87. THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019
Thứ sáu - 10/05/2019 10:48
Giáo sư, Maria Angela Falà Chủ tịch Học viện Di Lặc Phật
Viện Văn hóa Phật giáo-Liên hiệp Phật giáo Ý

THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019
Thay mặt cho Học viện Văn hóa Phật giáo Di Lặc của Ý, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban tổ chức Quốc tế Đại lễ VESAK LHQ cho những đóng góp to lớn về việc tổ chức và đăng cai Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam.
Chủ đề của Đại lễ Vesak LHQ 2019 tại Việt Nam. đề cập đến một điểm rất quan trọng cho tương lai: Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Trong những ngày của thế kỷ 21 khi mà một số người tìm cách chia rẽ gia đình, chia rẽ con người bằng cách khai thác sự khác biệt giữa người và người, giữa những quốc gia. Chúng ta cần sự đóng góp nhiều hơn bao giờ hết của chư Tăng và Ni sư, thiện nam tín nữ tuyên truyền văn hóa hòa bình, hợp tác trên cơ sở không bạo lực và từ bi dựa trên giá trị cơ bản được Đức Phật truyền dạy.
Thế giới đang toàn cầu hóa, trong đó các phương tiện truyền thông đem lại những cuộc gặp gỡ nhanh chóng. Trong tình trạng phân chia giàu nghèo giữa người và người, sự phân biệt giữa các quốc gia như hiện nay, thông điệp của đức Phật là rất quan trọng nhằm nhắc nhở chúng ta quan tâm đến các giá trị của sự tôn trọng và lòng từ bi để chuyển hóa thái độ, tinh thần và tăng trưởng hành vi trách nhiệm của chúng ta.
Đạo Phật cũng giống như các tôn giáo lớn khác đều công nhận sự tôn nghiêm của cuộc sống con người, kêu gọi sự khoan dung, công bằng và sống hòa hợp. Thông bạch này rất nổi bật nhưng vẫn chưa trở thành hiện thực.
Các giá trị vĩnh cửu của hòa bình, chủ nghĩa nhân văn và lòng từ bi, những điều đã được Đức Phật giáo hóa là cần thiết ngay bây giờ
1. Người dịch: Lê Trung Hưng
THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019 167
và hơn bao giờ hết. Tôi đã được thuyết phục rằng những điều này có thể xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, một tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ vì một nền hòa bình cho mọi người và bản thân chúng ta.
Nhận thức của chúng ta về thế giới bên ngoài bắt nguồn từ tâm thức. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện tâm trí của chúng ta và lấy giáo dục làm nền tảng.
Hình thức phát triển của nền giáo dục mới này dựa trên những giá trị Phật Giáo. Những ý niệm lệch lạc là thử thách lớn cho các học giả Phật Giáo. Trong khi đó, sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo và các nhà giáo dục là một cơ hội tuyệt vời cho tất cả chúng ta.
Một số khái niệm Phật giáo như là các quy luật duyên sinh, luật về nhân quả, nhận thức chủ quan, năng động quán chiếu, thuyết tương đối của các ranh giới, bản chất luôn thay đổi của tự nhiên trong tâm thức và suy nghĩ của chúng ta, sự thống nhất cơ bản cơ thể, ý nghĩ và thế giới bên ngoài sẽ tạo ra sự kích thích quan trọng trong việc phát triển hệ thống giáo dục mới và ngành sư phạm.
Phương pháp giáo dục mới dựa trên những điều Phật dạy và đạo đức giúp cho con người khám phá và nhận ra sự thống nhất trong bản thân họ sau đó là sự thống nhất với cái gọi là hiện thực bên ngoài và những cái khác. Cái mà chúng ta gọi là thực tế bên ngoài thì không là gì cả, nhưng ảo tưởng một nhận thức sai lầm của nhị nguyên tâm thức, một phép quán chiếu không được công nhận của ý thức bản ngã nhỏ hẹp của chúng ta. Sự thật không có giới hạn và tùy thuộc vào tâm trí của mỗi chúng ta.
Cởi mở cái tâm là một “nơi” mà con người và các quốc gia khác nhau và những điều kiện khác nhau có thể gặp gỡ và hiểu biết lẫn nhau, giao tiếp cùng nhau mà không có sự phân biệt đối xử.
Rèn luyện tâm tốt là nơi có thể đánh bại mọi đau khổ, chiến tra- nh, bất công và tạo được một thế giới bền vững làm cho tất cả mọi người cảm thấy như “ở nhà”
Cầu mong Tam Bảo mang đến phước lành cho tất cả mọi người.
Giáo sư, Maria Angela Falà Chủ tịch Học viện Di Lặc Phật
Viện Văn hóa Phật giáo-Liên hiệp Phật giáo Ý