13. GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NÀO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA PHÂN BAN NI GIỚI PHÍA BẮC NHIỆM KỲ 2022 - 2027

Số kí hiệu Phân ban Đặc trách Ni giới TWGHPGVN Khu vực phía B
Ngày ban hành 19/11/2022
Thể loại Văn kiện đạI hộI phật giáo khóa ix
Lĩnh vực THAM LUẬN ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)
Cơ quan ban hành BAN TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHÓA IX
Người ký BAN NỘI DUNG ĐẠI HỘI PHẬT GIÁO KHÓA IX (2022-2027)

Nội dung

GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ NÀO CHO HOẠT ĐỘNG
CỦA PHÂN BAN NI GIỚI  PHÍA BẮC NHIỆM KỲ 2022 - 2027
 
Phân ban Đặc trách Ni giới TWGHPGVN
Khu vực phía Bắc
THAM LUAN 13 copy

Kính bạch Chư Tôn giáo phẩm Chứng minh!
Kính bạch Chư Tôn giáo phẩm đoàn Chủ  tọa!
Kính thưa Đại hội!
Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc suốt chiều dài lịch sử, những đóng góp thiết thực của Phật giáo cho đất nước từ ngày đầu có mặt đến nay, trong đó có sự đóng góp đáng kể của nữ giới Việt Nam luôn được xã hội trân trọng.
Sử liệu cho biết, kể từ thời Hai Bà Trưng, nữ giới đã có nhiều đóng góp tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Nhiều nữ tướng như công chúa Bát Nàn (quê huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) sau tu ở chùa Tiên La, tỉnh Thái Bình; Nữ tướng Thiều Hoa đã dẫn 500 quân tham gia Hội thề xuất quân của Hai Bà Trưng. Khởi nghĩa thành công, bà trở về quê hương tu ở chùa Phúc Khánh, tỉnh Phú Thọ. Khi sư cụ trụ trì viên tịch, bà kế đăng, tiếp tục hoằng dương Phật pháp, vừa trùng tu ngôi chùa vừa cùng dân chúng xây dựng, mở mang trang ấp thành một nơi trù phú, tươi đẹp. Khi bà mất, Trưng Vương truy phong bà làm “Phù Vương Công chúa” và cho lập đền thờ bà. Các triều đại trước kia đều có sắc phong cho bà. Thời Hậu Lê gia phong thêm hai chữ Đại Vương. Bà Phương Dung 16 tuổi đến tu ở chùa Yên Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bà và hai người con nuôi theo Hai Bà Trưng đứng lên đánh đuổi quân nhà Hán… Năm 40, Hai Bà Trưng giành được độc lập cho dân tộc, lên ngôi vua, Trưng Vương phong cho bà làm Công chúa, hai con làm Tả, Hữu Tướng quân. Khi Mã Viện đem quân sang xâm lăng nước ta, Hai Bà Trưng thua trận và tuẫn tiết, bà Phương Dung về ẩn tu ở chùa Yên Phú (Hà Nội). Sau khi mất, dân làng thờ bà ở chùa này.
Vào thế kỷ thứ II, III, người phụ nữ trong Phật giáo Việt Nam đã có những vai trò quan trọng trong nền văn minh lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ. Khi tiếp xúc với Phật giáo Ấn Độ đã xuất hiện hình tượng Phật Mẫu Man Nương và hệ thống thờ Tứ Pháp: Pháp Vân (chùa Dâu, chùa Thiền Định), Pháp Vũ (chùa Thành Đạo hay chùa Đậu), Pháp Lôi (chùa Phi Tướng), Pháp Điện (chùa Thương Quan hay chùa Dàn), ở vùng Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, sau lan xuống huyện Văn Lâm, Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Bước vào thời kỳ độc lập tự chủ của đất nước, thời Lý có công chúa Lý Ngọc Kiều, khi đắc pháp được tôn xưng là Tổ sư thiền - Ni sư Diệu Nhân (1042 - 1113) ; thời Trần có Ni sư Phạm Từ Quán, xuất gia và tu hành theo lối tu khổ hạnh tại núi Thanh Lương, là bậc trì giới chuyên cần, tuệ giải thông suốt, được tôn xưng là bậc Tông sư của Ni chúng, được vua Trần Nghệ Tông  (1370 - 1372)  ban hiệu là Tuệ Thông Đại sư. Tên tuổi ngang hàng với các bậc Cao tăng.
Thời Lê Trịnh có Ni sư Diệu Viên (Hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc) con gái chúa Trịnh Tráng, Ni sư Diệu Tuệ (con bà Trúc), có công giúp Chuyết Chuyết Tổ sư truyền bá dòng thiền Lâm Tế Trí Bản Đột Không trụ lại tại chùa Phật Tích (Tiên Du) và Bút Tháp (Bắc Ninh), và phát triển ở Đàng Ngoài Đại Việt. Danh Ni thời Nguyễn ở xứ Bắc có sư bà Đàm Thái (1842-1917), Đàm Uyên (1856-1958)…
 Nói đến phong trào chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ từ 1934 - 1945, không thể không nhắc đến bà Cả Mọc (Hoàng Thị Uyên), sinh năm 1870 tại Hà Nội, chuyên buôn bán tơ lụa ở 25 Hàng Đào. Bà đã cúng góp 117$ vào việc xây dựng chùa Hội quán Trung ương, 50$ vào Trường Phật học Quán Sứ. Năm 1940 bà cúng cho Hội Phật giáo một ngôi chùa (chùa Phú Ninh, tức chùa Cao Phong), diện tích 70 mẫu . Hội thành lập Trường Tăng học ở đây do HT. Tuệ Tạng (Tổ Cồn) phụ trách. Tháng 5/1945, bà được bầu làm Trưởng ban Phụ nữ Hội Phật giáo[1]. Bà luôn tâm niệm thực hành giáo lý từ bi của Đức Phật trong cuộc sống bằng những hành động cụ thể: Năm 1945, nạn đói khủng khiếp, cứ chiều chiều các bà lại nắm 300 - 400 nắm cơm nhờ anh em Hướng đạo (quân của ông Hoàng Đạo Thúy - em ruột bà) đi các ngả đường, dúi vào bọc cho từng người. Tối thì đốt củi ở hội quán Hội Tế Sinh cho đồng bào sưởi. Chính vì những hành động cứu tế đồng bào trong nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 mà ngay sau khi đất nước giành độc lập, tháng 01/1946 bà Cả Mọc được Hồ Chủ tịch mời dự tiệc trà ở vườn ngoài Bắc Bộ Phủ. Trong cuộc gặp gỡ này, cụ Hồ đã khen ngợi tấm lòng nhân ái, giúp đỡ người nghèo của bà Cả Mọc. Báo Cứu quốc số 410, ngày 19/01/1946 có đăng ảnh cụ Hồ chụp ảnh cùng bà Cả Mọc[2]. Bà mất năm 1947.
Đến nay Tăng Ni, Phật tử tỉnh Nam Định còn nhớ mãi hình ảnh 2 vị sư Ni là Đàm Nhung và Đàm Lân khoác túi cứu thương trong đoàn 27 nhà sư chùa Cổ Lễ, huyện Trực Ninh đã cởi cà sa mặc chiến bào, lên đường đánh Pháp đầu năm 1947.
Liệt sĩ Ni sư Thích Đàm Niệm, thế danh Nguyễn Thị Chanh, sinh năm 1892, quê huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, xuất gia theo Phật từ năm 19 tuổi. Năm 1935 về trụ tại chùa Chàng (An Tân), xã Gia Tân, huyện Gia Lộc. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Ni sư tham gia Uỷ ban Liên Việt huyện Gia Lộc, chùa trở thành cơ sở cách mạng đáng tin cậy của nhân dân và chính quyền địa phương. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chùa lại trở thành trung tâm tập kết của nhiều cơ quan và đồng bào gần thành phố đến sơ tán. Là nơi ăn nghỉ của bộ đội C29 thuộc Tỉnh đội Hải Dương.
Ngày 20 tháng 10 năm 1947, giặc Pháp càn quét khắp vùng Gia Lộc, đánh phá ác liệt vào xã Gia Tân (Kiên Trung), vây bắt, bắn chết hơn 30 người. Chúng đốt phá chùa An Tân, chém đầu Ni sư Thích Đàm Niệm. Hiện nay, hài cốt của Ni sư đã được nhập tháp tại chùa Sượt, phường Thanh Bình, TP Hải Dương - nơi quê hương bà.
Ni trưởng Thích Đàm Xuân (1913 - 2000), quê xã Tuy Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Xuất gia năm 20 tuổi, thụ giới ở chùa Mật Đa, thành phố Thanh Hóa.
Tháng 2 năm 1965, đế quốc Mĩ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân. Khu vực Hàm Rồng-Nam Ngạn là trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của máy bay Mĩ nhằm cắt đứt con đường huyết mạch từ miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam. Bấy giờ, chùa Mật Đa là nơi đặt hầm chỉ huy của dân quân tự vệ Nam Ngạn, chùa trở thành kho chứa đạn và khí tài quân sự của bộ đội cao xạ. Chùa cũng được chọn làm trung tâm sơ cứu thương binh của mặt trận Hàm Rồng - Nam Ngạn. Trong những ngày bom rơi đạn nổ ác liệt đó, sư thầy Đàm Xuân đã tham gia nấu nước sẵn cho bộ đội uống, thường xuyên hái dừa trong vườn chùa đem cho bộ đội ngoài trận địa. Xe, súng cao xạ thiếu lá nguỵ trang, sư chặt lá dừa, lá chuối, lá cây trong chùa mang cho bộ đội nguỵ trang. Có lần thương binh về nhiều, sư đã xé cả màn của mình để băng bó vết thương cho bộ đội. Nuôi được con gà nào, sư cũng đều để dành cho bộ đội, thương binh. Nhà thơ Huy Cận đã ca ngợi Ni trưởng là nhà sư: mở tung cửa chùa đi cứu nước.
Cuộc đời phụng đạo yêu nước với tinh thần đạo pháp và dân tộc của Ni trưởng Đàm Xuân là tấm gương sáng để các thế hệ Tăng Ni tiếp nối noi theo.
Kể từ ngày thành lập GHPGVN vào tháng 11 năm 1981, nhất là sau ngày thành lập Phân ban Đặc trách Ni giới Trung ương trực thuộc Ban Tăng sự GHPGVN vào ngày 01 tháng 1 năm 2009, chư Tôn đức Ni đã kế thừa và phát huy truyền thống tu hành mà đức Thánh Tổ Ni Kiều Đàm Di đã soi sáng con đường giác ngộ giải thoát cho Ni giới nói riêng và Nữ giới nói chung. Trong quá trình phát triển từ đó đến nay, nữ giới trong tổ chức Giáo hội ngày càng phát huy truyền thống tu tập, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế trên các lĩnh vực Giáo dục, Hoằng pháp và Từ thiện xã hội. Trong hàng ngũ nữa Phật tử tại gia đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng hết lòng phụng sự đạo pháp và dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xương minh Phật pháp và phát triển Giáo hội. Tham luận này chúng con xin trình bày về các hoạt động của Ni giới phía Bắc mà Phân ban Ni giới chúng con đã theo dõi hướng dẫn trong nhiệm kỳ vừa qua.
1. Một số thành tựu đạt được của Ni giới phía Bắc.
Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, Ni giới phía Bắc đạt được nhiều thành tựu trên các phương diện Phật sự và hoạt động kinh tế - xã hội.
1.1. Tham gia công tác Giáo hội các cấp.
Từ bảng thống kê Ni giới Phía Bắc, chúng ta thấy số sư Ni chiếm tỷ lệ khá cao ở GHPGVN các tỉnh, thành phố (tử số) như: Hải Phòng (77,77%/25,7%), Hà Nội (75,34%/29,3%), Ninh Bình (74,66%/24,2%), Thái Bình (73,83%/)…. nhưng tỷ lệ Ni giới là ủy viên Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh lại không tương xứng (mẫu số). Thành phố Hà Nội, có Phân ban Ni giới với nhiều sư Ni mà không có vị Ni nào được suy cử làm Phó Ban Trị sự phụ trách phân ban Ni giới; Thành phố Hải Phòng đến nay không hiểu vì lý do gì mà vẫn chưa có Phân ban Ni giới. Trong lúc tỉnh Thanh Hóa, sư Ni chiếm tỷ lệ 54,42% tổng số Tăng Ni nhưng lại có 2 sư Ni làm phó Ban Trị sự tỉnh. Bảng Thống kê Ni giới phía Bắc:

 File đính kèm

VĂN BẢN GIÁO HỘI

● Đơn vị: Cổng thông tin văn phòng T.Ư Giáo hội
● Tổng biên tập: TT.TS Thích Minh Nhẫn
● Trụ sở: Văn phòng 2 T.Ư – GHPGVN – số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM

VĂN PHÒNG LIÊN LẠC

● Chùa Minh Đạo: 12/3 BIS Kỳ Đồng, P9, Q.3, Tp.HCM
● Chùa Phật Quang: 83 Quang Trung, P.Vĩnh Quang, RG, KG

TRANG TIN ĐIỆN TỬ PHẬT SỰ ONLINE

● Chịu trách nhiệm nội dung: TT.TS.Thích Minh Nhẫn
● Địa chỉ: 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM
● Điện thoại: 0982760624
● Email: thichminhnhankg@gmail.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Tỉnh/ Thành + Ni % Chùa BTS Ni % Ghi chú
Bắc Cạn 7 3 42,85% 2 36 15 41,66% 13 nữ Phật tử
Bắc Giang 88 55 62,5% 885 26 11 42,6%  
Bắc Ninh 479 344 71,81% 613 45 18 45%  
Cao Bằng       9 28 15 53,93% 12 nữ cư sĩ
Điện Biên 7 2 28,57% 2 27 7 25,9% 1 Ni Phó, 5 nữ cư sĩ
Hà Giang 66     19 31 11 35,48% Nữ cư sĩ
Hà Nam 477 407 83,22% 545 47 23 48,94% 1 Ni Phó BTS
Hà Nội 2028 1528 75,34% 1785 75 22 29,3% Số liệu 2022
Hà Tĩnh 103     109 30 5 16,6%  
Hải Dương 502     1063 35 13 37,1%