BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2023 CỦA BAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG ƯƠNG GHPGVN
Nội dung
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG ƯƠNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, Tp.HCM -------------
ĐT: 9483080 – FAX: (84.8)8469931 Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2023
Kính gởi: Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN
BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC PHẬT SỰ NĂM 2023
CỦA BAN GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRUNG ƯƠNG GHPGVN
- Công tác tổ chức và hoạt động:
- Thực hiện chương trình trọng điểm của Nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Ban Thường trực Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPVN đã phân công trách nhiệm chuyên môn và xây dựng kế hoạch thực hiện cho các phân ban, các thành viên toàn Ban.
- Củng cố công tác văn phòng và có kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo thích hợp, đảm bảo chất lượng và hoàn tất chương trình hoạch định tại các cơ sở đào tạo Phật học.
- Thực hiện công tác thực hiện văn bằng Tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Phật học một số trường Trung cấp phía Nam làm lễ Tốt nghiệp. Hỗ trợ cho một số trường Trung cấp Phật hoàn tất thủ tục chiêu sinh khóa mới, khai giảng năm học 2023.
- Tham dự Lễ cấp phát văn bằng Tốt nghiệp và dự lễ khai giảng tại trường Trung cấp Phật học thuộc khu vực miền Nam.
- Ra công văn chấp thuận việc bổ nhiệm nhân sự chức danh Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu một số Trường Trung cấp sau khi được Ban Tôn giáo và Hội Đồng Trị sự GHPGVN phê chuẩn.
- Thúc đẩy chương trình đào tạo Sau Đại học tại 4 Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục hoàn tất chương trình Biên soạn sách giáo khoa hệ Trung cấp Phật học.
- Các Học viện, các Trường Trung cấp trong cả nước trang nghiêm tổ chức và thực hiện An cư kiết hạ theo sự chỉ đạo của Trung ương Giáo hội kết hợp với chương trình đào tạo trong mùa hạ mà Ban Giáo dục chủ trương.
- Công tác đào tạo giáo dục Phật giáo hiện nay tại các cơ sở Phật giáo:
Hệ thống các Học viện Phật giáo:
- Nhằm từng bước tiến đến sự đồng bộ trong chương trình đào tạo ở cấp Đại học và Sau đại học, Ban GDPG T.Ư tổ chức Tọa đàm: “Giáo dục Đại học và Sau Đại học Phật giáo – Nhận diện và Phát triển” do Học viện PGVN tại Hà Nội đăng cai vào hai ngày ngày 2, 3/12/2023 với sự tham dự của Hội đồng Điều Hành Học viện PG tại Hà Nội, Học viện PG tại Huế, Học viện PG tại TPHCM và Học viện PG Nam Tông Khmer.
-
- Sau Đai học:
- Học viện Phật giáo TP. Hồ Chí Minh:
+ Hiện nay, Học viện đã và đang đào tạo hàng trăm học viên đang theo học chương trình thạc sĩ Phật học bao gồm các khóa II, III, IV và V, VI, VII, gồm:
- Khoá II gồm 35 học viên đã hoàn tất chương trình học và đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Phật học.
- Khoá III gồm 45 học viên đã hoàn tất chương trình lý thuyết, bắt đầu thực hiện luận văn thạc sĩ Phật học, dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 07/2022.
- Khóa IV: Hiện có 29 học viên đang theo học, đang trong quá trình hoàn tất chương trình học kỳ 3 và chuẩn bị đề cương luận văn.
- Khóa V (2022- 2024) có 68 học viên đang theo học.
- Học viện đang đào tạo 19 nghiên cứu sinh đang theo học chương trình tiến sĩ Phật học bao gồm các khóa I , II và III; trong đó:
- Tiến sĩ Phật học khóa I (08 học viên) đang tổ chức bảo vệ các chuyên đề và Tiểu luận tổng quan cho Nghiên cứu sinh; khóa II (11 học viên): Đã học xong phần lý thuyết, đang thực hiện bài tiểu luận các chuyên đề lý thuyết; Khoá III: Đang đào tạo
- Học viện Phật giáo tại Hà Nội:
+ Với hệ Sau Đại học, Khóa III hệ Sau Đại học, có 41 học viên cao học và 9 NCS làm Tiến sĩ. Trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện, đến nay các thao tác, qui trình đào tạo cơ bản đã đi vào nề nếp. Học viện hiện đang đào tạo Thạc sĩ có 126 Hv, Tiến sĩ 18 Hv. Đã có 1 tiến sĩ ra trường được nhận bằng.
+ Về công tác Nghiên cứu khoa học Học viện đã biên soạn xong, có bản thảo sạch, chuẩn bị in các giáo trình: Kinh Duy Ma Cật, Kinh Pháp Bảo Đàn, Kinh Kim Cương, Luận Đại thừa khởi tín, Luận Trung quán và Giáo trình Hán ngữ cổ đại.
+ Tổ chức tọa đàm khoa học các chuyên đề và hướng dẫn học viên làm luận văn, luận án.
+ Tiếp tục nghiên cứu và triển khai tổ chức khảo sát và tổ chức Hội thảo khoa học cấp Quốc gia, cấp Học viện
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế:
- Hiện đang tiếp tục đào tạo chương trình Thạc sĩ khóa II niên khóa 2020-2022 cho hai chuyên ngành Hán Nôm Phật học và Văn học Phật giáo. Có kế hoạch thực hiện bảo vệ luận văn.
- Có kế hoạch chuẩn bị chiêu sinh thạc sĩ Khóa III.
- Học viện đã và đang nỗ lực đào tạo chương trình sau đại học nghiêm túc và đảm bảo chất lượng đầu ra. Đồng thời, Học viện quan tâm về công tác nghiên cứu khoa học chuyên đề và tổ chức tọa đàm khoa học chuyên môn.
-
- Cử nhân Phật học:
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội:
+ Hiện nay Học viện đã và đang đào tạo các hệ Cao đẳng, Liên thông Cử nhân, Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Hiện có 573 Tăng Ni sinh và học viên các hệ: Cao đẳng 41 học viên, Liên thông Cử nhân 85 Hv, Cử nhân 303 Hv, Thạc sĩ 126 Hv, Tiến sĩ 18 Hv.
Tiếp tục tuyển sinh.
Nhìn chung, các hệ đào tạo vận hành tốt, theo đúng qui trình và tiến độ đào tạo đã vạch ra từ đầu khóa học và năm học. Với hệ Sau Đai học, đã có 41 học viên cao học và 9 NCS làm Tiến sĩ và tiếp tục xét hồ sơ, cho NCS bảo vệ đề cương đầu vào. Trên tinh thần vừa làm vừa rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện, đến nay các thao tác, qui trình đào tạo cơ bản đã đi vào nề nếp.
+ Về cơ sở đào tạo Khu nhà Liên hợp Viên Quang và Bảo tháp Viên Quang do Ban Dự án Xây dựng Học viện đầu tư đã hoàn thiện và chính thức đi vào hoạt động một cách hiệu quả. Hệ thống Khu liên hợp Giảng đường – Thư viện – Phục vụ của tòa nhà Viên Quang đã phục vụ tương đối tốt nhu cầu của giảng sư và học viên; Khu nhà kho - căng tin mới xây dựng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của cán bộ và học viên.
+ Toàn thể Tăng Ni sinh Học viện PGVN tại Hà Nội được tổ chức an cư kiết hạ tại Học viện một cách nghiêm túc và trang nghiêm.
+ Nhiều Trường đại học, phái đoàn giao lưu làm việc, hợp tác với học viện
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế:
Khóa X có 180 Tăng Ni sinh đang theo học năm thứ 2, khoá XI có 159 đang theo học và khóa XII.
+ Tổ chức Hội nghị Khoa học chuyên đề góp ý về chương trình học các cấp mà Học viện đã và đang đào tạo.
+ Tăng Ni sinh nội trú và tổ chức tu học theo chương trình kế hoạch của Hội đồng điều hành đề ra.
+ Tuyển sinh Cử nhân Phật học khóa XII (2022-2026).
+Xây dựng hoàn thiện các công trình chưa hoàn thiện tại cơ sở mới gồm Thiền đường, tòa hành chánh, Ni xá. Cụ thể khởi công xây dựng Ni xá vào tháng 3 năm 2022; xây dựng Tòa viện trưởng vào tháng 9 năm 2022.
+ Tổ chức tọa đàm khoa học “Tổ đình Thuyền Tôn: Tự sở, truyền thừa và di sản tư liệu” vào ngày 17 tháng 3 năm 2022 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Phòng Nghiên cứu Khoa học của Học viện phối hợp cùng Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán tổ chức Hội thảo/ tọa đàm khoa học
- Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh:
+ Học viện đang đào tạo theo hệ thống tín chỉ với 3.185 TNS và học viên đang theo học chương trình đào tạo cử nhân Phật học bao gồm: khóa XIII, XIV, XV, XVI, XV, XIV, XVII, XVIII (hệ chính quy) và khóa V, VI, VII, VIII, IX (hệ ĐTTX), trong đó:
a. Hệ Chính quy: Tổng số có 1.759 TNS đang theo học; trong đó khóa XIV có 450 TNS và khóa XV có 493 TNS đã hoàn tất chương trình học, các khóa còn lại đang trong các học kỳ.
b. Hệ Đào tạo Từ xa: Tổng số có 1.426 học viện đang theo học; trong đó khóa V có 506 học viên, trong đó 174 đã tốt nghiệp, 29 vị đã hoàn tất chương trình học, khóa VI có 650, trong đó có 182 học viên sẽ được nhận bằng tốt nghiệp vào tháng 12/2023, khoá VII có 589 học viên đang học kỳ 3, khóa VIII khoảng 500 vị đang học kỳ 2 và khóa 9 hơn 600 vị đang học kỳ 1
Hiện đã có 1 NCS bảo vệ thông qua cấp chuyên môn, sắp hoàn thành, một số NCS đang bảo vệ cấp chuyên môn và chuyên đề
+ Xây dựng giai đoạn 2 tại Học viện cơ sở 2 với 03 hạng mục lớn: 1/ Đại Chánh điện, (gồm 3 tầng); 2/ Thư viện (gồm 04 tầng); 3/ Tòa học đường (gồm 5 tầng). Cả ba công trình này có tầm cỡ quy mô lớn với tổng kinh phí khoảng hơn 250 tỷ đồng Việt Nam (Hai trăm năm mươi tỷ đồng). Hiện cả 3 công trình này đã hoàn tất và đã đưa vào hoạt động vào đầu năm 2023.
- Tổ chức Khóa huân tu: 7 ngày dành cho Hội đồng Điều hành, chư vị giảng viên và Tăng Ni sinh các khóa nhân mùa An cư Kiết hạ 2567.
- Tổ chức hội thảo Khoa học “Phong trào Phật giáo năm 1963 và 60 năm Bồ Tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân” vào ngày 11/6/2023
- Dự kiến Lễ tốt nghiệp: vào ngày 29/12/2023, Học viện sẽ tổ chức lễ tốt nghiệp, cấp phát văn bằng cho 979 học viên, trong đó chính quy khóa XV là 402 học viên, khóa XIV 352 học viên khóa XIII 9 học viên, khóa XII 3 học viên, hệ đào tạo từ xa gồm khóa IV 2 học viên, khóa V 29 học viên và khóa VI 182 học viên.
- Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ:
+ Khóa II có 30 Tăng sinh theo học. Cơ sở mới đã hoàn thành giai đoạn một, ở phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn. Học viện Phật giáo Nam tông Khmer có tổng diện tích xây dựng hơn 6,7 ha, gồm 19 hạng mục như: chánh điện, khu hiệu bộ, giảng đường, thư viện, tăng xá, nhà trưng bày… với dự toán tổng kinh phí là 451 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn. Đến nay, việc xây dựng giai đoạn 1 khu hiệu bộ đã hoàn tất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tăng sinh tu học.
+ Học viện liên kết với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức chương trình đạo tào Cử nhân Triết học và Tôn giáo học.
+ Để chương trình đào tạo được nâng cao và phong phú hoá, phù hợp với nhu cầu phát triển giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong thời hiện đại, ngoài những giảng sư Phật học cơ hữu, Hội đồng Điều hành các Học viện cũng đã liên hệ mời thêm quý Giáo sư, Tiến sĩ các trường Đại học trong nước và nước ngoài tham gia giảng dạy tại các Học viện.
- Hệ Cao đẳng Phật học:
Các lớp Cao đẳng Phật học Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Quảng Nam… tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo. Các Lớp cao đẳng Liên thông đang được đào tạo tại Học viện PGVN tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và ở Cần Thơ và Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang.
- Hệ thống Trường Trung cấp Phật học:
Cả nước hiện có 35 trường Trung cấp Phật học, Các trường đang triển khai chương trình đào tạo Trung cấp Phật học cải cách 3 năm do Ban Giáo dục chủ trương. Nội dung giảng dạy theo Bộ sách Giáo Khoa do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương biên soạn. Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tiến đến thống nhất chương trình thi tuyển đầu vào và thi tuyển tốt nghiệp, Ban giáo dục PGTW đã tổ chức:
- Tọa đàm: “Quản lý và giáo dục Trung cấp Phật học – Thực trạng và giải pháp” do Trường Trung cấp Phật học Hà Nội đăng cai vào ngày 14/5/22023,với sự tham dự của ban giám hiệu các Trường TCPH ở phía Bắc.
- Tọa đàm: “Giáo dục hệ Trung cấp Phật học – thực trạng và giải pháp” do Trường Trung cấp Phật học Nguyên Thiều, Bình Định đăng cai vào hai ngày 3-4 tháng 8/2023, với sự tham dự của lãnh đạo Ban giáo dục và Ban giám hiệu của 28 trường TCPG ở phía Nam
- Một số trường Trung cấp Phật học Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đồng Nai, Trà Vinh… đã tổ chức giảng dạy Khóa mới.
Nhìn chung, đối với các cơ sở giáo dục tại địa phương, đều được Ban Trị sự, Ban Giám hiệu Trường đặc biệt quan tâm. Qua đó, hầu hết các Trường Phật học đều được xây dựng khang trang, đầy đủ tiện nghi. Một số Trường tổ chức cho Tăng Ni sinh nội trú.
Về công tác giảng dạy và nội dung học tập tại các trường có sự kết hợp hài hoà giữa nội điển và ngoại điển. Thái độ học tập của Tăng Ni sinh nghiêm túc, chuyên cần. Nề nếp sinh hoạt của nhà trường cũng như đời sống tu học của Tăng Ni sinh luôn được Ban Giám hiệu và Ban Trị sự quan tâm giúp đỡ và nâng cao.
- Sơ cấp Phật học:
Nhằm mục đích cung cấp kiến thức Phật pháp căn bản cho các Tăng Ni trẻ mới xuất gia, Ban Chủ nhiệm các lớp Sơ cấp Phật học thực hiện việc giảng dạy theo chương trình do Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương biên soạn. Có khoảng trên 3000 Tăng Ni sinh theo học các lớp Sơ cấp Phật học tại các cơ sở đào tạo trực thuộc các trường Trung cấp Phật học.
- Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer:
Do tính đặc thù của Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nên chương trình giáo dục đào tạo dành cho Hệ phái đều có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Dân tộc Trung ương và địa phương, Ủy ban Mặt trận các cấp, đã thành lập Trường Trung cấp Pali Nam bộ tại tỉnh Sóc Trăng, mở các lớp Vini, Pali Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; lớp dạy Anh văn, tin học cho Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer và thanh thiếu niên đồng bào Khmer. Bên cạnh đó, các lớp dạy thiền cho chư Tăng, tu nữ và Phật tử cũng được tổ chức.
Ngoài ra, một số Chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer đang theo học các Trường Đại học, Cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh với các chuyên ngành như: Luật, công nghệ thông tin, kế toán, du lịch, Anh văn, trường Chính trị, điêu khắc gỗ v.v…
7. Tăng Ni sinh du học:
Có khoảng 280 Tăng Ni sinh hiện đang du học các nước về chương trình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ Phật học. Trong năm 2023 cũng có nhiều Tăng Ni sinh đang tiến làm thủ tục đi du học các nước do các Học viện giới thiệu.
III. Chương trình hoạt động dự kiến năm 2024 của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương nhiệm kỳ VIII:
- Đúc kết việc thực hiện giảng dạy bằng trực tuyến tại các Học viện và một số trường Trung cấp đã thực hiện và có phương hướng kế họach việc tổ chức và điều hành giảng dạy trực tuyến (trong trường hợp cần thiết) và bước đầu xây dựng giáo án điện tử cho chương trình đào tạo các cấp để nâng cao hiệu quả đào tạo.
- Thúc đẩy các Học viện trong việc định hướng phát triển về chương trình đào tạo hệ Đại học và Hệ Sau Đại học, đặc biệt xúc tiến trình đồng bộ chương trình đào tạo ở cấp Cử Nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ Phật học tại các Học viện, đúc kết thành quả đào tạo chương trình Sau Đại học Phật giáo.
- Nối kết giao lưu các cơ sở giáo dục Phật giáo trong cả nước, kịp thời có ý kiến chỉ đạo với lãnh đạo cơ sở Giáo dục Phật giáo các tỉnh thành, đặc biệt thường xuyên quan tâm, tạo mối quan hệ gắn bó giúp đỡ các lớp Sơ, Trung cấp Phật học, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer, được phát triển tốt.
- Lên kế hoạch và thành lập Đoàn công tác Giáo dục Phật giáo làm việc các cơ sở giáo dục đào tạo Phật giáo tại miền Bắc; miền Trung và miền Nam về việc đồng bộ chương trình đào tạo, thi tuyển đầu vào, thi tốt nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thành lập Ban Bảo Trợ “QUỸ HỌC BỖNG TRẦN NHÂN TÔNG” của Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương để khích lệ, hỗ trợ các tăng ni sinh xuất sắc, và giúp đỡ có hoàn cảnh đặc biệt, tạo đội ngũ kế thừa có tài đức cho Giáo hội.
- Lập kế hoạch tổ chức “KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM” vào khoảng trung tuần tháng 4/2024 cho giáo thọ, giảng viên phụ trách các môn học ở các trường Trung cấp Phật học trong cả nước.
- Lập kế hoạch tổ chức “KHÓA BỒI DƯỠNG NỘI ĐIỂN VÀ ĐÁNH GIÁ GIÁO TRÌNH TRUNG CẤP PHẬT HỌC” vào khoảng tháng 6/2024.
- Lập kế hoạch tổ chức tổ chức “KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ HÀNH CHÁNH-ĐÀO TẠO” vào khoảng tháng 9/2024
Trên đây là những công tác Phật sự tiêu biểu của Ban GDPG TƯ trong năm 2023 kính trình chư tôn đức liễu tri.
Kính chúc chư Tôn đức vô lượng an lạc.
BAN GDPG T.Ư
Ban Thư ký
File đính kèm