xvii
ĐỀ DẪN
Ngày nay thế giới có quá nhiều biến đổi lớn vậy nên cụm từ Phát triển Bền vững và Lãnh đạo Toàn cầu không còn mang nghĩa riêng biệt diễn đạt một tình huống hỗn loạn nhất thời nữa. Những biến đổi liên miên này đặt ra mối băn khoăn rằng liệu chúng ta có còn đang sống trong công lý, bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng không. Bản chất của những biến đối ấy và cách tiếp cận của nhà Phật là tâm điểm của cuốn sách này. Dưới ánh sáng Phật pháp chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc thấu hiểu kinh Phật khi xử lý các vấn đề chúng ta phải đối mặt. Chúng tôi cho rằng khi tìm hiểu đặc điểm và bối cảnh thay đổi trong thời hiện tại cần phải nhận thức triết lý Phật giáo. Sách tập trung vào việc cung cấp một sự thấu hiểu xuyên suốt và tích cực sự thay đổi để làm xuất phát điểm. Vậy nên chúng tôi cố gắng làm sáng tỏ bản chất trong cách tiếp cận của nhà Phật. Để giúp độc giả nắm vấn đề một cách thấu đáo hơn chúng tôi đã sắp xếp những nhóm luận điểm phức tạp, chưa chắc chắn, và cần trao đổi gọi là “cách tiếp cận” trong sách này. Chúng tôi không hàm ý rằng những khung sườn dựa trên Phật pháp đều đã cố định và được mọi người chấp nhận. Thay vào đó, chúng tôi hướng tới những nhóm luận điểm công cần bàn thảo thêm.
Dựa vào đó, chúng tôi tập hợp một số tài liệu đã được trình bày tại hội thảo quốc tế về “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” - diễn ra ngày 13 tháng 5 năm 2019 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam nhân dịp ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN LIÊN HIỆP QUỐC LẦN THỨ 16, 2019 trong quyển sách này.
Các nghị viên trong hội thảo không đại diện cho luồng tư tưởng hay sự hiểu biết truyền thống về lĩnh vực này, tuy rằng tập sách này phản ánh sự phong phú và đa dạng ấy. Khi nghiên cứu Phật pháp dùng làm công cụ tái xây dựng lý thuyết cơ bản chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa các xã hội và trách nhiệm của Phật tử.
Chúng tôi kết hợp phân tích những mâu thuẫn, xu hướng, và biến động đang ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai bằng những nghiên cứu chuyên sâu hơn về một loạt các lĩnh vực chính trị: di dân, giáo dục, lãnh đạo, biến đổi khí hậu v.v...
Hai giả thiết chủ chốt đó là, hoằng dương Phật pháp trong thời hạ nguyên là bổn phận đầu tiên và hàng đầu; tiếp đến, trách nhiệm Phật tử góp phần xây dựng một nền tảng mới cho nền Lãnh đạo Toàn cầu và Phát triển Bền vững.
NỘI DUNG
- CÁC BÀI THAM LUẬN TIÊU BIỂU
Bài thuyết trình chính của cựu Thủ tướng Vũ Khoan về “Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng Phật Giáo toàn cầu phấn đấu cho một thế giới yên bình và phát triển bền vững” phân tích nghịch cảnh của thế giới khi công nghệ và kinh tế đạt đỉnh cao thì đó cũng là lúc các giá trị về đạo đức bị đảo lộn, tệ nạn xã hội gia tăng, mâu thuẫn sắc tộc, xung đột vũ trang và huỷ hoại môi trường. Lấy Việt Nam làm ví dụ điển hình, tác giả đề nghị sử dụng triết lý Phật giáo trong quản trị quốc gia, chia sẻ các trách nhiệm chung, góp phần thay đổi thế giới theo hướng lành mạnh và bền vững. Sống đời đạo đức và thực hành minh triết Phật giáo giúp chúng ta đẩy lùi cái ác, xiển dương cái thiện để thế giới này là nơi đáng sống hơn.
Phân tích về chủ đề chính của Vesak 2019, “Cách tiếp cận Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, Giáo sư S. R. Bhatt, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Triết học Ấn Độ, chứng minh sự thích ứng của lời Phật dạy trong xã hội đương đại, đề cao lối sống hoà hợp nhằm chia sẻ tương lai. Theo tác giả, cần phát triển sự toàn cầu hoá về đời sống tinh thần như nền tảng phát triển bền vững, bên cạnh sự thành tựu các mục đích vật chất. Chân tri thức về thực tại, sống đời đạo đức và thực tập thiền định được xem là ba trụ cột quan trọng của chuyển hoá. Tác giả đề nghị công dân toàn cầu cần chia sẻ trách nhiệm toàn cầu, thành lập các xã hội bền vững nhằm đạt mục đích cao quý, góp phần xây dựng thế giới hoà bình.
Hoà thượng Khemadhammo, Trụ trì Tịnh thất Rừng (The Forest Hermitage), hành giả nổi tiếng tại Vương quốc Anh, trình bày sự trải nghiệm cá nhân bằng những câu chuyện thú vị: “Sự lãnh đạo Phật giáo: Phối cảnh thực hành.” Trong bài viết này, Hoà thượng tập trung vào hai tổ chức do ông sáng lập và lãnh đạo. Đầu tiên là Tổ chức Angulimala, Tuyên úy Phật giáo cho Tù nhân trong các nhà tù của Anh, xứ Wales và Scotland và thứ hai là TBSUK - Tăng đoàn Phật giáo Nam tông ở Anh. Hoà thượng đặt câu hỏi: Chúng ta học được những gì từ lời Đức Phật đã dạy và từ kinh nghiệm lãnh đạo thực tế của cá nhân? Hoà thượng kết luận rằng Phật giáo luôn thừa nhận sự lãnh đạo toàn cầu là vì mẫu gương ấn tượng là các đất nước và cộng đồng Phật giáo. Hoà thượng hi vọng rằng chúng ta có thể thuyết phục dân chúng sống theo năm điều đạo đức và chứng thực rằng bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn Phật giáo đơn giản về đạo đức con người sẽ được an toàn và cộng đồng sẽ được sống trong hòa bình và hòa hợp. Khi ấy chúng ta có thể thay đổi thế giới!
- CÁC BÀI THAM LUẬN TIÊU BIỂU
Phản ánh chủ đề chính của Vesak 2019 “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” HT. Thích Gia Quang kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ trên nền tảng của tầm nhìn và trách nhiệm toàn cầu. Tác giả đề nghị áp dụng Bát chánh đạo như giải pháp hữu hiệu cho các vấn nạn toàn cầu, theo đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân, hướng đến việc xây dựng xã hội bền vững và hòa bình thế giới.
Bài nghiên cứu “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững - Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 ” của TT. Thích Đức Thiện nhấn mạnh đến hai phương diện: lợi ích và tác hại của các cuộc cách mạng công nghiệp. Theo tác giả, con người hiện đại cần nhận diện được các phương diện tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tiết kiệm thời gian, công sức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của các quy trình sản xuất. Đồng thời, tác giả kêu gọi áp dụng thiền và các phương pháp trị liệu Phật giáo, nhằm vượt qua các mặt tiêu cực do lạm dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nhờ đó sống hạnh phúc hơn.
Bài viết “Phật giáo trong vai trò chủ đạo hướng đến sự lãnh đạo toàn cầu” của HT. Thích Huệ Thông nhấn mạnh đến tầm nhìn lãnh đạo của giới Phật giáo trong việc đề cao trí tuệ tập thể và tiếng nói thống nhất đối với các vấn đề toàn cầu. Theo đó, kịp thời đề xuất các giải pháp Phật giáo thích hợp nhằm góp phần giảm thiểu các xung đột, chiến tranh, ngăn chặn sự hâm nóng toàn cầu; xây dựng xã hội bền vững và hòa bình thế giới.
Bài tham luận “Công Tác Hoằng Pháp Thời Cách Mạng Công Nghiệp 4.0” của HT. Thích Tấn Đạt cảnh báo các tác hại về việc sử dụng quá mức các phương tiện truyền thông hiện đại. Thay vào đó, tác giả đề nghị sử dụng các tiện ích của truyền thông kỹ thuật số vào việc hoằng pháp, chia sẻ chân lý Phật đến với quần chúng tại gia, nhờ đó giúp mọi người sống hạnh phúc hơn.
Bài tham luận của HT. Minh Thiện về “Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự lãnh đạo và giá trị vô cùng to lớn của sự lãnh đạo bằng chánh niệm theo quan niệm nhà Phật, để xây dựng một thế giới hòa bình bền vững. Không riêng gì người theo đạo Phật, chánh niệm là một phương cách sống tỉnh thức mà tất cả mọi người ai cũng thiết lập và sống với chánh niệm tỉnh thức. Đây là một phương thức sống của khoa học và của xã hội loài người văn minh phát triển. Sự lãnh đạo bằng chánh niệm chính là xây dựng một ý thức hệ tỉnh thức để nhìn nhận mọi sự vật hiện tượng, các vấn đề một cách khách quan và trung thực. Khi thấy rõ được mọi vấn đề thì người lãnh đạo sẽ đưa ra những phương thức giải quyết một cách tốt đẹp nhất. Đây chính là giá trị đích thực của chánh niệm trong đạo Phật.
Bài viết “Năm nguyên lý của lãnh đạo toàn cầu” của TT. Thích Nhật Từ phân tích về tầm nhìn toàn cầu, sự thay đổi hành vi thích hợp, tránh các xung đột văn hóa, nhận diện và vượt qua các trở ngại cũng như sử dụng các phương diện tích cực của truyền thông kỹ thuật số. Theo tác giả, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để góp phần phát triển các xã hội bền vững, hướng đến thế giới hòa bình, các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và xã hội cần vượt qua chủ nghĩa dân tộc, nỗ lực vì lợi ích của công dân toàn cầu và hành tinh này.
Bài nghiên cứu của TT. Thích Minh Thành về “Cách tiếp cận chánh niệm và sự lãnh đạo có chánh niệm” không chỉ là một cách tiếp cận chánh niệm trong đời sống mà còn áp dụng chánh niệm trong quản trị quốc gia, các tổ chức xã hội và kinh tế cũng như trong sinh hoạt dân sự. Theo tác giả, chánh niệm không chỉ là cuộc cách mạng xả stress ở phương Tây, mà còn là phong trào thực tập phổ biến trong các trường công lập ở phương Tây, góp phần làm thay đổi tích cực sức khỏe thể chất, cảm xúc và tâm trí của con người.
- SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ
Tiến sĩ Amrita Nanda, Đại học Hồng Kông, khảo sát các “Vấn đề của chủ nghĩa độc quyền và chủ nghĩa địa phương trong quan điểm Phật giáo.” Vì trên thực tế chủ nghĩa bao hàm và quan điểm cởi mở chính là những giáo huấn căn bản của nhà Phật, vậy nên chúng ta có thể khẳng định rằng tính dân tộc, tính nòi giống, và chủ nghĩa văn hóa thường thay thế Phật tính của nhiều Phật tử Á châu. Kết quả là, chúng ta nhận thấy rằng những trung tâm văn hóa chỉ cho cộng đồng của chính họ ở Tây phương và việc hành Pháp đã không còn quan trọng bằng việc chú tâm tới các khía cạnh văn hóa. Chúng ta thường tự tách mình ra khỏi cộng đồng và dân chúng địa phương. Điều tệ nhất là chúng ta không đối thoại với truyền thống của các tôn giáo khác. Các cuộc trao đổi giữa các truyền thống Tiểu thừa và Đại thừa rất hiếm khi xảy ra và thường dẫn đến nhiều hiểu lầm và thiếu hợp tác. Học theo thầy mình mà không biết tư duy, chúng ta đang chấp nhận giáo huấn của họ là thật và tuyệt đối. Cuối cùng, tác giả đặt câu hỏi: Chủ nghĩa riêng biệt và chủ nghĩa địa phương trong cộng đồng Phật tử có dẫn đưa đến một xã hội có tính Phật không? Trong chương này, ông tiếp tục khai triển những vấn đề ấy và một số nguyên nhân nền tảng.
Tiến sĩ Devin Combs Bowles, Đại học Quốc gia Australia, đi sâu vào vấn đề “Thời khắc khởi nguồn và sự tản cư: Sự thiết yếu cho một lãnh đạo Phật giáo.” Ông lưu ý rằng biến đổi khí hậu và sự suy thoái môi sinh làm tăng số người di dân khắp nơi trên thế giới và những người mới đến có thể sẽ phải sống trong những khu ổ chuột. Căng thẳng chính trị và đạo đức cũng gia tăng, và chuyển biến thành bạo lực. Xuất phát từ thực tế tràn lan tội ác trong những điều kiện không an toàn, các vấn đề cấp bách trong nền chính trị nội địa của các quốc gia phát triển giờ đây chính là chủ nghĩa dân tộc dân túy, các chính khách phải tăng cường kiểm soát biên giới đề phòng dân nhập cư. Trong bài luận ông cho rằng nắm vững quan điểm nhà Phật về nguồn gốc lệ thuộc sẽ thúc đẩy hành động giảm thiểu di dân và cuối cùng ngăn chặn biến đổi khí hậu.
Đại Đức Thích Tâm Tiến tham luận về “Tầm nhìn cho sự phát triển và lãnh đạo của giới trẻ - Một nghiên cứu quan trọng về sự ra đi của Thái tử Siddhartha.” Bài viết phân tích về cuộc sống của Siddhartha giúp cho những người trẻ tuổi quán chiếu các giá trị cuộc sống của họ, bao gồm sự phát triển cá nhân, lối sống, lãnh đạo và làm thế nào để hướng cuộc sống của họ đi đúng hướng. Chúng ta có thể học cách từ bi với người khác, không sợ hãi khi đưa ra những lựa chọn không chắc chắn và hiểu sự cần thiết phải hy sinh để đạt được mục tiêu. Trong bài viết này, tác giả chỉ ra rằng để đạt được bất kỳ nền tảng thành tựu vĩ đại nào của cuộc sống cần phải dựa trên các nguyên tắc nhất định. Hành vi đạo đức là nền tảng vững chắc để chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Sự từ bỏ của Thái tử Siddhartha đã là nguồn cảm hứng cho những người trẻ tuổi dưới nhiều hình thức khác nhau liên quan đến sự biến đổi cá nhân, thách thức xã hội và cách mạng tinh thần. Hiểu được sự từ bỏ của Thái tử Siddhartha sẽ thúc đẩy chúng ta có một cuộc sống có ý nghĩa và chánh niệm.
Meena Charanda đã trình bày về “Sự trao quyền cho người phụ nữ từ góc nhìn Phật giáo nguyên thủy.” Bài viết này là một nỗ lực để nghiên cứu khía cạnh trao quyền cho phụ nữ như được mô tả trong đạo Phật và cố gắng đánh giá vai trò của phụ nữ trong Phật giáo. Thông qua nghiên cứu về kinh điển Phật giáo nguyên thủy, tác giả khẳng định đức Phật là bậc Tôn sư đầu tiên tạo ra sự bình đẳng cho nữ giới trong vấn đề tu tập. Người nữ có những cơ hội bình đẳng so với nam giới và không bị ảnh hưởng trong lĩnh vực phát triển tâm linh. Đức Phật cho phép nữ giới xuất gia tu học trong Tăng đoàn Tỳ kheo ni và họ có thể đạt được quả vị Thánh không kém so với các Tỳ kheo trong giáo đoàn. Điều này đã thực sự mở đường cho phụ nữ có một cuộc sống tâm linh trọn vẹn. Quan niệm của Phật giáo về trao quyền cho rằng người nữ muốn trao quyền thì cần phải tự nhận ra tiềm năng và năng lực thực sự của mình và có nỗ lực cao để đạt được mục tiêu đặt ra.
- XÃ HỘI BỀN VỮNG
Jeff Wilson phân tích chi tiết về chủ đề “Sự gắn kết xã hội và kinh Thánh cầu.” Bài viết đề cập đến sự gắn kết xã hội và những tác động của nó trong trật tự thế giới toàn cầu hóa hiện nay dưới mục tiêu phát triển thế giới trong thiên niên kỷ mới được LHQ thông qua. Sự thành công của một nền kinh tế là yếu tố chính để tạo ra một cuộc sống tương đối thịnh vượng và hạnh phúc trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt. Cần phải loại trừ tính ích kỷ, hẹp hòi trong nỗi nền kinh tế vì nó chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, đánh mất tinh thần cộng đồng thực sự. Để nhấn mạnh quan điểm của mình, tác giả đã trích dẫn một số bài kinh để hướng tới cách giáo dục đúng đắn có thể dẫn đến hạnh phúc và lối sống bền vững cho mọi người. Sự gắn kết xã hội và tầm quan trọng của nó trong thời kỳ đương đại dưới ánh sáng của Phật Pháp.
TT. Thích Viên Trí trình bày “Tính thích ứng của Phật giáo với những sự thay đổi của xã hội hiện đại.” Bài viết tìm hiểu sự thích nghi của Phật giáo trong thế giới thay đổi nhanh bởi công nghệ, kỹ thuật 4.0. Nhiều câu hỏi cũng như những bí ẩn của con người về các hành tinh như Mặt trăng, Sao Hỏa hay lòng đại dương đều đang được khoa học dần dần làm sáng tỏ - điều đã được đức Phật đề cập 26 thế kỷ trước. Tác giả thảo luận về tương lai của Phật giáo trong thời đại hiện nay, vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại? Phật giáo phải làm gì để đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại 4.0 này? Bài viết đề cập đến mọi khía cạnh của thời đại 4.0 dưới góc nhìn của Phật giáo với những trích dẫn hay suy luận đúng đắn được rút ra từ những lời dạy của Đức Phật.
Arpita Mitra thảo luận “Bình đẳng giới và xã hội bền vững: Quan niệm Phật giáo ở thời hiện đại.” Bài viết này giới thiệu quan điểm của Phật giáo về bình đẳng giới trên nhiều phương. Giới luật trong đạo Phật nhằm hướng tới sự nâng cấp sự bình đẳng của mỗi cá nhân từ trong tâm thức. Phật giáo làm rõ sự khác biệt giữa bản chất và hình thức. Bản chất cơ bản của tâm trí con người là không phân biệt và thuần khiết. Trí tuệ Phật giáo khẳng định rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng về bản chất nhưng hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau như địa vị, hình dạng và màu sắc. Phụ nữ có thể có những đóng góp lớn vào sự hồi sinh chung của Phật giáo và xã hội bền vững. Nếu phụ nữ có sức khỏe về tinh thần tốt có khả năng tư vấn, hòa giải cho các gia đình, tranh chấp, hướng tới cộng đồng an toàn, thiết lập các chính sách công và xây dựng một xã hội bền vững thông qua việc thực hiện các giá trị của Phật giáo về lòng khoan dung và lòng từ bi.
James Bruce Cresswell chia sẻ chủ đề “Công dân toàn cầu bền vững và mô hình Phật giáo đương đại trên toàn quốc.” Bài viết tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của công dân toàn cầu và phát triển bền vững với trọng tâm là tăng trưởng lợi nhuận và kinh tế; ý tưởng và mô hình phát triển con người là những điều kiện tiên quyết cơ bản để đạt được sự phát triển bền vững. Sự tham gia và giáo dục tích cực của giới trẻ, sự phát triển của ‹Công dân toàn cầu› vì hòa bình và thịnh vượng và chương trình giáo dục thúc đẩy sự bền vững trong đó bao gồm nâng cao nhận thức toàn diện về học tập, phản ánh và trao quyền được thảo luận. Tác giả cũng phân tích về lý thuyết và ứng dụng giáo pháp của đức Phật để đạt được những kết quả này.
José A. Rodríguez Díaz tham luận về “Đóng góp của người Phật tử nhằm xây dựng xã hội hòa hợp và bền vững: Bản phân tích xã hội học.” Bài viết này phân tích cách Phật tử đóng góp vào việc xây dựng xã hội tương lai tốt đẹp hơn, tập trung vào những thái độ và hành động nhằm cải thiện mối quan hệ xã hội và giúp tạo ra xã hội bền vững về môi trường. Bài viết tìm hiểu về hiểu biết và thực hành của Phật tử trong xây dựng niềm tin và mối quan hệ với người khác, hòa bình-chiến tranh và bảo vệ môi trường. Tác giả dẫn giải hiểu biết sâu sắc những kiến thức về hình thái cấu trúc được xã hội thực hiện bởi hệ thống liên kết và ảnh hưởng phức tạp giữa nhiều quan điểm và hành động đối với các quan điểm khác. Các giá trị (Ý nghĩa) và hành động (Thực tiễn) của người Phật tử ở một số nước châu Á đối với người khác và với môi trường được trình bày. Các phân tích mong muốn tìm hiểu đặc thù, sự tương đồng và sự khác biệt của người Phật tử của các quốc gia và khu vực khác nhau. Bài viết đưa ra một bản đồ DNA xã hội Phật giáo, miêu tả những cách mà Phật giáo góp phần tạo ra xã hội hài hòa và bền vững hơn.
- CÁC BÀI ĐƯỢC LỰA CHỌN THEO CHỦ ĐỀ
Sự lãnh đạo chánh niệm và hòa bình thế giới
Thượng tọa Tiến sĩ Jinwol Dowon kiến giải “Để thành tựu sự lãnh đạo có chánh niệm vì nền hòa bình bền vững: Giới thiệu tông thiền Josaseon.” Bài viết giới thiệu một thực hành chiêm nghiệm truyền thống, Josaseon (Thiền sư) ở Hàn Quốc được truyền từ Ấn Độ qua Trung Quốc, như một cách thiền cổ điển và chân chính như một cách để đạt được sự lãnh đạo chánh niệm và hòa bình bền vững thông qua thực tập đưa tất cả tinh thần và năng lượng vào sự chú ý chánh niệm. Do đó, họ sẽ nuôi dưỡng sự lãnh đạo chánh niệm và thúc đẩy hòa bình bền vững trên toàn thế giới. Thực hành Josaseon sẽ là một trong những đóng góp có giá trị để thúc đẩy sự lãnh đạo chánh niệm cho hòa bình bền vững liên quan đến lợi ích cho tất cả chúng sinh và trái đất.
Phe Bach & W. Edward Bureau xem xét “Ba con đường đan xen dẫn đến hòa bình bền vững.” Để trở thành một nhà lãnh đạo chánh niệm bắt đầu bằng việc thực hành chánh niệm hàng ngày bất chấp những thách thức bên ngoài. Kết hợp việc thực hành chánh niệm với sự hiểu biết về các hệ thống tư duy mở ra những con đường để duy trì hòa bình. Hơn nữa cần phải nắm rõ về dòng chảy liên tục tâm thức và sự sống theo thuyết ‘O’ - một kết thúc dường như chỉ là một khởi đầu mới. Hòa bình có thể duy trì chúng ta trong các hành trình vòng tròn qua các hệ thống và thời gian.
Hoà thượng Tiến sĩ Rajapariyatkavi, Hiệu trưởng trường Đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya, Thái Lan trình bày một nghiên cứu đặc biệt “Vị bồ tát với cương vị lãnh đạo: Lãnh đạo tinh thần cho hòa bình bền vững.” Tác giả trình bày tầm quan trọng của Phật Pháp bằng cách giải thích các lý tưởng và hạnh nguyện của các vị Bồ tát. Cụ thể, Hoà thượng đề cao việc thực hành Thập Thiện. Tác giả giả định ba cấp độ tu tập: trí tuệ, niềm tin và năng lượng. Liên quan đến chất liệu tinh thần, bốn tiềm năng của con người được phân tích chi tiết, bao gồm: kiến thức về cuộc sống, từ bỏ những dục vọng thấp kém, sự thanh cao và tập trung cho quyền lực đích thực. Tất cả những điều này là những đặc tính đặc biệt cần thiết cho sự lãnh đạo vì hòa bình bền vững.
ĐĐ. Thích Thanh An đã chia sẻ về “Sự lãnh đạo chánh niệm vì nền hòa bình bền vững theo định hướng của Phật hoàng Trần Nhân Tông.” Bài viết này giới thiệu các lý thuyết kiểm soát chánh niệm của Vua Trần Nhân Tông, điều đã dẫn đến sự thành công của ông trong quản lý dựa trên nhiều phương diện như kiểm soát cảm xúc,
ra quyết định và tha thứ. Trong thời gian tại vị, ông luôn áp dụng chánh niệm trong suy nghĩ, hành động, bài phát biểu cũng như các biện pháp của mình để đối phó với các tình hình của đất nước. Bài viết thảo luận về các lý thuyết lãnh đạo chánh niệm không chỉ thấm vào chính quyền của ông mà còn được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Cho dù đó là phán quyết của ông hay các tác phẩm của ông. Ngài luôn đưa lý thuyết chánh niệm vào thực tiễn theo cách tuyệt đối. Đây là điều kiện tiên quyết để khiến ông thành công trong việc cai trị đất nước và xây dựng một nền hòa bình bền vững. Do vậy, thế giới trong giai đoạn hiện nay với sự tăng trưởng vượt bậc trong các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, công nghiệp và dịch vụ xã hội thì việc áp dụng những định hướng này của ngài sẽ rất hữu ích cho các nhà lãnh đạo để đạt được những phẩm chất tốt trong lãnh đạo.
Gia đình và chăm sóc sức khỏe
Giáo sư Tiến sĩ Kyoung-Hee Lee, Giám đốc Phòng khám Trị liệu Tâm lý, Hàn Quốc, nghiên cứu “Phương pháp tiếp cận của Phật giáo đến hòa hợp gia đình trong xã hội đang thay đổi.” Phạm vi nghiên cứu của ông chủ yếu là nghiên cứu văn bản trong khi dữ liệu thu thập được dựa trên nền tảng lịch sử và so sánh. Về mặt khái niệm, gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản, và chức năng của nó là duy trì xã hội thông qua việc sinh sản và xã hội hóa. Kinh điển Phật giáo sơ khai cho chúng ta biết nhiều hơn về minh họa này: cha mẹ được so sánh với Brahmā, Devas và các vị Thầy đầu tiên. Brahma-sutta và Sabrahmakāni-sutta, và Itivuttaka của Khuddaka Nikāya nêu nghĩa vụ hỗ trợ cha mẹ của con cái. Những câu chuyện về Jātaka có thể cho chúng ta những ví dụ phù hợp về trị liệu cho các gia đình. Do đó, phải đối mặt với sự tan rã của gia đình, ngày hôm nay, chúng ta đang gặp thử thách với nhiệm vụ hội nhập xã hội. Trong ánh sáng này, ông giải thích rằng Phật giáo có thể được coi là một liệu pháp tích hợp cho các gia đình. Nó tiếp cận với giải pháp xuyên thế hệ, cấu trúc, chiến lược và kinh nghiệm là khá phù hợp. Rõ ràng để kết luận rằng Phật giáo hỗ trợ các gia đình hài hòa, thúc đẩy xã hội thân thiện với gia đình và cuối cùng duy trì xã hội trong thế giới đang thay đổi.
Rev. Fuminobu (Eishin) Komura, Bệnh viện Đại học Pennsylvania, Philadelphia, Hoa Kỳ, đề cập đến câu hỏi “Sự chăm sóc tâm linh của các tuyên uý Phật giáo được xem như hiện thân của lòng từ bi: Góc nhìn của một Tuyên uý Phật giáo.” Đầu tiên, ông chứng minh rằng có một mối quan hệ giữa giáo lý Phật giáo và các tuyên úy, và sự chăm sóc tâm linh là thể hiện của lòng từ bi của Phật giáo. Ông lưu ý rằng chăm sóc tinh thần là một yếu tố thiết yếu của một cách tiếp cận toàn diện. Thứ hai, giáo lý Phật giáo cho các tuyên úy hiểu biết sâu sắc hơn về sự hỗ trợ tinh thần cho những người có nhu cầu. Ông nói với chúng ta ba ví dụ cụ thể: Vimalakīrti trải qua đau khổ vì sự đau khổ của các chúng sinh khác; Antideva nhấn mạnh sự không thể tách rời của bản thân và người khác; Saichou dạy chúng ta: Hãy quên đi bản thân và mang lại lợi ích cho người khác. Những hình minh họa vị tha này đóng vai trò hình mẫu cho các tuyên úy. Dựa trên kinh nghiệm của mình, ông thảo luận về giáo lý của Đức Phật và vai trò của giáo phái. Quan trọng nhất, tuyên úy là một mô hình của con đường bồ tát. Chánh niệm có thể giúp họ sẵn sàng phục vụ vô điều kiện. Cuối cùng, ông kết luận rằng sự chăm sóc tâm linh có thể được coi là hiện thân của giáo lý từ bi của Phật giáo.
Hoàng Minh Phú, Viện Giáo dục và Quản lý Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đề cập đến chủ đề “Những đóng góp của Phật giáo để cải thiện các mối quan hệ.” Sau khi giới thiệu một số khái niệm cơ bản liên quan đến mối quan hệ giữa các cá nhân trong bài viết của mình, ông đã tiết lộ vai trò quan trọng của giáo lý Phật giáo đối với thế hệ trẻ. Phật giáo trong việc duy trì mối quan hệ giữa các cá nhân của họ. Ông kết luận rằng có sự khác biệt đáng kể giữa thanh niên Phật giáo và phi Phật giáo trong mối quan hệ của họ với cha mẹ, giáo viên và bạn bè của họ. Đó là kết quả nghiên cứu trường hợp của ông với 90 người tham gia tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa trên thực tế rằng Phật giáo có những đóng góp quý giá cho xã hội đương đại, ông kêu gọi chương trình giảng dạy Phật giáo nên được dạy cho mọi người.
Tiến sĩ A. Sarath Ananda, Đại học Sabaragamuwa của Sri Lanka, Sri Lanka, tập trung vào “Phương pháp tiếp cận Phật giáo về sức khỏe và an sinh: Con đường hướng tới một tương lai bền vững.” Ông Nhằm mục đích xác định phương pháp tiếp cận của Phật giáo với cuộc sống lành mạnh. Khi làm như vậy, ông phân tích kiến thức của các cá
nhân về phương pháp tiếp cận Phật giáo với cuộc sống lành mạnh. Ông nhìn vào câu hỏi: “Làm thế nào hệ thống chăm sóc sức khỏe có thể thiết lập và thúc đẩy các xã hội bền vững? Và cách tiếp cận của Phật giáo đối với chăm sóc sức khỏe có thể tăng cường sự bền vững của xã hội loài người.” Cuối cùng, ông đề nghị rằng phương pháp này nên được cung cấp cho các cá nhân để hiểu được sự đơn giản và to lớn của phương pháp Phật giáo đối với cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc để cải thiện mọi thành phần trong xã hội.
Giáo dục và môi trường
Karam Tej Singh Sarao phân tích về “Sự tiếp cận của Phật giáo đối với vấn đề tiêu dùng có trách nhiệm và sự phát triển bền vững.” Bài viết cố gắng chỉ ra rằng có nhiều điểm chung giữa các mục tiêu và lý tưởng của ECOSOC và lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật hướng tới phát triển bền vững và có thể đóng góp cho những nỗ lực của ECOSOC. Hơn nữa, tác giả cũng đã cố gắng chỉ ra rằng hệ thống toàn cầu hóa hiện nay thúc đẩy cạnh tranh hơn là hợp tác. Một xã hội được thành lập dựa trên Phật pháp nghĩa là mục đích thúc đẩy phát triển của đơn vị luôn đặt lên hàng đầu; sự phát triển cá nhân không gây hại cho người khác.
Gábor Kovác đã giới thiệu “Mô hình tiêu thụ bền vững” hành tinh này hiện đang ở một kỷ nguyên mới trong lịch sử của nó, Anthropocene, trong đó loài người tác động rất lớn đến các hành tinh. Các hoạt động của con người tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống cấu trúc và chức năng của trái đất với những hậu quả bất lợi. Theo mô hình tăng tốc, xu hướng kinh tế xã hội đang xấu đi làm thay đổi tương lai của hành tinh và tương lai của loài người. Một phần quyết định của hệ thống kinh tế xã hội bên cạnh sản xuất và phân phối là tiêu thụ năng lượng; sử dụng nước, tiêu thụ phân bón và giấy, và tiêu thụ các dịch vụ khác nhau đã được tăng theo cấp số nhân. Liên quan đến tính bền vững, vai trò trung tâm của tiêu dùng đã được Liên Hợp Quốc công nhận là đảm bảo tiêu dùng bền vững và mô hình sản xuất. Bài viết cho rằng Phật giáo nên và có thể đáp ứng các vấn đề căng thẳng thông qua tiêu dùng có trách nhiệm, tức là tiêu thụ đúng được hiểu là ở cấp độ cá nhân, khôn ngoan và chánh niệm và cũng tạo cơ hội để thực hành các đức tính chia sẻ, sự hài lòng và điều độ.
Bài tham luận “Xây dựng chương trình giảng dạy toàn diện cho giáo dục môi trường - Giáo dục bền vững” được Padmasiri de Silva giới thiệu ngắn gọn về quan điểm của Phật giáo về chủ nghĩa môi trường, sinh thái, kinh tế và cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, guồng quay khoái cảm hiện tại và làm thế nào để đạt được một lối sống bền vững. Để làm được như vậy, tác giả nhấn mạnh rằng có hai yếu tố quan trọng để có cuộc sống bền vững: Thứ nhất là môi trường tổng thể pha trộn cùng sự đổ vỡ của vòng tròn sinh thái, kinh tế, đạo đức và phúc lợi của con người; thứ hai là tái suy nghĩ về đạo đức lãnh đạo tập trung đến các vấn đề của cuộc khủng hoảng tài chính lớn và sự sụp đổ thực sự của nền kinh tế. Trong bài viết này, tác giả chia sẻ bài Kinh dự đoán tiến trình tương lai của loài người, đang đi xuống một thế giới nơi việc khai thác thiên nhiên đang lan tràn. Đức Phật cũng nói rằng nếu con người sống một cuộc sống tồi tệ được nuôi dưỡng bởi lòng tham của con người, bốn yếu tố, lửa, nước, đất và không khí sẽ nổi dậy. Và do đó, ngày nay chúng ta có những đám cháy rừng, lũ lụt, động đất và ngư lôi trong sự diễn ra liên tục không ngừng ở khắp nơi trên thế giới. Để cải thiện hiện trạng, mọi người nên chú ý hơn khi sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sống hài hòa với thiên nhiên.
Gunatilake Athukoralalage Somaratne diễn giải về “Giáo lý đạo đức Phật giáo nguyên thủy đối với giáo dục đạo đức toàn cầu.” Bài viết tập trung chuyên sâu vào lý thuyết đạo đức Phật giáo sơ khai bao gồm 3 nguyên tắc cực kỳ quan trọng. Quy luật nhân quả của các hành động có chủ ý là một trong ba quy tắc cấu thành nên lý thuyết đạo đức Phật giáo từ sớm. Hai nguyên tắc còn lại là nguyên tắc cần thiết để gieo những hạt giống tốt (kiriya-vāda) và nguyên tắc thực thi năng lượng để thực hiện những hành động tốt về mặt đạo đức (viriya-vāda). Bài viết sẽ đi sâu vào từng nguyên tắc một với nỗ lực nhấn mạnh tầm quan trọng tương tự của từng nguyên tắc (Chỉ ra định nghĩa thực sự của lý thuyết đạo đức Phật giáo) và chỉ ra sự hiểu lầm về lý thuyết nghiệp lực trong cộng đồng Phật giáo bằng cách được nói chuyện một cách đơn độc trong quy luật đầu tiên và bỏ bê hai quy luật còn lại. Kết quả là, các thành viên trong cộng đồng Phật giáo thực hiện những hành động tốt với hy vọng đạt được may mắn trong cuộc sống ở kiếp sau.
Trong bài viết hấp dẫn của Sue Erica Smith có tên “Dùng giáo dục Phật pháp thay đổi cách tương tác thúc đẩy giáo dục đạo đức trong
trường học”, giải thích về sự ích lợi của Phật Pháp cho sự phát triển của giáo dục toàn cầu đương đại, đặc biệt tập trung vào các hành giả thực hành Phật pháp, thường là những giáo viên và những người khác quan tâm đến việc giáo dục giới trẻ. Nỗ lực như vậy để cải thiện kết quả giáo dục của học sinh bao gồm cả khu vực Úc và xa hơn sẽ là thay đổi cả viễn cảnh giáo dục trên thế giới.
Bài nghiên cứu của TS. Đỗ Kim Thêm về “Vai trò Giáo dục Phật giáo trong cuộc khủng hoảng về bản sắc tại phương Tây hiện nay”đánh giá sự bất thường của các đất nước phương Tây khi kinh tế bị khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng kéo theo sự khủng hoảng về bản sắc trên toàn cầu. Tác giả đề xuất tầm nhìn về giải pháp Phật giáo như triết lý giáo dục về đạo đức và lối sống, đề cao sự tỉnh thức, lòng nhân ái, trên nền tảng tương thuộc và tương ứng nhằm mang lại đạo đức bình đẳng, hiếu hoà và khoan dung, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội bền vững và thế giới hoà bình.
Phật giáo và cuộc cách mạng 4.0
Qua bài nghiên cứu “Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” của TT. Thích Nhật Từ, khái quát về các cơ hội và thách thức, các tác động tích cực và tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0. Thừa nhận sự đảo lộn thị trường lao động, kinh tế quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng, tạo bất bình đẳng xã hội, tội phạm mạng và suy thoái đạo đức, tác giả kêu gọi mọi người nên áp dụng Phật pháp, thực tập thiền định, một mặt tận dụng các giá trị của công nghiệp hiện đại, mặt khác tăng cường chăm sóc sức khỏe thể chất và cảm xúc để sống an nhiên và hạnh phúc trong mọi biến cố.
Peter Daniels thảo luận các vấn đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 quan điểm Phật tử về xã hội bền vững và hạnh phúc.” Trọng tâm của bài tham luận này là phân tích sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự nổi lên của thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số (kinh tế, xã hội, môi trường) theo quan điểm của Phật giáo hướng đến một xã hội bền vững và nhận loại hạnh phúc. Bài viết bao gồm sự phân tích sơ bộ cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng Phật giáo, những kết quả liên quan đến các tác động môi trường và bàn luận nhiều hơn các phương diện căn bản của những nguyên nhân gốc rễ của khổ đau luân hồi. Chánh niệm và tỉnh thức, những nguồn an lạc thật sự, là các khía cạnh chìa khóa trong việc phân tích dựa trên nguồn cảm hứng Phật giáo đối với các kết quả thích hợp và nhận diện các hồi ứng để hướng dẫn cách mạng công nghiệp 4.0.
Geoffrey Bamford tập trung vào “Phản ứng đối với nền công nghiệp 4.0 - Bước tiến triển quyết định.” Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV ít nhiều tương đương với cuộc cách mạng kỹ thuật số trên thế giới vào cuối thế kỷ 20. Nó ảnh hưởng mọi mặt của thế giới một cách mạnh mẽ, và di sản Phật giáo cũng phải ngoại lệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV chứng kiến công nghệ tiên tiến trong tất cả lĩnh vực, chẳng hạn như phục hồi đồ thủ công, ghi âm dữ liệu, lưu trữ, triển lãm, giao thông vận tải và quảng cáo với công nghệ kỹ thuật số. Điều này được sử dụng nhiều bởi các nhà buôn hàng mỹ nghệ ở các quốc gia châu Á và các nhà bán đấu giá ở Tây phương, đặc biệt tại London và New York. Bài tham luận này sẽ khảo sát sâu về việc làm thế nào mà nó có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn và chỉ rõ cách thức các đồ cổ Phật giáo được bày bán trong Thị trường Tây phương bởi cướp bóc và buôn bán bất hợp pháp các cổ vật Phật giáo. Bài viết cũng tìm hiểu phương thức nào mà nó tác động đến Di sản Phật giáo và nỗ lực đề ra một số giải pháp bảo vệ Di sản Phật giáo từ những tình trạng bất ổn này. Hơn nữa, các bài báo và trang web liên quan đến khía cạnh này cũng sẽ được nghiên cứu cẩn thận. Cuối cùng, giải pháp thực tiễn để tối thiểu hóa việc mậu dịch phi pháp các cổ vật Phật giáo và đưa ra các đề xuất để giảm thiểu tình trạng cướp bóc và buôn bán các Di sản Phật giáo. Đây là một việc làm cần thiết trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ IV.
Giáo sư David Blundell khái quát “Phật giáo tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhân văn học kỹ thuật số / không gian và bảo tồn di sản.” Bài tham luận tổng hợp các nghiên cứu minh họa các cách tiếp cận không gian kỹ thuật số đối với việc bảo tồn di sản xuyên các nền kinh tế và là cầu nối những khác biệt của các nền văn hóa. Địa lý học tiếp tục đóng vai trò then chốt trong môi trường toàn cầu năng động đa dạng đa văn hóa trải dài xuyên suốt các vùng miền khác nhau đang tăng cường tìm kiếm di sản như là mẫu số chung. Bài viết cũng nêu bật cứ liệu lịch sử của các mạng lưới mậu dịch của các nhà thám hiểm Nam Đảo lưu truyền chánh pháp ở Ấn Độ Dương, đồng bằng và hải đảo của Đông Nam Á và Trung Hoa. Điều này trùng ý tưởng với công việc Thiết lập bản đồ Phật giáo đường biển của Lewis Lancaster. Đó là Công trình khởi xướng bản đồ văn hóa điện tử (ECAI) với Jeanette Zerenke và các thành viên Nam hải mà chúng ta đã sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS).
TT. TS. THÍCH ĐỨC THIỆN TT. TS. THÍCH NHẬT TỪ