BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2023 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Số kí hiệu ​​​​​​​BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2023
Ngày ban hành 14/01/2024
Thể loại Hội Nghị Tổng Kết Trung Ương Giáo Hội Năm 2023
Lĩnh vực TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI NĂM 2023
Cơ quan ban hành HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
Người ký BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS

Nội dung

 
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2024
 

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ
NĂM 2023 CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
                                                                                                               

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch…….
Kính thưa…….
Thay mặt Ban Thư ký Hội đồng Trị sự, chúng tôi xin trình bày công tác Phật sự năm 2023 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Kể từ ngày Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp đến nay, y cứ Nghị quyết và Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022 - 2027) của Giáo hội, trong năm 2023, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã triển khai nhiều công tác Phật sự và đạt được nhiều thành quả, như triển khai Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII; tổ chức hội nghị lần thứ 2 khóa IX Hội đồng Trị sự; sinh hoạt hành chính Giáo hội, Hội nghị giao ban; Hội nghị Ban Thư ký ABCP, Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Phật giáo ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam; Thông tư tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư Kết hạ PL. 2567; Hướng dẫn Tăng Ni, các cơ sở Tự viện phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các Lễ hội nhân dịp Tết cổ truyền xuân Quý Mão (2023); Tham dự Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc tại Thái Lan; tổ chức Hội thảo và Đại Lễ tưởng niệm lần thứ 60 Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo; Thăm viếng và làm việc với các Hội Phật tử Việt Nam tại nước ngoài; đón tiếp các tổ chức Quốc tế, tổ chức Phật giáo nước ngoài thăm hữu nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiều Phật sự quan trọng khác. Đặc biệt, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã thông qua Quy chế hoạt động Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện, Quy chế Ban Quản trị Tự viện; Chuẩn y nhân sự và Quy chế hoạt động 13 Ban, Viện Trung ương, Phân ban Ni giới Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ IX (2022 - 2027).
Trên tinh thần trách nhiệm của từng thành viên trong toàn Giáo hội, chương trình hoạt động Phật sự năm 2023 - năm thứ nhất nhiệm kỳ IX của Giáo hội từ phạm vi xây dựng, củng cố cơ sở Trung ương, địa phương cho đến hoạt động chuyên ngành của Giáo hội đều đạt kết quả tốt đẹp, đã khẳng định vị thế của GHPGVN đối với dân tộc, tạo được uy tín, niềm tin đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cộng đồng Phật giáo thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động Phật sự vẫn còn những khó khăn, hạn chế và tồn đọng, nhất là trong năm đầu tiên nhiệm kỳ mới của Giáo hội.
II. CÁC PHẬT SỰ VÀ THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA GHPGVN
A. VỀ MẶT TỔ CHỨC
1. Phổ biến các văn kiện của Đại hội:

Văn phòng Trung ương Giáo hội đã có văn bản hướng dẫn triển khai các văn kiện Đại hội IX, Nghị quyết Đại hội, chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2022 - 2027 Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại lão Hòa thượng Pháp chủ GHPGVN đã ký Quyết định số 05/QĐ.HĐCM ngày 27/12/2022 phê chuẩn 3.346 Tăng Ni được tấn phong giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư tại Đại hội IX GHPGVN; Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ký Quyết định số 600 ngày 26/12/2022, ban hành Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII.
2. Cơ cấu nhân sự Ban, Viện Trung ương và Quy chế hoạt động:
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã tiến hành tu chỉnh Quy chế hoạt động Ban Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; ban hành thông tư số 06 ngày 05/12/2022 hướng dẫn Ban, Viện Trung ương cơ cấu nhân sự và tu chỉnh Quy chế hoạt động nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Tại Hội nghị lần thứ hai ngày 27/12/2022, Hội đồng Trị sự Khóa IX đã thông qua danh sách 13 Ban, Viện Trung ương và Phân ban Ni giới Trung ương. Qua đó, ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã ký Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Tăng sự, Ban Giáo dục Phật giáo, Ban Hướng dẫn Phật tử, Ban Hoằng pháp, Ban Nghi lễ, Ban Văn hóa, Ban Kinh tế Tài chính, Ban Từ thiện Xã hội, Ban Phật giáo Quốc tế, Ban Pháp chế, Ban Kiểm soát, Ban Thông tin Truyền thông, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và Phân ban Ni giới Trung ương nhiệm kỳ IX (2022 - 2027); Ngày 14/3/2023, Hòa thượng Chủ tịch đã ký Quyết định ban hành Quy chế hoạt động của 13 Ban, Viện Trung ương GHPGVN, ngày 15/5/2023 ký Quyết định ban hành Quy chế Phân ban Ni giới Trung ương thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, ngày 03/10/2023 ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản trị cơ sở Tự viện của GHPGVN.
3. Công tác xây dựng và củng cố cơ sở Giáo hội tại địa phương:
         Trung ương Giáo hội đã ký Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2022 – 2027; Ban Trị sự Phật giáo cấp tỉnh đã bổ nhiệm nhân sự các Ban chuyên môn tương ứng với các Ban của Trung ương, bổ nhiệm Ban Trị sự GHPGVN các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Để kiện toàn nhân sự địa phương, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã ký Quyết định số 220 ngày 08/5/2023 bổ nhiệm Hòa thượng Thích Thiện Thạnh, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng nhiệm kỳ 2022 – 2027; Quyết định bổ nhiệm Thượng tọa Thích Phước Lợi, Ủy viên Dự khuyết HĐTS, Phó Trưởng ban Trị sự kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Cà Mau giữ chức vụ Phó Trưởng ban Thường trực kiêm Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh Cà Mau, Đại đức Thích Phước Hạnh, đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký kiêm Trưởng ban Thông tin Truyền thông GHPGVN tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2022 – 2027.
Trung ương Giáo hội đã cử nhiều phái đoàn về thăm và làm việc với Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; chứng minh lễ trao Giáo chỉ tấn phong Giáo phẩm, tham dự hội nghị báo cáo kết quả và triển khai Nghị quyết Đại hội IX.
4. Tổ chức Hội nghị sinh hoạt Hành chính Giáo hội:
Ngày 17/5/2023, tại Văn phòng Trung ương Giáo hội (chùa Quán Sứ, Hà Nội) Ban Thường trực HĐTS đã tổ chức Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội cho Ban Trị sự GHPGVN khu vực phía Bắc; Ngày 19/5/2023, tại Văn phòng Thường trực Hội đồng Trị sự đã diễn ra Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội năm 2023 cho Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phía Nam. Tham dự Hội nghị có chư Tôn đức Ban Thường trực HĐTS, Ủy viên HĐTS, đại diện các Ban, Viện Trung ương, Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Chánh Thư ký, Phó Thư ký, Chánh Văn phòng Ban Trị sự các tỉnh, thành, Quý đại diện khách mời Ban Dân vận Trung ương, Ủy ban Trung ương MTTQVN, Bộ Công an, Ban Tôn giáo Chính phủ, lãnh đạo Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Báo đài.
5. Công tác ban hành văn bản:
Nhân dịp tết Nguyên đán, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN kêu gọi toàn thể Tăng Ni, Phật tử, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tích cực tăng cường công tác từ thiện xã hội, tổ chức tặng quà Tết Quý Mão 2023 cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, và tri ân những người có công với đất nước trong dịp Tết đến Xuân về nhằm thể hiện nghĩa đồng bào theo nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã phối hợp với các Cục của Bộ Công an ký kết văn bản phối hợp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các chùa, cơ sở tự viện; Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông; Ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 19/01/2023 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN về việc ủng hộ chương trình “Triệu tấm lòng yêu thương, Nghìn mái nhà hạnh phúc” phát tâm tài trợ kinh phí xây dựng nhà đại đoàn kết cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự kêu gọi toàn thể Tăng Ni, Phật tử, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước tích cực hưởng ứng lời kêu gọi bằng việc làm thiết thực thể hiện nghĩa đồng bào theo nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là dịp để mỗi người Phật tử thực hành lời dạy của Đức Phật về hạnh nguyện phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo, mở rộng lòng từ bi, tình yêu thương đến với tất cả mọi người có hoàn cảnh khó khăn, và tri ân những người có công với đất nước. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã đăng ký tặng 150 căn nhà Đại đoàn kết cho tỉnh Điện Biên.
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX và Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX (2022 - 2027) của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngày 12/5/2023 Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã ký kết phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an kế hoạch phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2023 – 2026. Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có Thông tư số 658 ngày 14/6/2023, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chương trình phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục, vận động Tăng Ni, Phật tử tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Để xây dựng Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã có Quyết định số 287 ngày 15/6/2023, thành lập Ban Quản lý xây dựng Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh, do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN làm Trưởng ban Quản lý.  
B. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN NGÀNH:
1. Tăng sự:

Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn,  Chủ tịch HĐTS được Đại hội suy cử chức vụ Trưởng ban Tăng sự Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 025/QĐ.HĐTS ngày 03/01/2023, chuẩn y nhân sự Ban Tăng sự Trung ương gồm 99 thành viên.
Thực hiện chương trình mục tiêu và phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ IX trong công tác quản trị hành chính, xây dựng Giáo hội số phù hợp với định hướng chương trình chuyển đổi số quốc gia, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã thành lập Tổ công tác của Hội đồng Trị sự về Quản lý dữ liệu số Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Ban Tăng sự Trung ương.
Hiện nay, Tổ công tác đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an nhằm có sự kết nối dữ liệu về tín đồ Phật giáo. Để  việc thống kê Tăng Ni, Phật tử và các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước đạt kết quả,  Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã có công văn số 211 ngày 25/5/2023, đề nghị Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố kê khai số liệu Tăng Ni, trụ trì và các chùa, cơ sở tự viện.
Qua đó, Ban Tăng sự Trung ương đã tạm thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện toàn Giáo hội như sau:
- Tăng Ni: 54.973 Tăng Ni, gồm: 40.807 Bắc tông; 7.028 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 5.384 Khất sĩ.
- Tự viện: 18.569 Tự viện (15.871 Tự viện Bắc Tông; 466 chùa Nam Tông Khmer, 66 Salate; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 Niệm Phật đường, 54 Tự viện Phật giáo Người Hoa).
- Tín đồ: Khoảng 60% /99.000.000 dân số.
- Thực hiện việc chuyển đổi số, Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp 2.398 giấy Chứng nhận Tăng Ni; 42 giấy Chứng nhận Tu sĩ; đã cấp 2.226 giấy Chứng điệp thụ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Thức xoa, Sa di, Sa di Ni; điều chỉnh 195 Chứng điệp thụ giới.
- Ban Tăng sự Trung ương đã hướng dẫn và cho phép Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Long An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Định, Sóc Trăng, Tây Ninh, Nam Định, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Tiền Giang, Bến Tre, Tp. Cần Thơ, Đồng Nai... tổ chức Đại giới đàn.
- Ban Tăng sự Trung ương đã có Thông bạch số 061/TB/HĐTS ngày 27/02/2023, hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tổ chức An cư Kết hạ PL.2567. Có 63 đơn vị Ban Trị sự GHPGVN tổ chức An cư và hậu An cư Kết hạ cho 36.896 Tăng Ni an cư; Đã cấp 1.941 chứng điệp An cư Kết hạ lần đầu.     
- Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã bổ nhiệm 555 Tăng Ni trụ trì  cơ sở tự viện; Thành lập 11 cơ sở tự viện mới và 82 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; Ký xác nhận cho 1.103 nam nữ Phật tử xuất gia tu học tại các tự viện.
Tại Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội đã giới thiệu 34 Tăng Ni chuyển vùng sinh hoạt tu học, hành đạo về các tỉnh phía Bắc; 181 Tăng Ni thuộc các tỉnh phía Nam theo đề nghị của địa phương.
- Trung ương Giáo hội đã cho phép Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Long An, Bình Dương, Bến Tre, Đồng Tháp, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Hậu Giang, Kiên Giang, Đà Nẵng… tổ chức khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì và hành chính Giáo hội cho Tăng Ni đang trụ trì các cơ sở Tự viện của Giáo hội; nhiều chức sắc Phật giáo tham dự khóa Bồi dưỡng về Pháp luật tôn giáo, an ninh quốc phòng do Ban Tôn giáo tỉnh kết hợp Ban Trị sự GHPGVN một số tỉnh, thành tổ chức.
- Theo Quyết định số 05/QĐ/HĐCM ngày 27/12/2022, do Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam ấn ký, Ban Tăng sự Trung ương đã hoàn tất công tác ban hành và trao Giáo chỉ Tấn phong cho Tăng Ni được tấn phong Giáo phẩm, gồm: 268 Hòa thượng; 1.106 Thượng tọa; 391 Ni trưởng; 1.581 Ni sư. Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố đã tổ chức Lễ đón nhận và trao giáo chỉ tấn phong giáo phẩm cho Tăng Ni được tấn phong tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX.
- Theo đề nghị của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Ban Thường trực HĐTS đã ký Quyết định tấn phong Thượng tọa Thích Minh Nhơn lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng; Đại đức Thích Vân Hòa lên hàng Giáo phẩm Thượng tọa. Truy phong Thượng tọa Thích Lương Ân, TT. Thích Thiện Nguyện lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng, Đại đức Thích Viên Hải, Đại đức Thích Đức Hậu, Đại đức Thích Hiển Thiện lên hàng giáo phẩm Thượng tọa; Ni sư Thích nữ Như Diệu lên hàng Giáo phẩm Ni trưởng.    
- Hoạt động của Phật giáo Nam tông Khmer:
Ngày 26/4/2023, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tổ chức Lễ Khánh thành Trai đường, đặt Bát hội cho 3000 vị Sư sãi và mời phái đoàn Phật giáo Nam tông các nước Lào, Campuchia, Thái Lan (Dhammakaya) đến tham dự.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị số 626/NQ-HĐTS ngày 27/12/2022 của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với công tác hỗ trợ các hoạt động Phật sự của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang tổ chức Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Kinh Lá Buông, Hội nghị Tổng kết 19 năm thực hiện công tác hỗ trợ Phật giáo Nam tông Khmer vào ngày 10, 11/5/2023 tại chùa Sà Lôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
- Hoạt động của Phân ban Ni giới Trung ương:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Ni trưởng Thích nữ Nhật Khương, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự đã được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký Quyết định số 038/QĐ-HĐTS chuẩn y nhân sự Phân ban Ni giới Trung ương thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN Khóa IX nhiệm kỳ 2022 – 2027, gồm 32 thành viên Ban Chứng minh, 12 thành viên Ban Cố vấn, 57 Ủy viên Thường trực và 77 Ủy viên.
Phân ban Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương đã tổ chức nhiều phiên họp tại Văn phòng Phân ban Ni giới (chùa Từ Nghiêm, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh), và tại Văn phòng Phân ban Ni giới (chùa Quán Sứ - Hà Nội) để triển khai các hoạt động Phật sự năm 2023, kiện toàn nhân sự và tu chỉnh Quy chế hoạt động của Phân ban Ni giới Trung ương. Ngày 15/5/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 199/QĐ-HĐTS phê chuẩn Quy chế hoạt động của Phân ban Ni giới Trung ương nhiệm kỳ 2022 – 2027 gồm 5 chương, 34 điều.
Để tôn vinh công đức, đạo hạnh của Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo – Vị Ni đầu tiên của Ni đoàn thời Đức Phật và những tấm gương cao quý của chư vị tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, Phân ban Ni giới TƯ phối hợp với Phân ban Ni giới tỉnh Bình Phước tổ chức thành công Đại Lễ tưởng niệm Đức Đại Ái Đạo - Kiều Đàm Di và chư Ni tiền bối Phật giáo hữu công; tọa đàm chủ đề: “Ni giới Bình Phước: Sự dấn thân và Truyền trì Chánh pháp”, chương trình nghệ thuật “Con về bên mẹ”. Đại lễ được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Pháp chủ GHPGVN và chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thiện Nhơn Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự Trung ương, chư Tôn đức lãnh đạo HĐTS; tham dự của Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục an ninh xã hội BCA, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước và các Ban, Sở ngành, MTTQVN tỉnh Bình Phước, cùng hàng ngàn chư Ni, Phật tử trong cả nước vào ngày 23-24/4/2023 tại chùa Quang Minh và Trung tâm Văn hóa Tp. Đồng Xoài.
Phân ban Ni giới Trung ương đã tổ chức Lớp Bồi dưỡng Luật, các pháp Yết ma tại chùa Vĩnh Nghiêm, Tp. Hồ Chí Minh cho chư Ni các tỉnh, thành.
Từ ngày 23 đến ngày 27/6/2023, Phái đoàn Phân ban Ni giới GHPGVN gần 90 thành viên đã tham dự hội nghị Sakyadhita Quốc tế lần thứ 18 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế COEX, thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Từ ngày 25 đến 26/10/2023, các cơ quan ban ngành Trung ương tại Hà Nội đã gặp mặt, biểu dương đoàn đại biểu Ni giới GHPGVN có nhiều đóng góp cho đất nước. Phái đoàn bao gồm 36 thành viên tiêu biểu của Phân ban Ni giới Trung ương do Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương, làm Trưởng đoàn.
Nhân mùa an cư kết hạ PL.2567, Phân ban Ni giới Trung ương đã tổ chức nhiều đoàn đi thăm và cúng dường Trường hạ tại Tp. Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung, miền Đông, miền Tây, các Trường hạ tại Tp. Hồ Chí Minh.
Đặc san Hoa Đàm (tiếng nói của Nữ giới Phật giáo Việt Nam), do Ni trưởng Thích nữ Nhật Khương, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Phân ban Ni giới Trung ương làm Tổng Biên tập, xuất bản đều đặn, mỗi tháng 01 số, với nhiều nội dung phong phú.
2. Hoạt động của Ban Giáo dục Phật giáo:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS được Đại hội tái suy cử Trưởng ban Giáo dục Phật  giáo Trung ương. Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 026/QĐ.HĐTS ngày 03/01/2023, chuẩn y nhân sự gồm 10 thành viên Ban Cố vấn và 97 thành viên Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương.
Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương đã thực hiện công tác củng cố nhân sự, tu chỉnh Quy chế hoạt động; Thăm viếng, trao đổi và dự Lễ Tốt nghiệp Lớp Cao đẳng, Trung cấp Phật học tại các tỉnh, thành.
- Công tác tổ chức tọa đàm, hội thảo: Ngày 11/6/2023 tổ chức Hội thảo “Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân” tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh; Ngày 14/5/2023, tọa đàm “Quản lý và đào tạo giáo dục hệ Trung cấp Phật học – Thực trạng và giải pháp” tại Trường Trung cấp Phật học Hà Nội; Ngày 03, 04/8/2023 tọa đàm “Giáo dục hệ Trung cấp Phật học – thực trạng và giải pháp” tại Trường Trung cấp Phật học Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định; Ngày 07/01/2024 tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học “Tổ sư Thiện hoa và cải cách Phật giáo Việt Nam” để nhớ ơn bậc long tượng tòng lâm thạc đức đã có nhiều đóng góp cho Đạo pháp và Dân tộc.
- Công tác đào tạo:
Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh công các giáo dục đào tạo tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Huế, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ.
Đào tạo cấp Đại học và Sau Đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ), gồm có: 376 Tăng Ni sinh cấp Thạc sĩ, 57 Tiến sĩ.
- Đào tạo cấp Cử nhân Phật học: 2.486 Tăng Ni sinh; 1.557 sinh viên hệ Đào tạo từ xa.
+ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer khánh thành trai đường và tổ chức thành công nghi thức đặt bát cho 3000 vị sư trong nước và quốc tế.
+ 08 Lớp Cao đẳng Phật học, 35 Trường Trung cấp Phật học đang tiếp tục chương trình đào tạo Tăng Ni sinh. Một số trường Trung cấp, Cao đẳng Phật học đã tổ chức thi tốt nghiệp và tuyển sinh khóa mới.
- 50 lớp Sơ cấp Phật học tại các tỉnh, thành.
- Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân tộc Trung ương và địa phương, Ủy ban Mặt trận các cấp, Phật giáo Nam tông Khmer đã tổ chức các lớp dạy Vini, Pàli Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; mở lớp dạy Anh văn, tin học cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer.
- Trường Bổ túc văn hóa Pàli Trung cấp Nam bộ có 170 vị sư sãi theo học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư.
- Có 23.854 Sư sãi, thanh thiếu niên dân tộc Khmer tham gia các lớp Trung cấp, Sơ cấp Phật học, các lớp Vini, Pàli, Khmer ngữ, bổ túc văn hóa tại các điểm học thuộc các 14 tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long. 
Ngoài ra, còn có nhiều chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ và một số chư Tăng du học tại Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ.
- Giáo hội tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh du học.   
3. Hoạt động của Ban Hoằng pháp:
Ban Hoằng pháp Trung ương nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), do Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS làm Trưởng ban Hoằng pháp. Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 028/QĐ.HĐTS ngày 03/01/2023 chuẩn y nhân sự gồm 08 thành viên Ban Chứng minh và 98 thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương; Ban Hoằng pháp Trung ương đã công bố quyết định bổ nhiệm nhân sự Ban Điều hành Lớp Cao – Trung cấp Giảng sư, gồm 23 thành viên do Thượng tọa Thích Minh Nhẫn làm Trưởng ban.
Chư Tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương đã cùng phái đoàn Đại biểu GHPGVN dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (Vesak) PL.2567 tại Thái Lan; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương đã có bài giảng về Ý nghĩa Phật đản “Đức Thế Tôn – Bậc Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi” và gửi bài giảng đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố trong toàn Giáo hội.
Ban Hoằng pháp Trung ương đã tổ chức Lễ tốt nghiệp và cấp bằng Giảng sư khóa X (2019 - 2023) cho 42 Tăng Ni Lớp Cao cấp Giảng sư và 25 Tăng Ni Lớp Trung cấp Giảng sư; tiếp tục giảng dạy chương trình đào tạo Khóa II (2022 - 2025) tại chùa Vạn Phúc, Hà Nội với 80 Tăng Ni giảng sinh; Tại chùa Hòa Khánh, Tp. Hồ Chí Minh, đang đào tạo Khóa XI, XII có 114 Tăng Ni giảng sinh lớp Cao cấp Giảng sư và 50 Tăng Ni giảng sinh lớp Trung cấp Giảng sư; Tiếp tục chiêu sinh khóa XIII Cao - Trung cấp Giảng sư và khóa Cao - Trung cấp đào tạo từ xa dành cho Tăng Ni trụ trì.
Ngày 07/04/2023 tổ chức Hội nghị chuyên đề ngành Hoằng pháp tại Thiền viện Quảng Đức để triển khai Hiến chương, Nghị quyết Đại hội IX, Quy chế Ban Tăng sự Trung ương và phương hướng hoạt động Ban Hoằng pháp Trung ương nhiệm kỳ 2022 – 2027; ngày 02 – 03/12/2023 tổ chức khóa tu tập cho Đạo Tràng Pháp Hoa miền Bắc tại chùa Bái Đính với hơn 6.000 Phật tử tham dự; ngày 07-09/12/2023 tổ chức Khóa tập Huấn Trực tuyến cho Chư tôn đức 15 tỉnh thành Miền Trung và Tây nguyên; ngày 17 – 19/12/2023 tổ chức khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Hoằng pháp cho Ban Hoằng pháp 15 tỉnh thành Miền Trung và Tây Nguyên tại Hội Trường Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN TP. Đà Nẵng.
Nhân mùa An cư Kết hạ, chư Tôn đức Ban Hoằng pháp Trung ương đã tham gia công tác thuyết giảng tại các khóa Bồi dưỡng nghiệp vụ Trụ trì và Hành chính Giáo hội, thuyết giảng các đạo tràng, các khóa tu, giảng dạy các lớp giáo lý tại địa phương; Tổ chức đoàn đi cúng dường các Trường hạ do Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành tổ chức.
Công tác thuyết giảng trong năm, Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN đã chỉ đạo cho các vị Giảng sư phải đảm bảo và đáp ứng đầy đủ các buổi thuyết giảng tại các đạo tràng trong tỉnh, thành phụ trách, cũng như thuyết giảng tại các lễ đài Phật đản PL. 2567, triển khai thuyết giảng về Ân đức sanh thành nhân mùa Vu lan - Báo hiếu.
Với đội ngũ Tăng Ni giảng sư trẻ, nhiệt huyết và đông đảo, Ban Hoằng pháp Trung ương và Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành đã tham gia công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, khóa tu Niệm Phật, trì Chú Đại Bi, hướng dẫn Phật tử tu tập Bát Quan trai, các lớp giáo lý tại địa phương.
Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hoạt động đều đặn, nhiều chương trình thuyết giảng, khóa tu phong phú thu hút đông đảo đồng bào, Phật tử, Thanh thiếu niên tham gia. Đặc biệt là sự kết hợp giữa hoằng pháp, từ thiện xã hội và hướng dẫn Phật tử nên công tác hoằng pháp ngày càng đạt nhiều hiệu quả.
4. Hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó Chủ tịch HĐTS được suy cử làm Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương GHPGVN, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 027/QĐ.HĐTS ngày 03/01/2023, chuẩn y nhân sự gồm 06 thành viên Ban Chứng minh và 97 thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương.
Ngày 21/10/2023, Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã tổ chức tổ chức Khóa Bồi dưỡng Chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử khu vực miền Đông và Tây Nam bộ tại Tp. Cần Thơ.
Phân ban Phật tử Dân tộc thuộc Ban HDPT Trung ương đã tổ chức gặp gỡ và giao lưu với Ban Trị sự, Ban Hướng dẫn Phật tử và tặng quà, chia sẻ yêu thương với đồng bào dân tộc có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Định, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị.
Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương đã ban hành Thông tư hướng dẫn Ban HDPT các tỉnh, thành phố tổ chức các khóa tu, trại hè cho các thanh thiếu nhi Phật tử trên toàn quốc nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thành thiếu nhi Phật tử.
Qua đó, các tỉnh thành, tự viện đã tổ chức 278 khóa tu, hội trại, trại hè cho thanh thiếu nhi Phật tử, với tổng số hơn 34.659 em tham dự. Nổi bật nhất là Hội trại “Hào Khí Thăng Long lần II” tại chùa Khai Nguyên, xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội từ ngày 24 đến 27/6/2023, với 1.700 trại sinh thuộc các tỉnh, thành phía Bắc tham dự; Tổ chức 34 điểm Lễ hội trung thu với 23.800 phần quà. Có thể nói, đây là bước phát triển rất mạnh của ngành thanh thiếu nhi Phật tử. Nhiều tự viện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức Lễ cầu nguyện, tư vấn, tiếp sức mùa thi năm 2023.
Hiện có 1.242 đạo tràng Bát Quan trai, 35 đạo tràng Tu thiền, 698 đạo tràng Niệm Phật, Phật thất, 80 đạo tràng Pháp Hoa, 40 đạo tràng Dược Sư, 81 đạo tràng Đại Bi; 223 đơn vị tổ chức khóa tu Một ngày an lạc, 107 lớp giáo lý…, ngày càng phát triển về chất lượng cũng như số lượng. Có 285.342 Phật tử tham gia sinh hoạt tu học.
- Hội Quy (dành cho những Phật tử đã quy y Tam bảo, sinh hoạt tu học ở chùa các tỉnh, thành phía Bắc) và các mô hình tu học khác như: Mật tông, Địa tạng, Lương Hoàng Sám... có 103 đơn vị, với 9.370 Phật tử tham dự.
- Có 32 tỉnh, thành có Gia đình Phật tử sinh hoạt trong hệ thống GHPGVN, với 990 đơn vị Gia đình Phật tử; 9.066 Huynh trưởng các cấp; 54.155 Đoàn sinh các ngành.
Phân ban Gia đình Phật tử Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhiệm kỳ 2022 – 2027; Kỷ niệm 70 năm thành lập GĐPT tỉnh Quảng Trị; Thành lập Ban Điều hành lớp học Huynh trưởng bậc Lực VI, có 460 Huynh trưởng tham dự Lớp học Huynh trưởng bậc Lực VI (2023 - 2027); Thành lập Hội đồng xét xếp cấp Tấn và tổ chức xét xếp cấp Tấn cho 117 Huynh trưởng thuộc 18 Phân ban GĐPT các tỉnh, thành. 
Ngoài ra, các thành viên Ban Hướng dẫn Phật tử, Phân ban Cư sĩ Phật tử, Gia đình Phật tử Trung ương, các Phân ban, Tiểu ban thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và các tỉnh, thành đã thực hiện rất tốt công tác an sinh xã hội như thăm hỏi, chia sẻ, tặng quà cho đồng bào nghèo, hiến máu nhân đạo, hỗ trợ sinh viên, học sinh nghèo hiếu học, vượt khó; tham gia công tác tổ chức Đại lễ Phật đản, Lễ kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và chư Thánh Tử đạo; Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm, Tăng Ni viên tịch; Lễ húy kỵ các Huynh trưởng đã tạ thế, thăm viếng và hỗ trợ các Huynh trưởng, đoàn sinh có hoàn cảnh khó khăn.
5. Hoạt động của Ban Nghi lễ:
Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã suy cử Hòa thượng Thích Lệ Trang, Ủy viên Thường trực HĐTS đảm nhiệm Trưởng ban Nghi lễ Trung ương. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 029/QĐ.HĐTS chuẩn y nhân sự Ban Nghi lễ Trung ương nhiệm kỳ IX (2022 - 2027) gồm 03 vị Chứng minh, 03 vị Cố vấn và 100 thành viên.
Ban Nghi lễ Trung ương và Ban Nghi lễ Phật giáo các tỉnh thành đã có nhiều đóng góp trong công tác tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2567 tại Trung ương và địa phương.
Thực hiện tinh thần Thông bạch hướng dẫn tổ chức An cư Kết hạ PL.2567 của Trung ương Giáo hội, Ban Nghi lễ Trung ương và các tỉnh, thành phố đã tham gia công tác tổ chức nghi lễ Khai hạ tại các Trường hạ; Tham gia ban giảng huấn  các trường hạ, các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì, hành chính Giáo hội do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành tổ chức. Ngoài ra, tại một số Tự viện của các thành viên trong Ban Nghi lễ đã tổ chức các lớp Đào tạo kiến thức cơ bản về Nghi lễ. Hòa thượng Trưởng Ban Nghi lễ Trung ương, trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy Nghi lễ hàng tuần tại Việt Nam Quốc tự trong ba tháng an cư.
Tham gia công tác Khai Đại giới đàn do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Định, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Sóc Trăng tổ chức.
Ban Nghi lễ Trung ương và các tỉnh, thành, các cơ sở Tự viện đã tổ chức lễ cầu an đầu xuân tết Nguyên đán, lễ cúng Rằm tháng Giêng, Đại lễ Phật đản, Lễ vía Bồ tát Quán Âm, Lễ vía Đức A Di Đà, Đại lễ cầu siêu anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn… tạo được niềm tin Phật giáo cho đồng bào Phật tử tại địa phương; Trong năm 2023 đã có 13.915  Phật tử Quy y Tam bảo.
Hằng năm, vào ngày 13 tháng Giêng âm lịch, tại chùa Thành, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lạng Sơn và Đạo tràng chùa Thành tổ chức Lễ chúc thọ cho 350 cụ Phật tử trong không khí trang nghiêm, ấm áp nghĩa tình. Mô hình Lễ chúc thọ tập thể các cụ ông, cụ bà ngày càng được nhiều tự viện trong toàn quốc tổ chức.
Thực hiện thông báo đặc biệt về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Bồ tát Quảng Đức vì pháp thiêu thân (1963 - 2023), Ban Thường trực HĐTS (Văn phòng 1 TWGH) kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hà Nội tổ chức tại Tổ đình Hòe Nhai (Hồng Phúc), Hà Nội; Tại Tp. Hồ Chí Minh, Ban Thường trực HĐTS (Văn phòng 2 TWGH) kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh đã trọng thể tổ chức Lễ Kỷ niệm Bồ tát Thích Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo vị Pháp thiêu thân tại Việt Nam Quốc tự, Quận 10.
Tại công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, quận 3, Ban Trị sự GHPGVN Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với Ban Trị sự GHPGVN Quận 3 tổ chức Lễ niêm hương tưởng niệm Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh Tử đạo.
Nhân kỷ niệm lần thứ 60 Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, chư Tôn đức Giáo phẩm lãnh đạo Trung ương Giáo hội đã đến dâng hương tưởng niệm nơi lưu giữ Trái Tim Bồ tát Quảng Đức - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, số 08 đường Võ Văn Kiệt, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Kiên Giang, Gia Lai, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Thuận… trọng thể tổ chức Lễ Kỷ niệm Bồ tát Quảng Đức và chư Thánh tử đạo.   
Để tôn vinh những công đức của Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông đối với Dân tộc và Đạo pháp, Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Ban Nghi Lễ Trung ương Phối hợp với Trung ương Giáo hội cùng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại lễ tưởng niệm vào ngày 13/12/2023 (01/11/Quý Mão) tại Khu danh thắng Yên Tử, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, Ban Nghi lễ còn phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố, cũng như cơ sở của Thiền viện Trúc Lâm tại địa phương tổ chức Đại lễ tưởng niệm trong sự trang nghiêm thành kính, tinh thần tri ân tiền nhân của dân tộc, đã tạo dựng nền tảng tư tưởng cho Phật giáo Việt Nam.
Tại Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các tự viện đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm chư Tôn đức Giáo phẩm đã viên tịch, thể hiện trọn vẹn tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật.
Ban Thường trực HĐTS, Ban Nghi lễ Trung ương, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận phối hợp tổ chức tang lễ: Trưởng lão Hòa thượng Dương Nhơn – Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Trưởng lão Hòa thượng Danh Pol, Hòa thượng Thích Giác Quang, Hòa thượng Thích Thanh Sơn, Hòa thượng Thích Giác Minh, Hòa thượng Thích Minh Chánh - Thành viên HĐCM, Hòa thượng Thích Thiện Toàn - Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN Tp. Đà Nẵng. Ban Nghi lễ Trung ương và các tỉnh, thành đã đến viếng Tăng Ni và Cư sĩ tại địa phương viên tịch.
Nhân dịp Tết cổ truyền - Xuân Quý Mão (2023), Ban Thường trực HĐTS đã có công văn số 040 ngày 10/01/2023, hướng dẫn Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố tổ chức nghi lễ nguyện cầu bình an trong dịp Tết cổ truyền; tăng cường và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các lễ hội mang tính văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình thức; nêu cao tinh thần Bồ tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tử loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo Việt Nam; Trong các bài giảng chú trọng hướng dẫn tín đồ Phật tử giữ gìn nét đẹp truyền thống văn hóa Phật giáo, lan tỏa giá trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo bạn. Qua đó, nhiều tỉnh, thành nhất là các tỉnh phía Bắc đã tổ chức các Lễ hội nhân dịp đầu xuân Quý Mão theo tinh thần thông báo của Trung ương Giáo hội.
 6. Hoạt động của Ban Văn hóa:
Ban Văn hóa Trung ương nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), do Hòa thượng Thích Thọ Lạc, Ủy viên Ban Thường trực HĐTS tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 030/QĐ.HĐTS chuẩn y nhân sự Ban Văn hóa Trung ương gồm 02 vị Chứng minh và 100 thành viên. Ban Văn hóa đã tu chỉnh Quy chế hoạt động của Ban, đã được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN thông qua.
Trong năm 2023, Ban Văn hóa Trung ương đã chủ động, chủ trì phối hợp với Ban Viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án: “Pháp phục – Ngôn ngữ – Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo” đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt, đến Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệm. Ban Văn hóa đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác và tổ chức triển khai, trao đổi tập huấn về Pháp phục, Kiến trúc và Di sản Phật giáo với 34 Ban Trị sự GHPGVN: Tp. Đà Nẵng, Bạc Liêu, Long An, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Trị, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Tp. Hải Phòng, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ, Phân ban Ni giới Trung ương, Hệ phái Khất sĩ, Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Tổ chức tập huấn đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, cho đại diện Ban Trị sự các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp triển khai thí điểm tập huấn đầu tiên vào ngày 20 tháng 3 năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tổ chức Triển lãm “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – Thống nhất trong đa dạng” tại Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia. Giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh khái quát về di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam, với những nội dung tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo từng vùng miền, hệ phái Phật giáo Việt Nam; Phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng”; Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Văn hóa Phật giáo Việt Nam cho thành viên Ban Văn hóa Trung ương, thành viên các Phân Ban trực thuộc; Tổ chức cho các thành viên Ban Văn hóa Trung ương tham quan Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bảo tàng đá quý của Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI, khai trương Nhà hàng Chay, ẩm thực đường phố và các hoạt động dã ngoại trong chuỗi sự kiện của Ban Văn hóa Trung ương tổ chức tại Hà Nội; Giao lưu, động viên thăm hỏi, chúc mừng các hệ phái Phật giáo, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước miền Tây Nam bộ, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; Tổ chức hoằng pháp tại hải ngoại nhân dịp Đại lễ Phật đản và khánh thành các chùa Việt ở Cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa Séc, Thụy Sĩ, Pháp, Lào….; Ấn hành 100.000 quyển khóa tụng thống nhất. Áp dụng quy chuẩn, ngôn ngữ chữ viết theo Hiến pháp quy định, Ban hành bộ quy chuẩn, nhận diện Đại lễ Phật đản, Vu lan toàn quốc: Ma két phông, băng zon biểu ngữ, mẫu thư mời, trang trí họa tiết, hoa văn,… phục vụ Đại lễ Phật đản, Vu lan Báo hiếu; Tham gia giảng dạy về chủ đề: Định hướng đặc trưng Văn hoá Phật giáo Việt Nam tại lớp tập huấn do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Bạc Liêu, Cần Thơ, Ninh Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận tổ chức; Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên: Kinh Chuyển Pháp Luân tại Chùa Yên Phú, Hà Nội; Đã được Ban Thường trực HĐTS ban hành Quyết định số 802 phê duyệt Trụ kinh Chuyển Pháp Luân; tổ chức triển lãm thư pháp nghệ thuật, ẩm thực chay tại Lễ hội Quan Âm Ngũ Hành sơn – Đà Nẵng; Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội, Lễ hội Quan Âm – Bạc Liêu,… đảm bảo an toàn, tiết kiệm và trang nghiêm, trọng thị.
Ban Văn hóa Trung ương phối hợp Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Ninh Bình tổ chức chuỗi sự kiện Văn hóa thắp sáng Tri ân mùa Vu lan và Tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch Đức đệ nhất Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng Thích Đức Nhuận tại Tổ đình Kim Liên (Chùa Đồng Đắc), với chuỗi sự kiện dâng hương dâng hoa tri ân các bậc Tiền nhân khai cơ lập ấp vùng Kim Sơn, Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, thuyết giảng tứ trọng ân và quy y Tam Bảo, khánh thành lầu Quan Âm, hoa đăng cầu nguyện Quốc thái Dân an, các nghi lễ cổ truyền,... nhằm lan tỏa giá trị nhân văn của đạo Phật và truyền thống đạo lý Dân tộc: “Uống nước nhớ nguồn”; phối hợp và tham mưu cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bạc Liêu hoàn thiện Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Nam Bộ tại Quan Âm Phật Đài và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Lâm Đồng Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Nguyên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, thúc tiến việc xin mở rộng đất Chùa Yên Phú để Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo khu vực Bắc bộ tại Chùa Yên Phú, khảo cứu và phát huy các giá trị của Trung tâm Văn hóa Liễu Quán – Huế trong đời sống người dân cố đô; Phối hợp với Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Nam và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội thảo: khảo sát, điền dã thực địa, nghiên cứu, viết bài cho hội thảo khoa học, dự kiến vào quý 1 năm 2024 và đề xuất bảo tồn, tôn tạo Phật học Viện Đồng Dương tại Quảng Nam; Phối hợp với Hiệp hội Làng nghề truyền thống Việt Nam tổ chức triển lãm các sản phẩm truyền thống mang biểu tượng Phật giáo, nhằm lan toả biểu tượng và tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo đến với cộng đồng tại Vĩnh Phúc.
Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tuần báo và Nguyệt san Giác ngộ, Đặc san Hoa Đàm - Tiếng nói của Nữ giới Phật giáo Việt Nam xuất bản đúng kỳ; Trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Báo Giác Ngộ, các Ban, Viện Trung ương, Phân ban, Phân viện, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố, Học viện, Hệ phái Phật giáo... đã đăng tải những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội và địa phương, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng.
Như thông lệ, hàng năm vào dịp Đại lễ Phật Đản, Kỷ niệm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân và các Lễ hội Phật giáo… Ban Văn hóa Trung ương và Ban văn hóa Phật giáo các tỉnh, thành phối hợp với Phân ban Gia đình Phật tử tổ chức Văn nghệ cúng dường và phục vụ đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.
Tuần lễ Văn hóa Phật đản gồm các hoạt động như thuyết giảng, văn nghệ, ẩm thực chay, triển lãm, hội thi giáo lý, tọa đàm, diễu hành xe hoa, thuyền hoa, hoa đăng, hội trại… được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp tổ chức trang nghiêm và trọng thể. Tại mỗi lễ đài tập trung có hàng ngàn Tăng Ni, đại diện chính quyền các cấp và đồng bào Phật tử tham dự.
Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, một số cơ sở tự viện tại các tỉnh, thành đã được trùng tu, tôn tạo như: Khánh thành Trai đường Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ; Thư viện Trí Quảng tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh được xem là Trung tâm nghiên cứu Phật học lớn nhất tại Việt Nam được xây dựng đúng chuẩn quốc tế và chính thức được đưa vào hoạt động ngày 21/12/2023; Lạng Sơn, Bình Phước, Vĩnh Long tiếp tục xây dựng các hạng mục của Trụ sở Ban Trị sự tỉnh; nhiều cơ sở tự viện đã khởi công trùng tu, xây dựng mới, tạo cảnh quang cho cơ sở tự viện tại địa phương
7. Hoạt động của Ban Kinh tế Tài chính:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Thượng tọa Thích Thanh Phong,  Phó Chủ tịch HĐTS được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tái suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 031/QĐ.HĐTS chuẩn y nhân sự Ban Kinh tế Tài chính Trung ương nhiệm kỳ IX (2022 - 2027), gồm 05 vị Chứng minh, 08 vị Cố vấn và 117 thành viên.
Ban Kinh tế Tài chính Trung ương đã có thông bạch số 059/TB-HĐTS ngày 20/02/2023 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành, chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử cúng dàng công đức phí năm 2023 cho các hoạt động của Giáo hội.
Trong năm 2023, Ban Kinh tế Tài chính đã cúng dàng chi phí Hội nghị Sinh hoạt Giáo hội ngày 19/5/2023 tại Văn phòng 2 Trung ương GHPGVN (Tp. Hồ Chí Minh), cúng dàng sinh hoạt phí cho Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Báo Giác Ngộ mỗi tháng 50.000.000đ; Hỗ trợ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Trà Vinh mỗi tháng 30.000.000đ. Cúng dường Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh, cúng dường xây dựng các tự viện; Đồng thời, Thượng tọa Thích Thanh Phong, Trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương và các thành viên Ban Kinh tế Tài chánh đã nỗ lực vận động Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm ủng hộ các chương trình từ thiện cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Về thu chi tài chính công đức năm 2023 của Giáo hội (Có báo cáo riêng)
8. Hoạt động của Ban Từ thiện xã hội:
Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX tiếp tục suy cử Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch HĐTS đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ 2022 - 2027. Ngày 03/01/2023 Hòa thượng Chủ tịch HĐTS ký quyết định chuẩn y số 032/QĐ.HĐTS, gồm 04 vị Chứng minh và 101 thành viên.
Hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám Đông Tây y, phòng thuốc Nam trong toàn Giáo hội hiện có gần 200 cơ sở đều hoạt động có hiệu quả, đã khám và phát thuốc cho hàng chục ngàn bệnh nhân, tổng trị giá hàng chục tỷ đồng.
Các lớp học tình thương, trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi, nhà dưỡng lão, trường dạy nghề… trong hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều hoạt động ổn định, có kết quả.
Tăng Ni, Phật tử cả nước đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà Đại đoàn kết, tặng áo quan, gạo, quần áo, thuốc men, ủng hộ tuyến đầu Tổ quốc, chiến sĩ biên phòng, Trại tâm thần, Nhà dưỡng lão, Quỹ Bảo thọ, hàng ngàn ca hiến máu nhân đạo và nhiều công tác từ thiện khác.
Tổng số tiền từ thiện xã hội của 63 Ban Trị sự tỉnh, thành, Ban Từ thiện Xã hội Trung ương, Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ, Ban Kinh tế Tài chính TƯ, Phân ban Ni giới TƯ đã thực hiện trong năm 2023 là 2.105.203.482.000 đồng. Trong đó, Tp. Hồ Chí Minh trên 132 tỷ, Đồng Nai 129 tỷ, Long An 107 tỷ, Bến Tre 93 tỷ, Tiền Giang 89 tỷ, Bà Rịa – Vũng Tàu, Trà Vinh trên 70 tỷ, Kiên Giang, Sóc Trăng trên 60 tỷ, Bình Phước 50 tỷ, Hà Nội, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Đồng Tháp trên 40 tỷ, Quảng Nam, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bắc Ninh trên 30 tỷ đồng.  
Cụ thể như sau:
Các Phân ban thuộc Ban TTXH Trung ương........ 281.361.753.000đ
Tp. Hồ Chí Minh  ................................................  132.605.592.000đ
Đồng Nai .............................................................  129.202.038.000đ
Long An ...............................................................  107.184.641.000đ
Bến Tre ..................................................................  93.857.840.000đ
Tiền Giang .............................................................  89.850.286.000đ
Bà Rịa – Vũng Tàu ................................................  78.159.108.000đ
Trà Vinh ................................................................  75.417.775.000đ
Kiên Giang ............................................................  68.200.000.000đ
Sóc Trăng ..............................................................  64.819.000.000đ
Bình Phước ............................................................  50.194.281.000đ
Vĩnh Long .............................................................. 46.919.243.000đ
Hà Nội ................................................................... .46.548.650.000đ
Bạc Liêu ................................................................  45.079.403.000đ
Đồng Tháp .............................................................  44.346.203.000đ
Cà Mau ..................................................................  41.457.000.000đ
An Giang ...............................................................  41.277.820.000đ
Bình Dương ...........................................................  39.221.981.000đ
Bắc Ninh ................................................................  36.000.000.000đ
Khánh Hòa .............................................................  35.480.148.000đ
Tây Ninh ................................................................  33.860.277.000đ
Quảng Nam ............................................................  33.425.840.000đ
Đắk Lắk .................................................................  32.596.376.000đ
Bình Thuận ............................................................  32.010.221.000đ
Tp. Cần Thơ ...........................................................  31.383.043.000đ
Lâm Đồng ............................................................... 29.572.198.000đ
Bình Định ..............................................................  23.802.936.000đ
Đắk Nông ..............................................................  23.632.980.000đ
Nghệ An ................................................................  23.000.000.000đ
Gia Lai ...................................................................  22.623.087.000đ
Thanh Hóa .............................................................  20.754.440.000đ
Hà Giang ...............................................................  20.180.080.000đ
Thừa Thiên Huế ..................................................... .19.829.062.000đ
Ninh Thuận ............................................................  17.542.409.000đ
Quảng Ngãi ............................................................  17.043.250.000đ
Phú Yên .................................................................  16.186.160.000đ
Quảng Ninh ...........................................................  15.000.000.000đ
Tp. Đà Nẵng ..........................................................  15.000.000.000đ
Hậu Giang .............................................................  14.418.440.000đ
Tp. Hải Phòng ........................................................  12.691.579.000đ
Quảng Trị ..............................................................  10.724.046.000đ
Điện Biên ................................................................. 9.618.396.000đ
Hải Dương ...............................................................  9.200.000.000đ
Thái Bình .................................................................  8.100.500.000đ
Hà Tĩnh ...................................................................  7.291.000.000đ
Ninh Bình ................................................................  7.246.970.000đ
Nam Định  ...............................................................  5.000.000.000đ
Lai Châu ..................................................................  6.000.000.000đ
Phú Thọ ...................................................................  5.598.550.000đ
Kon Tum .................................................................  5.068.820.000đ
Lào Cai ....................................................................  4.719.450.000đ
Vĩnh Phúc ................................................................  4.000.000.000đ
Yên Bái ...................................................................  3.320.740.000đ
Sơn La .....................................................................  3.318.500.000đ
Bắc Giang .................................................................. 3.000.000.000đ
Bắc Kạn ...................................................................... 3.000.000.000đ
Thái Nguyên .............................................................. 2.393.000.000đ
Cao Bằng .................................................................... 2.019.470.000đ
Quảng Bình ................................................................ 1.500.000.000đ
Tuyên Quang .............................................................. 1.500.000.000đ
Lạng Sơn ..................................................................... 1.385.000.000đ
Hưng Yên ................................................................... 1.000.000.000đ
Hòa Bình ........................................................................ 400.000.000đ
​​​​​​
9. Hoạt động của Ban Phật giáo Quốc tế:
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Trung ương. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng
Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 033/QĐ.HĐTS chuẩn y nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm 04 vị Chứng minh và Cố vấn, 106 thành viên. Nhân sự Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương nhiệm kỳ IX mang tính kế thừa, trẻ hóa và có năng lực hoạt động trong công tác quốc tế.
Các hoạt động của Ban Phật giáo Quốc tế trong năm 2023:

+ Tham dự Hội nghị, Hội thảo, Lễ hội Phật giáo Quốc tế:

Ngày 20-21/4/2023: Đức Pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng dẫn đầu phái đoàn lãnh đạo cấp cao GHPGVN tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo toàn cầu năm 2023 do Liên minh Phật giáo Thế giới (IBC) tổ chức tại Thủ đô New Dehli, Ấn Độ.
Theo thỉnh mời của Chủ tịch Quốc hội Thái Lan, Đức Pháp chủ GHPGVN đã gửi thông điệp chúc mừng Đức Tăng thống thứ 20 của Thái Lan nhân dịp sinh nhật lần thứ 96 của Ngài.
Ngày 05/5/203: Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự đại lễ Vesak tại Hà Nội do Đại sứ quán Sri Lanka tại Việt Nam tổ chức.
Ngày 25-27/5/2023: Thượng tọa Thích Giác Hiệp tham dự Hội nghị Hội Liên hữu Phật giáo thế giới (WFB) về chủ đề “Bảo vệ môi trường dựa vào nguyên lý Phật giáo” (Environmental Conservation Based on Principles of Buddhism) tại Bangkok, Thái Lan.
Ngày 01 - 03/6/2023: Đoàn đại biểu GHPGVN tham dự đại lễ Vesak LHQ lần thứ 18 gồm 18 thành viên, trong đó có HT. Viên Minh (Phó Pháp chủ), HT. Thiện Tâm, HT. Đào Như và 15 thành viên tham dự được tổ chức tại Trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, tỉnh Ayutthaya, và trụ sở LHQ Châu Á Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan.
Từ ngày 13 - 15/6/2023: Thượng tọa Thích Đức Thiện dự Hội nghị Nghị viện về Đối thoại Tôn giáo tại thành phố Marrakech, Ma Rốc.
Thượng tọa Thích Đức Thiện đã có chuyến thăm thành công Phật giáo Vương quốc Campuchia, Vương quốc Bhutan và Phật giáo Nepal.
Từ ngày 23-27/6/2023: Phân ban Ni giới Trung ương tham dự Hội nghị Sakyadhita lần thứ 18 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế COEX, thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
Ngày 17/6/2023: GHPGVN cùng Đại sứ quán Ấn Độ phối hợp tổ chức sự kiện tại chùa Khai Nguyên, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chương trình cũng được diễn ra tại chùa Tam Chúc - Hà Nam.
Ngày 23/7/2023: Thượng toạ Thích Nhật Từ tham dự Hội thảo quốc tế về Phát triển và Bảo tồn di tích Phật giáo tại Indonesia.
Ngày 07/8/2023: tại Indonesia, Thượng toạ Thích Đức Thiện đã đầu đoàn GHPGVN tham dự Hội nghị Asean về đối thoại tôn giáo và văn hóa.
Ngày 13-16/9/2023: HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS), Thượng toạ Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị thượng đỉnh Phật giáo Thế giới (WBS) lần thứ 8 tại Nhật Bản. HT. Chủ tịch HĐTS đã có bài phát biểu quan trọng giới thiệu khái quát Lịch sử Phật giáo Việt Nam với hơn 2000 năm hộ quốc, an dân, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam.
Ngày 20-21/10/2023: TT. Thích Giác Hiệp làm trưởng đoàn tham dự Diễn đàn văn hóa Thiền Phật giáo năm 2023 tại TP. Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Ngày 28/10/2023: TT. Thích Giác Hiệp làm trưởng đoàn tham dự diễn đàn Tăng Già Bắc Truyền hướng đến kỷ nguyên mới, thời đại mới do Hiệp hội Phật giáo tỉnh Phúc Kiến và Hội Liên hiệp Phật giáo Philippin tổ chức tại Trung Quốc.
Ngày 23/11/2023: ĐĐ. Thích An Đạt đại diện Phật giáo Việt Nam dự hội nghị do Hội Liên hữu Phật giáo thế giới tổ chức Diễn đàn “Hiểu biết Phật giáo ở các quốc gia khác nhau: Sự thống nhất trong đa dạng”.
Ngày 27-28/11/2023 tại Ấn Độ: HT. Thích Thanh Nhiễu và HT. Thích Thiện Tâm tham dự thành lập nhân sự điều hành Liên đoàn Phật giáo quốc tế – IBC nhiệm kỳ 2023-2027. HT. Thích Thanh Nhiễu được Đại hội đồng tín nhiệm suy cử làm 1 trong 13 đồng Chủ tịch của IBC; TT. Thích Nhật Từ là 1 trong 14 đồng Phó Chủ tịch.
Ngày 01-04/12/2023: HT. Thích Thiện Tâm tham dự Hội nghị Phật giáo lưu vực Mê Kông – Lan Thương.
Ngày 10-16/12/2023: HT.Thích Hải Ấn; TT.Thích Giác Hiệp tham dự Hội nghị Bàn tròn Phật giáo Đông Á - Đông Nam Á lần thứ 8 tại thủ đô Colombo, Sri Lanka.
Tại Học viện Phật giáo Việt Nam, ngày 07-08/10/2023 GHPGVN kết hợp với Ban PGQTTW tổ chức Hội nghị Thư ký diễn đàn Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ABCP) lần thứ 14 và ngày 25-26/12/2023 tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Phật giáo 03 nước Đông Dương: Việt Nam – Lào – Campuchia.

+ Thăm và làm việc với các tổ chức tại Hải ngoại:

HT.Thích Bảo Nghiêm cùng chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội thăm Tăng  Ni  sinh Việt  Nam đang du học  tại  trường Đại  học  Quốc  tế
Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái Lan; TT. Thích Đức Thiện đã có chuyến thăm và làm việc với Giáo hội Tăng-già Phật giáo Vương quốc Campuchia; Thượng tọa Thích Thanh Phong, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Kinh tế Tài chính Trung ương; Thượng tọa Thích Đức Tuấn, Phó ban PGQTTW thăm viếng Phật Quang Sơn tại Cao Hùng, Đài Loan để chia buồn cùng môn đồ Pháp quyến và dự lễ di quan Trưởng Lão Hòa thượng Thích Tinh Vân.
Phái đoàn GHPGVN do Đức Phó Pháp chủ Trưởng lão Hòa thượng Viên Minh dẫn đầu thăm và làm việc tại Sri Lanka. Trong chuyến thăm, Thượng tọa Thích Đức Thiện và Thượng tọa Thích Thanh Phong đã có các buổi làm việc với Hội đồng Tăng già Phật giáo toàn đảo quốc Sri Lanka; làm việc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Bộ trưởng Bộ Phật giáo, tôn giáo, và văn hóa Sri Lanka; Hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Sri Lanka nhằm thúc đẩy các chương trình giao lưu hợp tác giữa Phật giáo Việt Nam và Sri Lanka, tăng cường giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Chư tôn đức lãnh đạo Trung ương GHPGVN thăm và làm việc tại Hoa Kỳ. Phái đoàn do HT. Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự dẫn đầu.
Phái đoàn T.Ư GHPGVN gồm Ban Hoằng pháp T.Ư, Ban Phật giáo Quốc tế T.Ư và Ban Kinh tế Tài chính T.Ư do HT. Thích Bảo Nghiêm làm trưởng đoàn, cùng TT. Thích Đức Thiện và chư tôn đức gặp gỡ các vị Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCNVN, lãnh đạo Hội người Việt Nam tại Séc, Hội Phật tử Việt Nam tại Séc, cộng hòa Ba Lan và Cộng hòa Liên bang Đức... Qua đó, chư tôn đức Lãnh đạo bày tỏ sự quan tâm của Giáo hội tới những người dân Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam gặp mặt kiều bào Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ. HT.Thích Đức Tuấn (Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Ban PGQTTW) và đại diện cộng đồng Phật tử Việt Nam có mặt tham dự.
Phái đoàn cấp cao của GHPGVN do HT. Thích Thiện Nhơn (Chủ tịch HĐTS) làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm chính thức Phật giáo Hàn Quốc tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc nhằm thúc đẩy nâng tầm quan hệ ngoại giao, chia sẻ các kinh nghiệm hành đạo, kết nối và hơp tác các hoạt động Phật sự trong bối cảnh hội nhập toàn cầu giữa Phật giáo hai nước.

+ Đón tiếp các đoàn khách Quốc tế:

Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương phối hợp với Ban Thường trực HĐTS, các Ban, Viện Trung ương và các Cơ quan Nhà nước liên quan, đón tiếp nhiều phái đoàn Nhà nước và tổ chức Phật giáo quốc tế viếng thăm hữu nghị GHPGVN như: Tiếp đoàn Trường Đại học Truyền bá Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế (International Theravada Buddhist Misionary University); tiếp đón ông Kim Tea- heum, tỉnh trưởng Chungcheongnam và các thành viên trong phái đoàn, thảo luận chương trình hợp tác và tham dự Lễ hội “Daebaekjejeon 2023” lần thứ 69; đón tiếp phái đoàn Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ; bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh; đón tiếp GS. TS A. SAJ U. MENDIS (Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam) đến chào thăm hỏi Chư Tôn đức Lãnh đạo GHPGVN tại trụ sở Trung ương GHPGVN-VP I; Tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước; tiếp đoàn Phật giáo Nepal do Ngài Tulku Chokyi Nyima Rinpoche - Trưởng Tu viện Ka-Nying Shedrub Ling dẫn đầu; Ngài Baloghdi Tibor - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam thăm HT. Thích Thiện Nhơn; đón tiếp Phái đoàn Phật giáo và Bộ Ngoại giao Srilanka đến thăm chùa Quán Sứ - Trụ sở GHPGVN, phái đoàn lãnh đạo Đại học Từ Tế của Đài Loan (Trung Quốc); Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar đã cùng Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đến thăm, dâng hương tại chùa Trấn Quốc, Hà Nội và chùa Phật Tích, Bắc Ninh; Chư Tôn đức lãnh đạo Trung ương Giáo hội đã tiếp phái đoàn Hội Liên hữu Phật giáo thế giới WFB tại Văn phòng 2 TƯGH.
Làm việc với ngài A. Saj U. Mendis, Đại sứ Sri Lanka tại Việt Nam, đã tham gia rước và trồng cây Bồ-đề được chiết từ "cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya-Sri- Maha-Bodhi) ở Thánh tích Maha-vihara, Cố đô Anuradhapura, quốc đảo Sri Lanka, trồng tại Chùa Bái Đính; tham dự sự kiện văn hoá "Odisha Land of Peace" do Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. HCM tổ chức nhằm quảng bá du lịch tâm linh cũng như con người và vùng đất Odisha, củng cố mối quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ấn Độ thêm bền vững; Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP.HCM ông Madan Mohan Sethi đã có buổi trao đổi với Thượng tọa Thích Nhật Từ về việc đồng tổ chức Hội thảo "Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar với sự chuyển đổi xã hội Ấn Độ"; và một số Phật sự khác.
10. Hoạt động Ban Pháp chế:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, HT. Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Pháp chế. Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 035/QĐ.HĐTS ngày 03/01/2023, chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm 07 vị Chứng minh và 97 thành viên.
Ngay sau ngày ra mắt nhân sự Hòa thượng Thích Huệ Thông đã chỉ đạo bộ phận Thư ký và Văn phòng xúc tiến các hoạt động Phật sự như rà soát các hồ sơ sự vụ còn tồn động trong nhiệm kỳ, phân tách, ghi chú và lưu trữ hồ sơ theo từng mốc 
thời gian; sắp xếp và bố trí lại văn phòng Ban Pháp chế; tổ chức phân công thành viên trực văn phòng. Liên lạc chư Tôn đức thành viên lấy danh sách trình Hội đồng Trị sự cấp thẻ thành viên.
Tiếp nhận các văn bản từ Trung ương Giáo hội, cơ quan nhà nước, các Ban/viện Trung ương, BTS các tỉnh/thành, các Tự viện, Tăng Ni và Phật tử; xem xét lưu trữ, phổ biến, đặc biệt các đơn từ thưa kiện có liên quan, trình Hòa thượng Trưởng ban và Ban Thường trực để có ý kiến chỉ đạo, có văn bản trình đến Ban Thường trực HĐTS, 02 Văn phòng TWGH và các cơ quan hữu quan, BTS các cấp xem xét, giải quyết theo thẩm quyền trong từng trường hợp.
Với chức năng chuyên ngành Pháp chế, Ban Pháp chế Trung ương đã tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS, Văn phòng Trung ương Giáo hội trong công tác bổ sung nhân sự Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau; góp ý và đề xuất các vấn đề liên quan đến Tăng Ni, Tự viện tại một số đơn vị Phật giáo địa phương như Hậu Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Vĩnh Long góp phần ổn định tình hình sinh hoạt Phật giáo tại địa phương.
Ban Pháp chế Trung ương đã tổ chức thành công Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ Ban Pháp chế năm 2023 đến Tăng, Ni, Phật tử thành viên Ban Pháp chế trên toàn quốc, tại: Thiền viện Quảng Đức văn phòng 2 Trung ương từ ngày 02-04/11/2023 và khách sạn Quốc tế Thiên Ý tỉnh Thanh Hóa từ ngày 09-11/11/2023.
​​​​​​​
11. Hoạt động Ban Kiểm soát:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hòa thượng Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban; Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 036/QĐ.HĐTS, chuẩn y nhân sự Ban Kiểm soát Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm 97 thành viên.
Với trách nhiệm được phân công, Ban Kiểm soát Trung ương và Ban Kiểm soát các tỉnh, thành đã nỗ lực hoàn thành công tác được giao, tham gia, tham dự các hoạt động Phật sự của Giáo hội tại Trung ương và địa phương, góp phần thành công cho các hoạt động của Giáo hội.
​​​​​​​
12. Hoạt động Thông tin Truyền thông:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, HT. Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS được Đại hội tái suy cử đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương. Ngày 03/01/2023, Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký Quyết định số 034/QĐ.HĐTS, chuẩn y nhân sự Ban Thông tin Truyền thông Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027, gồm 98 thành viên.
Ban Thông tin Truyền thông Trung ương và các tỉnh, thành phố đã thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn để truyền thông các hoạt động Phật sự một cách tích cực, kịp thời theo đúng trọng tâm, trọng điểm và các hoạt động Phật sự của Giáo hội. Phân ban Chuyển đổi sổ đã tập trung triển khai một số công việc để định hướng về công tác số hóa và chuyển đổi số, hướng dẫn sử dụng văn phòng hành chính điện tử và kết nối trực tuyến cùng văn phòng điện tử ở các khu vực.
Thông qua kênh truyền hình trực tuyến Phật sự Online, các Phật sự của Giáo hội như Tăng sự, Hoằng pháp, Giáo dục, Hướng dẫn Phật tử, Văn hóa, Từ thiện, an sinh xã hội… đã được phổ biến rộng rãi, chuyển tải đến Tăng Ni, Phật tử. Qua đó, phát huy hình ảnh tốt đẹp của người con Phật trong thời đại công nghiệp 4.0; Truyền thông Phật giáo cũng đã kịp thời đưa tin về các hoạt động Phật sự đối ngoại, quốc tế của Giáo hội.
Ban TTTT Trung ương cũng đã phối hợp cùng các cơ quan báo đài, báo in và báo điện tử để cung cấp lịch hoạt động Phật sự của Giáo hội, hoặc đăng tải, phát sóng trong khả năng và nhiệm vụ của Ban. Trang điện tử pgvn.vn, chủ yếu tổng hợp tin tức nhanh nhất từ các trang Phật giáo khác. Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn) là trang tin có chỉ số truy cập đứng hàng đầu trong các trang tin Phật giáo tiếng Việt.
Năm 2023 Kênh Thông tin tổng hợp Phật sự Online đã xây dựng và nâng cấp các app ứng dụng Phật sự Online và Hoằng Pháp Online trên nền tảng App Store và CH Play giúp cho bạn đọc, Tăng Ni, Phật tử, công chúng xem tin tức Phật sự, các bài giảng của vị giảng sư…thuận lợi và dễ dàng. Việc trao đổi thông tin và kết nối thông tin giữa Văn phòng Ban TTTT T.Ư với các đơn vị truyền thông trong tổ chức Giáo hội đã diễn ra ngày càng hiệu quả, tính tương tác được tăng lên rõ rệt. Công tác thông tin truyền thông của VP 1, VP 2 T.Ư GHPGVN, đặc biệt là Kênh Truyền hình An Viên, báo Giác Ngộ và các ấn phẩm thông tin truyền thông chính thức do các Ban, Viện, Hệ phái, BTS, Ban TTTT các tỉnh/thành, các cơ sở tự viện thực hiện bằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại đã làm cho truyền thông Phật giáo ngày càng có uy tín, chuyên nghiệp, tính kết nối và tương tác cũng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
​​​​​​​
13. Hoạt động của Viện và Phân viện NCPHVN:
Tại Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS đã được Đại hội tái suy cử đảm nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, nhiệm kỳ 2022 - 2027. Qua đề nghị của Viện trưởng Viện Nghiên cứu, ngày 03/01/2023 Hòa thượng Chủ tịch HĐTS đã ký quyết định số 037/QĐ.HĐTS chuẩn y nhân sự Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, gồm 02 vị Chứng minh và 98 thành viên; Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS đảm nhiệm Phó Viện trưởng Thường trực kiêm Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội; Hòa thượng Danh Lung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiêm Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer.
Trong năm 2023, các thành viên của Viện tiếp tục dịch thuật, biên tập và xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam; Nhiều tác phẩm đã được phiên dịch và xuất bản, tái bản. Viện tiếp tục công tác nghiên cứu, dịch thuật và in ấn, xuất bản một số tác phẩm Phật học như Bộ Luật Ma-ha-tăng-kỳ, Di-sa-tắc bộ hòa- hê ngũ phần luật, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm kinh, Kinh Đại Bảo Tích, Kinh Đại Bát-niết-bàn, Bộ Bản duyên …
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền Nam truyền do TT. Giác Trí làm Giám đốc tổ chức thành công hội thảo “Thiền Nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại” vào ngày 22/10/2023 tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Viện đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Trường Đại học KHXH-NV (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Hệ phái Khất sĩ tổ chức thành công hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” vào ngày 6/11/2023 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
Viện đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đại học Huế và Học viện PGVN tại Huế tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” ngày 31/12/2023-01/01/2024.
Nhằm tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu có cơ hiội hiểu thêm về văn hóa Phật giáo Việt Nam từ các bình diện: Tư liệu, tác giả, tác phẩm, nghiên cứu và bình luận. Làm cơ sở, gợi dẫn để tiến tới biên soạn “Từ điển Văn hóa Phật giáo Việt Nam”, ngày 12/01/2024 Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”.
Ngoài ra, các thành viên Viện Nghiên cứu còn tham dự và viết bài cho hội thảo như: Hội thảo khoa học “Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay”, Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”, Hội thảo khoa học “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp”, Hội thảo khoa học “Phong trào Phật giáo 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu”; Hội thảo Sakyadhita (Những Người Con Gái Của Đức Phật lần thứ 18 tại Hàn Quốc; Hội thảo tại Viện Hàn lâm do Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tổ chức; Tọa đàm: “Tính Bình đẳng trong nữ giới Phật 
giáo”; Great Transition in India-Korea Relations: Celebrating the 50th Anniversary for the Friendship; New Delhi-INDIA. Dr. Venerable Nhu Nguyet & Dr. Le Thi Hang Nga: “Viet Nam - India Political & Cultural Relations: Suggestions For Korea” (Date October 26-28/10/2023); Hội thảo quốc tế “The Political Economy of ASEAN Sub - regions: Issues and concerns” (Busan University, Korea, 11/2023).
Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội kết hợp cùng chùa Liên Phái, Viện NCTG thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN và Tạp chí Nghiên cứu Phật học Tổ chức Hội thảo Khoa học về “Tổ Như Trừng Lân Giác và chùa Liên Phái trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam” nhân dịp Kỷ niệm 290 năm ngày mất của Tổ (1696 – 1733) và 297 năm chùa Liên Phái được xây dựng.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 – 21/06/2023) Tạp chí NCPH tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên tại phòng 216 chùa Quán Sứ, Hà Nội.
Trung tâm Tư liệu PGVN thuộc Phân viện đã tiến hành số hóa, dán nhãn và thực hiện mã hóa, biên mục các tư liệu Hán Nôm để tăng cường công tác bảo tồn, phục chế tư liệu Phật giáo cho một số ngôi chùa ở các tỉnh phía Bắc; Làm việc với Viện Trần Nhân Tông trao đổi các vấn đề về phát huy giá trị của tư liệu Phật giáo, tổ chức bản thảo phiên dịch tác phẩm kinh điển Phật giáo; Tổ chức Triển lãm “Phật đản 2023 Mùa Sen Nở” từ ngày 26-28/5/2023; In sách từ ván mộc bản chùa Hoè Nhai; Tham gia sự kiện triển lãm Kỷ niệm 30 năm ngày viên tịch của Đức Đệ nhất Pháp chủ tại chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, Chùa Hòe Nhai – Hà Nội.
Phân viện Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội hoạt động ổn định. Tạp chí Nghiên cứu Phật học xuất bản đều đặn 2 tháng một kỳ. Trang tin điện tử Tạp chí NCPH (
https://tapchinghiencuuphathoc.vn) là một trong các trang Phật giáo có chỉ số truy cập cao, nằm trong nhóm đầu về các trang Phật giáo tiếng Việt có nội dung tốt, chú trọng yếu tố bản quyền, chuyên nghiệp, đạt top 5 trang online Phật giáo chính thức có chỉ số truy cập cao nhất trong các trang truyền thông Phật giáo bằng tiếng Việt. Đây cũng là kênh thông tin khoa học và ứng dụng Phật giáo trong công tác nghiên cứu, tu học của Tăng, Ni, Phật tử, sinh viên, các nhà nghiên cứu. Đăng tải các thông tin trao đổi, nghiên cứu học thuật về Phật giáo v.v…
​​​​​​​
C. CÔNG TÁC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC:
Các thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử cả nước đã tích cực tham gia các phong trào ích nước lợi dân, phúc lợi xã hội, bảo vệ môi sinh, môi trường sinh thái, xây dựng nếp sống mới trên địa bàn khu dân cư, ủng hộ quốc phòng, biên giới hải đảo, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam thân yêu; tích cực trong các mặt hoạt động từ thiện xã hội, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình thương, tình nghĩa, nhà Đại đoàn kết, cứu trợ đồng bào bị thiên tai; tham gia ủng hộ công tác xây dựng trường học, lớp học, phòng học tại các vùng sâu vùng xa, làm đường giao thông nông thôn, xây cầu, đóng giếng nước. Nổi bật nhất là bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương giúp đỡ cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được các tự viện, các nhóm Phật tử thiện nguyện thực hiện thường xuyên… Đặc biệt, là tìm hiểu về Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và các quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Mặt khác, Tăng Ni, Phật tử trong toàn Giáo hội còn tích cực tham gia các đoàn thể xã hội. Một số chư Tôn đức tham gia Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện, phường, xã…, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng dân chủ, phản ánh tâm tư nguyện vọng của cử tri Tăng Ni, Phật tử; góp ý cùng các cơ quan chức năng liên hệ, giải quyết những vấn đề tồn đọng liên quan đến tôn giáo, tạo sự hài hòa cảm thông, đoàn kết giữa chính quyền các cấp và Giáo hội; giữ vững lập trường, phát huy truyền thống đoàn kết, hòa hợp, độc lập dân tộc, theo hướng đi lên của thời đại, góp phần xây dựng xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ, giàu mạnh. Từ đó, xuất hiện nhiều gương điển hình, gương người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo v.v… nên được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội tặng bằng Tuyên dương công đức.
III. NHẬN XÉT và ĐÁNH GIÁ:
Ngay từ những tháng đầu năm 2023, năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2022 – 2027, Giáo hội đã bám sát các mặt công tác bằng sự vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy tính sáng tạo, giữ vững niềm tin Đạo pháp của các thành viên Tăng Ni, Phật tử cả nước. Qua đó, trong năm 2023 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu những công tác và đạt thành quả nổi bật như sau:
Từng bước triển khai Nghị quyết Đại hội IX GHPGVN; Chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2022 – 2027; Tổ chức học tập Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII; Củng cố, bổ sung nhân sự 13 Ban, Viện Trung ương, Phân ban Ni giới Trung ương nhiệm kỳ 2022 - 2027; Tu chỉnh Quy chế hoạt động của Ban Thường trực HĐTS, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và cấp huyện; Quy chế hoạt động của các Ban, Viện, Phân ban, Phân viện Trung ương Giáo hội; Quy chế Ban Quản trị cơ sở Tự viện.
Văn phòng Trung ương Giáo hội và các Ban, Viện Trung ương đã được củng cố và tăng cường nhân sự hợp lý, quan hệ chặt chẽ, giải quyết kịp thời những Phật sự cần thiết và hoạt động đồng bộ.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày càng có vị thế, uy tín trong cộng đồng Phật giáo thế giới, qua các cuộc Hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế mà đại biểu của Giáo hội tham gia.
Kính thưa toàn thể hội nghị,
Trên tinh thần tự giác, Giáo hội cũng đã mạnh dạn nhìn vào thực tế, nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm, những khó khăn, hạn chế, tồn đọng trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động Phật sự của toàn nhiệm kỳ và của năm 2023, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX cũng như những năm tiếp theo của nhiệm kỳ 2022 - 2027, góp phần đẩy mạnh công tác Phật sự của Giáo hội ngày càng phát triển trong tình hình xã hội, đất nước và thế giới có những chuyển biến thuận lợi, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”./.
BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây