BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CUỐI NĂM 2023 CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Nội dung

  GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM

Số: 20-23/BC-VNCPHVN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



TP. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2023   
BÁO CÁO
HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CUỐI NĂM 2023
Kính gửi: BAN THƯỜNG TRỰC HĐTS GHPGVN

Kính bạch chư Tôn đức,
Hoạt động chính yếu của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam gồm 2 nhóm công việc: 1) Dịch thuật, biên tập và xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (TTTĐPGVN); 2) Hoạt động của các Phân viện, Trung tâm và các Ban.
I. TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
1. Bộ Bản duyên (No.152-219) do Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang dịch được chia làm 5 tập. Hiện nay đã dàn trang xong và sẽ được in vào đầu năm 2024.
2. Bộ Luật Ma-ha-tăng-kỳ (No.1425-1426) do HT. Thích Phước Sơn dịch và Ma-ha-tăng-kỳ Tỳ-kheo-ni Giới bổn (No.1427) do Ni sư Thích nữ Như Nguyệt dịch, đã dàn trang hoàn tất.
3. Các bộ Kinh Đại thừa do HT. Thích Trí Tịnh dịch, đã được dàn trang
3.1. Đại phương quảng Phật Hoa Nghiêm kinh (No.0279) 1 tập.
3.2. Kinh Đại bảo tích (No.0310) 2 tập.
3.3. Kinh Đại Bát-niết-bàn (No.0374) 1 tập.
Dự kiến sẽ được in vào cuối năm 2024.
4. Kinh do Nguyễn Trung Còn và Nguyễn Minh Tiến dịch, đã được dàn trang
Kinh Đại Bát-niết-bàn (No.0374) 1 tập. Dự kiến in vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.
5. Các bộ Luật đang mô-rát
5.1. Di-sa-tắc bộ hòa-hê ngũ phần luật (No. 1421) do HT. Thích Đỗng Minh và HT. Thích Đức Thắng dịch, đang mô-rát.
5.2. Tứ phần luật (No.1428-1434) do HT. Thích Đỗng Minh và các dịch giả khác dịch đang mô-rát.
II. HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ CỦA CÁC PHÂN VIỆN VÀ TRUNG TÂM
1. TỔ CHỨC HỘI THẢO

- Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thiền Nam truyền do TT. Giác Trí làm Giám đốc tổ chức thành công hội thảo: “Thiền Nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại” vào ngày 22/10/2023 tại Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (750 Nguyễn Kiệm, P.4. Phú Nhuận).
- Viện đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Trường Đại học KHXH-NV (Đại học Quốc gia TP.HCM) và Hệ phái Khất sĩ tổ chức thành công hội thảo: “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” vào ngày 6/11/2023 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Thủ Đức, TP.HCM. Hội thảo đã nhận được trên 170 bài tham luận.
- Viện đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Đại học Huế và Học viện PGVN tại Huế tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” ngày 31/12/2023-01/01/2024.
2. HOẠT ĐỘNG CÁC PHÂN VIỆN  
Hiện nay, VNCPHVN có 2 Phân viện: Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (PVNCPHVN) tại Hà Nội do HT. Thích Gia Quang làm Phân Viện trưởng và Phân viện Nghiên cứu Phật giáo Nam tông Khmer (PVNCPGNTK) do HT. Danh Lung làm Phân Viện trưởng. PVNCPHVN tại Hà Nội có hoạt động riêng, chủ yếu là xuất bản tạp chí, còn PVNCPGNTK cũng chưa hoạt động nhiều.
2.1. Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội
Hoạt động xuất bản Tạp chí NCPH: Đến tháng 12/2023, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã xuất bản được 183 số. Tạp chí là ấn phẩm báo chí chính thức của GHPGVN, thuộc chuyên ngành nghiên cứu trong lĩnh vực triết học, lịch sử, giáo lý và các vấn đề Phật học.
Tạp chí điện tử: Tạp chí NCPH xây dựng Tạp chí điện tử, địa chỉ: http://tapchinghiencuuphathoc.vn ra mắt tháng 6/2019 đến nay đã trở thành một trong các trang Phật giáo có chỉ số truy cập cao, hiện nằm trong nhóm đầu về các trang Phật giáo tiếng Việt có nội dung tốt, chú trọng yếu tố bản quyền, chuyên nghiệp, đạt top 5 trang online Phật giáo chính thức có chỉ số truy cập cao nhất trong các trang truyền thông Phật giáo bằng tiếng Việt. Năm 2024, Tạp chí tiếp tục tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành tạp chí rộng rãi, góp phần thúc đẩy các hoạt động truyền bá chính pháp, phát triển rộng khắp và có chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phổ biến tri thức Phật học tới độc giả trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Phân viện sẽ phối hợp và tổ chức các hội thảo hoặc các sự kiện lớn của các Ban, viện T.Ư và của T.Ư GHPGVN; hợp tác và trao đổi nghiên cứu về Phật học và các vấn đề liên hệ với các Viện nghiên cứu, các Học viện trong và ngoài nước.
3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM
3.1. Trung tâm Dịch thuật Trí Tịnh
Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh đã đã hoàn tất việc phiên dịch khoảng 97%  nội dung bộ kinh Đại-bát Niết-bàn, từ số 0375 đến 0387 của tạng Đại Chánh, cùng với nhiều chú thích hàn lâm, khoa học. Dự kiến dung lượng khoảng 2 tập theo Quy cách của Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam hiện tại, dự kiến hoàn tất vào khoảng tháng Giêng năm Giáp Thìn (02/2024).
3.2. Trung tâm Dịch thuật Hán nôm Huệ Quang
Đã hoàn thiện Bộ Bản duyên gồm 5 thể loại: Phật bản sanh, Phật truyện, Nhân duyên Phật và đệ tử, Pháp cú và thí dụ.
Đang biên tập Tiểu tạng Bát-nhã gồm 42 kinh, dự kiến 6 tháng đầu năm 2024 sẽ hoàn thiện các kinh còn lại của bộ này và hoàn thiện Tiểu tạng Tịnh độ (hiệu đính và biên tập).
3.3. Trung tâm Nghiên cứu & ứng dụng thiền học Bắc truyền
3.3.1 Trước tác, biên soạn, phiên dịch và xuất bản
Trong 6 tháng cuối năm 2023, Ban Văn hóa tông môn và chư Tôn đức thuộc hệ thống Thiền phái Trúc Lâm đã biên soạn, phiên dịch và xuất bản một số tác phẩm như sau:
Ban Văn hóa tông môn tiếp tục chỉnh sửa Kinh Hoa Nghiêm và Đại Thừa Khởi Tín Luận do Hòa Thượng Thanh Từ giảng giải trong bộ “Thanh Từ Toàn Tập”.
HT. Thích Nhật Quang, Kinh Đại Bảo Tích giảng giải, tập 2, 3 (đang tiến hành xuất bản).
HT. Thích Nhật Quang, Kinh Pháp Bảo Đàn giảng giải (đang tiến hành xuất bản).
TT. Thích Tâm Hạnh - Dụng Công Tu Thiền, NXB. Hồng Đức (đang tiến hành xuất bản).
TT. Thích Đạt Ma Khế Định, Thiền – Con đường khai phá mảnh đất tâm, quyển 2, Nxb. Tôn giáo.
TT. Thích Đạt Ma Khế Định, Thiền tông quyết nghi, quyển 2, NXB. Tôn giáo.
3.3.2. Viết bài nghiên cứu và tham dự Hội thảo
TT. Thích Tâm Hạnh, “Phát huy giá trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”, Tham luận Hội thảo khoa học Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - Các giá trị văn hóa, đạo đức và nguồn lực trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay, tổ chức vào ngày 20/12/2023, tại Cơ quan Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, số 46, Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
TT. Thích Tâm Hạnh, “Nguồn càng sâu – dòng càng dài”, tham luận Hội thảo khoa học Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển, tổ chức vào ngày 30/12/2023 đến 02/01/2024, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế (P. An Tây, Thành phố Huế).
Thích Nữ Niệm Huệ, “Đóng góp của Tổ sư Minh Đăng Quang đối với phong trào chấn hưng Phật giáo về văn hóa - giáo dục - hoằng pháp”, tham luận Hội thảo khoa học Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp, được tổ chức vào ngày 05/11/2023 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, Thủ Đức, TPHCM.
3.4. Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Khất sĩ
- Đóng góp gần 50 bài tham luận hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” vào ngày 6/11/2023 tại Pháp viện Minh Đăng Quang, TP. Thủ Đức, TP.HCM.
- Xuất bản các tác phẩm:
TK. Minh Điệp, Kinh Phật tuyển tụng, NXB. Tổng hợp TP.HCM
Ni trưởng Tuyết Liên, Thiền đăng diệu pháp, NXB. Hồng Đức
Ni sư Hòa Liên, Sơ khảo Ni giới Giáo đoàn III, NXB. Hồng Đức
3.5. Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo
Viết bài nghiên cứu tham dự hội thảo, tọa đàm.
Hội thảo khoa học “Phong trào Phật giáo 1963 và 60 năm Bồ-tát Thích QuảngĐức tự thiêu” ngày 11/6/2023 tại HVPGVN tại TP. HCM.
Hội thảo Sakyadhita (Những Người Con Gái Của Đức Phật lần thứ 18 tại Hàn Quốc (ngày 23-27/6/2023).  Tham luận: NS.TS. Như Nguyệt: “Thực Hành Hạnh Bồ Tát Dấn Thân Vào Tuyến Đầu Chống Dịch”.
Hội thảo tại Viện Hàn  lâm do Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tổ chức (ngày 15/8/2023).
Great Transition in India-Korea Relations: Celebrating the 50th Anniversary for the Friendship; New Delhi-INDIA. Dr. Venerable Nhu Nguyet & Dr. Le Thi Hang Nga: “Viet Nam - India Political & Cultural Relations: Suggestions For Korea” (Date October 26-28/10/2023)
Tọa đàm: “Tính Bình đẳng trong nữ giới Phật giáo” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 11 tổ chức tại chùa Huê Lâm ngày 09/9/2023. Sư cô Hòa Nhã: “Tính Bình đẳng trong nữ giới Phật giáo”.
Hội thảo “Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, lịch sử truyền thừa và những đóng góp” (ngày 05/11/2023)
Hội thảo quốc tế “The Political  Economy of ASEAN Sub - regions: Issues and concerns” (Busan University, Korea, 11/2023)
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024
1. Biên tập và ấn hành Tam tạng Thánh điển PGVN
Công việc chính yếu của Viện vẫn là thúc đẩy phiên dịch, biên tập và ấn hành TTTĐPGVN như đã trình bày ở trên. Do đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Viện sẽ đẩy mạnh việc xuất bản TTTĐPGVN với các dịch phẩm do các vị Trưởng lão tiền bối đã dịch hoặc là các Trung tâm và cá nhân đang dịch đã dàn trang rồi. Hy vọng, trong 6 tháng sẽ ra đời được 3 tập thuộc Luật tạng, 2 tập thuộc Kinh tạng và bộ Bản duyên 5 tập.
2. Hội thảo
- Viện sẽ kết hợp với Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức hội thảo: Văn học Phật giáo 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu” vào quý I năm 2024.
- Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo sẽ tổ chức hội thảo: “Phật giáo trong bối cảnh đa dạng tôn giáo tại Việt Nam: Cơ hội hợp tác và thách thức” tại chùa Di Đà (thôn Bạch Liên, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) trong quý 1 năm 2024. Hiện đã nhận và biên tập xong 41 bài tham luận.
- Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới sẽ kết hợp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Tinh thần nhập thế của Nữ giới Phật giáo Việt Nam Xưa và Nay” tại Hà Nội, dự kiến vào ngày 19/01/2024.
3. Xuất bản sách
Một số đầu sách do các Trung tâm dịch thuật đang được biên tập. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2024 này có khoảng 20 đầu sách được ra đời. 
****
Kính chúc chư Tôn thiền đức pháp thể khương an, vạn sự kiết tường.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VP.
                    TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
                        PHÓ VIỆN TRƯỞNG – PHÓ TỔNG THƯ KÝ





Thượng tọa Thích Giác Hoàng
 

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây