77. MỘT SỐ NGUỒN LỰC TRỌNG TÂM PHẬT GIÁO ĐỒNG NAIĐại đức, Thạc sĩ Thích Thiện Trí Phó Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai

Số kí hiệu Đại đức, Thạc sĩ Thích Thiện Trí Phó Thư ký BTS GH
Ngày ban hành 20/11/2022
Thể loại Văn kiện đạI hộI phật giáo khóa ix
Lĩnh vực THAM LUẬN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)
Cơ quan ban hành BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHÓA IX
Người ký BAN NỘI DUNG ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)

Nội dung

MỘT SỐ NGUỒN LỰC TRỌNG TÂM PHẬT GIÁO ĐỒNG NAI
 
Đại đức, Thạc sĩ Thích Thiện Trí
Phó Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai
 
THAM LUAN 77 copy

1. Đặt vấn đề.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên 20 thế kỷ, trong quá trình đó, giáo lý chân chính đã sớm hài hòa cùng dân tộc, xuyên suốt lịch sử truyền bá tư tưởng của Đức Phật. Đặc biệt, qua những thời kỳ thịnh suy của đất nước, đạo Phật luôn tích cực đóng góp công sức, trí tuệ của mình cho sự nghiệp cứu nước, mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc và đồng hành cùng sự phát triển của đất nước cho đến ngày nay.
Tư tưởng của Đức Phật là tư tưởng hòa bình, để hội nhập lòng người, chuyển tâm hướng thiện, khởi sắc từng lúc từng nơi, phù hợp với tiến trình của thời đại, luôn mang ước nguyện cho mọi gia đình, xã hội và con người an cư lạc nghiệp, thế giới hòa bình, xóa đi những khoảng cách dị biệt, tạo thành một sự bình đẳng thương yêu trong tinh thần vô ngã vị tha. Những tảng băng yếm thế, bi quan, tiêu cực, độc hại tan biến bởi năng lực đoàn thể Tăng già[1], hàng Tăng Ni và Phật tử kế thừa đều mang một ý chí làm sáng tỏ đạo lý giải thoát. Nhiều bậc Danh tăng tại các Tổ đình Di tích lịch sử đã để lại dấu ấn đậm nét truyền thừa, các Ngài đã chọn con đường cho tương lại, một bước đăng trình khởi sắc “mang giáo pháp vào đời.
Cùng với hành trình trên, Phật giáo Đồng Nai cũng có một truyền thống lịch sử gắn bó lâu đời, từ những thời kỳ đầu nơi đất Trấn Biên cách đây trên 320 năm, dọc theo bờ sông Phước Long[2] hiện diện những ngôi chùa cổ như Chùa Long Thiền, Chùa Đại Giác, Chùa Bửu Phong… Chính những nơi đó, các bậc Tổ sư từng là những đại biểu ưu tú trong công cuộc mở rộng bờ cõi Đại Việt.
Sau Đại hội Thống nhất Phật giáo toàn quốc lần thứ Nhất[3], với đức độ của Hòa thượng Thích Huệ Thành, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được sự ủy nhiệm của Trung ương Giáo hội, Hòa thượng đứng ra kêu gọi chư Tăng Ni, Phật tử Đồng Nai cùng đứng chung trong hàng ngũ Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Đồng Nai, để có cơ sở duy trì và phụng sự chánh pháp, phụng đạo giúp đời. Với chủ trương “Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì truyền thống các hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp” Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Đồng Nai lần thứ Nhất[4], nhiệm kỳ 1982-1985 được tổ chức thành công với 25 thành viên do Hòa thượng Thích Huệ Thành làm Trưởng ban Trị sự. Đây được xem là bước ngoặt lịch sử của Phật giáo Đồng Nai sau khi đất nước thống nhất vào năm 1975. Với 175 tự viện, 337 Tăng Ni tu hành được xem là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng ngôi nhà chung của Phật giáo Đồng Nai, là tiền đề cho sự thành công của Phật giáo ngày nay.
Tăng Ni, Phật giáo Đồng Nai hiện nay là một đoàn thể đa dạng, nhiều tông môn hệ phái[5] kết thành một khối duy nhất, với hơn một triệu tín đồ và những người yêu mến đạo Phật, tuy đông nhưng hòa hợp. Dưới sự lãnh đạo của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Tăng Ni và Phật tử không còn vướng bận những tư tưởng cục bộ trong các pháp môn phương tiện tu hành, đồng phát huy tốt vài trò “tác Như Lai xứ, hành Như Lai sự”, góp phần tích cực và thiết thực trong sự nghiệp xây dựng Giáo hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Phật giáo Đồng Nai còn là nhịp cầu hài hòa giữa Tăng Ni và Phật tử cùng với Đảng, chính quyền, mặt trận, gội bỏ những mặc cảm giữa đạo và đời, chấm dứt những tập tục không phù hợp nếp sống mới trong đồng bào Phật tử, xây dựng ý thức giáo dục mới cho lớp Tăng Ni trẻ đi vào đời bằng những hành động cụ thể, xây dựng tòa nhà Giáo hội ngày càng vững chắc và phát triển.
Với những thành tựu trên, là thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai, tôi xin tham gia đề tài “Nguồn lực Phật giáo Đồng Nai, quan điểm và thực tiễn”. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Hội thảo này, tôi xin được chia sẻ, trao đổi một cách khái quát nhất về nguồn lực trọng tâm của Phật giáo Đồng Nai trong 40 năm trở lại đây.
2. Nguồn lực trọng tâm của Phật giáo Đồng Nai.
Khi nói đến nguồn lực là nói đến yếu tố con người, bởi chính con người là trung tâm tạo ra các sản phẩm được thể hiện trên hai phương diện vật chất và tinh thần.
Nguồn lực Phật giáo Đồng Nai được xem là Tăng Ni và Phật tử (gồm chư Tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội, Tăng Ni trì trù các tự viện, các chức việc đang tham gia công tác trong Giáo hội, tu sĩ và các Phật tử, những người yêu mến đạo Phật) đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Các thành tựu về mặt vật chất và tinh thần trong 40 năm qua của Phật giáo Đồng Nai được đúc kết ở những điểm sau.
2.1. Đào tạo nguồn nhân lực.
Sau khi thành lập Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai vào cuối năm 1982, chư Tôn lãnh đạo Giáo hội đã nhận thức rõ những tồn tại và yếu kém của một số bộ phận Tăng Ni, Phật tử như: lạc hậu về nhận thức, về ứng dụng giáo lý trong hành đạo để phụng sự nhân sinh và xã hội; cục bộ và chia rẽ, thụ động ỷ lại…Thực tế trên đòi hỏi phải củng cố, kiện toàn và trang nghiêm Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng cả về phẩm chất, năng lực hoạt động và tổ chức nhân sự. Tiếp tục phát huy các thành tựu và ưu điểm, đồng thời kiên quyết sửa chữa, khắc phục các yếu kém, đủ sức giữ vững và vươn lên trong vai trò tổ chức nòng cốt của Phật giáo Việt Nam. Chính vì thế, chư Tôn đức chịu trách nhiệm của Giáo hội, mà người đứng đầu là Hòa thượng Thích Huệ Thành[6] đã vận dụng trí tuệ tập thể, tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phát huy sáng tạo giữ vững niềm tin đạo pháp để xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực kế thừa để phục vụ cho đạo pháp và dân tộc.
2.1.1. Thứ nhất, trên nền tảng giới luật.
Đạo Phật là một nền đạo lý và triết học đề cao giá trị và vai trò con người, theo đuổi mục đích vì tinh thần giải thoát, an lạc cho con người và vì lợi lạc, hòa hợp của cộng đồng, phù hợp với xã hội dân chủ, khoa học hiện đại. Giáo lý của Phật giáo dựa trên cơ sở Giới - Định - Tuệ để làm nền tảng cho việc tu học và hình thành nên nhân cách của con người, chủ yếu là diệt trừ tham, sân, si; đưa con người đến chân hạnh phúc, an lạc và giải thoát. Giới giúp cho con người đình chỉ các nghiệp ác, nuôi lớn các thiện căn, là thuyền bè đưa người qua biển khổ sông mê. Cho nên, khi Đức Phật trong giờ phút sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy các vị đệ tử: “Sau khi Ta diệt độ, các ông hãy lấy Giới luật làm Thầy…”. Chính sự quan trọng của giới luật như thế, nên xưa nay những ai quyết tâm cầu đạo giải thoát, đều cần cầu giới pháp. Đó là tiêu chí quan trọng hàng đầu để dự vào hàng Tăng bảo[7], trở thành sứ giả của Đức Phật. Cho nên, chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Đồng Nai, đặc biệt là Trưởng Ban Trị sự qua các nhiệm kỳ như HT. Thích Huệ Thành, HT. Thích Thiện Khải, HT. Thích Minh Chánh và HT. Thích Nhật Quang luôn khai mở Đại Giới đàn để truyền trao giới pháp cho các giới tử. Đây không chỉ là nhiệm vụ quan trọng nhất của chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội, mà còn có ý thực hiện tinh thần Giới luật của Đức Phật chế định. Mỗi nhiệm kỳ 05 năm, Ban Trị sư tỉnh đều tổ chức 02 hoặc 03 lần Đại Giới đàn, chưa bao giờ bị gián đoạn. Số lượng giới tử của mỗi lần tổ chức Giới đàn đều tăng dần, điển hình Giới đàn năm 1982 có 64 giới tử thì đến Đại giới đàn năm 2019 lên đến 3.250 giới tử. Xuyên suốt 40 năm qua, từ năm 1982 đến nay (2021), Phật giáo Đồng Nai tổ chức được 18 kỳ Giới đàn[8], truyền giới cho hơn 19.200 giới tử.
2.1.2. Thứ hai là, trên nền tảng giáo dục nhà trường.
Nền Giáo dục Phật giáo là nền giáo dục nhân bản, đánh thức mọi người, đưa họ trở về bến bờ chân thật ấy. Đó là nguồn trí năng được truyền thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nguồn trí năng ấy, Phật giáo gọi là khả năng giác ngộ mà mọi người đều có thể vận dụng qua nỗ lực của tự thân, qua sự học tập giáo điển và kinh nghiệm tu hành từ các bậc Cổ đức, đồng thời sử dụng nguồn trí năng ấy làm lợi ích cho nhân sinh.
Ban Giáo dục Tăng Ni[9] (nay gọi là Ban Giáo dục Phật giáo) có nhiệm vụ đào tạo Tăng Ni thành những tu sĩ Phật giáo chân chính. Học để tu, để hoằng pháp và giúp đời; trong đó tu là chính, tu từ khi bước chân vào chùa cho đến khi chấm dứt cuộc đời. Học để trau giồi đạo đức và trí tuệ, để thuận lợi hơn trên con đường tiến đến giải thoát tối hậu.
Chủ trương đào tạo Tăng Ni đạo hạnh trở thành những con người tài ba, có những đóng góp hiệu quả cho đạo pháp và dân tộc thì không thể thiếu môi trường đào tạo trong hệ thống giáo dục của Giáo hội. 
Một trong những yêu cầu của giáo dục là tạo cho người học sự thích nghi, sự tự phát triển. Giáo dục Phật giáo không nhằm nhồi nhét kiến thức, kỹ năng của con người trong thời đại mới mà nhằm giúp Tăng Ni thích nghi với thời đại mới mỗi khi phải dấn thân vào đời. Hệ thống giáo dục do Giáo hội thiết lập luôn được chư Tôn giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội và chư vị Bổn sư[10] của các Tăng Ni quan tâm và định hướng, đặc biệt là tại Đồng Nai.
Thêm một vấn đề quan trọng nữa trong công tác Giáo dục Phật giáo, đó là tổ chức nội trú để ổn định việc sinh hoạt, tu học cho Tăng Ni đang là một nhu cầu vô cùng cần thiết trong khâu tổ chức, cũng như quản lý của ngành Giáo dục Phật giáo hiện nay. Riêng tại Phật giáo Đồng Nai, Ban Giáo dục Phật giáo đã thực hiện được công tác này từ trên ba mươi năm qua.
Ngay vào những năm 1990, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai được thành lập[11], địa điểm được đặt tại Chùa Đại Tòng Lâm, xã Phú Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai (cũ). Đến năm 1992, nhà nước chia tách Đồng Nai thành hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà trường đã dời về Chùa Pháp Hoa, xã An Phước, huyện Long Thành (khóa II). Hiện nay, Trường Trung cấp Phật học đã 02 cơ sở độc lập dành cho tăng và ni riêng biệt[12]; đồng thời có hai phân hiệu theo hệ phái[13]. Trãi qua 9 khóa, nhà trường đã đào tạo được 1887 Tăng Ni sinh tốt nghiệp. Các Tăng Ni sinh sau khi ra trường hầu hết thi đậu cao vào các Học viện, nhất là Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Tăng Ni sinh các khóa, từ khóa I đến khóa VII đều đã và đang công tác cho các cấp Giáo hội, từ trung ương đến địa phương, và trụ trì các tự viện trong khắp cả nước, tiếp tục đóng góp công sức và trí tuệ vào công tác giáo dục tại các trường Phật học. Đây là một nỗ lực to lớn đáng tự hào và tuyên dương của Phật giáo tỉnh nhà, đặc biệt là Ban Giám hiệu nhà trường. Nhờ đó mà kết quả đào tạo của bổn trường luôn tốt đẹp và đáng tin cậy đối với Tăng già cũng như quần chúng Phật tử, các cấp lãnh đạo chính quyền.

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây