xv
ĐỀ DẪN
Thế giới ngày nay đã và đang có những thay đổi lớn trên trên mọi phương diện, tuy nhiên khái niệm Lãnh đạo chánh niệm và sự phát triển bền vững lại không còn được coi là một tham chiếu trong bối cảnh hỗn loạn thời cuộc. Những thay đổi theo xu thế giảm này đã khởi lên những tranh luận về việc hiện nay nhân loại có thực sự đang được sống trong công lý, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng thực sự hay không. Trong ánh Phật pháp, chúng tôi chú trọng vào việc hiểu biết giáo lý Phật giáo trong việc giải quyết các vấn nạn đương thời. Bản chất của những thay đổi thời cuộc và cách nhập thế của Phật giáo chính là trọng tâm của cuốn sách này. Bất kỳ những nghiên cứu hay luận điểm về sự thay đổi nào đó trong nội dung hay bản chất ở thời đại hiện nay cần phải được soi chiếu bởi triết lý của đạo Phật. Chúng tôi tập trung làm rõ nhận thức đúng đắn, xuyên thấu về sự thay đổi thời cuộc trong phần mở đầu của kiến giải, theo sau là làm rõ bản chất về nhập thế của Phật giáo trong xã hội. Thực tế thì các mô thức dựa trên giáo lý đạo Phật không hoàn toàn cứng rắn và các mô thức này không phải luôn nhận được sự chấp thuận của mọi người trong xã hội. Điều này đồng nghĩa với nhiều luận điểm cần phải được thảo luận một cách sâu sắc hơn nữa.
Vì lý do đó, cuốn sách là tập hợp các bài kiến giải được trình bày tại hội thảo quốc tế về “Sự lãnh đạo có trách nhiệm vì hòa bình bền vững” diễn ra vào ngày 13 tháng 5 năm 2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam nhân dịp lễ VESAK lần thứ 16 năm 2019. Những người tham gia hội thảo lần này không đại diện cho bất kỳ tư duy chủ đạo hay trí tuệ thông thường của lĩnh vực nào, thay vào đó là những nội dung, quan điểm nhìn nhận phong phú và đa dạng. Vận dụng những giáo lý của đức Phật để tái cấu trúc tư duy, học thuyết thông qua đánh giá các mối quan hệ giữa các cộng đồng trong xã hội và trách nhiệm của đạo Phật nói chung và mỗi người Phật tử nói riêng. Chúng tôi kết hợp các phân
xvi
LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG

tích về những xung đột, xu thế và động lực ảnh hưởng đến sự phát triển thế giới quan trong tương lai với các nghiên cứu tập trung vào một loạt các chính sách ban hành.
Trong ánh Phật pháp, hai giả thuyết quan trọng nhất: (1) tái thiết thời kỳ hoàng kim của đạo Phật trong thời điểm suy thoái là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng; và (2) trách nhiệm của Phật giáo góp phần tạo dựng một nền tảng mới cho Lãnh đạo trong chánh niệm và sự phát triển bền vững.
Nội Dung
- KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO: CHÍNH TRỊ VÀ CHÁNH NIỆM
Đại đức Tiến sĩ Jinwol Dowon, Đại học Dongguk, Tu viện Gosung, Hoa Kỳ thảo luận về chủ đề “Để đạt được sự lãnh đạo chánh niệm cho hòa bình bền vững: Gợi ý cách thực hành Phật giáo của Thiền sư Josaseon.” Nền hòa bình là mục tiêu quan trọng trong tất cả các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Trong nỗ lực đó, khía cạnh quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo phải có tâm trong việc chăm lo cho mọi người trong xã hội, quốc gia và thế giới. Do đó, sự lãnh đạo chánh niệm là cần thiết để hướng tới nền hòa bình bền vững. Mục đích đặc biệt trong phần kiến giải này là giới thiệu phương pháp thực tập chánh niệm truyền thống của Thiền sư Josaseon tại Hàn Quốc trong xã hội phương Tây. Thượng tọa khái quát tầm quan trọng của thực tập thiền vì mục tiêu phát triển bền vững và sự lan tỏa của tu tập chánh niệm trong tương lai. Josaseon sẽ thúc đẩy sự lãnh đạo chánh niệm cho hòa bình bền vững và có những đóng góp mạnh mẽ cho nền hòa bình, lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
Thích Thanh An, Đại học Kelaniya, Tích Lan trình bày nghiên cứu về bối cảnh lịch sử Việt Nam: “Sự lãnh đạo chánh niệm vì nền hòa bình bền vững theo định hướng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.” Sau khi trình bày vắn tắt về Vua Trần Nhân Tông, một trong những vị vua đáng kính nhất trong lịch sử Việt Nam, tác giả tập trung vào ba thành tựu nổi bật của vua Trần, đó là: nghệ thuật quản lý cảm xúc; nghệ thuật đưa ra quyết định; và lòng từ bi trong vai trò lãnh
đạo. Những kinh nghiệm, cách ứng xử của vua Trần Nhân Tông đã trở nên phổ biến và là bài học vô giá cho các nhà lãnh đạo đương đại noi theo để hướng tới những phẩm chất cao quý trong vai trò lãnh đạo. Do đó, bài học lịch sử rất có ý nghĩa để xây dựng hòa bình bền vững trong xã hội ngày nay.
Giáo sư Tiến sĩ Binodini Das, Đại học Ravenshaw, Ấn Độ & Bà Amrita Das, Chuyên gia tư vấn, Bangalore, Ấn Độ, trình bày nghiên cứu chủ đề: “Lãnh đạo chánh niệm vì hòa bình bền vững.” Trong ánh sáng của Phật giáo, chánh niệm sẽ đưa tới khả năng tập trung cao độ. Qua đó, con người sẽ học cách quay về với nội tâm thông qua chánh niệm dù đối diện với bất kỳ tình huống nào. Kết quả là chúng ta đạt được an lạc bằng cách chấm dứt các xung đột bạo lực và ngăn ngừa sự tái phạm lầm đường, lạc lối. Điều đó giúp chúng ta tăng năng suất lao động, hiệu quả trong quyết định, lắng nghe và giảm căng thẳng trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc. Cuối cùng, quan trọng nhất là tập trung nâng cao nhận thức về bản thân cũng như tấm lòng đồng cảm.
Giáo sư Tiến sĩ Phra Rajapariyatkavi, Hiệu trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya, Thái Lan trình bày một nghiên cứu đặc biệt: “Lãnh đạo theo tinh thần Bồ tát hạnh-Lãnh đạo tinh thần vì hòa bình bền vững cho nhân loại.” Tác giả trình bày tầm quan trọng của Phật Pháp bằng cách giải thích các lý tưởng và hạnh nguyện của các vị Bồ tát. Cụ thể , Giáo sư Phra đề cao việc thực hành Thập Thiện (Mười điều thiện). Tác giả giả định ba cấp độ tu tập: trí tuệ, niềm tin và năng lượng. Liên quan đến chất liệu tinh thần, bốn tiềm năng của con người được phân tích chi tiết, bao gồm: kiến thức về cuộc sống, từ bỏ những dục vọng thấp kém, sự thanh cao và và tập trung cho quyền lực đích thực. Tất cả những điều này là những đặc tính đặc biệt cần thiết cho sự lãnh đạo vì hòa bình bền vững.
Sandeep Chandrabhanji Nagarale, Đại học Luật Amolakowder, Ấn Độ đề cập đến khía cạnh “Lãnh đạo chánh niệm vì hòa bình bền vững: cách tiếp cận của Phật giáo trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (UN).” Để đối phó với những hậu quả thảm khốc của chiến tranh thế giới, sự hình thành của Liên Hợp Quốc nhằm hướng tới trật tự thế giới mới cho những hy vọng vì hòa bình và thịnh vượng của nhân loại. Tuy nhiên, lãnh đạo sai lầm và thiếu trung thực vẫn còn
xviii
LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG

là vấn đề trong thể chế chính trị toàn cầu ngày nay. Giáo lý của đức Phật sẽ đóng một vai trò quan trọng để chúng ta vượt qua những thách thức và khó khăn đã nêu. Sự hiểu biết lẫn nhau và hòa giải giữa con người, cộng đồng và quốc gia theo triết lý đạo Phật là cách thích hợp để đạt được mục tiêu. Tác giả lập luận rằng sự song hành của lãnh đạo chánh niệm và hòa bình bền vững sẽ góp phần duy trì hòa bình thế giới. Trong phần cuối của luận giải, một số biện pháp khắc phục cần phải được làm rõ và giới thiệu trong các diễn văn công khai.
Đại đức Devinda, Đại học Phật Shan, Miến Điện thảo luận quan điểm Phật giáo về “Phẩm chất lãnh đạo tinh thần và chánh niệm cho hòa bình và phát triển bền vững.” Bài viết chia sẻ về ý nghĩa đặc biệt của lãnh đạo chánh niệm theo Phật giáo dựa trên những bài học được rút ra từ câu chuyện trong Kinh Makhādeva (Phẩm vương, Kinh Trung Bộ), Kinh Pháp Cú (Dhammapada, Kinh Tiểu Bộ) và Kinh Kūṭadanta (Phẩm giới, Kinh Trường Bộ). Nhân loại ngày nay đang cần những lãnh đạo sáng suốt và có chánh niệm để hướng tới nền hòa bình và phát triển bền vững. Hai mục tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng và ý tưởng của các nhà lãnh đạo. Nếu các nhà lãnh đạo khéo léo kiểm soát suy nghĩ của mình, họ có thể biến nó thành lòng yêu thương và lòng từ bi. Trên thực tế, các nhà lãnh đạo có nhiều tiềm năng, cơ hội hơn các nhân viên trong việc làm gìn giữ hòa bình hoặc hủy hoại nền hòa bình. Do đó, khi đưa ra quyết định nào đó, các nhà lãnh đạo cần phải khéo léo và luôn đặt trong chánh niệm. Nên nhớ rằng quản lý cảm xúc theo Phật giáo về cơ bản là cần thiết để đối phó với các cuộc khủng hoảng thế giới hiện đại.
Tiến sĩ Manish T. Meshram, Đại học Phật Gautam, Ấn Độ, đưa ra một bài học lịch sử về một chính trị gia đáng kính ở Ấn Độ: “Phật giáo Nhập thế ở Ấn Độ: Phương pháp tiếp cận Phật giáo của Tiến sĩ B.
R. Ambedkar cho xã hội bền vững ở Ấn Độ.” Sau khi tóm tắt tiểu sử của mình, ông nhấn mạnh quan niệm của Ambedkar về xã hội bền vững, đó là không đẳng cấp, không bất bình đẳng, không ưu việt, không thua kém, tất cả đều bình đẳng. Lý tưởng cao cả và sinh trong giai cấp không cao quý là điều cần thiết. Vì vậy, xã hội lý tưởng như Tiến sĩ Ambedkar nghĩ ra không chỉ là một xã hội nhân đạo dân chủ dựa trên tự do, bình đẳng và tình huynh đệ, mà còn dựa trên chủ nghĩa nhân văn, đạo đức và hạnh phúc của tất cả mọi người. Quan
trọng nhất, ông biện minh rằng khái niệm gốc của ông đi sâu vào cuộc sống lý tưởng, tức là Pháp và Tiến sĩ Ambedkar đã truyền bá đạo Phật với mức độ lớn trong quần chúng Ấn Độ hiện đại.
Giáo sư Tiến sĩ Kalsang Wangmo, Đại học Trung tâm Jharkhand, Ấn Độ xem xét “Quan điểm của Phật giáo về lãnh đạo chánh niệm cho nền hòa bình bền vững.” Dựa trên những giáo lý của đạo Phật, ông giải thích rằng chánh niệm được xem là nguồn trí tuệ cao nhất và sẽ được chuyển hóa thành lòng vị tha. Về bản chất, trí tuệ và tâm vị tha thường được hiểu tương sinh: cái này phát sinh từ cái kia. Tác giả biện minh cho sự xuyên suốt của chánh niệm trong nền tảng giáo lý của đức Phật và trách nhiệm tương trợ lẫn nhau trong cộng đồng chính là sự thăng hoa của tu tập chánh niệm trong một nền hòa bình bền vững. Trong phần cuối, thiền định được khẳng định đã và đang được đón nhận tích cực trong tầm nhìn của xã hội toàn cầu hiện nay và trong tương lai.
Đại đức P. R. Tongchangya, Đại học Peradeniya, Tích Lan, tập trung vào vấn đề: “Chánh niệm để tu tập bản thân và trở thành nguồn cảm hứng cho xã hội.” Quan điểm của ông đó là sự tu thân đối với người trẻ ngày nay quan trọng hơn bao giờ hết vì công nghệ tiên tiến dẫn dắt họ vào lối sống hiện đại, cám dỗ và lạc lõng. Ông cho rằng Phật pháp về chánh niệm hữu ích cho tất cả mọi người. Kinh Sedaka và Kinh Tương Ưng Bộ dạy chúng ta rằng bảo vệ người khác cũng là bảo vệ chính mình. Vậy thì, chúng ta có thể vun trồng sự hòa hợp, đam mê, lòng biết ơn, từ bi và hỷ xả. Vun bồi những nhân đức ấy chúng ta sẽ hình thành nên một tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội để thúc đẩy mọi người. Cuối cùng, ông đi đến kết luận rằng bằng cách tu tập chánh niệm mỗi ngày chúng ta có thể hình thành sự tự ý thức và dấn thân vào công tác xã hội.
Nghiên cứu viên cao cấp Manish Prasad Rajak, trình bày chủ đề “Người lãnh đạo minh triết: Sự hiểu biết về mô hình lãnh đạo Phật giáo trong Thế kỷ 21.” Bài viết ứng dụng những triết lý Phật giáo được trích ra từ giáo lý của đức Phật đã có từ nhiều thế kỷ vào kỹ năng lãnh đạo thời hiện đại và đưa ra sự hiểu biết sâu sắc về kỹ năng lãnh đạo từ quan điểm Phật giáo nhằm hướng đến tương lai toàn diện và bền vững. Bát chánh đạo và các giới (dành cho người Phật tử tại gia) cũng như mười nghiệp thiện (như được mô tả trong các câu chuyện tiền thân của đức Phật), là công cụ hữu hiệu để tích hợp với các
xx LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG
học thuyết thời hiện đại và phát triển mô hình toàn diện về sự lãnh đạo mẫu mực có thể dẫn đến sự chuyển dịch quan trọng về kỹ năng lãnh đạo toàn cầu nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định bền vững. Bài tham luận này hướng đến phát triển mô hình lãnh đạo thực tế và phổ quát dựa vào triết lý Phật giáo giúp giải quyết nhiều vấn đề đang đối mặt trong thời đại này.
Ni Sư Tiến sĩ Tịnh Vân, chùa Vạn Thiên, Việt Nam, trình bày triển vọng của “Cách tiếp cận của Phật giáo hướng tới lãnh đạo chánh niệm qua khóa tu Ngày An Lạc.” Dựa trên giáo lý của đạo Phật, Ni sư khẳng định Phật giáo vì hòa bình, từ bi và trí tuệ. Đạo Phật dạy chúng ta cách buông xả và mức độ thành công phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người. Trong phần kiến giải của mình, Ni sư giải thích rằng những hành động con người đã làm trong quá khứ, hiện tại và tương lai có liên quan đến nghiệp lực. Đây là một lý do tại sao chúng ta cần tìm hiểu thêm về ý nghĩa của nghiệp lực và tu tập để chấm dứt tất cả nghiệp lực. Nghiệp là nguyên lý chính yếu của mối quan hệ nhân-duyên-quả. Cuối cùng, Ni sư kết luận rằng Lãnh đạo chánh niệm vì hòa bình bền vững là tiến trình của nhận thức và quán chiếu.
- HÒA BÌNH BỀN VỮNG
Tiến sĩ Phe Bach và W. Edward Bureau trình bày “Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững.” Để trở thành một nhà lãnh đạo chánh niệm bắt đầu bằng việc thực hành chánh niệm hàng ngày bất chấp những thách thức bên ngoài. Kết hợp việc thực hành chánh niệm với sự hiểu biết về các hệ thống tư duy mở ra những con đường để duy trì hòa bình. Hơn nữa cần phải nắm rõ về dòng chảy liên tục tâm thức và sự sống theo thuyết ‘O’ - một kết thúc dường như chỉ là một khởi đầu mới. Hòa bình có thể duy trì chúng ta trong các hành trình vòng tròn qua các hệ thống và thời gian.
Thượng tọa Tiến sĩ Dato’ Sumana Siri, Viện vi lượng đồng căn liệu pháp của Anh quốc xác định “Các vấn đề thiếu chánh niệm của một số nhà lãnh đạo Phật giáo trong nỗ lực xây dựng nền hòa bình bền vững.” Một trong những vấn đề thách thức lớn mà thế giới phải đối mặt ngày nay là tôn giáo, kể cả trong truyền thống đạo Phật. Ông mô tả một số hình thái biến tướng của Phật giáo và cần có biện pháp khắc phục. Thực tế là tôn giáo sẽ luôn tô màu cho chính trị
như ở một số quốc gia do thần học hoặc ảnh hưởng của nền văn hóa. Tác giả phê phán những tình trạng bất bình đẳng giới đáng thương tâm, nhưng đồng thời hoan nghênh sự đoàn kết của Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam và Indonesia như là ngọn đèn sáng cho các Tăng đoàn Phật giáo khác hướng tới. Cuối cùng, ông cho rằng tất cả các tôn giáo là hữu ích, hiện hữu trông giống nhau nhưng bản chất thì lại khác nhau. Cuộc đối thoại đa và liên tôn giáo là điều rất cần thiết để giải quyết các vấn nạn thực tại. Ông hy vọng rằng trong tương lai con người sẽ đạt đến sự hài hòa và một thế giới bình đẳng với sự bền vững.
Can Dong Guo, Học viện tri thức và trí tuệ Canada xem xét “Logic học và tư duy đúng đắn cần có của một nhà lãnh đạo hòa giải.” Tu tập chánh niệm theo Phật giáo truyền thống thông qua các phương pháp thiền định khác nhau được chế tác để hướng tâm thức của hành giả tới sự tập trung và định tâm. Thực tập đó sẽ giúp hành giả thấu hiểu những giáo lý về thực pháp được ẩn chứa trong Tam tạng kinh điển lưu truyền hàng thiên niên kỷ qua. Cụ thể, logic bất nhị và logic bậc hai được giải nghĩa. Sau khi thảo luận về nền tảng triết học liên quan đến Tiểu Kinh Mālukya (Phẩm tỳ kheo) và Kinh A-hàm (Agama), ông giải thích ý tưởng chính của Long Thụ (Nagarjuna) dưới ánh sáng của Trung quán luận tụng (Mulamadhyamakakarika). Bằng cách so giáo lý của đức Bổn sư và Bá tước Bertrand Russell (một triết gia, nhà logic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20), tác giả đã kết luận rằng việc học logic bất nhị và logic bậc hai của Phật giáo sẽ giúp nhân loại đạt được chánh niệm đúng đắn.
Chandrashekhar Paswan, Đại học Phật Gautam, Ấn Độ, đã phân tích “Sự phát triển bền vững và hòa bình thế giới theo cách của Phật giáo.” Bài viết này đánh giá các lý thuyết khác nhau trong khuôn khổ phát triển bền vững mà Phật giáo có thể chấp nhận để áp dụng một chiến lược hiệu quả. Giáo lý Phật giáo sẽ giúp biến đổi cá nhân và xã hội phù hợp. Trong thực tế, Bát chánh đạo, sự rèn luyện ba lần về đạo đức, thiền định và trí tuệ sẽ được coi là cách tốt nhất cần phải tuân theo. Khi làm điều này, ảnh hưởng tích cực trong phạm vi tập thể sẽ được phát triển theo. Đức Phật chỉ ra những hướng dẫn thực tiễn cho hòa bình thế giới như sau: thực hành con đường Bát chánh đạo, lý duyên khởi, học thuyết bất bạo động, thực hành tứ vô lượng
xxii
LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG

tâm và sự bất khả xâm phạm của luật nhân quả. Để phát triển sự tự tin, khoan dung và hòa hợp là điều quan trọng đối với chúng ta để trau dồi các giá trị chung hoặc đạo đức phổ quát.
Tiến sĩ Santosh K. Gupta, Đại học Amity Gurgaon, khám phá “Ý nghĩa của Ngoại giao Phật giáo đối với sự phát triển bền vững ở Châu Á hiện đại.” Mục tiêu chính của bài viết này là kiểm tra ngoại giao Phật giáo hiện đại trong quan điểm lịch sử. Khi làm như vậy, ông khám phá ý nghĩa của Phật giáo trong bối cảnh kinh tế xã hội ở các quốc gia châu Á. Với khoảng một phần tư dân số thế giới, họ đang nổi lên trong nền chính trị ngôn từ đương đại và trở thành một trong những người chơi lớn hơn trong nền kinh tế thế giới. Sau khi thảo luận về vai trò đang lên của các nước châu Á trong thời hiện đại, ông coi Ấn Độ là một trong những ví dụ điển hình về vấn đề này. Rốt cuộc, ông kết luận rằng chúng ta cần chú ý hơn trong việc thiết kế một chiến lược mới cho ngoại giao. Lý do cho điều này là nhiều nước châu Á vẫn gắn bó sâu sắc với Phật giáo và tự phong mình như là người bảo trợ cho văn hóa Phật giáo.
Bài tham luận“Phật giáo Nhập thế: Thay đổi mô thức trong Thế kỷ 21”, Aditi Kumar đã nỗ lực tìm hiểu sự phát triển của một tông phái Phật giáo ở Ấn Độ có tên gọi là Nhật Liên Tông (Nichiren) để hiểu về sự chuyển dịch của tông phái này ở các trung tâm đô thị chẳng hạn như Delhi trong vòng từ hai đến ba thập kỷ. Tác giả lần theo sự phát triển lịch sử của Hiệp Hội Quốc tế Soka Gakkai (SGI) - một tổ chức được truyền cảm hứng từ sự thành lập, phát triển của Nhật Liên Tông ở Ấn Độ và mối liên hệ giữa tâm linh và cuộc sống thực tế. Một trong những mục đích chính của SGI là thúc đẩy “nền hòa bình toàn cầu, lý tưởng về giáo dục và văn hóa cho quyền công dân toàn cầu”. Tác giả cũng ca ngợi sự thực hành Phật giáo nhập thế trong bối cảnh những thách thức toàn cầu ở thế kỷ 21, là đường hướng hoạt động của SGI. Phụ nữ và những người trẻ theo tông phái Nhật Liên Tông đã trải nghiệm những thay đổi trong cuộc sống nhờ vào sự thực tập, các thành viên trẻ này đóng vai trò khởi xướng, áp dụng triết lý vào ‘hành động’ trong cuộc sống của bản thân nói riêng và cho cộng đồng địa phương nói chung.
TT. TS. Thích Đức Thiện TT. TS. Thích Nhật Từ