52. GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI NÂNG TẦM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Số kí hiệu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng
Ngày ban hành 20/11/2022
Thể loại Văn kiện đạI hộI phật giáo khóa ix
Lĩnh vực THAM LUẬN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)
Cơ quan ban hành BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHÓA IX
Người ký BAN NỘI DUNG ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)

Nội dung

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
VỚI NÂNG TẦM ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
 
Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng
THAM LUAN 52 copy

Đại hội Đại biểu Phật giáo Việt Nam lần thứ VIII (2017 - 2022) đã vạch định phương hướng phát triển trên nền tảng của lịch sử phát triển ổn định của Phật giáo nước nhà là luôn đồng hành cùng dân tộc. Giáo hội đã xác định rõ ràng hướng phát triển Phật giáo vừa hội nhập vừa giữ gìn và phát huy những giá trị nhân văn. Tích cực góp phần xây dựng đời sống tốt đẹp và tuân thủ cao về các văn bản quy phạm trên tinh thần tự giác,ý thức và trách nhiệm. Mỗi Tăng Ni là một nhân tố tích cực trong việc tự trao dồi, tự nâng cao sự hiểu biết,đặc biệt hơn là ý thức thực hiện tốt giới luật đã lãnh thọ. Bên cạch đó là thái độ nghiêm túc tiếp thu,hiểu đúng và thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội, các quy chế của các Ban, Viện Trung ương, các văn bản hành chánh do các cấp Giáo hội phát hành. Đó là nền tảng căn bản để xây dựng một Giáo hội phát triển ổn định và nâng tầm hoạt động cùng với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới.
Trong thời đại hiện nay, qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội chúng ta dễ dàng biết được những vấn đề đang xảy ra mọi nơi mọi lúc trên toàn thế giới. Các công tác Phật sự của chúng ta cũng rất dễ dàng được nhiều người ở các nơi biết đến. Do đó, tất cả chúng ta dù là Tăng Ni hay Phật tử, đều cố gắng sống trọn vẹn với chuẩn mực đạo đức của Đạo Phật. Nếu không thì quần chúng dễ nhận thấy sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn giữa những điều chúng ta nói và những điều chúng ta làm, hoặc trên bục giảng hoặc viết trong sách, trong báo và họ sẽ sanh nghi hoặc.
Tôi cho rằng, trong Tôn Giáo nào cũng thế, kể cả Đạo Phật, đều có một bộ phận gọi là tôn giáo dân gian, trong đó có nhiều yếu tố cần được nhận thức như là những phương tiện huyền biến để hướng đạo cho những người kém may mắn trong cuộc sông, hay là những người từng sai phạm, lầm đường lạc lối được sửa chữa mà hướng về đường thiện. xuyên qua các nghi thức tâm linh thì cần kiên trì giải thích cho họ nhận thức đúng đắn về những triết lý của Đạo Phật, để cho họ phát khởi tín tâm, sống tốt, sống có ích cho gia đình và xã hội.
Phật giáo chú trọng việc nhận thức cãi sữa những hành vi sai trái để trở thành những người hiền thiện. vớ giá trị nhân văn cao đẹp luôn vì sự hạnh phúc của con người.
Phật giáo Việt Nam đã cố gắng hòa hợp, không những đối với nội bộ các thành viên và tổ chức của mình mà cả đối với các Tôn giáo bạn cũng như mọi tổ chức xã hội khác. Tình hình và nhiệm vụ mới, hết sức nặng nề và phức tạp đòi hỏi Giáo hội đã hòa hợp rồi còn phải hòa hợp hơn nữa. Giáo hội của ta, môn phái của ta, địa phương của ta... tất cả những cái ấy đều gây trở ngại cho sự đoàn kết hòa hợp nội bộ, có khả năng khiến cho Giáo hội yếu đi. Chức vụ Giáo hội tuy không ít, nhưng không thể phân phối cho tất cả thành viên trong Giáo hội. Thế nhưng công việc thì không thiếu.
Phật giáo du nhập vào đất nước Việt Nam từ hơn 20 thế kỷ, vốn có truyền thống lâu đời gắn bó với Dân tộc. Sự gắn bó đó thể hiện trong suốt dòng lịch sử, qua những đóng góp đáng kể của các thế hệ Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Sự gắn bó thấm thiết đến mức có nhà thơ đã viết: “Trang sử Phật, Đồng thời là trang sử Việt...” (Hồ Dzếnh). Giáo hội, qua các ban chức năng của mình như Ban Hoằng pháp, Ban Văn hóa, Ban Giáo dục, Viện Nghiên cứu Phật học, Học viện Phật giáo Việt Nam, hệ thống các Trường Phật học,.... làm thế nào để cho những giá trị của Đạo trở thành lẽ sống của hàng vạn, hàng triệu người dân Việt Nam. Đó chính là sự gắn bó thiết thực nhất, có hiệu quả nhất. Qua những hoạt động Phật sự tại các chùa, các đạo tràng tu học nghe giảng giáo lý, tu học Bát quan trai, các lễ Trai tăng cầu an, cầu siêu... cũng đều là những hoạt động giúp ích cho sự gắn kết và mở mang Phật pháp được đi vào đời sống của các tầng lớp nhân dân. Để rồi lan toả nếp sống hiền thiện qua việc thực hành năm điều nên làm của một vị cư sĩ. Điều đó có ý nghĩa rất to lớn là thiết thực tạo nên nếp sống hoà bình và an lạc.
Hi vọng rằng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ mới sẽ có một sự quan tâm đầy đủ và thường xuyên hơn đối với những vấn đề hiện là nỗi bức xúc và nhức nhối của xã hội, như các tệ nạn tham nhũng, ma túy, buôn lậu,... Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải có nhận định và hướng giải quyết riêng của mình với các vấn đề đó cùng với các cơ quan chức năng Nhà nước và các tổ chức khác, sẽ tham gia giải quyết các vấn đề trên một cách tốt đẹp. “Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp”.
Thế kỷ hiện đại là thế kỷ của khoa học... Phật giáo cũng là Tôn giáo khoa học. Phật giáo không chống đối khoa học, nhưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam phản đối mọi ứng dụng thành tựu khoa học vào những mục đích phi nhân bản, như chiến tranh, bạo lực, một lối sống hưởng thụ và hưởng lạc quá đáng, với đồng tiền phi nghĩa... Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nhiệm kỳ mới sẽ làm hết sức để đề cao phát huy những giá trị đạo đức và tâm linh truyền thống của mình và qua đó tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền văn minh toàn cầu mới, thật sự nhân bản, thật sự vì con người, chứ không phải vì đồng tiền và quyền lực. Nhà Đại Văn hóa Pháp, Andre' Malraux từng cường điệu: “Thế kỷ XXI là thế kỷ của Tôn giáo hay là nó sẽ không tồn tại”. Ý tứ của lời nói trên là, nền văn minh thế tục và vật chất, khai sáng ở Châu Âu từ thế kỷ 16 và phát triển liên tục cho đến nay, đã đạt đến điểm cao của nó. Và nếu vượt quá cực điểm đó thi sẽ dẫn đến thế giới và nhân loại bị hủy diệt hoàn toàn. Thiên nhiên đã cảnh báo chúng ta với những cơn thịnh nộ dữ dội, như cơn bão số 5,  đại dịch Covid-19, chiến tranh bạo động khắp nơi từ Á sang Âu...
Đã đến lúc, nếu không thì quá chậm, tất cả các dân tộc, ở những nước công nghiệp phát triển cũng như đang phát triển, ở Bắc bán cầu cũng như Nam bán cầu... phải bắt tay cùng xây dựng một nền văn minh mới, có tính toàn cầu, được cấu tạo bằng những gì hay đẹp và cao cả nhất của các nền văn minh dân tộc, không bỏ ngoài một dân tộc nào. Trên tinh thần ấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hi vọng sẽ có phần đóng góp của mình với những chân giá trị đạo đức và tâm linh tiêu biểu của Đạo Phật, những giá trị đã từng được thử thách trong suốt dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam và của Phật giáo Việt Nam./.
 

 File đính kèm

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây