BÁO CÁO CÔNG TÁC PHẬT SỰ PHÂN VIỆN NCPHVN TẠI HÀ NỘI NĂM 2023, PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2024

Nội dung

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VIỆN NCPH VIỆT NAM
PHÂN VIỆN NCPH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘ
I
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Hà Nội, ngày 21  tháng 12 năm 2023
 
BÁO CÁO CÔNG TÁC PHẬT SỰ
PHÂN VIỆN NCPHVN TẠI HÀ NỘI NĂM 2023,
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2024
         
  1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội (gọi tắt là “Phân viện”) trực thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, và Tạp chí Nghiên cứu Phật học (gọi tắt là “Tạp chí”) hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự (HĐTS) – Giáo hội Phật giáo Việt nam (GHPGVN), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
Năm 2023, Phân viện và Tạp chí đã nỗ lực trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về công tác nghiên cứu, học thuật, giáo dục và đào tạo, truyền thông các hoạt động giáo dục – đào tạo, nghiên cứu và các hội thảo khoa học của Giáo hội cấp T.Ư và địa phương; các hoạt động giao lưu học thuật trong nước và quốc tế.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN VIỆN
  1. Các hoạt động định kỳ trong năm 2023:
Phân viện đã thực hiện các nhiệm vụ định kỳ trong năm 2023, như sau:
          Phân viện tổ chức, hướng dẫn ấn tống một số đầu sách/kinh sách để phổ biến cho các đạo tràng, cộng đồng Phật tử, tổ chức các buổi sinh hoạt Phật sự theo chuyên đề.
Phân viện đã thẩm định, hiệu đính một số bản kinh sách, phim ảnh về đề tài Phật giáo và liên quan đến Phật giáo của các đối tác liên kết gửi đến nhờ thẩm định tính chuyên môn về Phật học.
Phân viện đã phối hợp với Ban TTTT T.Ư – GHPGVN đóng góp về chuyên môn kiến thức Phật học cho các bài báo, phim, phóng sự, sách, kịch bản và các chuyên đề của các đối tác, đơn vị gửi nhờ thẩm định nội dung liên quan đến lịch sử, triết học, giáo lý Phật giáo. Qua đó góp phần hoằng truyền chính pháp và truyền thông các giá trị văn hóa, giá trị nhân văn – nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Phân viện đã mời một số nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực sử học, triết học, tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo trong các công tác nhiệm vụ chuyên môn cũng như công tác hội thảo, biên tập xuất bản sách, tạp chí.
Phân viện đã phiên dịch và biên soạn, tổ chức xuất bản và in ấn một số tác phẩm Kinh điển, Luật tạng; Tổ chức và tham gia các cuộc hội thảo, tọa đàm, trao đổi thông tin và hợp tác nghiên cứu với một số Viện và Trường Đại học ở trong và ngoài nước; Tổ chức một số đề tài nghiên cứu cho một số Tăng, Ni sinh đã tốt nghiệp Trường Cao cấp Phật học tại Hà Nội về phương pháp nghiên cứu Phật học; Bổ túc và nâng cao kiến thức về Phật học. Đón tiếp và giao lưu với phái đoàn Chư Tăng Bhutan, Nepal, Ấn Độ, Cambodia, Myanma….đến thăm, tìm hiểu về Phật giáo Việt Nam.
Tạp chí đã đăng tải các công trình nghiên cứu của Phân viện, cộng tác viên, công trình nghiên cứu của Tăng, Ni sinh các hệ từ trung cấp, cao đẳng, đại học, nghiên cứu sinh tiến sĩ. Năm 2023, Tạp chí bản in và bản điện tử đã đăng 70 bài khóa, bài luận, các chuyên đề do Tăng, Ni sinh thực hiện, các bài đăng đủ điều kiện được tính điểm khoa học trong việc bảo vệ luận án cho các cấp học thuộc lĩnh vực sử học, triết học và tôn giáo học.
Tạp chí cũng là một kênh thông tin truyền tải các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo để chức sắc, tín đồ Phật giáo thực hiện đời sống tôn giáo ngày một tốt đẹp, gắn kết giữa công tác nghiên cứu và công tác xây dựng phát triển tổ chức Giáo hội.
Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội kết hợp cùng chùa Liên Phái, Viện NCTG thuộc Viện Hàn lâm KHXHVN và Tạp chí Nghiên cứu Phật học Tổ chức Hội thảo Khoa học về “Tổ Như Trừng Lân Giác và chùa Liên Phái trong dòng chảy lịch sử Phật giáo Việt Nam” vào tháng 3/2023 Nhân dịp Kỷ niệm 290 năm ngày mất của Tổ (1696 – 1733) và 297 năm chùa Liên Phái được xây dựng.
Trung tâm Tư liệu PGVN thuộc Phân viện đã tiến hành số hóa, dán nhãn và thực hiện mã hóa, biên mục các tư liệu Hán Nôm để tăng cường công tác bảo tồn, phục chế tư liệu Phật giáo cho một số ngôi chùa ở các tỉnh phía Bắc.
2. Hoạt động số hoá tư liệu, sưu tầm, biên mục, chỉnh lý của Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam
Trong năm 2023, Trung tâm đã đi số hóa sưu tầm tư liệu ở những tổ đình lớn như Liên Phái, Bà Đá, Quán Sứ, Hòe Nhai, Quảng Bá, Đa Bảo, Khê Hồi, Tế Xuyên, Chùa Linh Ứng (Hải Dương), chùa Linh Đường Hà Nội, chùa Hòa Lạc Hà Nam, chùa Đồng Đắc Ninh Bình… Trung Tâm đã số hóa hàng nghìn đầu kinh sách, tu bổ hàng trăm quyển sách bị hư hỏng, chỉnh lý biên mục, sắp xếp vệ sinh ván khắc kinh…
 - Làm việc với Viện Trần Nhân Tông trao đổi các vấn đề về phát huy giá trị của tư liệu Phật giáo, tổ chức bản thảo phiên dịch tác phẩm kinh điển Phật giáo.
 - Tổ chức Triển lãm “Phật Đản 2023 Mùa Sen Nở” từ ngày 26-28/5/2023; In sách từ ván mộc bản chùa Hoè Nhai; Tham gia vào sự kiện triển lãm Kỷ niệm 30 năm ngày viên tịch của cụ Đệ nhất Pháp chủ tại chùa Yên Phú, chùa Quảng Bá, Chùa Hoè Nhai – Hà Nội.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam trong năm 2023:
Công bố 1 bài trên Nghiên cứu Hán Nôm; - Công bố 4 bài trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học; - Đang hoàn thiện cuốn sách Văn bia khuyến học Thanh Hóa; - Đang biên dịch văn bia chùa Liên Phái; - Đang hoàn thiện sách về chùa Lại Yên; - Đang tổ chức biên dịch văn bia Phật giáo thành phố Hải Dương để kịp thời hoàn thiện và ấn tống trong thời gian tới.
  1. Hoạt động xuất bản Tạp chí NCPH và ấn tống Kinh sách
Đến tháng 12/2023 , Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã xuất bản được 183 số, kích thước 20x28cm, 88 trang/1 số. Tạp chí là ấn phẩm báo chí chính thức của GHPGVN, thuộc chuyên ngành nghiên cứu trong lĩnh vực triết học, lịch sử, giáo lý và các vấn đề Phật học.
Hiện tại, Tạp chí NCPH phát hành 2 tháng/số, năm 2023 là 6 số Tạp chí in được xuất bản.
Nội dung Tạp chí tập trung vào việc trao đổi học thuật, tăng cường công tác nghiên cứu lịch sử, giáo lý, triết học và truyền thống của các hệ phái, sơn môn.
Tạp chí điện tử: Tạp chí NCPH xây dựng Tạp chí điện tử, địa chỉ: http://tapchinghiencuuphathoc.vn ra mắt tháng 6/2019 đến nay đã trở thành một trong các trang Phật giáo có chỉ số truy cập cao, hiện nằm trong nhóm đầu về các trang Phật giáo tiếng Việt có nội dung tốt, chú trọng yếu tố bản quyền, chuyên nghiệp, đạt top 5 trang online Phật giáo chính thức có chỉ số truy cập cao nhất trong các trang truyền thông Phật giáo bằng tiếng Việt.
Trong năm  2023, Tạp chí đã đổi mới giao diện trang tin, giới thiệu các hệ phái của Giáo hội và các pháp môn tu tập của các truyền thống Phật giáo khác nhau; mở thêm chuyên mục về Danh tăng, Chùa Việt.
Tăng cường đăng tải các bài nghiên cứu của Tăng, Ni sinh, các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực học thuật và đề tài nghiên cứu thạc sĩ, tiến sĩ Phật giáo tại các Học viện Phật giáo, các cơ sở đào tạo tôn giáo, triết học.
Tích hợp phần mềm chuyển đổi giọng nói, mở các trang mạng xã hội liên kết như FB, TikTok, Zalo OA, Youtube, Google Map… để tăng cường tính liên kết của các trang mạng với tên miền chính thức của Tạp chí điện tử.
          Tạp chí điện tử được cấp Giấy phép xuất bản số 298/GP-BTTTT ngày 13/06/2022. Mã số ISSN: 2734-9195.
4. Về tài chính hoạt động của Tạp chí NCPH và Phân viện NCPHVN tại Hà Nội
Tạp chí NCPH số 1 và số 2 năm 2023 được in ấn tại Nhà in Tài chính, Tạp chí chi trả kinh phí in ấn. Từ số 3 đến số 6 năm 2023, Công ty TNHH Văn hóa Phẩm Phật giáo Tản Viên – chùa Khai Nguyên, Hà Nội phát tâm ủng hộ công tác in ấn cho Tạp chí NCPH bản in.
Chùa Khai Nguyên, còn hỗ trợ một phần kinh phí để thực hiện các công việc của Phân viện và Tạp chí, tu sửa lại phòng ốc, trang thiết bị làm việc của Tạp chí và Phân viện tại phòng 216 chùa Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Ủng hộ một phần kinh phí để tổ chức gặp gỡ, hội thảo do Phân viện tổ chức và phối hợp tổ chức với các đơn vị có liên quan.
Quỹ Thiện Tâm – Tập đoàn VinGroup hỗ trợ công tác quảng bá và phát hành, một số nhiệm vụ chuyên môn khác.
Về cơ bản các chi phí tài chính do Phân viện và Tạp chí huy động, cân đối và trang trải trong khả năng có hạn, nguồn lực tài chính còn rất nhiều khó khăn để thực hiện và hiện thức hóa các công việc chuyên môn của Phân viện và Tạp chí.
III. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ NĂM 2024
   1. Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội

- Phân viện tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm mà Hội đồng Trị sự đề ra là: “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu Phật học và nâng cao chất lượng học thuật Phật giáo. Tập trung nghiên cứu có định hướng, khẳng định và làm nổi bật tinh hoa, bản sắc của Phật giáo Việt Nam”.
- Nhiệm vụ nghiên cứu Phật học được Giáo hội đặc biệt quan tâm ở các lĩnh vực nghiên cứu và giáo dục. Phân viện sẽ tập trung nghiên cứu, phiên dịch, ấn tống và phát hành các tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, chuyên nghiệp.
- Để nâng cao chất lượng hiệu quả về đề tài liên quan đến Phật học, Phân viện sẽ liên kết phối hợp với các trung tâm, viện nghiên cứu về triết học, tôn giáo, Phật học để hợp tác và trao đổi, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dịch thuật, biên dịch trở thành địa chỉ tin cậy cho các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, Tăng, Ni, Phật tử muốn nâng cao trình độ Phật học tìm hiểu, tra cứu và nghiên cứu.
- Phân viện phối hợp với Ban TTTT T.Ư - GHPGVN, các nhà dịch thuật, nghiên cứu để xuất bản các ấn phẩm về Lịch sử Phật giáo một số nước trên thế giới, giúp cho nhu cầu tìm hiểu tư liệu Phật giáo các nước, của các trường Phật học cũng như các nhà nghiên cứu, các giảng viên và sinh viên, bắc nhịp cầu củng cố và phát triển quan hệ giữa Phật giáo Việt Nam và các nước có truyền thống Phật giáo.
- Thành lập Quỹ học bổng hỗ trợ, giúp đỡ Tăng, Ni sinh trong việc học tập về cả hai mặt, mặt tài chính và hỗ trợ kết nối nguồn tư liệu nghiên cứu.
2. Tạp chí Nghiên cứu Phật học
- Năm 2024, Tạp chí tiếp tục tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành Tạp chí rộng rãi, góp phần thúc đẩy các hoạt động truyền bá chính pháp, phát triển rộng khắp và có chất lượng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, phổ biến tri thức Phật học tới độc giả trong nước và quốc tế.
- Tham gia, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc các sự kiện lớn của các Ban, viện T.Ư và của T.Ư GHPGVN.
- Thực hiện và tham gia nghiên cứu các chuyên đề, các đề tài khoa học, đề án phục vụ công tác của Tạp chí và nhiệm vụ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Hợp tác và trao đổi nghiên cứu về Phật học và các vấn đề liên hệ với các Viện nghiên cứu, các Học viện trong và ngoài nước.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản, các tổ chức, nhà khoa học trong và ngoài nước nhằm phát triển Tạp chí trên cơ sở tôn chỉ, mục đích và theo quy định của pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên của Tạp chí.
- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ công tác tuyên truyền, xuất bản của Tạp chí, cũng như đường lối chính sách của Nhà nước, Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
- Phấn đấu trang Tạp chí điện tử, Tạp chí NCPH thuộc nhóm 3 đến 5 trang tin điện tử Phật giáo tiếng Việt có chỉ số truy cập cao nhất.
3. Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam:
- Tăng cường công bố các bài nghiên cứu về các thiền sư và dấu ấn còn lại của Chư vị sau quá trình lịch sử cho tới ngày nay.
        - Viết thành các bài báo đăng tạp chí và đặc biệt là in một số tư liệu mới phát hiện hoặc đã có các thông tin dịch thuật, đối chiếu để công bố.
- Tiếp tục triển khai công tác sưu tầm, số hóa tư liệu ở các tự viện.
  • Công bố các tài liệu đã biên mục, số hóa được lên kho tư liệu và lên website.
  • Hoàn thiện Website có tính năng tra cứu tư liệu trực tuyến thuận tiện dễ sử dụng.
  • Tăng lượng theo dõi các trang truyền thông
  • Nâng cao chuyên môn, kiến thức Phật giáo cho toàn bộ thành viên .
  • Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam chú trọng công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, công bố và lan tỏa giá trị học thuật đạt được đến đông đảo quý Tăng, Ni, Phật tử, các cá nhân, tổ chức có cùng định hướng.
  • Công bố giới thiệu đến chư Tăng, Ni, Phật tử các kết quả mà Trung tâm đã làm được.

PHÂN VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI
Thông tin vui lòng liên hệ:
Trụ sở: Phòng 216 & 218 Tầng 2 Chùa Quán Sứ, số 73 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
ĐT: 0914.335.013 – 024.6684.6688
Văn phòng phía Nam: Phòng số 7 dãy Tây Nam, Thiền viện Quảng Đức,
số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Email: tapchincph@gmail.com
Website: www.tapchinghiencuuphathoc.vn

 

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây