21. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO BẮC NINH TRONG VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, GIỮ GÌN THUẦN PHONG MỸ TỤC CỦA DÂN TỘC VÀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO

Số kí hiệu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh.
Ngày ban hành 19/11/2022
Thể loại Văn kiện đạI hộI phật giáo khóa ix
Lĩnh vực THAM LUẬN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)
Cơ quan ban hành BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHÓA IX
Người ký BAN NỘI DUNG ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)

Nội dung

VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO BẮC NINH TRONG VIỆC

ĐẢM BẢO AN NINH TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, GIỮ GÌN THUẦN PHONG MỸ TỤC CỦA DÂN TỘC

VÀ VĂN HÓA PHẬT GIÁO

 

                                            Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh.

THAM LUAN 21 copy
 

Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính thưa toàn thể Đại hội!

Trước nhất cho phép toàn thể Tăng Ni và tín đồ Phật giáo tỉnh Bắc Ninh xin gửi lời chào, lời kính chúc sức khỏe tới toàn thể chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội, chư Tôn đức đại biểu các tỉnh, thành phố trong cả nước về tham dự Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027. Chúng con hoàn toàn nhất trí với Bản báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ 2017-2022 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Tại Đại hội quan trọng này cho phép Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh được trình bày tham luận với nội dung: “Phật giáo Bắc Ninh tham gia công tác đảm bảo An ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục văn hóa dân tộc và Văn hóa Phật giáo”.

Kính bạch chư Tôn thiền đức!

Kính thư toàn thể Đại hội!

Bắc Ninh - Kinh Bắc từ lâu đã nổi tiếng là vùng đất “mỹ tục khả phong”, “địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống lịch sử, văn hiến và cách mạng; nơi khởi dựng cơ đồ của Thủy tổ Việt Nam - Kinh Dương Vương, nơi phát tích Vương triều Lý - triều đại khai mở và xây dựng nền văn minh Đại Việt. Bắc Ninh cũng là quê hương của nhiều danh nhân lịch sử, văn hóa, quân sự tiêu biểu, nhiều nhà cách mạng tiền bối của Đảng như Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ, Hoàng Quốc Việt... Bắc Ninh được coi là quê hương của lễ hội, của nghệ thuật dân gian và làng nghề truyền thống, của những làn điệu dân ca mượt mà đằm thắm đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống khoa bảng tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam, quê hương của một phần ba tiến sỹ, trạng nguyên của cả nước được ghi danh và tôn thờ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đặc biệt, Bắc Ninh là cái nôi của Đạo Phật với trung tâm Luy Lâu, niềm tự hào của Phật giáo Việt Nam, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều di tích là các ngôi chùa cổ kính nhất cả nước, nơi giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nền văn hiến ấy vẫn đang nảy nở, bảo tồn và phát triển.

Sau 25 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chỉ số tăng trưởng, thu nhập bình quân đầu người, năng động trong công cuộc đổi mới, Đời sống xã hội, an ninh quốc phòng ổn định. Trong 5 năm qua, Tăng Ni và Phật tử Bắc Ninh đã đồng hành cùng nhân dân trong tỉnh thực hiện các mục tiêu mà Đảng bộ và chính quyền các cấp đã đề ra trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt tích cực đóng góp vào công cuộc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, tạo nên diện mạo của Bắc Ninh ngày hôm nay.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 613 ngôi chùa, nhiều chùa là di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Có hơn 400 chức sắc và Tăng Ni, hàng nghìn tín đồ quy y Tam bảo. Tình hình Phật giáo trên địa bàn Bắc Ninh 20 năm qua ổn định và có bước phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Tăng Ni, Phật tử phấn khởi tu hành, đóng góp to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Có được điều đó là nhờ chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng tôn giáo, nhờ nỗ lực vượt bậc của Tăng Ni, Phật tử trên địa bàn, nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của xã hội.
1. Phật giáo Bắc Ninh với công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội
Tăng Ni, Phật tử tỉnh Bắc Ninh luôn nhận thức rằng: Tổ quốc có hòa bình, độc lập thì tôn giáo mới có tự do, xã hội có an ninh trật tự thì mọi người mới có thể yên tâm tu đạo. Vì vậy, trong nhiều năm qua, Tăng Ni, Phật tử Bắc Ninh đã rất tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mô hình hay, đẹp và hiệu quả trong Phật giáo như: phong trào gắn kết lễ hội với công tác tuyên truyền an toàn giao thông và trật tự xã hội tại thành phố Bắc Ninh; phong trào Tăng Ni, Phật tử tự giác, tự quản tại thành phố Từ Sơn; phong trào xây dựng chùa cảnh tinh tiến gắn với hoạt động Từ thiện nhân đạo tại các chùa trong tỉnh. Thông qua các hoạt động, các phong trào này đã làm cho Tăng Ni - nhà tu hành gắn kết hơn với xã hội, phát huy vai trò, vị trí, uy tín trong cộng đồng Phật tử và nhân dân. Điều quan trọng là: Tăng Ni, Phật tử Bắc Ninh làm việc này một cách hoàn toàn tự nguyện, tự giác coi đó như cơm ăn, nước uống hàng ngày, coi đó  cũng là việc tu đạo, góp phần hộ quốc an dân.
Để tạo sự gắn kết với lực lượng công an nhân dân, hàng năm, hàng quý; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và Công an Bắc Ninh có các cuộc họp hoặc thường xuyên trao đổi công việc, đặc biệt tích cực phối hợp giải quyết ngay các vấn đề nảy sinh, phối hợp tổ chức hội nghị biểu dương Tăng Ni, Phật tử có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
Hưởng ứng và thực hiện hiệu quả phong trào, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh với vai trò là trung tâm điều phối, đã chỉ đạo, triển khai tới Ban trị sự Phật giáo cấp huyện, hướng dẫn Phật tử, nhân dân đến chùa lễ Phật không để xảy ra các hoạt động phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đồng thời nhắc nhở, định hướng cho Tăng Ni, Phật tử tích cực phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hoạt động tôn giáo lệch chuẩn, các tệ nạn xã hội tại nơi các Phật tử sinh sống.
Thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ ANTT”, GHPGVN tỉnh Bắc Ninh và chư Tăng Ni trụ trì các chùa ký cam kết thực hiện thông qua các mô hình “Thôn xóm bình yên, gia đình hòa thuận”; “Xây dựng chùa tinh tiến” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và chung tay thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, nhân đạo, từ thiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh luôn gương mẫu, quán triệt tới Tăng Ni, Phật tử và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của người công dân, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tích cực hoạt động từ thiện xã hội; đấu tranh, phê phán các hiện tượng tiêu cực, lợi dụng Phật giáo để hoạt động mê tín dị đoan; vận động con em trong gia đình Phật tử không vướng vào tệ nạn xã hội, chấp hành tốt luật pháp và quy định của địa phương. Giáo hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ sở thực hiện phong trào bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, xây dựng ngôi chùa tinh tiến, hướng dẫn chư tôn đức Tăng Ni về công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở thờ tự; phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an toàn tài sản tại các cơ sở thờ tự.
 Hàng năm, Giáo hội phối hợp với Công an tỉnh tổ chức cho các chùa ký cam kết giao ước thi đua thực hiện các tiêu chí, đảm bảo an ninh trật tự và tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho Tăng Ni, Phật tử. Trong các dịp lễ hội, chư Tôn đức Tăng Ni trụ trì các chùa chủ động tuyên truyền lồng ghép nội dung Phật giáo với an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường... Trong các khóa tu dành cho Phật tử, bài giảng giáo lý luôn được lồng ghép tuyên truyền thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chương trình bảo vệ ANTQ. Qua đó để Phật tử và quần chúng nhân dân nhận thức sâu sắc: Là một tín đồ tốt trước tiên phải là người công dân kiểu mẫu, sống có trách nhiệm với cộng đồng, với Tổ quốc, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh ngăn chặn các tà đạo, các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp, ngăn chặn các phần tử lợi dụng hoạt động tôn giáo để trục lợi cá nhân, chống phá Nhà nước. Tích cực thực hiện phong trào “Tự quản, tự phòng, tự bảo vệ”, Tăng Ni chủ động tuyên truyền đến các tín đồ Phật tử nâng cao ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình cũng như của các cơ sở thờ tự; phát hiện kịp thời các đối tượng xấu ở địa phương để báo với chính quyền có biện pháp giải quyết, không để xảy ra các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Tăng Ni gương mẫu tham gia xây thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội. Tích cực hướng dẫn cho tín đồ Phật tử am hiểu giáo lý của Đức Phật gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Các gia đình Phật tử gương mẫu trong việc giáo dục con cháu, tích cực trong phong trào khuyến học, xây dựng gia đình hạnh phúc và khu dân cư không có tệ nạn xã hội, thực hiện hương ước, quy ước tại thôn, làng, tổ dân phố, xây dựng mối đoàn kết dân tộc và tôn giáo. Nhờ đó, đồng bào Phật tử không chỉ chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Giáo hội,  mà còn học tập, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đỡ nhiều hộ nghèo cùng ổn định cuộc sống...
Với sự nỗ lực của các Tăng Ni, Phật tử, 5 năm qua, hàng ngàn hộ gia đình Phật tử đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, hoạt động Phật sự ở các chùa trên địa bàn tỉnh đều được chính quyền địa phương đánh giá cao, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, khích lệ, động viên Tăng Ni, tín đồ Phật tử tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời, đẹp Đạo”, xây dựng cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc.
Với hơn 600 ngôi chùa ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, trong đó có trên 400 chùa đang được các Tăng Ni, Phật tử trông nom bảo quản. Nhiều năm qua, Tăng Ni, thành viên ban hộ tự ở các chùa đã cơ bản làm tốt công tác tự bảo vệ, hạn chế tối đa việc mất trộm, mất cắp tại các cơ sở thờ tự, không để xảy ra hư hỏng, hỏa hoạn. Đặc biệt vào các dịp lễ hội xuân, Đại lễ Phật đản, mùa Vu lan báo hiếu, lễ đúc chuông, khánh thành chùa… An ninh trật tự luôn được đảm bảo, không để xảy ra vụ việc nào đáng tiếc, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách khi đến chùa tham quan, lễ Phật.
Tăng Ni, Phật tử đã kịp thời phát hiện và thu hồi hàng trăm tài liệu, sách báo, tuyên truyền hoạt động mê tín dị đoan; vận động Phật tử tham gia đấu tranh, không tin theo các tà đạo. Nhiều chức sắc Phật giáo thường xuyên kết hợp giảng pháp tại các cơ sở tự viện để tuyên truyền vận động Phật tử chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương; thông báo âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động, ý đồ lợi dụng tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch. Các Tăng Ni, Phật tử cũng đã cung cấp rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến an ninh trật tự, giúp lực lượng công an, chính quyền địa phương điều tra xác minh làm rõ các vụ việc vi phạm pháp luật, xử lý đối tượng; tích cực tham gia giáo dục con em các gia đình tín đồ Phật tử tu tâm, dưỡng tính, từ bỏ con đường lầm lạc, hòa nhập với cộng đồng. Các Tăng Ni là ủy viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, trưởng các đạo tràng, tổ Phật tử tham gia hòa giải hàng trăm vụ việc mâu thuẫn trong dân cư và trong các nhóm Phật tử, góp phần mang lại cuộc sống bình an cho nhân dân.
Qua các hoạt động như trên, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Đạo Phật gắn liền với con người, xã hội, “Phật pháp bất ly thế gian giác” nghĩa là Phật pháp không thể tách rời thế gian mà giác ngộ. Tu là hành động, là làm tất cả mọi việc tốt đẹp cho con người, cho cộng đồng, cho đất nước trong cuộc sống trần thế này, phải tạo dựng cuộc sống hạnh phúc, bình yên đó chính là cõi tịnh độ hiện tiền tại nhân gian.
2. Phật giáo Bắc Ninh với việc giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc
Khi đến với Việt Nam trong buổi bình minh của lịch sử, Phật giáo đã tìm đến với văn hóa dân gian để kết thành duyên nợ, để từng bước tạo được chỗ đứng trong tâm thức nhân dân bằng truyền thuyết Man Nương kỳ bí. Nơi gặp gỡ của Phật giáo và tín ngưỡng dân gian bản địa đã trở thành bảo tàng lịch sử văn hóa dân tộc, để từ đó Phật giáo luôn gắn bó và đồng hành với dân tộc Việt Nam. Bởi văn hóa dân gian là sản  phẩm sáng tạo của nhân dân, kết tinh trí  tuệ, thể hiện khát vọng và tâm tư tình cảm của nhân dân. Phật giáo tìm đến với văn hóa kết hợp với tín ngưỡng dân gian là Phật giáo đã tìm đến với nguồn cội của văn hóa dân tộc và bản sắc của văn hóa Việt Nam. Đất nước Việt Nam “là đất nước nhân dân, của ca dao thần thoại” (Nguyễn Khoa Điềm).
Nhìn lại chặng đường kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, 25 năm qua, văn hóa Bắc Ninh nói chung và văn hóa Phật giáo Bắc Ninh nói riêng được tô điểm thêm hương sắc, tỏa sáng, vươn lên cùng quê hương, đất nước. Để bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, triển khai tổ chức thực hiện tốt nhiều dự án, tiêu biểu như: Dự án trùng tu, tu bổ Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, đình Đình Bảng, đền thờ Lê Văn Thịnh, lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, Cao Lỗ Vương; nâng cấp mở rộng khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự... Gần đây là các dự án triển khai xây dựng mới khu di tích chùa Dạm, dự án Đền thờ Lý Thường Kiệt... Việc nâng cấp, xây mới các dự án không chỉ khẳng định sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh đối với việc bảo tồn, mà còn có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc cho các thế hệ. Đồng thời, tạo cơ hội cho du lịch Bắc Ninh phát triển theo văn hóa bản sắc dân tộc đặc trưng với những nét văn hóa tiêu biểu như: Quê hương của dân ca Quan họ, Văn hóa tâm linh, lịch sử văn hiến, lễ hội, truyền thống khoa bảng, làng nghề…
Trong 25 năm qua, Bắc Ninh có nhiều di sản, bảo vật được vinh danh di sản văn hóa thế giới. Bắc Ninh cũng có đến 4 di tích lịch sử văn hóa được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đặc biệt, 8 bảo vật và nhóm bảo vật Quốc gia; 9 di sản được ghi danh vào Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia; nhiều người được phong tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú; nghệ nhân Quan họ, nghệ nhân Ca trù. Các loại hình diễn xướng có Dân ca Quan họ Bắc Ninh và Ca trù được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại và cần được bảo vệ khẩn cấp; hát Trống quân làng Bùi Xá được công nhận di sản phi vật thể Quốc gia. Lễ hội, nghề truyền thống làng Diềm, làng Đồng Kỵ, trò chơi Kéo co làng Hữu Chấp, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ, nghề gốm Phù Lãng, chạm khắc gỗ Phù Khê, gò đồng Đại Bái… được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Những di sản, bảo vật được vinh danh một lần nữa khẳng định nền văn hóa phong phú, đặc sắc chứng cho thành tựu bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống cha ông của các cấp, các ngành và lớp lớp thế hệ người dân Bắc Ninh.
Đối với việc giữ gìn và phát huy các giá trị thuần phong mỹ tục của dân tộc và văn hóa Phật giáo, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bắc Ninh triển khai nhiều hoạt động Phật sự, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân, tạo nên diện mạo mới cho Phật giáo tỉnh nhà trên tất cả các mặt: Tăng sự, Giáo dục, Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử, Từ thiện xã hội… Hàng năm, nhân những ngày đại lễ của Phật giáo như: Phật đản, Vu lan, lễ hội, đón bằng di tích... là dịp để Giáo hội Phật giáo tuyên truyền đạo đức, lối sống cho đồng bào Phật tử, hướng dẫn mọi người sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Hiện nay, các chùa trong tỉnh thành lập các Đạo tràng, Câu lạc bộ, lớp học giáo lý cho thanh thiếu niên Phật tử, tạo sân chơi cho giới trẻ tu tập và tìm hiểu Phật pháp. Vào những dịp hè, các khoá tu “Hiểu và Thương”, “Thắp sáng niềm tin, Ươm mầm tuổi trẻ”, “Hành trang vào đời”... được mở để hướng dẫn các em những bài học về đạo làm người, có cuộc sống lành mạnh, hướng thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội. Tiêu biểu như các khóa tu ở chùa Đại Giác, chùa Đại Thành (Tp. Bắc Ninh); chùa Linh Quang, chùa Phù Lãng, chùa Diên Quang (huyện Quế Võ); chùa Phật Tích, chùa Kim Ngưu, chùa Hưng Phúc (huyện Tiên Du); chùa Vinh Phúc, chùa Trung Bạn (huyện Yên Phong); chùa Nhân Thọ, chùa Đông Lai, chùa Cẩm Giang (Tp. Từ Sơn)… Qua các lớp học giáo lý, các đạo tràng sinh hoạt, thuyết giảng Phật pháp, hướng dẫn Phật tử, nhân dân không những thực hiện tốt Giới luật, mà còn chấp hành nghiêm các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân.
Như vậy, Phật giáo Bắc Ninh ngoài việc tham gia phát triển Kinh tế - Văn hóa - Chính trị và An sinh xã hội, các vị chức sắc và các tín đồ Phật tử còn luôn phát huy một nền văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc với những tư tưởng truyền thống tốt đẹp của người dân Kinh Bắc, giúp chúng ta chống lại những tiêu cực của văn hóa ngoại nhập hoặc văn hóa mê tín dị đoan. Những yếu tố tích cực của Phật giáo là một phần tư tưởng văn hóa Việt sẽ cùng với văn hóa dân tộc Việt làm nhiệm vụ chọn lọc và phát triển văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc trong thời điểm hiện nay là điều hết sức cần thiết.
Xây dựng và bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của toàn dân, gìn giữ cuộc sống bình an, giữ gìn các thuần phong mỹ tục của dân tộc là trách nhiệm của mọi người, không phân biệt dân tộc, tôn giáo. Chúng con Tăng Ni, Phật tử và nhân dân tỉnh Bắc Ninh xin nguyện đồng hành tham gia tích cực. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhiều đạo lạ, tôn giáo mới xuất hiện và các hiện tượng truyền đạo trái phép, đi ngược lại nét văn hóa, nét đẹp truyền thống “thuần phong mỹ tục” của nhân dân ta. Vì vậy, chúng con

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây