứng.
Điều 25. Quy định độ tuổi thành viên Hội đồng Trị sự:
1. Thành viên tham gia Hội đồng Trị sự phải đảm bảo về độ tuổi không dưới
35 tuổi và không quá 75 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Hội đồng Trị sự
lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn hai nhiệm kỳ; Thành viên tái cử
phải đảm bảo đủ tuổi tham gia ít nhất 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt, lãnh đạo cấp cao của Hội đồng Trị sự quá độ
tuổi theo quy định cần phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy
cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận
với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và được Ban
Thường trực Hội đồng Chứng minh phê chuẩn bằng Giáo chỉ.
3. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Hội đồng Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:
- Việc giới thiệu nhân sự tham gia Hội đồng Trị sự nhiệm kỳ mới phải tiến
hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ở trong nước và nước ngoài.
- Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khóa
đương nhiệm thẩm tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
và được Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam suy cử.
- Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban, Viện
Trung ương phải là một Tăng sĩ.
Điều 26. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là
cơ quan Thường trực của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được Hội
đồng Trị sự ủy quyền để thay mặt Giáo hội lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động
Phật sự của các cấp Giáo hội trên mọi lĩnh vực đối nội, đối ngoại; được thực hiện
tất cả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Trị sự. Tập thể và từng
thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chịu trách nhiệm trước Hội đồng Trị
sự và pháp luật Nhà nước.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hoạt động theo Hiến chương và Quy chế
hoạt động do Hội đồng Trị sự thông qua, được Ban Thường trực Hội đồng Chứng
minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn chứng.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm các
chức danh:
- Chủ tịch;9
- 02 Phó Chủ tịch Thường trực;
- Các Phó Chủ tịch;
- Tổng Thư ký;
- 02 Phó Tổng Thư ký;
- Trưởng Ban Tăng sự;
- Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo;
- Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử;
- Trưởng Ban Hoằng pháp;
- Trưởng Ban Nghi lễ;
- Trưởng Ban Văn hóa;
- Trưởng Ban Kinh tế Tài chính;
- Trưởng Ban Từ thiện Xã hội;
- Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế;
- Trưởng Ban Pháp chế;
- Trưởng Ban Kiểm soát;
- Trưởng Ban Thông tin Truyền thông.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam;
- Các Ủy viên Thư ký;
- Các Ủy viên Thường trực;
- Ủy viên Thủ quỹ.
Điều 27. Số lượng thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thực hiện
theo Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Thành viên Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự làm việc theo chế độ chuyên trách và chịu trách
nhiệm toàn diện về các hoạt động chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm
vụ trên phạm vi toàn quốc.
Điều 28. Chủ tịch Hội đồng Trị sự là người thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt
Nam về mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở
trong nước và nước ngoài.
Khi Chủ tịch Hội đồng Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy
quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Thường trực thay thế để điều hành Hội nghị,
Đại hội, và điều hành mọi hoạt động của Giáo hội.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự hoặc người được Chủ tịch Hội đồng Trị sự ủy quyền
giữ quyền phát ngôn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài.
Điều 29. Ban, Viện Trung ương trực thuộc Hội đồng Trị sự GHPGVN:
1. Ban Tăng sự;10
2. Ban Giáo dục Phật giáo;
3. Ban Hướng dẫn Phật tử;
4. Ban Hoằng pháp;
5. Ban Nghi lễ;
6. Ban Văn hóa;
7. Ban Kinh tế Tài chính;
8. Ban Từ thiện Xã hội;
9. Ban Phật giáo Quốc tế;
10. Ban Thông tin Truyền thông;
11. Ban Pháp chế;
12. Ban Kiểm soát;
13. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Trong trường hợp Phật sự cần thiết phải thành lập mới Ban, Viện, tổ chức
trực thuộc Trung ương sẽ do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thống nhất và
thông qua tại Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
Ban, Viện Trung ương là cơ quan chuyên môn trực thuộc Hội đồng Trị sự để
triển khai các hoạt động Phật sự theo quy định của Hiến chương Giáo hội và Quy
chế do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ban hành.
Ban, Viện Trung ương được phép thành lập các bộ phận chuyên môn thực
hiện các nhiệm vụ chuyên trách giúp việc cho Ban, Viện Trung ương được Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định thành lập và giải thể phù hợp với Hiến
chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.
Điều 30. Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đáp ứng điều kiện
theo quy định của pháp luật để trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân phi thương
mại thì được Giáo hội đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tôn
giáo trực thuộc là pháp nhân phi thương mại phải chịu sự điều hành, giám sát của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam theo Hiến chương và quy chế hoạt động của Giáo hội.
Tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được phép thành
lập các tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của pháp luật nhưng phải hoạt
động theo đúng Hiến chương, Quy chế hoạt động của Giáo hội.
Điều 31. Nhiệm kỳ của Hội đồng Trị sự là 05 năm tương ứng với kỳ Đại hội
Phật giáo toàn quốc.
Điều 32. Khi chưa hết nhiệm kỳ, nếu có chức vị trong Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự bị khuyết, thì Ban Thường trực báo cáo và đề nghị Hội đồng Trị sự bổ
sung trong Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất. Trong khi chờ11
đợi, Ban Thường trực được quyền cử người trong Ban Thường trực Hội đồng Trị
sự giữ quyền kiêm nhiệm.
Nếu Chủ tịch Hội đồng Trị sự khuyết vị khi chưa hết nhiệm kỳ, thì Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức Hội nghị bất thường của Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự, để suy cử một trong hai vị Phó Chủ tịch Thường trực đảm nhiệm chức
vụ Quyền Chủ tịch Hội đồng Trị sự để điều hành công tác Phật sự và tiến hành thủ
tục suy cử chính thức tại Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội gần nhất.
CHƯƠNG VI
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP TỈNH
Điều 33. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành
chính, được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được thành
lập tổ chức Giáo hội cấp tỉnh với danh xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh,
thành phố.
Điều 34. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Đại hội đại biểu Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cùng cấp suy cử Ban Trị sự để điều hành Phật sự. Ban Trị sự
là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
Số lượng thành viên Ban Trị sự thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh.
Điều 35. Nhân sự Ban Trị sự cấp tỉnh là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín,
năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc, đảm bảo
tính đại diện của các tổ chức giáo hội, tổ chức Hội, hệ phái Phật giáo là thành viên
của GHPGVN. Trong trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự sẽ
công cử thành viên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng
ban Ban Trị sự cấp tỉnh.
Điều 36. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp tỉnh:
1. Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh phải đảm bảo về độ tuổi không
dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự
lần đầu phải đảm bảo tối thiểu đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên
tái cử phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần
thêm nhiệm kỳ công tác phải được Ban Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm
chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành và
gửi đề nghị tới Ban Thường trực Hội đồng Trị sự. Ban Trị sự chỉ được giới thiệu
chức danh tái suy cử sau khi được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự chấp thuận.
3. Đối với trường hợp Chư tôn đức là Ủy viên Hội đồng Trị sự đang tham
gia tại Ban Trị sự thì có thể kéo dài độ tuổi đến 75 tuổi.12
4. Chỉ xem xét trường hợp đặc biệt đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị
sự quá độ tuổi theo quy định cho các Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh trong trường
hợp như sau: Ban Trị sự tỉnh thuộc miền núi, biên giới, hải đảo; hoặc Ban Trị sự
tỉnh không có Chư tôn đức đủ uy tín nhiếp chúng Tăng Ni.
Điều 37. Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp tỉnh nhiệm kỳ mới phải
tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho Giáo hội Phật giáo
Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thẩm
tường, trước khi đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh phải là Tăng sĩ. Cư sĩ, Phật tử không
đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh.
4. Tại Ban Trị sự cấp tỉnh, khi đã được suy tôn làm Chứng minh Ban Trị sự
thì không tham gia trong Ban Trị sự.
Điều 38. Ban Trị sự cấp tỉnh có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật sự
tại địa phương theo sự hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam;
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình
hoạt động Phật sự của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đề ra;
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại của Giáo hội tại địa phương;
4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
Ban trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh, Ban Trị sự cấp huyện và các thành viên của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với các vấn đề không xử lý được,
Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đệ trình lên Ban Thường trực Hội đồng Trị
sự hoặc các Ban, Viện Trung ương để được hướng dẫn giải quyết;
5. Suy cử Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh;
6. Số lượng thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự và các chức danh Ban
Thường trực thực hiện theo Hiến chương và Quy chế hoạt động của Ban Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh;
7. Chuẩn y thành phần nhân sự các Ban chuyên môn, Ban Giám hiệu các cơ
sở đào tạo, cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;
8. Thông qua quy chế, nội quy hoạt động của các Ban chuyên môn, Ban
Giám hiệu các cơ sở giáo dục đào tạo trực thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh;
9. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.13
10. Được quyền phân công, luân chuyển nhân sự bổ sung tham gia Ban Trị
sự trên cơ sở trao đổi với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương
trong trường hợp Ban Trị sự cấp huyện thiếu nhân sự.
11. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn tỉnh để phản ánh đến
Trung ương Giáo hội, cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách
pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính
đáng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức, cá nhân là thành viên của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh.
12. Quyết định bổ nhiệm trụ trì các cơ sở tự viện do Ban Trị sự cấp tỉnh
thành lập, quản lý trên cơ sở tham vấn Ban Trị sự cấp huyện, hệ phái, sơn môn
(nếu có liên hệ) và đăng ký bổ nhiệm với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Phê chuẩn kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện,
các Ban chuyên môn, Trường Trung cấp, Cao đẳng Phật học trực thuộc Ban Trị sự
cấp tỉnh.
14. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế
hoạt động Ban Trị sự tỉnh, thành phố do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam ban hành.
15. Thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực
thuộc quản lý trực tiếp có địa bàn hoạt động trong phạm vi một tỉnh theo quy định
của pháp luật.
16. Ra quyết định phê chuẩn việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất,
giải thể các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại các cơ sở tự viện trên địa bàn của tỉnh
quản lý. Đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo
quy định của pháp luật.
17. Được quyền thay mặt Hội đồng Trị sự để tiến hành đăng ký sinh hoạt tôn
giáo tập trung tại địa phương.
Điều 39. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan thường trực của
Ban Trị sự cấp tỉnh, được Ban Trị sự cấp tỉnh ủy quyền thay mặt lãnh đạo, quản lý,
điều hành các hoạt động của các cấp Giáo hội tại địa phương trên mọi công tác đối
nội, đối ngoại.
Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh gồm các chức danh:
- Trưởng ban;
- Phó Trưởng ban Thường trực;
- Các Phó Trưởng ban;
- Các Trưởng ban Chuyên môn tương ứng với các Ban, Viện Trung ương
trực thuộc Hội đồng Trị sự;
- Chánh Thư ký.
- 02 Phó Thư ký;14
- Các Ủy viên Thường trực;
- Thủ quỹ.
Điều 40. Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh làm việc dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Ban Trị sự và Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, có trách nhiệm tuân thủ
Hiến chương, quy chế, quyết định và các chỉ thị do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam ban hành hoặc phê chuẩn.
Các Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự cấp tỉnh là cơ quan giúp việc Ban Trị
sự, chịu sự điều hành chung của Ban Thường trực Ban Trị sự và thực hiện theo chỉ
đạo về hoạt động chuyên ngành của Ban, Viện Trung ương.
Điều 41. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh:
1. Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh là người thay mặt Ban Trị sự cấp tỉnh về
mặt pháp lý trong các mối quan hệ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong tỉnh.
2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh hoặc người được
Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại địa phương.
Khi Trưởng ban Ban Trị sự có duyên sự đặc biệt phải vắng mặt, sẽ ủy quyền
bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực hoặc một Phó Trưởng ban để thay
mặt điều hành Hội nghị, Đại hội và các Phật sự khác của Ban Trị sự.
Những trường hợp khuyết vị khác không có quy định tại chương VI của
Hiến chương, thì được giải quyết bằng một quyết định của Ban Thường trực Hội
đồng Trị sự, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 42. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp tỉnh là 05 năm tương ứng với nhiệm
kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh.
CHƯƠNG VII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CẤP HUYỆN
Điều 43. Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành
phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thì được thành lập tổ chức Giáo hội cấp huyện với danh
xưng là Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận, huyện, thị xã, thành phố.
Điều 44. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện suy cử
thành viên Ban Trị sự cấp huyện. Ban Trị sự cấp huyện là cơ quan hành chính, điều
hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội tại địa phương.
1. Số lượng thành viên Ban Trị sự và thành viên Thường trực Ban Trị sự cấp
huyện thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Nam cấp huyện do Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
2. Thường trực Ban Trị sự cấp huyện gồm các chức danh:
- Trưởng ban;15
- Phó Trưởng ban Thường trực;
- Các Phó Trưởng ban;
- Các Ủy viên chuyên môn tương ứng với các Ban chuyên môn của Ban
Trị sự cấp tỉnh.
- Thư ký;
- Phó Thư ký;
- Thủ quỹ;
- Kiểm soát;
- Các Ủy viên Thường trực;
- Các Ủy viên.
Điều 45. Nhân sự Ban Trị sự cấp huyện là Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử có uy tín,
năng lực làm việc, đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo pháp và dân tộc. Trong
trường hợp cần thiết, Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ công cử thành viên Ban
Thường trực Ban Trị sự đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.
Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Trị sự phải tuân theo nguyên tắc sau:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự cấp huyện nhiệm kỳ mới phải
tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên Giáo
hội Phật giáo Việt Nam.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh thẩm
tường trước khi trao đổi với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cùng cấp.
3. Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện phải là một vị Tăng sĩ. Cư sĩ, tín đồ
Phật tử không đảm nhận cương vị Phó Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện.
4. Tại Ban Trị sự cấp huyện, khi đã được suy tôn vào hàng Chứng minh Ban
Trị sự thì không tham gia trong Ban Trị sự.
Điều 46. Quy định độ tuổi thành viên Ban Trị sự cấp huyện:
1. Thành viên tham gia Ban Trị sự cấp huyện phải đảm bảo về độ tuổi không
dưới 25 tuổi và không quá 70 tuổi. Thành viên được giới thiệu tham gia Ban Trị sự
lần đầu phải đảm bảo đủ độ tuổi tham gia trọn một nhiệm kỳ; Thành viên tái cử
phải đảm bảo đủ tuổi tham gia 03 năm của nhiệm kỳ.
2. Đối với chức danh chủ chốt của Ban Trị sự quá độ tuổi theo quy định cần
phải thêm nhiệm kỳ công tác được giới thiệu để Đại hội suy cử sau khi được Ban
Thường trực Ban Trị sự khóa đương nhiệm chấp thuận với đa số 2/3 tổng số đại
biểu tham dự hội nghị biểu quyết tán thành, và chỉ được giới thiệu tái suy cử khi
được Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo cấp tỉnh quyết định.
Điều 47. Ban Trị sự cấp huyện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:16
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật
sự tại địa phương theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.
2. Ấn định chương trình hoạt động hàng năm theo nghị quyết, chương trình
hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đề ra.
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại địa phương.
4. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại địa phương. Đối với những vấn đề
không xử lý được, Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đệ trình lên Ban Thường trực
Ban Trị sự cấp tỉnh, các Ban chuyên ngành cấp tỉnh hoặc Ban, Viện Trung ương
hướng dẫn giải quyết.
5. Giới thiệu Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử tham gia các cơ quan dân cử, Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương;
6. Tổng hợp ý kiến của các thành viên trong địa bàn huyện để phản ánh đến
Ban Trị sự cấp tỉnh và cơ quan Nhà nước tại địa phương về chủ trương, chính sách
pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử trong địa bàn huyện.
7. Đề xuất việc bổ nhiệm trụ trì và các thành viên Ban Quản trị lên Ban
Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh phê duyệt, quyết định sau khi được sự thống nhất
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. Nếu cơ sở tự viện có liên
hệ đến hệ phái, sơn môn thành viên, cần được sự trao đổi, thống nhất trước.
8. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt
động của Ban Trị sự cấp huyện.
Điều 48. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện:
1. Là người thay mặt Ban Trị sự cấp huyện về mặt pháp lý trong các mối
quan hệ của Ban Trị sự ở trong và ngoài huyện.
2. Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện hoặc
người được Trưởng ban Ban Trị sự ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của Giáo hội tại
địa phương.
3. Khi Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện có duyên sự đặc biệt phải vắng
mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban Thường trực, hoặc một Phó
Trưởng ban để điều hành Hội nghị, Đại hội và các công việc của Ban Trị sự.
4. Những trường hợp không có quy định tại chương VII của Hiến chương,
thì được giải quyết bằng một Quyết định khác của Ban Thường trực Ban Trị sự, áp
dụng cho từng trường hợp cụ thể.
Điều 49. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự cấp huyện là 05 năm, tương ứng với kỳ
Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện.17
CHƯƠNG VIII
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CẤP CƠ SỞ
Điều 50. Chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm Phật
đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (gọi chung là tự viện).
Điều 51. Tự viện đang hoạt động hợp pháp theo quy định của Hiến chương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước được thành lập Ban Quản trị
cơ sở tự viện.
Điều 52. Ban Quản trị cơ sở tự viện là tổ chức tôn giáo trực thuộc cấp cơ sở
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chịu sự quản lý và sự lãnh đạo thống nhất của
Giáo hội cấp trên theo Hiến chương và Quy chế của Giáo hội. Ban Quản trị cơ sở
tự viện là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật
sự tại tự viện.
Điều 53. Thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện do Ban Thường trực Ban Trị
sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh bổ nhiệm sau khi thống nhất với Ban
Thường trực Ban Trị sự cấp huyện về nhân sự để điều hành Phật sự.
1. Số lượng thành viên Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm 3 hoặc 5 thành viên
thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Quản trị cơ sở tự viện do Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
2. Ban Quản trị cơ sở tự viện gồm các chức danh:
- Trưởng ban do Trụ trì đảm nhiệm;
- Phó Trưởng ban;
- Thư ký;
- Thủ quỹ;
- Kiểm soát.
Điều 54. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện và Phó Trưởng ban Ban Quản
trị tự viện là Tăng Ni. Các thành viên khác của Ban Quản trị tự viện là Tăng Ni, hoặc
Cư sĩ, Phật tử có uy tín, năng lực làm việc, có đạo hạnh tốt, có công đức đối với đạo
pháp và dân tộc.
Trình tự, thủ tục cơ cấu nhân sự Ban Quản trị cơ sở tự viện phải tuân theo
nguyên tắc sau:
1. Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản cơ sở trị tự viện nhiệm kỳ mới
phải tiến hành dân chủ, công khai, đầy đủ thành phần đại diện cho các thành viên
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia hoạt động Phật sự tại tự viện. Trụ trì cơ sở
tự viện giữ thẩm quyền giới thiệu nhân sự tham gia Ban Quản trị cơ sở tự viện.
2. Danh sách nhân sự phải trình Ban Trị sự cấp huyện thẩm tường trước khi
trình Ban Trị sự cấp tỉnh và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.18
3. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện phải là Tăng Ni Trụ trì tự viện. Là
người chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và trước Giáo hội về các hoạt
động của tự viện.
4. Phó Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện là người giúp việc Trưởng ban
Ban Quản trị cơ sở tự viện, thay mặt Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện trong
trường hợp được Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện ủy quyền bằng văn bản.
5. Các thành viên khác của Ban Quản trị cơ sở tự viện thực hiện nhiệm vụ
theo sự phân công của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện.
Điều 55. Ban Quản trị cơ sở tự viện có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Tổ chức thực hiện chủ trương, đường hướng, chương trình hoạt động Phật
sự tại tự viện theo sự hướng dẫn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp trên.
2. Xây dựng chương trình hoạt động hàng năm của tự viện theo nghị quyết,
chương trình hoạt động của Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp đề ra.
3. Tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình hoạt
động Phật sự toàn nhiệm kỳ, chương trình hoạt động Phật sự hàng năm, chương
trình chuyên biệt và những sự kiện trọng đại tại tự viện.
4. Quản lý và sử dụng con dấu Ban Quản trị cơ sở tự viện.
5. Mở tài khoản tự viện tại ngân hàng; Lập hệ thống sổ sách quản lý thu chi
tiền công đức, tài trợ cho tự viện.
6. Kiểm tra, hướng dẫn, quản lý, điều hành các mặt công tác Phật sự của các
thành viên tại tự viện. Đối với những vấn đề không xử lý được, Ban Quản trị cơ sở
tự viện đệ trình lên Ban Trị sự cấp huyện hướng dẫn giải quyết.
7. Các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác được quy định tại Quy chế hoạt
động của Ban Quản trị cơ sở tự viện.
8. Quản lý sinh hoạt của các đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử tại cơ sở tự viện.
Báo cáo Ban Trị sự cấp huyện nơi đạo tràng, câu lạc bộ Phật tử sinh hoạt và thực
hiện đăng ký, hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy
định của pháp luật.
9. Có các quyền và nghĩa vụ khác của tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy
định của pháp luật Nhà nước và của Giáo hội.
Điều 56. Chức năng, quyền hạn của Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện:
1. Là người thay mặt Ban Quản trị cơ sở tự viện về mặt pháp lý trong các mối
quan hệ của Ban Quản trị ở trong và ngoài tự viện.
2. Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện hoặc người được Trưởng ban Ban
Quản trị ủy quyền, giữ quyền phát ngôn của tự viện.
3. Khi Trưởng ban Ban Quản trị cơ sở tự viện có duyên sự đặc biệt phải
vắng mặt, sẽ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Trưởng ban để điều hành các công
việc của Ban Quản trị cơ sở tự viện.19
Điều 57. Nhiệm kỳ của Ban Quản trị cơ sở tự viện là 05 năm, tương ứng
với kỳ Đại hội đại biểu Phật giáo Việt Nam cấp huyện. Ban Quản trị cơ sở tự viện
không tiến hành Đại hội.
CHƯƠNG IX
ĐẠI HỘI - HỘI NGHỊ
Điều 58. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
tổ chức 05 năm một kỳ, do Chủ tịch Hội đồng Trị sự triệu tập để:
1. Kiểm điểm hoạt động của Giáo hội trong 05 năm nhiệm kỳ.
2. Ấn định chương trình hoạt động 05 năm nhiệm kỳ tới.
3. Suy tôn Hội đồng Chứng minh, suy cử Hội đồng Trị sự.
4. Thông qua dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến chương của Giáo hội.
5. Thông qua danh sách tấn phong hàng giáo phẩm.
6. Thông qua Nghị quyết Đại hội.
Điều 59. Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm: thành viên Hội đồng Chứng minh; ủy viên Hội
đồng Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo
hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh và các cơ sở tự viện, tổ chức của Giáo hội tại
nước ngoài.
Các quyết định được thông qua tại Đại hội với đa số đại biểu có mặt biểu
quyết tán thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến chương được quy định ở điều 84
Hiến chương. Chỉ có đại biểu chính thức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham
gia Đại hội mới được quyền biểu quyết. Đại hội hợp lệ phải có số lượng 2/3 tổng
số đại biểu được triệu tập.
Điều 60. Hội nghị Hội đồng Chứng minh do Đức Pháp chủ triệu tập ba lần
trong một nhiệm kỳ để kiểm điểm, sơ kết, tổng kết Phật sự của Giáo hội đã thi
hành; phê chuẩn chương trình hoạt động Phật sự trọng tâm của Giáo hội; suy cử
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh, Ban Giám luật, và các ban chuyên môn
của Hội đồng Chứng minh.
Trong trường hợp cần thiết, Đức Pháp chủ sẽ triệu tập Hội nghị Hội đồng
Chứng minh bất thường, do Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh chấp thuận
hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Chứng minh đề nghị.
Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh tổ chức họp mỗi năm một kỳ để
tổng kết hoạt động trong một năm qua và định hướng hoạt động cho năm tới. Thời
gian tương ứng với hội nghị Hội đồng Trị sự.
Điều 61. Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự và Hội nghị Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự do Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội triệu tập.20
Hội nghị thường niên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam có
nhiệm vụ tổng kết hoạt động Phật sự một năm qua; căn cứ nghị quyết của Đại hội,
thảo luận và ấn định chương trình hoạt động Phật sự trong năm tới; thảo luận và ấn
định thời gian Hội nghị Ban Thường trực của Giáo hội và những vấn đề về tổ chức,
nhân sự thuộc thẩm quyền của Hội đồng Trị sự; thông qua Nghị quyết Hội nghị.
Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có nhiệm vụ sơ kết công tác Phật sự
06 tháng đầu năm và chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động Phật sự 06 tháng cuối năm.
Thành phần tham gia và được quyền biểu quyết tại Hội nghị thường niên
Hội đồng Trị sự gồm có:
1. Thành viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
2. Trưởng, Phó Trưởng ban Thường trực các Ban, Viện Trung ương.
3. Các đại biểu chính thức đại diện các Ban, Viện Trung ương.
Điều 62. Khi cần thiết, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội sẽ triệu tập Hội
nghị bất thường do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên Hội đồng Trị sự đề nghị.
Thành phần Hội nghị bất thường, thể theo thành phần Hội nghị thường niên
Trung ương quy định ở điều 60 của Hiến chương.
Điều 63. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng
ban Ban Trị sự triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết các hoạt động trong 05 năm
qua; thảo luận, ấn định chương trình hoạt động trong 05 năm tới; suy tôn Chứng
minh Ban Trị sự, suy cử Ban Trị sự; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cấp tỉnh gồm: thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Ban Thường
trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh đối với các Ban trực thuộc
Ban Trị sự và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
Đại hội đại biểu cấp tỉnh quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp
lệ phải có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Giáo hội
Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh phải kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thực hiện theo Thông tư hướng dẫn của Ban
Thường trực Hội đồng Trị sự. Căn cứ kết quả Đại hội, Chủ tịch Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.
Điều 64. Hội nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh do Trưởng ban Ban
Trị sự triệu tập một năm 02 kỳ để sơ kết, tổng kết công tác Phật sự hàng năm và
được tổ chức trước khi diễn ra Hội nghị thường niên của Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam.
Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp tỉnh sẽ triệu tập Hội nghị bất
thường do Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành
viên Ban Trị sự đề nghị.21
Điều 65. Hội nghị Ban Trị sự cấp tỉnh giữa nhiệm kỳ do Trưởng ban Ban Trị
sự triệu tập, để sơ kết công tác Phật sự giữa nhiệm kỳ, bổ sung nhân sự khuyết vị.
Điều 66. Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do
Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện triệu tập 05 năm một kỳ để tổng kết công tác
hoạt động Phật sự trong 05 năm qua; Thảo luận, ấn định chương trình hoạt động
trong 05 năm tới; Suy cử Ban Trị sự cấp huyện; thông qua Nghị quyết Đại hội.
Đại biểu chính thức tham dự Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam
cấp huyện gồm: Thành viên Ban Trị sự và đại biểu theo sự phân bổ của Thường
trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện đối với các cơ sở tự viện
trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện.
Đại hội đại biểu quyết định theo đa số đại biểu có mặt. Đại hội hợp lệ phải
có số lượng 2/3 tổng số đại biểu được triệu tập. Đại hội đại biểu Phật giáo cấp
huyện được kết thúc trước Đại hội đại biểu Phật giáo cấp tỉnh và thực hiện theo
Thông tư hướng dẫn của Ban Trị sự cấp tỉnh. Căn cứ kết quả Đại hội, Trưởng Ban
Trị sự cấp tỉnh ban hành quyết định chuẩn y nhân sự.
Điều 67. Hội nghị Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện do
Trưởng ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện triệu tập hàng
tháng, hàng quý, 6 tháng và một năm một kỳ để kiểm điểm, hoạch định chương
trình hoạt động của từng quý và cả năm.
Khi cần thiết, Trưởng ban Ban Trị sự cấp huyện sẽ triệu tập Hội nghị bất
thường do Thường trực Ban Trị sự cấp huyện đề nghị hoặc 2/3 tổng số thành viên
Ban Trị sự đề nghị.
CHƯƠNG X
TẤN PHONG GIÁO PHẨM
Điều 68. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn danh sách tấn
phong hàng giáo phẩm Hòa thượng đối với các vị Thượng tọa và Ni trưởng đối
với các vị Ni sư tuổi đời từ 60 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 40 hạ lạp trở lên, có đạo
hạnh tốt, có công đức với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật
giáo Việt Nam và đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật.
Điều 69. Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam,
và Hội nghị thường niên Trung ương Giáo hội phê chuẩn tấn phong hàng giáo
phẩm Thượng tọa đối với các vị Đại đức và Ni sư đối với các vị Sư cô có tuổi đời
từ 45 tuổi trở lên, tuổi đạo từ 25 hạ lạp trở lên, có đạo hạnh tốt, có công đức
với đạo pháp và dân tộc, có đóng góp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đăng
ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 70. Thủ tục tấn phong hàng giáo phẩm do Ban Trị sự cấp tỉnh đề nghị
lên Ban Thường trực Hội đồng Trị sự để xét duyệt, đệ trình Ban Thường trực Hội
đồng Chứng minh phê chuẩn, được Hội nghị Trung ương Giáo hội, Đại hội
đại biểu Phật giáo toàn quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phê chuẩn tấn phong
bằng22
nghị quyết Hội nghị và nghị quyết Đại hội. Giáo chỉ tấn phong do Đức Pháp chủ
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký và có giá trị trọn đời.
Trong trường hợp đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh xem xét
phê chuẩn tấn phong giáo phẩm trước thời hạn trên cơ sở đề nghị của Ban Thường
trực Hội đồng Trị sự, trình Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành
giáo chỉ.
Các trường hợp đặc biệt được xét đặc cách tấn phong trước 3 năm theo Hạ lạp:
- Chư tôn đức Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
- Chư tôn đức là Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư ký; Trưởng Ban chuyên môn
Trung ương; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học; Viện trưởng Học viện Phật
giáo Việt Nam.
- Chư tôn đức là Trưởng ban Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
- Tăng Ni trụ trì các chùa thuộc vùng biên giới, hải đảo phải có thời gian trụ
trì từ 2 năm trở lên.
CHƯƠNG XI
TỰ VIỆN VÀ THÀNH VIÊN
Điều 71. Tự viện gồm: chùa, tổ đình, tịnh xá, thiền viện, tu viện, tịnh viện,
tịnh thất, niệm Phật đường là cơ sở tôn giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
dưới sự quản lý của các cấp Giáo hội.
Điều 72. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm:
1. Giáo phẩm: Giáo phẩm Tăng có Hòa thượng và Thượng tọa; Giáo phẩm
Ni có Ni trưởng và Ni sư.
2. Đại chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni; Sa di, Sa di Ni; Thức Xoa Ma Na, Tu nữ
hệ phái Nam tông.
3. Cư sĩ, Phật tử.
Điều 73. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền được đề cử
và được suy cử vào các cấp Giáo hội, có quyền thảo luận và biểu quyết công việc
của Giáo hội trong các kỳ Hội nghị hay Đại hội của Giáo hội, có nhiệm vụ chấp
hành Hiến chương, quy chế, nội quy và nghị quyết của Giáo hội.
Điều 74. Tín đồ Phật giáo Việt Nam là những người có niềm tin đối với Phật
pháp, thực hành theo giáo lý Đức Phật; những người yêu mến, kính ngưỡng đạo Phật.
Điều 75. Quản lý tự viện, sinh hoạt Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử được quy định
trong Quy chế Ban Tăng sự và Quy chế Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
CHƯƠNG XII
TÀI CHÍNH – TÀI SẢN
Điều 76. Tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có:23
1. Niên liễm do các thành viên đóng góp.
2. Tài chính do các Tăng Ni, Cư sĩ, Phật tử; tổ chức, cá nhân ở trong nước và
nước ngoài công đức, hiến cúng.
3. Tài chính do Giáo hội tự tạo.
Điều 77. Tài sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm động sản, bất động
sản và các quyền tài sản hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, bao gồm
nhưng không giới hạn bởi:
1. Giáo hội xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế, tiếp nhận tặng cho, công đức,
cúng dường, quyên góp hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
2. Các thành viên Tăng Ni, Cư sĩ, tín đồ Phật tử thuộc các tổ chức Giáo hội,
tổ chức Hội, Hệ phái Phật giáo qua các thời kỳ xây dựng, tạo mãi, hưởng thừa kế,
được Giáo hội bảo hộ và quản lý chung theo quy định của pháp luật.
3. Công trình tôn giáo, các tài sản hình thành và tài sản hình thành trong
tương lai gắn với các dự án gắn liền với quyền sử dụng đất được giao cho mục đích
tôn giáo do Giáo hội hoặc các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội đầu tư, tạo lập,
phát triển, quản lý theo quy định của pháp luật.
4. Các tài sản khác được tạo lập hợp pháp bởi Giáo hội, các tổ chức tôn giáo
trực thuộc Giáo hội.
5. Giáo sản được giải quyết căn cứ theo quy định chung của pháp luật về tài sản.
Điều 78. Tài sản của tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
1. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền sở
hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, tín đồ Phật tử, cá nhân trong nước và
nước ngoài tự nguyện tặng cho, công đức, cúng dường, quyên góp cho tổ chức tôn
giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tài sản riêng của tổ chức tôn giáo
trực thuộc và phải được tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý, sử dụng, định đoạt
đúng mục đích, phù hợp với giáo lý, quy định của Giáo hội và pháp luật.
3. Các tổ chức tôn giáo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nghĩa vụ
đóng góp tài sản cho hoạt động chung của Giáo hội theo quy định của Giáo hội là
Hội đồng Trị sự.
Điều 79. Tài sản của thành viên Giáo hội:
1. Thành viên Giáo hội có quyền sở hữu tài sản với tư cách công dân theo
quy định của pháp luật.
2. Tài sản hợp pháp do tổ chức, Cư sĩ, Phật tử, cá nhân trong nước và nước
ngoài tự nguyện tặng, cho, công đức, cúng dường riêng cho cá nhân thành viên
Giáo hội có xác nhận hợp pháp theo quy định của pháp luật thì thuộc sở hữu của
thành viên Giáo hội, và được sử dụng, định đoạt phù hợp với giáo lý, quy định của
Giáo hội, và pháp luật Nhà nước.24
3. Thành viên Giáo hội có nghĩa vụ đóng góp tài sản cho hoạt động chung
của Giáo hội theo quy định của cơ quan có thẩm quyền của Giáo hội.
4. Khuyến khích thành viên Giáo hội sử dụng tài sản riêng cho hoạt động
Phật sự và từ thiện xã hội.
CHƯƠNG XIII
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 80. Thẩm quyền, đối tượng xét khen thưởng – kỷ luật
1. Đối với cấp Trung ương: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự quyết định khen
thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Hội đồng Trị sự, ủy viên các Ban, Viện Trung ương,
ủy viên Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh, thành phố; và các tập thể, cá
nhân do Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành
phố đề nghị.
Chủ tịch Hội đồng Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban
khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự Trung ương; Trưởng ban Pháp
chế Trung ương; Trưởng ban Kiểm soát Trung ương; Tổng Thư ký; Phó Tổng Thư
ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.
2. Đối với cấp địa phương tỉnh, thành phố: Ban Thường trực Ban Trị sự quyết
định khen thưởng – kỷ luật đối với ủy viên Ban Trị sự, ủy viên các Ban chuyên môn
của Ban Trị sự; và các tập thể, cá nhân do cơ sở tự viện thuộc Ban Trị sự tỉnh, thành
phố đề nghị.
Trưởng ban Ban Trị sự là Trưởng ban chỉ đạo và ra quyết định thành lập Ban
khen thưởng – kỷ luật bao gồm: Trưởng ban Tăng sự; Trưởng ban Pháp chế; Trưởng
ban Kiểm soát; Chánh Thư ký; Phó Thư ký, Chánh Văn phòng; và các thành viên.
Điều 81. Hình thức khen thưởng
1. Tuyên dương công đức Phật Hoàng Trúc Lâm: do Hội đồng Trị sự quyết
định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, công đức to lớn đối
với đạo pháp và dân tộc.
2. Bằng Tuyên dương công đức: do Hội đồng Trị sự quyết định tặng cho các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, nhiều công đức đối với đạo pháp và dân tộc.
3. Bằng Công đức: do Ban, Viện Trung ương; Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh
quyết định tặng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc cho sự phát triển của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 82. Hình thức kỷ luật:
1. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam vi phạm giới luật, Hiến chương, Quy
chế, Nội quy của Giáo hội, tùy theo mức độ vi phạm, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật.
2. Thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam có hoạt động và hành vi làm tổn
hại đến thanh danh, đến sự hòa hợp, đến quyền lợi của Giáo hội hoặc các thành25
viên của Giáo hội, phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đến hòa bình,
độc lập, thống nhất của Tổ quốc, Giáo hội sẽ xử lý theo giáo luật và tùy mức độ vi
phạm, Giáo hội sẽ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý theo
pháp luật.
3. Thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị hạn chế quyền công dân
do vi phạm pháp luật thì đương nhiên mất tư cách là thành viên của Giáo hội.
4. Các thành viên bị khai trừ, sau khi hết thời gian kỷ luật, hối cải, có thể xin
gia nhập lại Giáo hội. Trường hợp bị hạn chế quyền công dân mà đã được phục hồi
quyền công dân thì có thể được xin phục hồi tư cách thành viên Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.
5. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời gian trong nhiệm kỳ.
CHƯƠNG XIV
HIỆU LỰC CỦA HIẾN CHƯƠNG VÀ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG
Điều 83. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn bản có giá trị
pháp lý cao nhất của Giáo hội.
Điều 84. Dự án sửa đổi Hiến chương do Ban Thường trực Hội đồng Trị sự
xây dựng và trình Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự
thẩm tường.
Điều 85. Dự án sửa đổi Hiến chương do Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua với 2/3 tổng số đại biểu Đại hội biểu quyết.
Điều 86. Nguyên tắc áp dụng:
Việc tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tự nguyện trên cơ sở chấp hành
tuyệt đối quy định của Hiến chương và Nội quy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Các quyền, nghĩa vụ của thành phần thuộc Giáo hội đúng với giáo lý, Hiến
chương và Nội quy của Giáo hội, nhưng bị cấm hoặc hạn chế so với quy định pháp
luật thì áp dụng theo quy định của pháp luật.
Các hành vi không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế thì các thành phần thuộc
Giáo hội được thực hiện nhưng phải phù hợp với giáo lý, Hiến chương và Nội quy
của Giáo hội.
Các thành phần không tự nguyện tuân thủ quy định của Giáo hội thì thực
hiện thủ tục khai trừ, chấm dứt là thành phần thuộc Giáo hội, và không bắt buộc
phải áp dụng quy định của Giáo hội kể từ ngày chính thức chấm dứt tư cách là
thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Điều 87. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam gồm có: Lời nói đầu, 14
chương và 87 điều.
Hiến chương sửa đổi lần thứ VII được xây dựng trên cơ sở kế thừa những ưu
việt của Hiến chương đầu tiên được Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt
Nam cả nước nhất trí thông qua năm 1981, được tu chỉnh lần thứ nhất tại Đại hội26
đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ II năm 1987; lần thứ hai tại Đại hội đại biểu Phật
giáo toàn quốc kỳ III năm 1992; lần thứ ba tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc
kỳ IV năm 1997; lần thứ tư tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VI năm
2007; lần thứ năm tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VII năm 2012; lần
thứ sáu tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc kỳ VIII năm 2017.
Hiến chương được chính thức thông qua tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn
quốc Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027 vào ngày 29
tháng 11 năm 2022.
Hiến chương có giá trị thi hành sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chấp thuận bằng văn bản./.