CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2024 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Số kí hiệu CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2024 CỦA GHPGVN
Ngày ban hành 14/01/2024
Thể loại Hội Nghị Tổng Kết Trung Ương Giáo Hội Năm 2023
Lĩnh vực TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI NĂM 2023
Cơ quan ban hành HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Người ký BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS

Nội dung

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ

CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ
NĂM 2024 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2022 - 2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam, báo cáo tổng kết công tác hoạt động Phật sự năm 2023 và chương trình hoạt động năm 2024 của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh thành, chương trình hoạt động Phật sự năm 2024 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam được hoạch định như sau:
I. VỀ MẶT TỔ CHỨC VÀ HÀNH CHÍNH
1. Triển khai Nghị quyết Hội nghị Kỳ 3 khóa IX Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
2. Tiếp tục Triển khai Nghị Quyết Đại hội IX và Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2022 - 2027 của GHPGVN.
3. Triển khai Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII.
4. Triển khai Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; Quy chế hoạt động của 13 Ban, Viện TƯGH, Quy chế Ban Quản trị cơ sở Tự viện nhiệm kỳ IX (2022 - 2027).
5. Tiếp tục Tiến hành số hóa công tác hành chánh Văn phòng của Giáo hội.
6. Thường xuyên trao đổi thông tin, hợp tác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với các tổ chức Phật giáo quốc tế, Hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài.
7. Từng bước triển khai Đề án tổng thể Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025.
8. Thúc đẩy tiến độ triển khai xây dựng Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại huyện Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Hỗ trợ các Ban, Viện Trung ương, Phân ban, Phân viện triển khai thực hiện các hoạt động Phật sự theo chương trình đã dự kiến.
10. Giao ban Thư ký Hội đồng Trị sự nghiên cứu các vấn đề được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành đặt ra tại các Hội nghị giao ban, đề xuất biện pháp giải quyết trình Ban Thường trực HĐTS chỉ đạo thực hiện; tiếp tục thực hiện công tác giao ban để chia sẻ thông tin, kịp thời tháo gỡ vướng mắc của địa phương.
11. Giao Ban Thư ký chuẩn bị kế hoạch, nội dung cho công tác tổ chức Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, sơ kết công tác Phật sự 6 tháng đầu năm 2024 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
II. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN, VIỆN TRUNG ƯƠNG
1. Ban Tăng sự
1.1. Phổ biến Quy chế Ban Tăng sự Trung ương nhiệm kỳ 2022 – 2027 và triển khai Quy chế Ban Quản trị cơ sở tự viện.
1.2. Hỗ trợ Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tiến hành tổ chức Đại Giới đàn như đã đăng ký.
1.3. Tiếp tục duyệt xét cấp giấy chứng nhận Tăng Ni, Chứng điệp thụ giới cho Tăng Ni; chứng nhận Tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer.
1.4. Quan tâm hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer, Nam tông Kinh và các Hệ phái thực hiện có kết quả chương trình hoạt động Phật sự đã đề ra.
1.5. Tổ chức Hội nghị chuyên đề Tăng sự tại phía Bắc và phía Nam. Thời gian dự kiến trước An cư Kết hạ Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024.
1.6. Tổ chức đoàn thăm, làm việc, giao ban với Ban Tăng sự tỉnh, thành theo từng cụm tỉnh, thành:
- Tại Văn phòng 1: Tp. Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Yên Bái.
- Tại Tp. Hải Phòng: Thái Bình, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn.
- Tại tỉnh Ninh Bình (Chùa Bái Đính): Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Tại Tp. Đà Nẵng: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
- Tại Lâm Đồng: các tỉnh Tây Nguyên.
- Tại tỉnh Bình Dương: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đắk Nông.
- Tại Văn phòng 2 Trung ương: Bình Thuận, Ninh Thuận, Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành miền Tây.
1.7. Hỗ trợ hoạt động Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN trong điều kiện khả thi.
1.8. Sơ kết các hoạt động của Ban Tăng sự 6 tháng đầu năm 2024.
2. Ban Giáo dục Phật giáo
2.1. Đúc kết việc thực hiện giảng dạy bằng hình thức trực tuyến tại các Học viện và một số trường Trung cấp, có phương hướng kế hoạch việc tổ chức và điều hành giảng dạy trực tuyến, bước đầu xây dựng giáo án điện tử cho chương trình đào tạo các cấp để nâng cao hiệu quả đào tạo.
2.2. Thúc đẩy các Học viện trong việc định hướng phát triển về chương trình đào tạo hệ Đại học và Hệ Sau Đại học. Xúc tiến việc đồng bộ chương trình đào tạo ở cấp Cử Nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học tại các Học viện, đúc kết thành quả đào tạo chương trình Sau Đại học Phật giáo.
2.3. Nối kết giao lưu các cơ sở Giáo dục Phật giáo trong cả nước, kịp thời có ý kiến chỉ đạo với lãnh đạo cơ sở Giáo dục Phật giáo các tỉnh thành, đặc biệt thường xuyên quan tâm, tạo mối quan hệ gắn bó giúp đỡ các lớp Sơ cấp, Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được phát triển tốt.
2.4. Lên kế hoạch và thành lập Đoàn công tác Giáo dục Phật giáo làm việc các cơ sở giáo dục đào tạo Phật giáo tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam về việc đồng bộ chương trình đào tạo, thi tuyển đầu vào, thi tốt nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
2.5. Thành lập Ban Bảo trợ “Quỹ Học bổng Trần Nhân Tông” để khích lệ, hỗ trợ  Tăng Ni sinh xuất sắc, giúp đỡ Tăng Ni sinh có hoàn cảnh đặc biệt, tạo đội ngũ kế thừa có tài đức cho Giáo hội.
2.6. Tổ chức “Khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Sư phạm” vào trung tuần tháng 4/2024 cho Giáo thọ, Giảng viên các trường Trung cấp Phật học trong cả nước.
2.7. Tổ chức “Khóa Bồi dưỡng Nội điển và đánh giá Giáo trình Trung cấp Phật học” vào khoảng tháng 6/2024.
2.8. Tổ chức tổ chức “Khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ Hành chánh – Đào tạo” vào khoảng tháng 9/2024.
3. Ban Hoằng pháp
3.1. Tiếp tục triển khai Chương trình hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội và thực hiện 12 Phật sự trọng tâm của Ban Hoằng pháp Trung ương nhiệm kỳ IX 2022 – 2027.
3.2. Tiếp tục triển khai 5 nội dung nhiệm vụ và 3 chức năng Hoằng pháp theo chỉ đạo của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch tại Chùa Từ Đàm – TP. Huế và chùa Pháp Lâm TP. Đà Nẵng.
3.3. Phối hợp cùng tổ Thông tin Tuyên truyền Văn phòng Trung ương Giáo hội tổ chức khóa tập huấn dài hạn “Ứng dụng Công nghệ Thông tin trong công tác Quản trị - Hoằng pháp”.
3.4. Tiếp tục triển khai chương trình thuyết giảng tại các đạo tràng tu học trong cả nước, theo tinh thần Nghị quyết của điểm thứ 4 về phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022-2027) của Trung ương Giáo hội.
3.5. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo Cao – Trung cấp Giảng sư tại 2 cơ cở chùa Hòa Khánh TP. Hồ Chí Minh và chùa Vạn Phúc TP. Hà Nội.
3.6. Phối hợp cùng Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương tổ chức thuyết giảng cho các khóa tu thanh thiếu niên, khóa tu mùa hè và hội trại tuổi Phật giáo.
3.7. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình Hoằng pháp tại các vùng dân tộc nhằm đạt hiệu quả cao nhất theo tinh thần tại Hội nghị Chuyên đề Ban Hoằng pháp Trung ương ngày 7/4/2023 tại Thiền viện Quảng Đức quận 3 TP. HCM.
3.8. Triển khai Tọa đàm - Hội thảo tại một số tỉnh thành có điều kiện.
3.9. Tổ chức Khoá tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp tại Tu viện Khánh An TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành có điều kiện.
3.10. Trao đổi với Hệ phái và Ban Trị sự tỉnh thành có các vị giảng sư thuyết giảng vi phạm quy tắc thuyết giảng và có nội dung phân biệt hệ phái, pháp môn tu tập làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết của các sơn môn hệ phái và tôn giáo bạn.
3.11. Mỗi quý, Ban Hoằng pháp TƯ tổ chức họp trực tuyến giao ban với các thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp các tỉnh thành;
3.12. Chiêu sinh đào tạo Cao – Trung cấp Giảng sư Khóa XIII (2024 - 2027) và đào tạo từ xa dành cho Tăng Ni trụ trì.
3.13. Tiếp tục phát huy hiệu quả đề án “Hoằng pháp Online” thu hình tọa đàm, thuyết giảng tại các phim trường ảo, giảng pháp online và tổ chức các khóa tu online.
3.14. Kết hợp các tỉnh thành tổ chức nhiều khóa tập huấn Hoằng pháp viên, (online và trực tiếp khi có đủ điều kiện), đẩy mạnh chương trình Trụ trì hoằng pháp.
3.15. Tiếp tục phát huy hiệu quả diễn đàn học Phật online và tiếp tục tổ chức nhiều khóa tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ Hoằng pháp kỹ thuật số cho Tăng Ni trẻ đã tốt nghiệp các khóa đào tạo và Ban Hoằng pháp các tỉnh thành để tiếp tục phát huy chương trình Hoằng pháp online.
3.16. Biện soạn giáo trình thuyết giảng mang tính thống nhất dành cho các Giảng sư Ban Hoằng pháp Trung ương.
3.17. Triển khai phổ biến 09 quy tắc thuyết giảng.
4. Ban hướng dẫn Phật tử
4.1. Giải quyết các công tác Phật sự còn tồn đọng năm 2023.
4.2. Lên kế hoạch tổ chức khóa Bồi dưỡng chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử các tỉnh, thành miền Trung và miền Bắc.
4.3. Ban HDPT Trung ương khu vực miền Bắc tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia với chủ đề “Phát huy tinh thần Phụng đạo, Yêu nước, Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam thời kỳ Lý, Trần” vào tháng 3 năm 2024.
4.4. Ban HDPT Trung ương khu vực phía Bắc lên kế hoạch đến thăm và làm việc với BHDPT các tỉnh thành khu vực phía Bắc dự kiến vào đợt An cư kết hạ năm 2024.
4.5. Phân ban Cư sĩ Phật tử soạn thảo các tài liệu cho các mô hình sinh hoạt thuộc lĩnh vực CSPT đệ trình Ban HDPT Trung ương; Khảo sát thống kê các mô hình sinh hoạt và số liệu cụ thể và chính xác nhất để báo cáo cho Ban HDPT Trung ương.
4.6. Phân ban Gia đình Phật tử có kế hoạch tổ chức Hội thảo Ngành Thanh kết hợp thăm và làm việc các Đơn vị GĐPT Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định.
4.7. Phân ban Thanh thiếu nhi Phật tử tiếp tục tổ chức Hội trại Tuổi trẻ & Phật giáo lần 14, chủ đề “Đông Tây hội ngộ” dành cho 19 tỉnh thành Miền Đông và Miền Tây Nam bộ.
4.8. Phân ban Phật tử Dân tộc tiếp tục thăm, gặp gỡ trao đổi với Ban Trị sự, Ban Hướng dẫn Phật tử và lãnh đạo chính quyền các tỉnh thành.
4.9. Phân ban Phật tử Hải ngoại Trung ương và các Đạo tràng Phật tử trên thế giới tiếp tục tổ chức khóa tu trực tiếp và Online cho Phật tử vào các dịp lễ lớn của Phật giáo: Phật đản, Vu lan, Phật thành đạo, sinh hoạt tu học định kỳ...
4.10. Phân ban Đặc trách đạo tràng Phật tử lập kế hoạch tổ chức khóa tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về việc quản lý, thành lập Đạo tràng Phật tử cho chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử trong Phân ban.
4.11. Phân ban Phật tử chuyên nghiệp phối hợp và hỗ trợ Ban HDPT Trung ương khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo chủ đề “Phát huy tinh thần Phụng đạo, Yêu nước, Hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam thời kỳ Lý, Trần”.
4.12. Tiểu ban Phật tử Nam tông Khmer Phối hợp với Ban Hướng dẫn Phật tử cấp tỉnh và cấp huyện cũng như các cơ sở tự viện xây dựng chương trình hoạt động sinh hoạt cho các em Phật tử Khmer.
5. Ban Nghi lễ
5.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX.
5.2. Triển khai, phổ biến Hiến chương GHPGVN tu chỉnh lần thứ VII và Quy chế Ban Nghi lễ Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027.
5.3. Tổ chức các Hội nghị, tọa đàm chuyên ngành Nghi lễ Phật giáo.
5.4. Triển khai Giáo trình Nghi lễ cho các Trường Phật học trong toàn quốc.
5.5. Phối hợp với Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương và tỉnh, thành cử các vị trong Ban Nghi lễ đủ năng lực giảng dạy tại các trường Phật học, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay.
5.6. Bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chuyên nghành Nghi lễ cho các thành viên.
5.7. Tiếp tục thực hiện đề án Việt hóa Nghi lễ trong thời gian tới.
5.8. Tăng cường hiệu quả làm việc của Văn phòng Ban Nghi lễ Trung ương mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao.
6. Ban Văn hóa
6.1. Tiếp tục thực hiện sâu rộng Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần IX “…nhằm xây dựng nền văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, đưa kết quả 4 đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị Văn hóa Phật giáo Việt Nam…”.
6.2. Tiếp tục phối hợp với các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, các Hệ phái Phật giáo, các tổ chức xã hội ký kết và lan tỏa kết quả nghiên cứu của các đề án Ngôn ngữ, Pháp phục, Trụ kinh Chuyển Pháp Luân, Biểu tượng kiến trúc chung đã được Hội đồng Trị sự đã phê chuẩn và triển khai, xây dựng bộ quy chuẩn về Kiến trúc, Di sản trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng tại các tỉnh/thành, 4 Học viện Phật giáo và tự viện của các Hệ phái.
6.3. Biên tập sách giới thiệu về đề án ngôn ngữ và pháp phục đã được Hội đồng Trị sự phê chuẩn bằng hai ngôn ngữ Anh và Việt, làm tặng phẩm trong Đại lễ Vesak năm 2025, nhằm giới thiệu nét đặc trưng về nghi lễ và pháp phục thống nhất của Phật giáo Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
6.4. Phối hợp với các tổ chức xã hội, các nhạc sĩ tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc Phật giáo về Vesak để lựa chọn bài hát chung trong Đại lễ Vesak 2025 sắp tới, đồng thời làm giàu kho tàng âm nhạc của Phật giáo Việt Nam.
6.5. Đệ trình Hội đồng Trị sự thẩm định, phê chuẩn và lan tỏa hai bộ nhận diện về Phật đản và Vu lan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
6.6. Tổ chức triển khai thực hiện đề án Trung tâm Văn hóa Phật giáo Việt Nam, khu vực Tây Nam bộ ở Quán Âm Phật Đài tỉnh Bạc Liêu đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự cho phép.
6.7. Tiếp tục xây dựng và đề nghị Hội đồng Trị sự phê duyệt đề án và quy hoạch Trung tâm Văn hóa Phật giáo Phật giáo Việt Nam các khu vực nhằm bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam.
6.8. Biên tập và sáng tác cuốn sách “Phát huy giá trị văn hóa phi vật thể Phật giáo thời Trần ở Việt Nam hiện nay”.
6.9. Phối hợp với các tổ chức xã hội tổ chức sáng tác và biểu diễn các ca khúc, nhạc phẩm, các thước phim truyền tải những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức và lối sống tốt đẹp của Phật giáo Việt Nam, góp phần đem đạo vào đời, làm sáng đạo trong đời.
6.10. Tham mưu cho Hội đồng Trị sự phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam và các tổ chức xã hội đồng tổ chức Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Phật học viện Đồng Dương” tại Quảng Nam.
6.11. Phối hợp, hướng dẫn các địa phương tổ chức trọng thể, thành kính, an toàn và tiết kiệm các Lễ hội: Cầu an đầu xuân, lễ hội truyền thống, lễ hội Phật Đản, Phật Thành đạo, lễ hội Vu Lan…
6.12. Tiếp tục sưu tầm và sáng tác các mẫu hoành phi, câu đối bằng tiếng Việt, in thành sách để lan tỏa và ứng dụng trong các ngôi tự viện.
6.13. Phối hợp với Ban Trị sự tỉnh Nghệ An tổ chức công diễn ra mắt những ca khúc, nhạc phẩm Phật giáo Việt Nam tại Chùa Đại Tuệ, trong dịp lễ hội Khai bút đầu xuân năm Giáp Thìn.
6.14. Phối hợp với Ban Trị sự tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ hội Thắp sáng tri ân mùa Vu lan năm 2024 tại Quán Âm Phật Đài tỉnh Bạc Liêu.
6.15. Phối hợp với các Ban, Viện của Giáo hội và các tổ chức xã hội xây dựng mô hình văn hóa: “Lấy văn hóa lan tỏa văn hóa”; tạo nguồn cân đối thu chi cho các hoạt động Phật sự, thường xuyên của Ban.
6.16. Tổ chức chuyến hành hương về đất Phật (Tứ động tâm) tại Ấn Độ vào quý I năm 2024, tìm hiểu cội nguồn Đạo Phật, tham dự lễ cắt băng khánh thành ngôi tịnh liêu tri ân và lưu danh Đức đệ nhất Pháp chủ Thích Đức Nhuận (1897-1993) theo lời mời của Hòa thượng Thích Huyền Diệu trụ trì An Nam Phật Quốc Tự tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
6.17. Phối hợp với các tổ chức xã hội số hoá 3D - 100 ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam, nhằm bảo tồn, phát huy, giới thiệu giá trị đặc trưng về kiến trúc, di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam đến cộng đồng trong và ngoài nước.
6.18. Tăng cường ứng dụng công nghệ điện tử trong công tác thông tin và hội họp, nhằm phát huy hiệu quả công tác truyền thông về những giá trị văn hoá Phật giáo Việt đến với quảng đại quần chúng và công tác điều hành Phật sự.
6.19. Duy trì chế độ hội họp, thông tin liên lạc và công tác Phật sự chuyên đề. Thực hiện các hoạt động khác theo sự phân công của Hội đồng Trị sự.
7. Ban Kinh tế Tài chính:
7.1. Phổ biến Quy chế hoạt động Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ IX (2022 - 2027).
7.2. Triển khai các hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính Trung ương.
7.3. Vận động tài chánh cúng dàng các hoạt động của Trung ương Giáo hội.
 8. Ban Từ thiện Xã hội:
8.1. Thăm và phát quà từ thiện cho một số tỉnh, thành khu vực miền Bắc.
8.2. Tiếp tục lên kế hoạch thăm và làm việc với các tỉnh thành miền Trung.
8.3. Củng cố và nhân rộng hệ thống Tuệ Tĩnh Đường, phòng phát thuốc Đông, Tây y tại các tỉnh thành, quận, huyện trong cả nước.
8.4. Tiếp tục vận động Tăng Ni và Phật tử thành lập Bệnh viện Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
8.5. Hỗ trợ Tăng Ni, Phật tử thành lập trường dân lập, trường mần non, mẫu giáo, lớp học tình thương, trung tâm dạy nghề, nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật (nếu có yêu cầu), phát triển bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương.
8.6. Tổ chức Hội thảo chuyên đề về công tác từ thiện xã hội.
8.7. Tổ chức các hoạt động gây quỹ cho công tác từ thiện xã hội.
8.8. Vận động Tăng Ni, Phật tử, các tổ chức, các doanh nghiệp, doanh nhân chẳng những phát tâm hỗ trợ hơn nữa về công tác từ thiện, tịnh tài, tặng phẩm có tổ chức thống nhất mà còn phát tâm hỗ trợ mặt bằng để xây dựng Trung tâm từ thiện Xã hội Trung ương và các tỉnh thành, xứng tầm với một tôn giáo gắn kết và đồng hành với dân tộc.

9. Ban Phật giáo Quốc tế
9.1. Về mặt tổ chức: Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Ban, Viện Trung ương, các Ban Trị sự và Ban Phật giáo Quốc tế trong công tác quan hệ Quốc tế, các Ban Trị sự có điều kiện và yêu cầu cần thành lập Ban Phật giáo Quốc tế tại các địa phương. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Phật giáo Quốc tế.
9.2. Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, các Ban, Bộ ngành Trung ương, địa phương Tp. Hồ Chí Minh về việc xin đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại Tp. Hồ Chí Minh.
9.3. Tích cực kết nối với các cá nhân và tổ chức Phật giáo ở các nước như Đức, Na-Uy (Châu Âu), Ấn Độ, Tích Lan (Nam Á), Lào, Thái Lan, Campuchia (Đông Nam Á), Hàn Quốc, v.v…
9.4. Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo quốc tế, tổ chức các đoàn đi hoằng pháp, tết Nguyên Đán, tổ chức Vu lan 2024,… tại các nước như Nga, các nước Đông Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
9.5. Tiếp tục thiết lập chặt chẽ mối quan hệ ngoại giao với Lào, Campuchia, các nước cộng đồng Phật giáo trong khu vực và trên thế giới.
10. Ban Pháp chế
10.1. Tiếp tục triển khai, phổ biến Quy chế Ban Pháp chế Trung ương nhiệm kỳ IX.
10.2. Phối kết hợp với Ban Tăng sự, Ban Kiểm soát Trung ương, 02 Văn phòng
Trung ương Giáo hội trong việc tham mưu, góp ý, xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Tăng Ni, Phật tử.

10.3. Hỗ trợ Ban Pháp chế các tỉnh, thành trong công tác chuyên ngành Pháp chế của Giáo hội. Tiếp tục tham gia chia sẻ chuyên đề về Pháp chế đến các khóa bồi dưỡng Trụ trì, nghiệp vụ hành chính tại các tỉnh thành, quận huyện.
10.4. Tham gia các hoạt động Phật sự của Trung ương Giáo hội. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến, tham mưu đề xuất những vấn đề chuyên môn Pháp chế đến Ban Thường trực HĐTS và 02 Văn phòng TƯGH.
10.5. Tăng cường hiệu năng làm việc của Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương.
10.6. Tổ chức họp giao ban giữa Ban Pháp chế Trung ương với Ban Pháp chế các tỉnh, thành phố theo từng cụm khu vực.
10.7. Tham gia Hội nghị giao ban với giữa 02 Văn phòng TƯGH với Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành.
10.8. Tổ chức Khóa bồi dưỡng chuyên môn dành cho các Phân ban trực thuộc Ban Pháp chế Trung ương.
10.9. Đề xuất lên Ban Thường trực HĐTS, thành lập Tổ Tư vấn Pháp lý thuộc Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
10.10. Dự kiến thành lập Tiểu ban Pháp chế Phật giáo Nam Tông Kinh, và các Tiểu ban khác liên quan.
10.11. Thành lập Tổ Thi đua khen thưởng thuộc Ban Pháp chế Trung ương.
11. Ban Kiểm soát
11.1. Triển khai việc học tập Hiến chương tu chỉnh lần thứ VII và phổ biến Quy chế hoạt động Ban Kiểm soát Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027.
11.2. Phối kết hợp với Ban Tăng sự để rà soát và đề xuất với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Văn phòng Thường trực giải quyết một số vụ việc liên quan đến Tăng Ni, Tự viện; tham mưu với chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương GHPGVN trong giải quyết các công tác Phật sự theo quy định của Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước.
11.3. Đối với những vấn đề quan trọng trong quản lý, điều hành của Trung ương Giáo hội, Ban Kiểm soát Trung ương phối kết hợp với Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, Văn phòng Trung ương Giáo hội để nghiên cứu, đề xuất giải pháp giải quyết theo quy định.
11.4. Kịp thời báo cáo với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Lãnh đạo Giáo hội những vấn đề phát sinh trong quản lý, điều hành của các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương.
11.5. Từng bước tăng cường hiệu năng làm việc của Văn phòng Ban Kiểm soát Trung ương mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn cao.
12. Ban Thông tin Truyền thông
12.1. Tăng cường sản xuất tin, bài về công tác Phật sự trong nước và quốc tế, bám sát các hoạt động Phật sự của Giáo hội; các chỉ đạo của HĐTS và của các Ban, Ngành Giáo hội trên các kênh, các phương thức truyền thông do Ban trực tiếp tổ chức nội dung và đôn đốc đơn vị truyền thông trực thuộc Ban, hoặc của Giáo hội trong việc cập nhật tin bài nhanh, chuyên nghiệp, đúng trọng tâm.
12.2. Phối hợp cùng hệ thống báo chí, các trang mạng xã hội đẩy mạnh truyền thông và đưa tin về các hoạt động tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568 - DL.2024 tại chùa Quán Sứ trụ sở TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như khắp các tỉnh, thành trong cả nước (bao gồm cả tin tức về các chuyến đến thăm, chúc mừng của các cơ quan, ban ngành trong và ngoài nước dành cho GHPGVN).
12.3. Đưa tin về các hoạt động của Tăng Ni, Phật tử mùa an cư kết hạ PL.2568 tại các trường hạ trong cả nước; Các ngày lễ Kỷ niệm khác của Phật giáo và Giáo hội.
12.4. Tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Vu Lan – Đạo hiếu – Dân tộc năm 2024”, dự kiến lần đầu tiên được tổ chức tại Khu vực phía Nam, truyền hình trực tiếp cả nước vào khoảng tháng 8 năm 2024.
12.5. Ban TTTT TƯ GHPGVN tiếp tục hợp tác sản xuất và công chiếu chương trình Ký sự Linh Thiêng Thiền Môn Sử Việt.
12.6. Chú trọng công tác thông tin truyền thông các chương trình gắn bó giữa Phật giáo và môi trường, chương trình an sinh xã hội trong các hoạt động của Giáo hội, Ban Trị sự, cơ sở tự viện, Tăng Ni và tín đồ Phật giáo.
12.7. Các ấn phẩm do Ban TTTT TƯ GHPGVN trực tiếp thực hiện sẽ chú trọng công tác xây dựng nội dung, bám sát các hoạt động Phật sự của Giáo hội và các sự kiện của Phật giáo như Phật Đản, An cư Kết hạ, Vu Lan…
12.8. Cổng thông tin Phật giáo phatgiao.org.vn, Tạp chí NCPH điện tử, Phật sự OnLine… tập trung xây dựng nội dung và đa dạng hóa các phương thức tiếp cận bạn đọc thông qua xây dựng các mạng xã hội như Tiktok, Youtube, v.v…
12.9. Kênh PSOL tập trung trọng tâm về các chương trình truyền hình trực tuyến, các sự kiện Phật giáo, tổ chức khóa tu, thuyết giảng online trên các trang mạng xã hội như Face Book – Fanpage, Youtube và Youku….
12.10. Tạp chí NCPH điện tử tổ chức nội dung theo tôn chỉ là kênh thông tin khoa học và ứng dụng Phật giáo trong công tác nghiên cứu, tu học của Tăng Ni, tín đồ, sinh viên, các nhà nghiên cứu. Đăng tải các thông tin trao đổi, nghiên cứu học thuật về Phật giáo v.v…
13. Viện - Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
13.1. Biên tập và ấn hành Tam tạng Thánh điển PGVN: Viện sẽ đẩy mạnh việc xuất bản TTTĐPGVN với các dịch phẩm do các vị Trưởng lão tiền bối đã dịch hoặc các Trung tâm và cá nhân đang dịch đã dàn trang rồi. Trong 6 tháng sẽ ra đời được 3 tập thuộc Luật tạng, 2 tập thuộc Kinh tạng và bộ Bản duyên 5 tập.
13.2. Hội thảo: Viện sẽ kết hợp với Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức hội thảo “Văn học Phật giáo 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu” vào quý I năm 2024.
          - Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo sẽ tổ chức hội thảo: “Phật giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo tại Việt Nam: Cơ hội hợp tác và thách thức” tại chùa Di Đà (thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) trong quý 1 năm 2024.
          - Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới sẽ kết hợp trường Đi hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn của Đi hc Quốc gia Hà Ni tổ chức Hội tho “Tinh thn nhp thế của Nữ gii Phật giáo Vit Nam Xưa và Nayti Hà Nội, dkiến vào ngày 19/01/2024.
13.3. Xuất bản sách
          Một số đầu sách do các Trung tâm dịch thuật đang được biên tập. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2024 có khoảng 20 đầu sách được xuất bản. 
13.4. Hoạt động của Phân viện
          - Phân viện tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mà Hội đồng Trị sự đề ra là: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam”.
          - Phân viện sẽ tập trung nghiên cứu, phiên dịch, ấn tống và phát hành các tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên nghiệp.
          - Phân viện sẽ liên kết phối hợp với các trung tâm, Viện nghiên cứu về triết học, tôn giáo, Phật học để hợp tác và trao đổi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dịch thuật, biên dịch trở thành địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, Tăng Ni, Phật tử muốn nâng cao trình độ Phật học tìm hiểu, tra cứu và nghiên cứu.
          - Tạp chí Nghiên cứu Phật học tiếp tục tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí rộng rãi, góp phần thúc đẩy các hoạt động truyền bá chính pháp, phát triển rộng khắp và có chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phổ biến tri thức Phật học tới độc giả trong nước và quốc tế.
          - Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, công bố và lan tỏa giá trị học thuật đạt được đến đông đảo Tăng Ni, Phật tử, các cá nhân, tổ chức có cùng định hướng.
14. Công tác ích nước lợi dân:
Tiếp tục vận động Tăng Ni, Phật tử phát huy tinh thần “Kính Phật - Phụng đạo - Yêu nước”, phát huy truyền thống đoàn kết hòa hợp, tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, văn hóa giao thông, xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn khu dân cư, tham gia chương trình quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu, góp phần xây dựng, phát triển xã hội Việt Nam theo mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
III. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN:
  •  Tăng cường hiệu năng làm việc và liên hệ chặt chẽ giữa Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban, Viện Trung ương Giáo hội và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp.
  •  Theo dõi tình hình, đôn đốc, kiểm tra hoạt động Phật sự ở các cấp Giáo hội, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, đối chiếu kế hoạch 5 năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để đảm bảo và hoàn thành công tác Phật sự nhiệm kỳ IX (2022 - 2027) mà Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc đã đề ra.
  •  Hỗ trợ, góp ý các Ban, Viện Trung ương Giáo hội triển khai, thực hiện các công tác Phật sự có liên quan phù hợp với Hiến chương Giáo hội, Quy chế Ban, Viện Trung ương và Pháp luật Nhà nước.
  •  Phối hợp công tác chặt chẽ giữa Ban Thường trực, các Ban chuyên môn và hai Văn phòng Trung ương Giáo hội để thực hiện các thông tin liên lạc giữa Trung ương Giáo hội và địa phương; kịp thời báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đối với tình hình hoạt động của các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các cấp; đề xuất phương thức giải quyết, chú trọng đến các khó khăn, vướng mắc mới nảy sinh có thể làm ảnh hưởng đến kỷ cương, ổn định phát triển bền vững của Giáo hội Phật giáo Việt Nam./.
­­­
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây