BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG NĂM 2023 và PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2024
Nội dung
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
BAN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG T.Ư
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
NĂM 2023 và PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2024
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2023
- ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Thông tin Truyền thông Trung ương (Ban TTTT T.Ư) – Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) GHPGVN.
Năm 2023, Ban TTTT T.Ư đã nỗ lực trong trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, truyền thông các hoạt động Phật sự của Giáo hội cấp T.Ư và địa phương; các hoạt động giao lưu Phật giáo trong nước và quốc tế.
Cụ thể, Ban TTTT T.Ư tập trung triển khai một số công việc, như sau:
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT.
1. Các hoạt động định kỳ, hoạt động chuyên môn:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ban, các Phân Ban trực thuộc:
- Tháng 3/2023, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, Ban TTTT T.Ư – GHPGVN Công bố Quyết định chuẩn y, kiện toàn nhân sự Ban TTTT T.Ư – GHPGVN Nhiệm kỳ 2022-2027, trao thẻ Chứng minh cho các thành viên của Ban.
- Tháng 3/2023, Ban chuẩn y và kiện toàn nhân sự, thông qua phương hướng hoạt động của các Phân Ban trực thuộc, gồm có Phân Ban Nam tông Kinh; Phân Ban Nam tông Khmer; Phân ban Phật giáo Khất sĩ; Phân ban Thông tin cơ sở và các hoạt động thông tin truyền thông đối ngoại; Phân Ban Chuyển đổi số.
- Đầu tháng 5/2023, Ban TTTT T.Ư khu vực phía Nam họp trực tuyến để thảo luận về hội nghị chuyên đề thông tin truyền thông, tháng 6/2023 đã tổ chức Hội nghị tại Thiền viện Quảng Đức.
Tổ chức Họp báo và trao giải Cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” vào ngày 24/05/2023, tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Cuộc thi nhận được gần 800 tác phẩm tham gia dự thi thuộc các thể loại khác nhau, Ban Giám khảo đã tổ chức chấm giải và thống nhất chọn 6 tác phẩm để trao giải (1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba).
Tổ chức Họp báo công bố Chương trình giao lưu nghệ thuật: Vu lan – Đạo hiếu – Dân tộc năm 2023 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, vào ngày 23/06/2023. Tổ chức Chương trình Truyền hình trực tiếp Giao lưu nghệ thuật “Vu Lan – Đạo hiếu – Dân tộc năm 2023” vào lúc 20h00 ngày 24/8/2023 tại Nhà hát Lớn Hà Nội trên các kênh sóng Truyền hình Quốc gia và Kênh Truyền hình An Viên.
Ban TTTT T.Ư – GHPGVN tham dự và đưa tin các sự kiện trọng đại của Giáo hội như Đại lễ Phật đản PL.2567, các phái đoàn đến chúc mừng Đại lễ Phật đản, các Trường hạ tổ chức Khai pháp An cư kiết hạ cũng như các sự kiện quan trọng khác diễn ra trong cả năm 2023 của Giáo hội.
Các Phân Ban:
Ngay sau khi thành lập, Phân ban Chuyển đổi sổ đã tập trung triển khai một số công việc để định hướng về công tác số hoá và chuyển đổi số, hướng dẫn sử dụng văn phòng hành chính điện tử và kết nối trực tuyến cùng các văn phòng điện tử ở các khu vực;
- Xây dựng phần mềm và thiết kế website trực tuyến để phục công tác lưu trữ văn bản số, nộp và trả kết quả hồ sơ trực tuyến, phục vụ công tác văn phòng hành chính Giáo hội; Xây dựng Cổng thông tin về Chuyển đổi sổ trong đó tích hợp ứng dụng họp trực tuyến và online, offline.
- Phối hợp cùng Văn phòng T.Ư - Giáo hội hỗ trợ BTS các tỉnh thành thiết lập văn phòng hành chính điện tử.
Phân ban Nam tông Kinh: Truyền tải thông tin cập nhật liên tục chính xác kịp thời các bản tin có tính đặc thù Hệ phái Nam tông Kinh như Giới Đàn, Lễ Magha Puja, Vesakha Puja, Kathina, Lễ Kết Giới Sima của các tự viện PGNT trên khắp cả nước đăng trên các Website của Giáo hội.
2. Các ấn phẩm truyền thông do Ban TTTT T.Ư trực tiếp tổ chức thực hiện:
* Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam (phatgiao.org.vn) tính đến tháng 12/2023, là trang tin có chỉ số truy cập đứng hàng đầu trong các trang tin Phật giáo tiếng Việt.
Số bài viết năm 2023, bình quân 10 bài/ngày. Lượng đọc bài bình quân: 3 triệu click/tháng; Fanpage: 244.000 lượt follow; Kênh Youtube: 300.000 subcribes; Tiktok: 300.000 subcribes.
Các bài xem nhiều nhất trong năm gồm các nội dung về kinh điển, các sự kiện phật sự nổi bật. Lượng bạn đọc tìm kiếm thông tin trên Google chiếm khoảng 65% tổng lưu lượng truy cập đến Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam.
* Kênh PSO tập trung hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển các Chương trình truyền hình trực tuyến, các sự kiện Phật giáo, tổ chức khóa tu, thuyết giảng online trên các trang mạng xã hội như: Facebook – Fanpage, Youtube và Youku với tên gọi là “PHẬT SỰ ONLINE TV”.
Năm 2023 Kênh Thông Tin Tổng Hợp Phật Sự Online đã xây dựng và nâng cấp các app ứng dụng Phật Sự Online và Hoằng Pháp Online trên nền tảng App Store và CH Play giúp cho bạn đọc, Tăng, Ni, Phật tử, công chúng xem tin tức Phật sự, các bài giảng của vị giảng sư…thuận lợi và dễ dàng.
* Tạp chí NCPH bản in và bản điện tử: Tổ chức nội dung theo tôn chỉ là kênh thông tin khoa học và ứng dụng Phật giáo trong công tác nghiên cứu, tu học của tăng, ni tín đồ, sinh viên, các nhà nghiên cứu. Đăng tải các thông tin trao đổi – nghiên cứu học thuật về Phật giáo, vv…,
Năm 2023, Tạp chí NCPH bản in đã xuất bản được 6 số, phát hành vào ngày đầu tiên của các tháng lẻ trong năm, mỗi năm 6 số theo định kỳ.
Ngày 20/06/2023, Tạp chí NCPH tổ chức buổi gặp mặt các cộng tác viên nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 – 21/06/2023) tại phòng 216 chùa Quán Sứ, Hà Nội.
3. Trao đổi chuyên môn, hợp tác nội dung với các Ban/Viện/BTS và Ban TTTT các địa phương:
Năm 2023, việc trao đổi thông tin và kết nối thông tin giữa Văn phòng Ban TTTT T.Ư với các đơn vị truyền thông trong tổ chức Giáo hội đã diễn ra ngày càng hiệu quả, tính tương tác được tăng lên rõ rệt.
Tổ thực hiện công tác thông tin truyền thông của VP 1, VP 2 T.Ư - GHPGVN, đặc biệt là với Kênh Truyền hình An Viên, báo Giác Ngộ và các ấn phẩm thông tin truyền thông chính thức do các Ban, Viện, Hệ phái, BTS, Ban TTTT các tỉnh/thành, các cơ sở tự viện thực hiện bằng việc ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại đã làm cho truyền thông Phật giáo ngày càng có uy tín, chuyên nghiệp, tính kết nối và tương tác cũng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
4. Hoạt động tiêu biểu của Ban TTTT các địa phương:
Lâm Đồng: Cập nhật và đăng tin tức phật sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng tại website: phatsulamdong.vn.
Ban TTTT tỉnh đã tham mưu cho BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng, Ban Pháp chế và BTS huyện Đức Trọng giải quyết vụ việc liên quan đến Thiền viện Long Tượng gây bức xúc trên cộng đồng mạng.
Khánh Hòa: Thành lập website chính thức của BTS PG tỉnh Khánh Hòa tại địa chỉ: https://phatgiaokhanhhoa.org; thành lập kênh Youtube: Phật giáo Khánh Hòa; Fanpages Phật giáo tỉnh Khánh Hòa với hơn 5600 lượt theo dõi.
Vĩnh Phúc: Fanpage Truyền thông PGVN tỉnh Vĩnh Phúc đạt gần 10.000 người theo dõi, lượng người thích trang đạt hơn 10.000 người. Số lượng bài viết là hơn 100 bài, lượng tương tác hơn 30.000, hơn 9.000 bình luận, 700 ngàn lượt chia sẻ.
Bà Rịa Vũng Tàu: Từng bước xây dựng và hoàn thiện kênh Youtube tại địa chỉ: https://www.youtube.com/@PhatgiaoBaRiaVungTau
Đắk Lắk: Ban TTTT PG tỉnh tổ chức Khóa Tập huấn Nghiệp vụ Báo chí vào 2 ngày: 09-10/8/2023 cho hơn 70 thành viên, cộng tác viên Ban TTTT Phật giáo tỉnh Đắk Lắk; các tiểu ban Truyền thông của các ban, ngành trực thuộc GHPGVN tỉnh Đắk Lắk; Quý Tăng, Ni, Phật tử trong tỉnh tham dự.
Trà Vinh: Tính đến tháng 12/2023, cổng thông tin phatgiaotravinh.vn có hơn 60.000 lượt truy cập; kênh Youtube có gần 3000 người đăng ký, Fanpage với: 10.000 lượt theo dõi, trung bình 2 bài/ ngày, lượt tiếp cận trong năm ước đạt 400.000 lượt. Cổng đã xuất bản hơn 300 bài viết trong năm 2023.
Bến Tre: Ban TTTT tỉnh kết nối với các Ban TTTT thành phố, huyện, thị cập nhật nhanh các tin tức Phật sự nổi bật. Tổng số lượt người tiếp cận trang facebook của tỉnh đạt 154.943 lượt.
Tiền Giang: Ban TTTT tỉnh đăng tải trên 800 tin, 350 video clip về tin tức hoạt động phật sự của Phật giáo tỉnh nhà; xuất bản định kỳ mỗi tháng 01 Bản tin Phật sự; thực hiện 02 Ký sự Về nguồn trên đất Ấn.
Về chương trình viết lại Lịch sử các tự viện trong tỉnh Tiền Giang, năm 2023, Ban TTTT đã tiến hành quay phóng sự và xuất bản hoàn tất 45/49 ngôi tự viện trong huyện Chợ Gạo (còn lại 04 ngôi); và 58/61 tự viện tại huyện Cái Bè (còn lại 03 ngôi), các tự viện còn lại đều đang trong quá trình xây dựng.
Cao Bằng: Ban TTTT kết nối thường xuyên với các cơ sở tự viện Phật giáo tỉnh nhà để nhanh chóng kịp thời nắm bắt các phật sự, góp phần lan tỏa tinh thần từ bi và trí tuệ của Phật giáo vùng cao.
Truyền thông các Phật sự của tỉnh qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube với tên gọi Phật giáo Cao Bằng, thu hút nhiều lượt truy cập.
Đồng Tháp: Ban TTTT cập nhật, phát triển thông tin hình ảnh Phật sự trên những trang mạng điện tử phatgiaodongthap.vn, đăng tải hơn 300 bài ở các thể loại như: tin bài viết; tin video; bản tin chữ; phóng sự.
Bình Phước: Ban TTTT PG tỉnh đã đăng tải lên các trang Facebook, fanpage, youtube,… tổng số: 267 bài viết Phật sự Online, 160 bài viết trên Fanpage Tin tức Phật giáo tỉnh Bình Phước…
+ Khuyến khích các cơ sở tự viện thành lập kênh truyền thông, chủ yếu nên nền tảng Facebook, Fanpage, Youtube, nhằm truyền tải các hoạt động phật sự trong tỉnh đến Phật tử và nhân dân.
Đắk Nông: Ban TTTT tỉnh đã thực hiện được 200 tin bài, và gần 4000 bức ảnh được xuất bản/đăng tải, sản xuất 10 video tin tức, phóng sự, ghi nhận...
Ban TTTT tỉnh hiện tại đang quản lý các trang: Phatgiaodaknong.org, facebook: Phật giáo Đăk Nông, kênh Youtube: Phật giáo Đăk Nông
Gia Lai: Ban TTTT đã đưa rất nhiều bản tin Phật sự trong toàn tỉnh một cách nhanh chóng, kịp thời, đặc biệt đã thực hiện livestreams trực tiếp Đại Lễ Phật Đản PL.2567- DL. 2023 của BTS PG tỉnh, BTS PG huyện Ia Grai, Chùa Vạn Phật và Tịnh xá Ngọc Phúc.
Thái Bình: Ban TTTT đã mở những buổi học chuyên đề nhằm nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên của Ban như: chuyên đề “Kỹ năng biên tập và viết bài” do cô Kim Thoa, Biên tập viên báo Thái Bình hướng dẫn, chuyên đề “Kỹ năng chụp ảnh và xây dựng phim trên điện thoại di động” do bác Tạ Xuân Tỉnh, giám đốc công ty cổ phần Long Phát Group hướng dẫn.
Ban TTTT hiện đang quản trị trang Facebook Phật sự Thái Bình và trang website https://phatgiaothaibinh.vn.
Bình Thuận: Thành lập cổng thông tin điện tử chính thống cho BTS tại địa chỉ phatgiaobinhthuan.vn, trang fanpage của Phật giáo tỉnh. Đến tháng 12/2023, phatgiaobinhthuan.vn đã có trên 40.000 truy cập. Trang fanpage hoạt động tích cực, có gần 3.000 người theo dõi, trung bình mỗi ngày đăng tải 2 bài viết.
Phối hợp cùng Ban Văn hoá, và Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh sưu tầm và xuất bản những nội dung, hình ảnh có giá trị văn hoá, lịch sử đến Chư vị Danh Tăng và Danh Thắng cổ tự tại tỉnh trên website và Nội san Nguyên Hương số thứ nhất và số thứ hai do ban Giáo dục Phật giáo tỉnh xuất bản.
Hà Giang: Ban TTTT đã trực tiếp tổ chức thực hiện, xây dựng kênh thông tin truyền thông tập trung, có chỉ số chất lượng chuyên môn như Cổng thông tin Phật giáo phatgiaohagiang.com, kênh Fanpage Phật giáo Hà Giang, kênh Youtube GHPGVN tỉnh Hà Giang.
Hải Dương: Ban TTTT phối hợp cùng Đài PTTH Hải Dương nên một số tin Phật giáo đã được đưa tin kịp thời đến đông đảo đại chúng và đồng bào Phật tử các giới.
Thừa Thiên Huế: Ban TTTT luôn theo sát, cập nhật thông tin các công tác phật sự của BTS GHPGVN tỉnh TT.Huế. Trang www.phatgiaohue.vn thay đổi giao diện mới, hiện đại hơn, nhiều tính năng vượt bậc, hệ thống hosting của trang có băng thông dung lượng lớn. Các thành viên trong Ban đã phụ trách quản trị, cập nhật tin bài, ảnh đẹp trên fanpage của Phật giáo TTHuế, lượng tương tác tin bài nhanh hơn, đến gần với bạn đọc hơn.
Ninh Thuận: Ban TTTT tỉnh chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho kênh Phật sự Online, phatgiaoninhthuan.com.vn, đăng tải bài viết trên mạng xã hội Facebook; Ban TTTT Phật giáo tỉnh duy trì và truyền tải rộng rãi thông qua hình thức đăng tải các Phật sự quan trọng lên các ứng dụng trực tuyến như: phatgiaoninhthuan.com.vn, Facebook, Youtube.
Thái Nguyên: Thường xuyên xây dựng bản tin Phật sự Phật giáo tỉnh nhà được phát trên kênh youtube Phật giáo Thái Nguyên và các nền tảng mạng xã hội khác. Thực hiện các phóng sự về Những ngôi chùa tại Thái Nguyên. Hàng tuần thực hiện mỗi tuần một chuyên đề “Câu Chuyện Cửa Thiền”.
Phật giáo Thái Nguyên trong những năm qua đã xây dựng và vận hành Kênh Youtube, trang Fanpage, đến nay các nền tảng mạng xã hội của Phật giáo Thái Nguyên đã có gần 10.000 lượt đăng ký theo dõi.
Quảng Bình: Ban TTTT Phật giáo tỉnh duy trì và truyền tải rộng rãi thông qua hình thức đăng tải các Phật sự quan trọng lên kênh Youtube Phật giáo Quảng Bình; trang mạng xã hội Facebook có số người theo dõi: khoảng 4.700 người.
Điện Biên: Ban TTTT tỉnh Điện Biên đã tham gia tích cực trong việc tổ chức các hoạt động phật sự như: Chương trình từ thiện Tết yêu thương, Lễ hội Phật giáo Mùa hoa ban, Phật đản 2023, Đại lễ Vu lan, khóa tu mùa hè... ; cập nhật những thông tin hoạt động của BTS tỉnh, đăng tải lên kênh thông tin mạng xã hội (Facebook, TikTok, Youtube).
Lai Châu: Tích cực truyền tải rộng rãi những thông tin liên quan đến Phật giáo tỉnh nhà, đảm bảo về mặt thông tin truyền thông Phật giáo.
Nam Định: Ban TTTT đã duy trì và nâng cấp trang web chính thức http://phatgiaonamdinh.vn, tăng cường sự hiện diện trên mạng xã hội, đảm bảo tính chính xác và tin cậy của thông tin được cung cấp.
Bình Định: Ban TTTT Phật giáo tỉnh có những hoạt động và đạt kết quả tích cực. Ban đã đăng 382 tin, gần 2000 hình ảnh trên trang thông tin Phật giáo Bình Định, tại địa chỉ phatgiaobinhdinh.vn.
Kon Tum: Ban đã xây dựng website: phatgiaokontumonline.org; kênh Youtube: Phật Giáo Kon Tum TV và Fanpage: Phật Giáo Kon Tum đã đăng tải 85 bản tin viết và video.
Hưng Yên: Cổng thông tin điện tử phatgiaohungyen.com, trang tin Phật Sự Hưng Yên Online và trang Truyền Thông Phật giáo Hưng Yên đã chủ động đăng tải các hoạt động truyền thông tại các huyện, thị, thành phố, cộng tác tin, bài, hình ảnh và video để phụng sự Giáo hội các cấp trong tỉnh.
Thanh Hóa: Ban TTTT PG tỉnh đã tiếp nhận bàn giao và vận hành Cổng thông tin phatgiaothanhhoa.com, trang fanpage Phật sự Thanh Hoá Online, thành lập trang mới Truyền thông Phật giáo Thanh Hóa.
Một số BTS huyện đã xây dựng, phát triển và duy trì được những fanpage có nhiều lượt theo dõi như trang Phật giáo Hà Trung, Phật giáo Nga Sơn, Ban Trị sự Phật giáo huyện Triệu Sơn, Phật giáo Sầm Sơn, Ban Hướng Dẫn Phật tử Tỉnh Thanh Hoá, Phân Ban Ni giới tỉnh Thanh Hóa….
Ninh Bình: Ban TTTT nâng cấp và duy trì Cổng thông tin Phật giáo tỉnh (phatgiaoninhbinh.ogr) và trang fanpage Phật giáo Ninh Bình, thành lập 2 nhóm Zalo chuyên biệt gồm nhóm Thường trực và nhóm BTS GHPGVN tỉnh Ninh Bình.
Một số BTS huyện, thành phố cũng đã xây dựng, phát triển và duy trì được những fanpage có nhiều lượt theo dõi như trang Phật giáo Kim Sơn, Ban Văn hóa Phật giáo thành phố Ninh Bình, BTS Tam Điệp; trang Facebook, Fanpage của thượng tọa Thích Minh Quang trưởng BTS tỉnh có hàng chục nghìn người theo dõi…
Kiên Giang: Ban TTTT Phật giáo Kiên Giang đã có những đổi mới về cách thức truyền thông theo hướng tổng hợp, đa phương tiện với nội dung có chất lượng chuyên môn phục vụ công tác nghiên cứu, tra cứu dữ liệu và học thuật chuyên ngành; bám sát các hoạt động phật sự của BTS, các hoạt động của các Ban thuộc Giáo hội.
Cổng thông tin Phật giáo tỉnh trong năm xuất bản hơn 750 tin, bài của các chuyên mục: tin tức, từ thiện, hoằng pháp, văn bản giáo hội,… Phối hợp với các cơ quan các cấp có thẩm quyền của tỉnh hoặc của Giáo hội để thông tin, tuyên truyền về các mặt hoạt động.
Năm 2023, Ban TTTT tỉnh Kiên Giang đã tổ chức đào tạo các thành viên tham gia công tác truyền thông, hầu hết là các bạn thanh thiếu niên Phật tử nhiệt huyết, phụ trách các nhiệm vụ, như: chụp ảnh, quay phim, dựng phim, biên tập.
Thành lập trang youtube với tên gọi Phật giáo Kiên Giang để đăng những video sự kiện hoạt động Phật sự.Lưu ý: Tính đến ngày 21.12.2023, một số tỉnh, thành chưa cập nhật báo cáo để gửi về Văn phòng Ban TTTT T.Ư – GHPGVN để tổng hợp trong bác cáo chung về Công tác Thông tin Truyền thông Phật giáo các tỉnh, thành trong cả nước.5. Về tài chính hoạt động của Văn phòng Ban TTTT T.Ư GHPGVN
Kinh phí Tổ chức Chương trình Vu Lan Đạo hiếu & Dân tộc năm 2023, nguồn kinh phí xã hội hóa, về phía Ban TTTT T.Ư có sự đóng góp của Chùa Khai Nguyên: 200,000,000 đồng, chùa Ba Vàng: 100,000,000 đồng để tổ chức thành công Chương trình vào tháng 8/2023 tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội.
Chi phí Văn phòng và các sự kiện của Ban TTTT T.Ư – GHPGVN năm 2023 là: 131,952,000 đồng được trích từ nguồn kinh phí tồn từ Nhiệm kỳ 2017 – 2022, chuyển sang năm 2023.
Tính đến hết tháng 12/2023, Kinh phí Văn phòng Ban TTTT T.Ư, tồn: 11,000,000 đồng.
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2024:
Ban sẽ tập trung một số công việc cụ thể, như sau:
+ Ban TTTT T.Ư GHPGVN tăng cường sản xuất tin, bài về công tác Phật sự trong nước và quốc tế bám sát các hoạt động phật sự của Giáo hội; các chỉ đạo của HĐTS và của các Ban, Ngành Giáo hội trên các kênh, các phương thức truyền thông do Ban trực tiếp tổ chức nội dung và đôn đốc đơn vị truyền thông trực thuộc Ban, hoặc của Giáo hội trong việc cập nhật tin bài nhanh, chuyên nghiệp, đúng trọng tâm;
+ Phối hợp cùng hệ thống báo chí, các trang mạng xã hội đẩy mạnh truyền thông và đưa tin về các hoạt động tổ chức Đại lễ Phật Đản PL.2568 - DL.2024 tại chùa Quán Sứ trụ sở T.Ư - Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như khắp các tỉnh, thành trong cả nước (bao gồm cả tin tức về các chuyến đến thăm, chúc mừng của các cơ quan, ban ngành trong và ngoài nước dành cho GHPGVN).
Đưa tin về các hoạt động của Tăng, Ni, Phật tử mùa an cư kiết hạ PL.2568 tại các trường hạ trong cả nước; Các ngày lễ Kỷ niệm khác của Phật giáo và Giáo hội.
+ Tổ chức Chương trình giao lưu nghệ thuật “Vu Lan – Đạo hiếu – Dân tộc năm 2024”, dự kiến lần đầu tiên được tổ chức tại Khu vực phía Nam, truyền hình trực tiếp cả nước vào khoảng tháng 8 năm 2024.
+ Ban TTTT T.Ư - GHPGVN tiếp tục hợp tác sản xuất và công chiếu Chương trình Ký sự Linh Thiêng Thiền Môn Sử Việt;
+ Chú trọng công tác thông tin truyền thông các chương trình gắn bó giữa Phật giáo và môi trường, các chương trình an sinh xã hội trong các hoạt động của Giáo hội, của các BTS, các cơ sở tự viện, của tăng, ni và tín đồ Phật giáo;
+ Các ấn phẩm do Ban TTTT T.Ư - GHPGVN trực tiếp thực hiện sẽ chú trọng công tác xây dựng nội dung, bám sát các hoạt động Phật sự của Giáo hội và các sự kiện của Phật giáo như Phật Đản, An cư Kiết hạ, Vu Lan…
Cổng thông tin Phật giáo phatgiao.org.vn, Tạp chí NCPH điện tử, Phật Sự OnLine… tập trung xây dựng nội dung và đa dạng hóa các phương thức tiếp cận bạn đọc thông qua xây dựng các mạng xã hội như Tiktok, Youtube, vv…vv.
Kênh PSOL: Tập trung trọng tâm về các Chương trình truyền hình trực tuyến, các sự kiện Phật giáo, tổ chức khóa tu, thuyết giảng online trên các trang mạng xã hội như: Face Book – Fanpage, Youtube và Youku….
Tạp chí NCPH điện tử: Tổ chức nội dung theo tôn chỉ là kênh thông tin khoa học và ứng dụng Phật giáo trong công tác nghiên cứu, tu học của Tăng, Ni tín đồ, sinh viên, các nhà nghiên cứu. Đăng tải các thông tin trao đổi – nghiên cứu học thuật về Phật giáo, vv…,
Ban TTTT T.Ư với định hướng công việc, chú trọng trao đổi chuyên môn sâu rộng hơn, hợp tác nội dung thực chất với những kênh Truyền thông do các Ban/Viện/BTS trực thuộc Giáo hội tổ chức thực hiện để tăng cường chuyên môn hóa cao với từng loại hình, phương thức truyền thông, tránh trùng lặp nội dung, nội dung đơn điệu và na ná nhau giữa các ấn phẩm.
Văn phòng Ban TTTT T.Ư đề nghị Ban TTTT các tỉnh/thành phố, Ban biên tập các tạp chí, ấn phẩm thông tin, các trang thông tin Phật giáo lưu tâm về việc chuyên môn hóa nghiệp vụ thông tin truyền thông Phật giáo.
Ban biên tập Cổng thông tin Phật giáo phatgiao.org.vn đề xuất Giáo hội Phật giáo Việt Nam tìm kiếm nguồn tài chính để phát triển kênh, đặc biệt ưu tiên cho các kênh Social Media.
………………………………………………………………………….
Thông tin: VP Ban TTTT T.Ư: Phòng 221, Chùa Quán Sứ, số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. ĐT: 024.6684.6688.
VP miền Nam: Phòng số 7 dãy Tây Nam, Thiền viện Quảng Đức, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.
Email: phatgiao.org.vn@gmail.com | Website: www.phatgiao.org.vn
File đính kèm