LỊCH SỬ
NGÀY VESAK LIÊN HIỆP QUỐC
i. Đại lễ Vesak LHQ tại trụ sở của LHQ
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc là một ngày lễ hội mang tính văn hóa và nhân văn ở tầm mức quốc tế của tổ chức Liên Hiệp Quốc. Quá trình hình thành của ngày đại lễ này bắt đầu từ năm 2000.
Ngày 15-12-1999, tại phiên họp thứ 54 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, sau khi thảo luận Đề mục 174 của chương trình nghị sự, Đại hội đồng đã biểu quyết chính thức thừa nhận và đứng ra tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là đại lễ Tam hợp (kỷ niệm ba ngày đức Phật Đản sinh, Thành đạo và nhập Niết-bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch). Ngày này được gọi là Đại lễVesak Liên Hiệp Quốcvàđược xem như ngày lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới của Liên Hiệp Quốc. Lễ hội sẽ được tổ chức tại trụ sở trung ương Liên Hiệp Quốc (New York, Hoa Kỳ) và các trung tâm Liên Hiệp Quốc, và các khu vực trên khắp thế giới từ năm 2000 trở đi.
Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc, New York, với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia.
ii. Đại lễ Vesak LHQ của cộng đồng phật giáo thế giới
- đại lễ vesak LHQ lần 1 (2004): Tháng 5/2004, Hội thảo Phật giáo quốc tế (International Buddhist Conference, viết tắt là IBC) đã được chính phủ Hoàng gia Thái Lan bảo trợ và Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn tổ chức tại Trung tâm Phật giáo thế giới Buddhamonthon, với sự tham dự của trên 35 quốc gia và hàng trăm phái đoàn Phật giáo quốc tế. Tháng 6 cùng năm, các hoạt động đại lễ Phật đản đã được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp quốc, New York, Hoa Kỳ. Tháng 7 cùng năm, Hội thảo Phật giáo quốc tế về chủ đề “Phật giáo Thượng tọa bộ và Đại thừa” (Theravada and Mahayana Buddhism) được tổ chức tại hội trường Buddhamonthon và trung tâm Liên hợp quốc, Bangkok, dưới sự bảo trợ của chính phủ hoàng gia Thái Lan và sự đồng thuận của Hội đồng Tăng thống Thái Lan (Thai Sangha Supreme Council). Tại Hội thảo lịch sử này, các quốc gia tham dự đồng thuận Thái Lan làm nước đăng cai Đại lễ Phật đản Liên Hiệp quốc vào năm 2005.
- đại lễ vesak lhQ lần 2 (2005): Trong phiên họp khoáng đại tháng 4-2005, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử Trường Đại học Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2005 lần thứ 2. Kết quả là ngày 18-21/5/2005, Hội thảo Phật giáo thế giới đã được tổ chức để đánh dấu tuần lễ Vesak tại Sanamluang, Buddhamonthon và Trung tâm Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương. Trong thông cáo chung năm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo từ 42 quốc gia đã chấp thuận Buddhamonthon là Trung tâm Phật giáo thế giới (Buddhist Center of the World) và cùng chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc những năm kế tiếp.
Vào ngày 9/9/2005 tại phiên họp khoáng đại, Hội đồng Tăng thống Thái Lan đã công cử trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, từ nay, thay mặt Giáo hội Phật giáo Thái Lan để tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc.
- đại lễ vesak lhQ lần 3 (2006): Ngày 7-10/5/2006, tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon, Đại lễ Tam hợp lần thứ 3 đã được tổ chức gắn liền với lễ kỷ niệm 60 năm lên ngôi của đức vua Bhumipol. Lãnh đạo Phật giáo từ 48 quốc gia đã tham dự Hội thảo Phật giáo quốc tế này. Trong thông cáo chung, tất cả đã ký vào bản thỏa hiệp chấp nhận trường đại học Phật giáo Mahachulalongkorn làm đơn vị tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2007, đồng thời kỷ niệm sinh nhật 80 tuổi của đức vua Thái Lan.
- đại lễ vesak lhQ lần 4 (2007): Ngày 26-29/5/2007, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 4 đã được long trọng tổ chức tại Hội trường Liên Hiệp quốc Châu Á Thái Bình Dương và Buddhamonthon với sự tham dự của 62 đoàn đại biểu cấp quốc gia và cấp vùng.
Vào ngày 29-5-2007, trong lễ bế mạc, sau khi cứu xét thư thỉnh nguyện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và thư đăng ký đăng cai của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Hòa thượng Dharmakosajarn đã căn cứ vào Hiến chương Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc để chính thức công bố trước hơn 500 đại biểu Phật giáo thuộc 62 quốc gia rằng Việt Nam là nước đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2008.
- đại lễ vesak lhQ lần 5 (2008): Đại lễ Vesak LHQ lần thứ năm cũng là lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình - Hà Nội, từ ngày 14-17/5/2008 với sự tham dự của 4.000 khách mời trong nước và quốc tế đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo các nước, các học giả, nhà nghiên cứu Phật học, đại diện của LHQ, Unesco và các tổ chức quốc tế.
Chủ đề Vesak LHQ 2008 là “Phật giáo và Xã hội Công bằng, Dân chủ, Văn minh” Các chủ đề thảo luận nhóm (Sub-themes) bao gồm:
- Vai trò của Phật giáo trong việc ngăn ngừa chiến tranh
- Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội
- Phật giáo nhập thế và sự phát triển
- Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu
- Vấn nạn gia đình và giải pháp của Phật giáo
- Diễn đàn “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển”
- Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số
Đại lễ đã vinh dự đón tiếp quý vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, các ban ngành TW và địa phương cùng Chư tôn giáo phẩm HĐCM, HĐTS, chư Tăng Ni, Phật tử tiêu biểu của GHPGVN trong và ngoài nước.
Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, làm
chủ tịch Ủy Ban Tổ chức Quốc tế và TT. Thích Nhật Từ làm Tổng thư ký Ủy Ban Tổ chức Quốc tế.
- đại lễ vesak lhQ lần 6 (2009): Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 6 được tổchức tại Thái Lanvào ngày 4- 6/5/2009 tại Giảng Đường Buddhamonthon. Đại Lễ đã quy tụ 1256 đại biểu đến từ hơn 80 quốc gia trên thế giới cùng các vị học giả Phật giáo và các vị lãnh đạo các tôn giáo tối caotrên khắpthếgiới,cùng nhauthảo luận, đóng góp ý kiến nhằm áp dụng Phật pháp vào đời sống và giải quyết các vấn nạn hiện thời trên toàn cầu.
Chủ đề chính của hội thảo năm 2009 là “Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng toàn cầu.” Ba chủ đề phụ bao gồm:
- Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng môi trường,
- Giải pháp Phật giáo về khủng hoảng kinh tế,
- Giải pháp Phật giáo về khủng hoảngchínhtrịvàpháttriển hòabình,
- Diễn đàn Hiệp hội các trường đại học Phật giáo,
- Dự án biên soạn bộ Kinh điển Phật giáo chung nhất,
- Mạng lưới và dữ liệu điện tử Phật giáo.
- đại lễ vesak lhQ lần 7 (2010):
Đại lễ Phật đản LHQ lần thứ 7 được Đại học Mahachulalongkorn và Tổ chức ITRI, Nhật Bản đồng tổ chức tại Hội trường Đại học Mahachul¬alongkorn, Ayutthaya, Thái Lan, từ ngày 23 - 25/5/2010. Có 3.000 đại biểu Phật giáo tham dự, bao gồm các lãnh đạo Phật giáo thế giới và các nhà nghiên cứu Phật học. Chủ đề hội thảo là “Sự phục hồi thế giới từ tầm nhìn Phật giáo”. Hội thảo có năm diễn đàn chính bao gồm:
- Sự phục hồi thế giới qua an lạc tâm,
- Sự phục hồi thế giới qua giáo dục Phật giáo,
- Sự phục hồi thế giới qua cộng tồn trong hòa hợp,
- Sự phục hồi thế giới qua sinh thái Phật giáo,
- Sự phục hồi thế giới qua Phật giáo nhập thế.
Ngày 18 - 19/12/2009, Hội nghị chuyên đề về “Dự án bộ kinh điển Phật giáo cộng thông” (A Common Buddhist Text Project) tổ chức tại Đại học Mahachulalongkorn, TT. Thích Nhật Từ được đề cử biên soạn phần Phật giáo Đại thừa và GS.Somaratne, Sri Lanka biên soạn phần Phật giáo Truyền thôń g.
- đại lễ vesak lhQ lần 8 (2011): Đại Lễ Vesak 2011 lần thứ 8 được tổ chức trọng thể tại Hội trường chính của Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya và Trung tâm Hội thảo Châu Á Thái Bình Dương từ ngày 12-14/5/2011. Có khoảng 5000 đại biểu Phật giáo, trong đó hơn 1.700 đại biểu nước ngoài đến từ 85 quốcgiavàvùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak này.
Chủ đề chính của Vesak LHQ 2011 là: “Các đức tính Phật giáo trong việc phát triển kinh tế xã hội” (Buddhist Virtues in Socio- Economic Development). Các diễn đàn bao gồm:
-
- Lãnh đạo Phật giáo và sự phát triển kinh tế xã hội
- Xây dựng một xã hội hài hòa
- Bảo vệ môi trường
- Trí tuệ cho xã hội tỉnh thức
- Kinh điển Phật giáo cộng thông
- Các đức tính Phật giáo trong việc phát triển kinh tế xã hội”.
- đại lễ vesak lhQ lần 9 (2012): Đại lễ Vesak LHQ lần 9 được tổchức từ ngày 31-5 đến 02-6-2014 tại trường Đại học Mahachulalongkorn và hội trường Châu Á Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc. Tham dự có Tổng thống Sri Lanka - Mahinda Rajapaksa và Thủ tướng Thái Lan - Yingluck Shinawatra. Có khoảng 800 đại biểu quốc tế đến từ hơn 80 quốc gia.
Lễ kỷ niệm Vesak 2012 mang nhiều ý nghĩa hơn so với những năm trước bởi vì đây là năm đánh dấu kỷ niệm 2.600 năm ngày Đức Phật giác ngộ. Đây cũng là năm kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Hoàng hậu và sinh nhật thứ 60 của Hoàng Thái tử Thái Lan.
Chủ đề chính của Hội thảo là “Sự giác ngộ của đức Phật vì phúc lợi cho nhân loại” (The Buddha’s Enlightenment for the Well-being of Humanity). Các diễn đàn phụ gồm các chuyên đề:
- Trí tuệ và Phật giáo
- Trí tuệ Phật giáo và môi trường
- Trí tuệ Phật giáo và chuyển hóa con người
- đại lễ vesak lhQ lần 10 (2013): Đại lễ Vesak LHQ lần thứ 10 tổ chức tại Bangkok và Ayutthaya từ ngày 20-22/5/2013.
Chủ đề của đại lễ là “Quan điểm của Phật giáo về giáo dục và Công dân toàn cầu” (Education and Global Citizenship: A Buddhist Perspective).
Trong ngôi nhà chung của thế giới, quyền được làm công dân toàn cầu giúp con người nhiều cơ hội hiểu biết thế giới, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, thành tựu sự nghiệp. Bằng trí tuệ của đạo Phật, con người cần thực tập thiền quán, vượt qua lối sống hưởng thụ, sống nhanh, đồng thời phát triển trách nhiệm đạo đức trong tương quan giữa mình và người.
- đại lễ vesak lhQ lần 11 (2014): Đại lễ Phật đản LHQ lần 11 tổ chức tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình, từ ngày 8-11/5/2014. Đại lễ thỉnh mời khoảng 1.000 đại biểu quốc tế và khoảng 10.000 đại biểu trong nước, gồm các vị Tăng thống, chủ tịch các Giáo hội. Chủ đề chính của Đại lễ là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” (Buddhist Contribution towards Achieving the UN Millennium
Development). Các chuyên đề phụ cho các diễn đàn bao gồm như sau:
- Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội
- Hồi ứng của Phật giáo đối với hiện trượng nóng lên toàn cầu và bảo vệ môi trường
- Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh
- Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn
- Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học
Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế năm nay là HT. Thích Thanh Nhiễu và tổng thư ký là TT. Thích Đức Thiện.
- đại lễ vesak lhQ lần 12 (2015): Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần 12 được tổ chức tại Thái Lan từ ngày 28-30/5/2015 với chủ đề: “Phật giáo đối phó với khủng hoảng toàn cầu”. Đại lễ được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị UN Conference Center Bangkok và Trường đại học Mahachulalongkorn Rajavidyalaya. Đây là cơ sở đào tạo Phật học uy tín, chuyên về nghiên cứu Phật học kết hợp với các ngành khoa học xã hội khác. Chủ đề chính của Đại lễ năm nay được chia làm 4 diễn đàn hội thảo khoa học, bao gồm:
-
- Phật giáo giải quyết những xung đột xã hội
- Phật giáo giải quyết những vấn đề ô nhiễm môi trường sống
- Phật giáo giải quyết những vấn đề liên quan khủng hoảng giáo dục
- Đạo Phật và cộng đồng Asean
- đại lễ vesak lhQ lần 13 (2016): Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần 13 được tổ chức tại trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalay, Thái Lan, từ ngày 17-18/5/2016 với chủ đề: “Con đường Phật giáo mang đến hòa bình thế giới”. Chủ đề chính của Đại lễ năm nay được chia làm 2 diễn đàn Hội thảo khoa học gồm:
- Giáo dục Phật giáo về hòa bình
- Đóng góp của Phật giáo về trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo vệ hòa bình thế giới.
- đại lễ vesak lhQ lần 14 (2017): Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần 14 được tổ chức tại Sri Lanka từ ngày 12-14/5/2017. Lễ chính thức được tổ chức ở hai
thành phố lớn là Colombo và Kandy. Chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ năm nay là: “Giáo lý của Phật giáo với vấn đề công bằng xã hội” và “nền hòa bình bền vững cho thế giới”.
- đại lễ vesak lhQ lần 15 (2018): Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần 15 được tổ chức tại trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalay, Thái Lan từ ngày 25-27/5/2018. Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần này là: “Phật giáo đóng góp cho sự phát triển của con người”. Chủ đề chính của Đại lễ năm nay được chia làm 4 diễn đàn hội thảo khoa học, bao gồm:
- Phật giáo đóng góp cho sự phát triển của nhân loại
- Giáo dục Phật giáo giúp người trẻ phát triển
- Giữ gìn bản sắc văn hóa trong một thế giới kết nối
- Đạo Phật nhập thế góp phần tạo phúc lợi cho xã hội
- đại lễ vesak lhQ lần 16 (2019): Đại lễ Phật đản LHQ lần 16 được tổ chức tại Chùa Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Việt Nam, từ ngày 12-14/5/2019. Đại lễ có sự tham dự của hơn 105 số lượng quốc gia, vùng lãnh thổ và có hơn 500 phái đoàn quốc tế và cá nhân, thỉnh mời khoảng 1500 đại biểu quốc tế và khoảng 20,000 đại biểu trong nước, bao gồm các vị Tăng vương, Tăng thống, chủ tịch và lãnh đạo các cấp Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức, học giả Phật giáo. Về các nguyên thủ quốc gia có sự tham dự của Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Nepal, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Bhutan và Phó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc. Trong nước có sự tham dự của Lãnh đạo đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Lãnh đạo các ban, Bộ ngành, Trung ương, đại diện các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chủ đề chính của Đại lễ năm nay là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” (Buddhist Approach to Global Leadership and Shared Responsibilities for Sustainable Societies).
Chương trình Hội thảo quốc tế với chủ đề này được tổ chức 10 diễn đàn (5 diễn đàn tiếng Anh và 5 diễn đàn tiếng Việt) nhằm mục đích để các học giả khám phá về hồi ứng của Phật giáo bao gồm sáu lĩnh vực chính sau đây:
-
-
- Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững (Mindful Leadership for Sustainable Peace)
- Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững (Buddhist Approach to Harmonious Families, Healthcare and Sustainable Societies)
- Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu (Buddhist Approach to Global Education in Ethics)
- Phật giáo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Buddhism and the Fourth Industrial Revolution)
- Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững (Buddhist Approach to Responsible Consumption and Sustainable Development)
Chủ tịch Ủy ban Tổ chức quốc tế năm nay là HT. Thích Thiện Nhơn và tổng Thư ký là TT. Thích Đức Thiện.