VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI: DỰA THEO HỌC THUYẾT
VỀCHỨCNĂNGVÀGIÁOLÝCỦAPHẬTGIÁO
Mahakachchakodiye Pangngasekara*
- LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại công nghệ hiện đại, con người dựa vào công nghệ để hoàn thành tất cả các công việc của mình. Do đó, những phẩm chất của con người đã trở nên suy thoái và họ cố gắng đạt được mục đích của họ bằng bất cứ phương tiện nào. Trong xã hội như vậy, các mối quan hệ của con người tồn tại ở một mức độ rất thấp và điều đó dẫn đến đổ vỡ và rạn nứt về sự gắn kết. Đặc biệt, những bằng chứng về sự đổ vỡ trong những mối quan hệ gia đình được thể hiện rất rõ ràng ngày nay. Vì vậy theo học thuyết về chức năng của xã hội học và những giáo lý của triết học Phật giáo, người ta tin rằng sự gắn kết trong xã hội phụ thuộc vào sự hòa thuận trong gia đình.
Ngày nay, học thuyết về chức năng của các yếu tố trong xã hội đóng một vai trò nổi bật trong số tất cả các lý thuyết xã hội học. Nó không chỉ là một học thuyết về xã hội học, mà nó còn là một chiến lược để hiểu về các sự kiện trong xã hội và những mối quan hệ tương tác trong xã hội. Vì vậy, các yếu tố xã hội có vai trò giúp duy trì sự ổn định trong một xã hội chức năng. Để hiểu về học thuyết về chức
* Lecture, Bhiksu University of Sri Lanaka, Sri Lanka.. Người dịch: Trang Lê
102 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ GIA ĐÌNH HÒA HỢP CHĂM SÓC SỨC KHỎE 102
năng của các yếu tố trong xã hội và ảnh hưởng mối quan hệ tương tác trong sự tồn tại của một xã hội, ta phải hiểu về ý nghĩa của từ “chức năng” dưới bốn đề mục sau.
Một hành vi hoặc một hành động có thể xảy ra trong một cuộc họp thông thường, một buổi lễ hoặc trong một buổi gặp mặt.
Kết quả hoặc giá trị mà có thể được sản sinh ra do sự kết nối giữa hai hay nhiều yếu tố trong xã hội.
Chức năng như một trách nhiệm xã hội của một người hoặc các hành động chuyên nghiệp của một người.
Chức năng có thể được xác định như các hành động được xác định để có thể trợ giúp sự tồn tại của toàn thể.
Do đó, một chức năng có thể được nhận biết như là kết quả của nhiều hoạt động tương tác trong xã hội. Nói tóm lại, chức năng có nghĩa là kết quả của các mối quan hệ trong một khoảng thời gian.
Trong thế giới hiện đại, Phật giáo có một vị trí nổi bật hơn so với các triết lý khác. Giáo lý của Phật giáo không chỉ nhắm vào Niết Bàn như một phương tiện để loại bỏ các Sansāra, mà còn giúp con người giác ngộ để bắt đầu và duy trì những mối quan hệ và hành động hợp đạo lý. Do đó, nó có cùng vai trò với học thuyết về chức năng trong việc hiểu về mối quan hệ của con người và hành động.
Mục đích của nghiên cứu này là để hiểu những lời dạy của Đức Phật thông qua học thuyết về chức năng và xem làm thế nào để ánh hào quang của Phật giáo có thể giảm thiểu các điểm yếu của học thuyết về chức năng.
- LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT CHỨC NĂNG
Thứ nhất, học thuyết chức năng đã góp phần vào việc giải thích lý thuyết sinh học. Nó đã giải thích chức năng của các yếu tố của xã hội tương tác với nhau như thế nào trong việc thiết lập một cơ chế sống. Ý tưởng này đã đóng góp cho nhân loại học và xã hội học trong thế kỷ 19. Nhân loại học có một mối quan hệ lâu dài với thuyết chức năng. Bronislaw Malinowski và A.R. Radcliff Brown, người được coi là hai người tiên phong trong nhân chủng học, đã chỉ ra rằng các mối quan hệ xã hội có thể được hiểu theo quan điểm chức năng luận. Malinowski tập trung vào thuyết chức năng của cá nhân. Ông tin rằng con người sử dụng những yếu tố văn hóa cho sự tồn tại của nền văn hóa xã hội. Điều này giúp đoàn kết trong xã hội. Sự gắn kết hợp nhất trong xã hội dẫn đến sự tồn tại của xã hội. Nói cách khác, các nhu cầu vật chất như đói nghèo và tình dục có thể được đáp ứng và phù hợp với lề lối, nguyên tắc của xã hội.
Nhà nhân chủng học đầu tiên để giới thiệu thuyết chức năng là Radcliff Brown. Ông không tán thành với thuyết chức năng cá nhân đưa ra bởi Émile Durkheim. Nghiên cứu của ông được dựa trên xã hội trước chủ nghĩa cá nhân. Niềm tin của ông là những hành động xã hội rất quan trọng cho sự tồn tại của xã hội. Khái niệm này đã được thảo luận thông qua sự gắn kết tương đồng. Phân tích này có tham chiếu đến các khái niệm về gắn kết tương đồng đã được đưa ra bởi các nhà xã hội học người Anh, Herbert Spencer. Theo ông gắn kết tương đồng có thể được giải thích thông qua gắn kết tương đồng trong sinh học. Lý thuyết giải thích rằng cơ thể con người được xây dựng thông qua các tế bào, các cơ quan, hệ thống và những hành động.
Hệ Tuần hoàn
Hệ Bài tiết
Hệ Xương
Hệ Tiêu hóa
Hệ Hô Hấp
Hệ Thần Kinh
Hệ thống trên cùng nhau làm cho một con người hoàn thiện và một con người năng động. Nếu một trong các hệ thống trên hoạt động không hiệu quả, người ấy sẽ tử vong. Một cách khác, điều này có thể được áp dụng cho xã hội. Một người cũng giống như một tế bào trong cơ thể của xã hội. Một nhóm người có thể được coi là một phần của cơ thể. Mỗi phần kết hợp với nhau và tạo nên một xã hội. Sơ đồ dưới đây giải thích các khái niệm đó một cách rõ ràng.
Gia Đình
Chính Trị
Giáo Dục
Luật pháp
Tôn Giáo
Kinh Tế
Trong sơ đồ trên, có thể thấy rõ ràng rằng mỗi phần trong xã hội là rất quan trọng đối với các tổ chức và sự tồn tại của xã hội. Gắn kết tương đồng giải thích rằng xã hội được tổ chức theo chức năng. Các nhà xã hội học đã cố gắng định nghĩa những vấn đề liên quan đến xã hội.
-
- Có bao nhiêu loại xã hội?
-
- Những xã hội ấy hoạt động như thế nào?
-
- Những xã hội mới xuất hiện như thế nào?
Mặc dù Radcliff Brown đã giới thiệu những phương pháp tiếp cận khác nhau, có vẻ như chúng không liên quan đến học thuyết chức năng.
Herbert Spencer, Wilfredo Preto, Emile Durkheim và Talcott Parsons là các nhân tố rất quan trọng trong xã hội học. Herbert Spencer nhấn mạnh về gắn kết tương đồng. Ông giải thích về sinh học, sinh vật và sinh vật sống xã hội. Cùng thời điểm đó, Wilfred Pareto tin rằng xã hội phụ thuộc vào sự cân bằng xã hội. Khái niệm này vẫn có giá trị tới ngày nay.
Các nhà xã hội học ngày nay thậm chí đồng ý với khái niệm đó. Emil Durkheim nhìn học thuyết chức năng theo một quan điểm khác nhau. Ông chỉ ra rằng một xã hội có thực tế xã hội của riêng mình và các thành viên của xã hội là một phần của thực tế xã hội. Mỗi người trong xã hội bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội phụ thuộc vào thái độ và cảm xúc của họ. Ông giới thiệu hai cách xác định các yếu tố xã hội.
- Để xác định những nguồn gốc và các nguyên nhân xác định các yếu tố xã hội.
- Để phân tích các yếu tố xã hội có đóng góp như thế nào trong việc xây dựng những hành động trong xã hội.
Do đó, rõ ràng là những yếu tố xã hội đóng góp rất nhiều trong sự hoạt động hiệu quả của xã hội. Rõ ràng rằng các lý thuyết của chức năng đã phát triển qua sinh học, nhân chủng học và xã hội học.
Xã hội học đã cung cấp một nền tảng rất chắc chắn cho sự phát triển và nhân rộng của học thuyết chức năng. Trong xã hội học, xã hội được coi như một thể thống nhất và nó tập trung vào sự cân bằng xã hội và sự gắn kết xã hội. Cấu trúc của học thuyết chức năng có thể được hiểu theo ba cách.
Loại cấu trúc xã hội nào đang có trong xã hội và nó có thể được xác định như thế nào?
Những chức năng gì có thể phát triển trong xã hội?
Những chức năng gì đang được kích hoạt trong cấu trúc xã hội? Các nhà nghiên cứu về chức năng đã cố gắng định nghĩa chức
năng bằng nhiều cách khác nhau. Trong số đó Marian Lews đã định nghĩa học thuyết chức năng bằng hai cách khác nhau.
- Hiệu quả (Eufunction) Những chức năng có lợi và chúng đóng góp cho sự tồn tại và duy trì của các hoạt động xã hội khác.
- Sự không hiệu quả (Dysfunction) và những hành vi sai trái và tiêu cưc của một bộ phận trong xã hội.
Hiệu quả (Eufunction) đề cập đến những hành động và tục lệ được xã hội chấp nhận. Họ giúp cho xã hội hoạt động hiệu quả. Sự không hiệu quả (Dysfunction) là những hành vi nên được loại bỏ trong xã hội. Đây là những hành vi tiêu cực trong xã hội. Những hành vi dẫn đến sự xuống cấp trong xã hội.
Sự phân loại của Robert K Merton là rất quan trọng trong việc xác định sự phát triển của học thuyết chức năng. Theo giả thuyết của Robert, chức năng có thể được phân loại theo hai cách chính.
-
- Chức năng được biểu hiện ra bên ngoài (Manifest function).
-
- Chức năng tiềm ẩn và không biểu hiện ra bên ngoài (Latent function).
Những chức năng được biểu hiện ra bên ngoài (Manifest func- tion) là kết quả của các hành động đạt được thông qua các phương tiện thích hợp trong khi những chức năng tiềm ẩn và không biểu hiện ra bên ngoài (Latent function) là nhũng kết quả không biểu hiện ra bên ngoài do kết quả của các chức năng xã hội. Do đó, học thuyết chức năng đã phát triển như một học thuyết của xã hội học, một phương pháp khoa học và một sự phản ánh. Quan điểm của các nhà chức năng đã được áp dụng trong nghiên cứu về các sự kiện xã hội. Ở đây điều đó có thể xác định một vài chức năng xã hội.
- Gia đình và những phản ánh chức năng
- Hôn nhân và những phản ánh chức năng
- Phân tầng xã hội và những phản ánh chức năng
- Hành vi tinh thần và những phản ánh chức năng
Các hành vi trong xã hội nêu trên và các ý tưởng chức năng liên quan đã được giải thích thông qua triết lý Phật giáo. Theo đó, sự quan tâm đặc biệt hướng về việc nghiên cứu các giáo lý Phật giáo liên quan đến học thuyết chức năng.
- GIÁO LÝ PHẬT GIÁO VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
Gia đình là một tổ chức được nghiên cứu trong một bộ môn của xã hội học. Gia đình là cũng đơn vị kinh tế chính của xã hội. Gia đình là đơn vị và tế bào nhỏ nhất trong xã hội. Từ gia đình “Family” đã được bắt nguồn từ tiếng Latin “Famulus”, có nghĩa là người hỗ trợ. Gia đình gồm có một chồng, một vợ và các con. Họ hỗ trợ lẫn nhau, nhưng ngày nay có nhiều định nghĩa cho thuật ngữ gia đình.
Theo Murdock, gia đình có nghĩa là: “Gia đình là một nhóm được xác đinh bởi những phản ánh chức năng có đặc trưng chung về nơi cư trú, tập hợp về kinh tế và sinh sản. Bao gồm cả những người lớn của cả hai giới, ít nhất hai người này duy trì mối quan hệ tình dục được xã hội chấp nhận và nó cũng bao gồm một hoặc nhiều trẻ em được công nhận hoặc nhận nuôi bởi những người lớn sống chung trong gia đình”.
Bergs và Henry Locks định nghĩa gia đình như sau. “Gia đình là một nhóm người gắn kết hợp nhất bởi mối quan hệ huyết thống qua hôn nhân hoặc sự nhận con nuôi điều đó tạo thành một hộ gia đình tương tác và giao tiếp với nhau tạo ra một nền văn hóa chung theo vai trò xã hội tương ứng của họ là chồng và vợ, cha và mẹ, con trai và con gái, anh chị em “.
Các định nghĩa trên cả hai chia sẻ một số đặc điểm chung trong gia đình.
- Cùng chung sống
- Tập hợp về kinh tế
- Sinh sản
- Giáo dục (xã hội)
Vì vậy, rõ ràng rằng gia đình là một đơn vị tế bào rất quan trọng. Theo học thuyết chức năng, gia đình là một kết quả của hành động xã hội. Vì vậy, các chức năng của gia đình là rất cần thiết cho sự tồn tại của hệ thống xã hội. Các nhà chức năng tin rằng xã hội sẽ không tồn tại mà không có một gia đình. Một xã hội mà không có đơn vị gia đình không phải là một tổ chức xã hội.
Những lời dạy của Phật giáo về gia đình phù hợp với những ý tưởng của gia đình chức năng là kết quả của sự tiến hóa của người. Trong quá trình tiến hóa đã nảy sinh nhu cầu cho một gia đình. Theo Aggañña Sutta gia đình được thành lập để con người sống cuộc sống văn minh tách ra khỏi những con thú hoang dã. Gia đình tự hình thành dần dần. Có những gia đình có các thành viên thuộc ba thế hệ sống cùng một lúc với nhau.
Người chồng, vợ, chồng của cha và mẹ và trẻ em thuộc ba thế hệ. Theo xã hội học điều này được gọi là “tam đại đồng đường”.
Trong Uggaha Sutta, quan hệ mật thiết và con dâu cũng được đề cập. Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh rằng những người hỗ trợ trong gia đình cũng nên được coi là thành viên trong gia đình vì gia đình là đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Sự tồn tại của xã hội tốt là thành quả của gia đình tốt.
Theo học thuyết chức năng, hoạt động của gia đình là rất quan trọng đối với sự tồn tại của hệ thống xã hội. Các thành viên trong gia đình phải nhận thức về vai trò và trách nhiệm của gia đình của họ. Dhīgha Nikāya trong Singālowāda Sutta xác định nhiệm vụ và trách nhiệm của người chồng đối với vợ. Trách nhiệm của người chồng với vợ được liệt kê theo năm đề mục.
-
- Tôn trọng (sammānanāya)
- Không lăng mạ, sỉ nhục (anavamānanāya)
- Không có thêm mối quan hệ hôn nhân với những người khác (anaticariyāya)
- Quản lý gia đình (issariyavossaggena)
- Cung cấp đồ trang sức và trang phục (alaṅkārānuppadānena)
Nếu các thành viên của một gia đình nhận thức và thực hiện như những điều đề cập ở trên thì những liên kết trong gia đình sẽ được củng cố. Trong một xã hội tiến bộ, nữ giới không nên bị phân biệt đối xử dựa theo giới tính. Trong một số trường hợp phân biệt đối xử về giới tính đối với phụ nữ có thể là nhận thấy trong xã hội hiện đại. Họ bị xúc phạm vì họ là những người yếu thế. Điều này nên được loại bỏ khỏi xã hội.
Đức Phật đã chỉ ra trong lời dạy của người rằng chồng nên tôn trọng vợ. Còn Phật giáo cũng nghiêm cấm việc có thêm quan hệ hôn nhân với những người khác. Ngoài ra, phụ nữ nên được phép đóng vai trò quản lý của gia đình và vợ cần được tạo điều kiện để phát huy vai trò đó.
Trong xã hội hiện đại, người phụ nữ bận rộn và cũng tham gia các hoạt động như người chồng. Vì vậy, cả vợ và chồng nên chia sẻ trách nhiệm của cả gia đình. Đương nhiên, người phụ nữ thích làm đẹp và cô ấy thích quần áo và đồ trang sức đẹp. Vì vậy, người chồng phải làm cho cô ấy hạnh phúc để làm cho mối quan hệ gia đình bền chặt.
Giáo lý Phật giáo nhấn mạnh một số bổn phận của một người vợ đối với người chồng trong Singālowāda Sutta. Đó là:
- Quản lý gia đình đúng cách (susaṃvihitakammantā)
- Đối xử với khách hợp đạo lý (saṅgahitaparijanā)
- Không có thêm mối quan hệ hôn nhân với người khác (anaticārinī)
- Bảo vệ tài sản (sambhatañca anurakkhati)
- Siêng năng trong mọi dịp (dakkhā ca hoti analasā sabbakiccesu)
Những sự thật trên nhấn mạnh rằng việc hoàn thành đúng nghĩa vụ của người vợ giúp cho sự vận hành hiệu quả của gia đình và xã hội. Năm nhiệm vụ trên của người vợ rất quan trọng. Sau đó, người chồng có thể đền đáp bằng sự quan tâm chu đáo giúp cho sự phát triển của gia đình. Vì vậy, rõ ràng là chức năng của gia đình là một khía cạnh quan trọng cho sự tồn tại của xã hội. Nghiên cứu này có thể xác định các chức năng của gia đình dưới ánh sáng giáo lý của Phật giáo.
Khi những mối quan hệ gia đình được phân tích theo quan điểm của những nhà chức năng, mối quan hệ cha mẹ và con cái cũng quan trọng như mối quan hệ vợ chồng. Bất kỳ ai được sinh ra trên thế giới này đều là một thành viên của gia đình. Con cái có quyền được cha mẹ nuôi nấng. Bố mẹ có nghĩa vụ phải nuôi nấng con cái. Singālowāda Sutta đã nhấn mạnh năm trách nhiệm quan trọng của cha mẹ đối với con cái.
- Giúp con cái tránh xa khỏi tội lỗi (Pāpā nivārenti)
- Hướng con đến những định hướng tốt đẹp (kalyāṇe nivesenti)
- Giáo dục con cái (sippaṃ sikkhāpenti)
- Cho con kết hôn đúng lúc (patirūpena dārena saṃyojenti)
- Chocontàisảnvàođúngthờiđiểm(samaye dāyajjaṃ niyyādenti).
Hai yếu tố đầu tiên nhấn mạnh về giáo dục và hành vi văn hóa. Về cơ bản, những đứa trẻ tiếp thu kiến thức và sự hiểu biết từ cha mẹ về sự tồn tại và đạo đức để hành xử như một con người tốt. Yếu tố thứ ba đề cập đến giáo dục chuyên nghiệp cho cuộc sống tương lai. Yếu tố thứ tư nhấn mạnh đến sinh sản và hành vi tình dục phù hợp. Yếu tố thứ năm tạo nền tảng cho sự ổn định kinh tế trong gia đình.
Con cái cũng có một số nghĩa vụ đối với cha mẹ của họ. Theo Singālowāda Sutta, năm bổn phận đã được nêu rõ là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ.
-
- Nuôi dưỡng cha mẹ (bhato nesaṃ bharissāmi)
-
- Hỗ trợ công việc của cha mẹ tùy theo nghề nghiệp của cha mẹ (kiccaṃ nesaṃ karissāmi)
- Hành vi đúng đắn (kulavaṃsaṃ hapessāmi)
-
- Sử dụng của hồi môn một cách hữu ích (dāyajjaṃ paṭipajjāmi)
-
- Bố thí để cầu xin phước lành cho người đã khuất (atha ca pana petānaṃ kālaṅkatānaṃ dakkhiṇaṃ anuppadassāmīti).
Con cái có thể thực hiện các nghĩa vụ trên để khiến cha mẹ hạnh phúc. Bằng cách làm những điều trên, con cái không thể đáp ứng những kỳ vọng của cha mẹ. Khi cha mẹ hạnh phúc, họ chúc phúc cho con cái.
Theo Singālowāda Sutta, có một số thể chế khác cũng củng cố sự tồn tại xã hội. Bạn bè và giáo sĩ là hai tổ chức như vậy. Tình bạn là một khái niệm rất rộng trong Phật giáo. Xã hội có thể trở nên phân hóa bằng cách hiểu bạn bè và kẻ thù. Chakkawatti Sihanāda Sutta nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ đối với sự phát triển của gia đình.
Vì sự phân phối của cải không đồng đều (chênh lệch giàu ng- hèo), một số người nghèo trở nên trộm cắp. Những tên cướp báo cho nhà vua rằng chúng liên quan đến các vụ cướp vì chúng không có cách nào để sống. Điều này có nghĩa là thất nghiệp dẫn đến suy thoái xã hội. Nhà vua cung cấp của cải cho những tên cướp để thành lập những doanh nghiệp để tạo kế sinh nhai. Điều này chứng tỏ rằng khi nền kinh tế của gia đình phát triển mạnh, sự phát triển xã hội sẽ không vướng phải rào cản nào.
Bây giờ rõ ràng là sự tương tác của con người rất quan trọng đối với sự tồn tại của xã hội. Đặc biệt là các chức năng giữa con người kết nối trực tiếp với sự gắn kết trong xã hội. Những chức năng của gia đình như một đơn vị của xã hội là rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Sự tan vỡ trong hôn nhân và sự không có tổ chức trong gia đình đã dẫn đến tỷ lệ tội phạm gia tăng trong xã hội ngày nay. Rõ ràng là số vụ ly hôn đang gia tăng trong xã hội hiện tại. Các nhà xã hội học sau khi nghiên cứu đã bày tỏ rằng những chức năng của gia đình là rất quan trọng để tăng cường mối quan hệ trong gia đình. Đồng thời giáo lý Phật giáo có quan điểm tương tự về những chức năng của gia đình. Những trách nhiệm của các thành viên trong gia đình đối với nhau nên được thực hiện một cách hợp đạo lý. Vì vậy, trong nghiên cứu này, rõ ràng sự phát triển về thể chất và tinh thần có thể đạt được bằng cách tuân thủ những giáo lý của Phật giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Abraham, M. F. (1982) Modern Sociological Theory an In- troduction. New York: Oxford University Press.
- Barnard, A. and Bugess, T. (1996) Sociology Explained. Cambridge: Cambridge University.
- Bodhi, Bhikkhu (ed.) (2005), In the Buddha’s Words: An An- thology of Discourses from the Pali Canon. Somerville, MA: Wis- dom Publications.
- Burgess, E. and Locke, H. (1963) The Family from Institution to Companionship. Locke Harvey and 3rd (ed), Cincinnati :Ameri- can Book Company.
- Botormo, T.B. (1969) Sociology. Colombo: Department of Education.
- Haralambos, M. and Heald. R.M (1992) Sociology Theory and Perspective. Cambridge: University Tutorial press Limited.
- Hettiarachchi, D. (2013) Buddhist Sociology. Colombo 10: Dayawansa Jayakodi Publication.
- Hinüber, Oskar von (2000) A Handbook on Pāli Literature. Berlin: de Gruyter
- Karunathilaka, K. (2010) Sociological Theory. Colombo: Malinga Publication.
- Komarovsky, M. (1964) Blue-collar marriage. New York, NY: Random House
- Levy, M. (1952) The Structure of Society .Princeton: Princ- eton University Press.
- Lystra, K. (1989) Searching the heart: Women, men, and ro- mantic love in nineteenth-century America. New York, NY: Oxford University Press.
- Merton, R. K (1957) Social Theory and Social Structure. New York: Free Press.
- Murdock, G.P. (1946) Social Structure. New York: Macmil- lan.
- Narada Thera (trans.) (1996). DN 31, Sigalovada Sutta: The
Discourse to Sigala, The Layperson’s Code of Discipline.
- Rubin, L. B. (1976). Worlds of pain: Life in the working-class family. New York, NY: Basic Books.
- Tannen, D. (2001). You just don’t understand: Women and men in conversation. New York, NY: Quill.
- Walshe, Maurice (1995). The Long Discourses of the Bud- dha: A Translation of the Dīgha Nikāya. Somerville, MA: Wisdom Publications.
- Amguttara Nikāya 03, Lichchavi Kumāra Sutta, (2006 Edi) Colombo: Sambuddathwa Jayanti Publication.
- Dīgha Nikāya 3, Aggañña Sutta, (2006 Edi) Colombo: Sam- buddathwa Jayanti Publication.
- Dīgha Nikāya 3, Singālowāda sutta, (2006 Edi) Colombo: Sambuddathwa Jayanti Publication.
114