THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019
Đây là niềm vinh hạnh cho tôi viết thông điệp đặc biệt này nhân ngày lành này để tưởng niệm Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật là Ngày Phật đản. Ngày Phật đản là một trong những ngày thiêng liêng nhất trong Phật giáo là ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, đó là Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt, tất cả đã kỳ diệu xảy ra vào đêm trăng tròn và chính xác cùng ngày vào tháng Năm. Vì vậy, mỗi năm hàng Phật tử khắp thế giới cùng nhau làm nhiều việc phước thiện để bày tỏ lòng tri ân đối với những lời giáo huấn của Ngài, đặc biệt là đối với trí tuệ, sự thanh tịnh và lòng từ bi của Đức Phật. Đức Phật không bao giờ dạy chúng ta về tôn giáo. Phần lớn như chúng ta đều biết, Phật giáo không phải là một tôn giáo mà là một phương cách sống. Vì đó là một phương cách sống, tất cả chúng ta nên đem nó vào trong thực hành trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Khi chúng ta áp dụng nó vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, tất cả chúng ta có thể thực hành ba bước chủ yếu trong Phật giáo đó là; bố thí, trì giới và thiền định. Là người vĩ đại nhất chưa từng được sinh trên quả cầu này, Ngài đã dạy chúng ta như thế nào để sống hòa bình và hòa hợp trong xã hội toàn cầu.
Mỗi năm, từ khi thông qua nghị quyết bởi Tổng Hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly) vào ngày 15/12/199, ngày Phật đản đã được tổ chức trên bình diện quốc tế. Để vinh danh sự giao phó này, Ngày lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc
1. Người dịch: Thích Nữ Diệu Hiền.
THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019 137
lần thứ 16 (UNDV-2019) và Hội thảo Học thuật sẽ được đăng cai bởi Giáo hội Phật giáo Việt nam tại Trung tâm Hội nghị Phật giáo Quốc tế Tam Chúc (Tam Chuc International Buddhist Convention Centre), Tỉnh Hà Nam, Việt Nam, từ 12-14/5/2019. Tôi hết sức hy vọng rằng sự bàn luận và động não mang tính học thuật này sẽ trình bày cho chúng ta thấy Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và những trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.
Thay mặt cho Trường Đại học Đức Phật Cồ-Đàm (Gautam Buddha University), Ấn Độ, tôi nhân cơ hội này để bày tỏ niềm tri ân sâu sắc của tôi đối với các công chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong việc tổ chức một sự kiện thật to lớn như thế trong đó các bậc tôn túc Lãnh đạo Phật giáo và những nhà nghiên cứu học thuật từ khắp năm châu sẽ đến cùng nhau để bàn luận và trao đổi các ý tưởng về chủ đề của hội thảo tạo nên Xã hội Bền vững.
“Sabba Papassa Akaranam, Kusalasa Upasampampada! Sacittapariyodanam, Etam Buddhanam Sasanam!!”
(Không làm các điều ác, thực hiện nhiều việc tốt và đức hạnh khi có thể và thanh tịnh tâm bằng cách khai trừ (tiêu diệt) toàn thể những bất tịnh.)
Với giáo lý cao quý của Phật giáo trong lòng, tôi xin chuyển lời tán dương của tôi đến các nhà tổ chức của Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 16.
Giáo sư Bhagwati Prakash Sharma Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Đức Phật Cồ-đàm, Greater Noida ẤN ĐỘ