77
GÓC NHÌN VỀ CÁC PHẨM CHẤT LÃNH ĐẠO CHÁNH NIỆM VÀ TINH THẦN PHẬT GIÁO VÌ
HÒA BÌNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
ĐĐ. Venerable Devinda (*)
TÓM TẮT
Thế giới ngày nay đang cần một sự lãnh đạo tốt và có chánh niệm có thể quản lý hòa bình và sự phát triển bền vững toàn cầu. Hòa bình phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản lý cảm xúc và tư duy chánh niệm của các nhà lãnh đạo.
Hầu hết các thiệt hại gây ra cho thế giới một phần là do thiếu sự quản lý cảm xúc đúng đắn và thiếu chánh niệm của các nhà lãnh đạo. Nếu một nhà lãnh đạo khéo léo kiểm soát cơn giận và suy nghĩ của mình, anh ấy / cô ấy có thể biến nó thành tình yêu và lòng trắc ẩn.
Nhà lãnh đạo sẽ không gây hại cho thế giới hoặc nhân loại. Khi nói tới việc gây hại hoặc tạo hòa bình, các lãnh đạo có khả năng cao hơn nhiều so với những người đi theo. Do đó, các nhà lãnh đạo nên có chánh niệm và khéo léo trong việc đưa ra quyết định, để không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho đồng loại bao gồm tất cả các sinh vật sống.
Góc nhìn Phật giáo về quản lý cảm xúc là điều cần thiết trong các cuộc khủng hoảng thế giới hiện đại. Bài viết này sẽ thảo luận về các khái niệm lãnh đạo chánh niệm của Phật giáo được rút ra từ các
*. Lecturer, Shan State Buddhist University, Taunggyi, Shan State, Myanmar. Người dịch: Trường Quang
giáo lý của Đức Phật, đặc biệt là từ câu chuyện về Māgha, xuất hiện trong chú giải của kinh Pháp Cú và từ kinh Kūṭadanta của hệ thống kinh điển Dīghanikāya.
Từ khóa: Chánh niệm, từ bi, sự lãnh đạo, hòa bình, sự phát triển xã hội.
GIỚI THIỆU
Các nhà lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trong mọi công ty, tổ chức, học viện, quốc gia, tôn giáo và cộng đồng. Thành công hay thất bại, sự phát triển hay sụp đổ của các tổ chức này chỉ phụ thuộc vào phẩm chất của các nhà lãnh đạo. Tương tự như vậy, chiến tranh và hòa bình, quyết định có tính phá hoại và xây dựng chủ yếu được thực hiện bởi các nhà lãnh đạo.
Do đó, để mang lại hòa bình và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hiện đại, sự lãnh đạo chánh niệm là một phẩm chất rất cần thiết. Các nhà lãnh đạo chánh niệm là những người chu đáo, khoan dung, có trách nhiệm và có tính xây dựng. Trong Phật giáo, chúng ta có thể thấy nhiều ví dụ về lời khuyên từ các nhà lãnh đạo giỏi và cách lãnh đạo tốt, bao gồm cả lãnh đạo chánh niệm.
Phẩm chất lãnh đạo chánh niệm được tìm thấy trong Phật giáo có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của xã hội đương đại bao gồm phát triển bền vững về mặt tinh thần, xã hội, chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, Đức Phật nhấn mạnh sự lãnh đạo góp phần phát triển tâm linh.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tập trung vào chất lượng lãnh đạo chánh niệm đươc nhắc đến trong câu chuyện của Māgha (Dhp. A) và kinh Kuṭadanta (DN.5) có liên quan đến các vấn đề toàn cầu hiện nay. Đầu tiên, tác giả sẽ giới thiệu các khái niệm Phật giáo về phẩm chất lãnh đạo chánh niệm và tinh thần. Kế đến là phẩm chất lãnh đạo được kể lại trong câu chuyện của Māgha. Thứ ba là phẩm chất lãnh đạo rút ra từ kinh Kūṭadanta. Và thứ tư là phẩm chất lãnh đạo và trách nhiệm xã hội. Cuối cùng là kết luận.
KHÁI NIỆM VỀ LÃNH ĐẠO NÓI CHUNG VÀ LÃNH ĐẠO CHÁNH NIỆM
Đã có nhiều lý thuyết lãnh đạo được phát triển theo thời gian. Trước khi trình bày sự lãnh đạo chánh niệm trong Phật giáo, trước tiên tôi muốn thảo luận về một số loại lãnh đạo được trình bày bởi các học giả phương Tây.
Weber đã viết về ba loại quyền lực lãnh đạo như quyền lực truyền thống, quyền lực pháp lý và quyền lực lôi cuốn trong bài tiểu luận của ông “Ba loại quy tắc hợp pháp” (Weber, 1958). Quyền lực truyền thống là khả năng và quyền cai trị được truyền xuống thông qua kế thừa, và quyền lực pháp lý được thực hiện bởi một niềm tin chính thức vào nội dung của luật (pháp lý) hoặc các quy luật tự nhiên (tính hợp lý).
Quyền lực lôi cuốn được tìm thấy ở một nhà lãnh đạo có sứ mệnh và tầm nhìn có thể truyền cảm hứng cho người khác. Khái niệm này được dựa trên những đặc tính phi thường được tìm thấy trong một cá nhân. Weber thấy một nhà lãnh đạo lôi cuốn là người đứng đầu một phong trào xã hội mới và một người thấm nhuần sức mạnh thần thánh hoặc siêu nhiên, như một nhà tiên tri tôn giáo (Williams, 2003).
Karrah phân loại sự lãnh đạo chánh niệm thành hai loại, một loại dựa trên thực hành chánh niệm thông qua thiền định và loại khác dựa trên một quá trình chánh niệm không thông qua thiền định. Karrah định nghĩa rằng thực hành thông qua thiền định có nguồn gốc từ truyền thống chánh niệm của Phật giáo.
Một quá trình không thông qua thiền định được rút ra từ một cách tiếp cận thực nghiệm, chú ý đến chánh niệm (Karrah, 2015, trang 17).
Thực hành lãnh đạo thông qua thiền định giúp cho những người khác trở nên chánh niệm, và lãnh đạo không thông qua thiền định thúc đẩy chánh niệm xuyên suốt tổ chức (trang 30). Hơn nữa, bằng cách xem xét các khái niệm khác nhau về phẩm chất lãnh đạo từ tài liệu chuyên môn, Karrah đã tóm tắt khái niệm này thành “sự lãnh đạo chuyển hóa, sự lãnh đạo như công bộc, và lãnh đạo xác thực trong khuôn khổ lãnh đạo chánh niệm”, (Karrah, 2015, trang 25). Ba khái niệm này, theo Karrah, được đặt nền tảng trong các trạng thái nhận thức, dấn thân, kết nối và hiện thực hóa.
Sự lãnh đạo chuyển hóa tương tự như kiểu lãnh đạo chánh niệm mà thu hút những người đi theo, và tập trung đến nhu cầu và động cơ của những người đi theo, và cố gắng giúp họ phát huy đầy đủ nhất tiềm năng của mình. (Northouse, 2013, trang 185).
Trong vai trò lãnh đạo như công bộc, người lãnh đạo cũng giúp những người đi theo nhận ra tiềm năng của họ và đạt được sự hiện thực hóa bản thân lớn hơn, và điều này bắt nguồn sâu sắc từ sự nhận thức và sự quan tâm đến lợi ích của người khác. (Karrah, 2015, trang 28).
Lãnh đạo xác thực nói đến một nhà lãnh đạo với mong muốn thực sự là phục vụ nhân sinh và xây dựng mối quan hệ tin cậy (George, 2003). Lãnh đạo xác thực một lần nữa có thể được xem xét từ ba phương diện chính: Nội lực, tương tác, và phát triển. Phương diện nội lực nói đến sự tự nhận biết bản than, sự tự làm chủ bản thân, và nhận thúc cá nhân của lãnh đạo (Northouse, 2013, p. 254). Phương diện tương tác nói đến quá trình tương hỗ tập thể giữa người lãnh đạo và các cộng sự. Và phương diện phát triển đề cập đến những điều có thể được nuôi dưỡng và phát triển qua các thời kỳ hơn là các đặc điểm cố hữu. (tr. 254).
LÃNH ĐẠO CHÁNH NIỆM VÀ TÂM LINH TRONG PHẬT GIÁO
Một nhà lãnh đạo tốt theo đạo Phật được dựa trên các đức tính đạo đức, sự tử tế, đáng tin cậy, sự chắc chắn, sự quyết đoán và sự thông minh. Và sự lãnh đạo chánh niệm trong Phật giáo có nghĩa là lưu tâm đến hành vi, lời nói, ý nghĩ, hành động và môi trường.
Theo giáo lý của Phật, lời nói và hành động của một người bắt nguồn từ tư duy của người đó. Tâm chính là tiền thân của mọi thứ, và thông qua tâm, thiện và ác được thực hiện, và kết quả theo sau. Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú như sau.
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động, Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo. (Dhp. 1).
Giải thích: Tất cả những gì chúng ta trải nghiệm bắt đầu bằng tư duy. Lời nói và hành động của chúng ta xuất phát từ tư duy. Nếu chúng ta nói hoặc hành động với những tư duy xấu xa, thì kết quả chắc chắn sẽ là những tình huống và kinh nghiệm khó chịu. Bởi vì chúng ta luôn có những tư duy xấu, kết quả xấu sẽ luôn đi theo ta ở đến bất cứ nơi nào chúng ta tới. Điều này rất giống với bánh xe của một chiếc xe bị kéo theo dấu chân của một con bò, được nối với thân xe. Bánh xe cùng với tải trọng của xe đẩy tiếp tục đi theo hướng kéo của con bò. Con vật bị ràng buộc với chiếc xe này và không thể rời khỏi nó.
Ý dẫn đầu các pháp, Ý làm chủ, ý tạo; Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động, An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.’ (Dhp.2).1
Giải thích: Tất cả những gì chúng ta trải nghiệm bắt đầu bằng tư duy. Nếu tư duy của chúng ta tốt, thì lời nói và hành động sẽ tốt theo. Và kết quả của tư duy tốt, lời nói tốt, và hành động tốt sẽ là hạnh phúc. Hạnh phúc này sẽ không bao giờ rời khỏi chúng ta nếu ta có tư duy tốt. Hạnh phúc sẽ luôn theo sát ta như bóng không bao giờ rời khỏi hình.
Vì thế, kinh Pháp Cú hướng dẫn chúng ta rằng sự lãnh đạo chánh niệm phải được dựa trên sự phát triển tâm. Khi tâm ta được tu tập tốt, nó sẽ đưa đến lời nói và hành động tốt. Kết quả của việc này cũng sẽ tốt. Còn khi tâm ta hư hỏng, nó sẽ dẫn đến lời nói xấu xa và hành động xấu xa. Và kết quả cũng sẽ kinh khủng.
Sự lãnh đạo chánh niệm phải được phát triển bởi sự tu tập (thiền), được gọi chuyên môn là chánh niệm và dựa trên thiền chánh niệm. Bằng việc thực tập thiền chánh niệm, người lãnh đạo sẽ làm chủ tư duy, lời nói và hành động của mình. Người lãnh đạo như vậy sẽ mang lợi ích đến cho bản thân, cho người khác, cho môi
1.. https://www.buddhanet.net/e-learning/buddhism/dp01.htm
trường xung quanh, cho cộng đồng, cho tổ chức, cho quốc gia của họ, và cho cả thế giới nhiều hơn việc gây hại.
Chúng ta có thể áp dụng Bát Chánh Đạo mà Đức Phật giảng dạy như là những phẩm chất lãnh đạo chánh niệm. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn chân chính, tư duy chân chính, lời nói chân chính, hành động chân chính, kế sinh nhai chân chính, nỗ lực chân chính, chánh niệm và chánh định.
Đây là những phẩm chất mà một nhà lãnh đạo tinh thần nên sở hữu để có thể dẫn dắt tín đồ đi theo một con đường chân chính. Nói tóm tắt, Bát Chánh Đạo có thể được tóm lược thành ba phần, Giới (Sila), Định (Samadhi), và Tuệ (Panna).
Một nhà lãnh đạo có chánh niệm nên có sự tự chủ và duy trì các tiêu chuẩn đạo đức để giành được sự tin tưởng và tin cậy của các cộng sự. Một nhà lãnh đạo có chánh niệm cũng phải có một sự bình tĩnh khi xử lý các vấn đề hoặc khi gặp khó khăn. Tâm trí tập trung sẽ có thể nhìn thấy vấn đề và nguyên nhân của vấn đề một cách rõ ràng và sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Và, trí tuệ là một phẩm chất rất cần thiết mà các nhà lãnh đạo chánh niệm nên sở hữu. Trí tuệ không phải là kiến thức. Trí tuệ là khả năng thâm nhập và xem điều gì đúng và sai, điều gì sẽ có lợi hơn và điều gì sẽ là quyết định đúng đắn. Đó là khả năng hiểu sự thật và xử lý tình huống một cách công bằng. Kiến thức chỉ là học tập, ghi nhớ và có thêm thông tin hoặc sự kiện. Nói tóm lại, ba phẩm chất này - Giới, Định, và Tuệ, nên đi cùng nhau để tạo ra một kết quả tốt hơn.
CÂU CHUYỆN VỀ MĀGHA VÀ PHẨM CHẤT LÃNH ĐẠO
Trong câu chuyện Māgha, chàng trai trẻ Māgha dẫn đầu một nhóm 33 người làm việc cho sự phát triển cộng đồng ở làng Macala. Trưởng làng trở nên nghi ngờ về các hoạt động của họ và lo sợ công việc của họ sẽ hủy hoại nhân phẩm của ông ta.
Ông ta báo cáo với nhà vua, cáo buộc họ tổ chức các hoạt động phi pháp. Nhà vua, không cẩn thận điều tra vụ án đã ra lệnh bắt giữ nhóm này và phán quyết họ hình phạt tử hình bằng cách ra lệnh cho một con voi giẫm lên họ. Tuy nhiên, do tư duy chánh niệm và kỹ năng quản lý cảm xúc của nhà lãnh đạo Māgha, tất cả những người đi theo đều lắng nghe anh mà không có bất kỳ phản ứng nào.
Anh cố gắng trấn tĩnh con voi và thuyết phục nhà vua rằng họ vô tội. Anh yêu cầu những người bạn của mình đừng nổi giận với trưởng làng, nhà vua và con voi. Thay vào đó, anh yêu cầu họ nuôi dưỡng lòng yêu thương đối với những người này. Và ngạc nhiên thay, con voi không dám đến gần họ, và điều này được báo cáo đến tai nhà vua.
Lần thứ hai, nhà vua ra lệnh trói nhóm người này bằng vải và thả voi ra dẵm lên họ. Một lần nữa, con voi không đến gần họ và thậm chí chạy khỏi họ. Sự việc này lại được báo cáo lại cho Nhà vua và nhà vua, khi đó đã trở nên trầm ngâm và để tâm, nhận ra rằng những người này có thể vô tội và yêu cầu các bộ trưởng của mình đưa họ đến tòa án của mình và điều tra cẩn thận vụ án.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng, nhà vua biết rằng cáo buộc về các hành vi của họ là sai. Vì vậy, Nhà vua ra lệnh thả họ và đồng thời ra lệnh bắt giữ trưởng làng, sau đó ông ấy cũng bị cách chức.
Nhà vua, sau đó, phong cho Māgha trở thành trưởng làng với đặc quyền phần thưởng đặc biệt bao gồm thuế cho tám ngôi làng, tám con voi, tám ngôi nhà, tám người phục vụ nam và nữ. Māgha và ba mươi hai người đồng sự được hưởng đặc quyền, phục vụ đất nước và thực hiện nhiều hoạt động phúc lợi xã hội hơn cho đến cuối đời.
Sau khi họ qua đời, họ đều được tái sinh về cõi trời thứ ba mươi ba, được đặt tên theo 33 người công nhân kia, còn Māgha trở thành Đế Thích, vua của các chư Thiên.
Theo chú giải của kinh Pháp Cú, Đức Phật đã nêu lên bảy phẩm chất mà Māgha sở hữu khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, cả trong đời sống con người và khi là Vua của các vị thần. Bảy điều sau chính là những phẩm chất tâm linh đó:
‘Luôn hiếu dưỡng mẹ cha Luôn kính trọng người lớn tuổi
Không nói lời khiếm nhã, nguyền rủa, vu khống,
Không tham lam, và luôn rộng lượng chia sẻ sở hữu với tâm cởi mỏ. Luôn nói lời chân thật,
Không bao giờ giận dữ,
Dứt bỏ sân hận, nếu sân hận nổi lên xin mau buông bỏ’
Māgha là một chàng trai trẻ và có một trái tim nhân hậu. Anh không bao giờ lợi dụng người khác. Anh không phải là một người tự cho mình là trung tâm, mà luôn hướng về mọi người và luôn nghĩ cho người khác.
Anh có một cái nhìn hướng về xã hội. Ở trong một đám đông, anh ưu tiên cho những người khác. Những phẩm chất như vậy trở thành đặc điểm và tính cách của anh ấy. Anh ấy luôn chăm sóc cha mẹ cẩn thận, và điều này thể hiện một tấm gương tốt về trách nhiệm xã hội và tôn trọng người lớn tuổi, một sự khiêm tốn và vắng mặt sự kiêu ngạo.
Người lãnh đạo không nên phí thời gian đi vu khống người khác. Nếu có nghi ngờ về bất cứ điều gì, nhà lãnh đạo sẽ có một cuộc gặp cá nhân và nói chuyện với người đó để làm rõ vấn đề. Người lãnh đạo không nên keo kiệt và có tính đố kỵ; trái lại, anh ta nên hào phóng chia sẻ với người khác những gì anh ta có, bao gồm việc cởi mở và đưa ra lời khuyên cần thiết cho người khác.
Người lãnh đạo phải luôn trung thực và không lừa dối những người đi theo hoặc cộng sự. Mục đích và mục tiêu của một dự án phải có sự minh bạch. Nói dối sẽ dẫn đến sự mất lòng tin và nghi ngờ. Người lãnh đạo cũng phải khoan dung và kiên nhẫn mà không tỏ ra tức giận. Người lãnh đạo nên có phẩm chất tự chủ. Nếu trong trường hợp sự tức giận xuất hiện, một nhà lãnh đạo phải bình tĩnh lại và tìm cách giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình.
Nhờ tấm lòng nhân hậu và phẩm chất lãnh đạo tốt, Magha đã thuyết phục được 32 người cộng sự hợp tác với anh một cách trung thành. Ban đầu, anh một mình làm công việc sửa chữa đường sá, xây cầu, đào giếng, làm nơi trú ẩn và cung cấp nước uống cho khách du lịch. Sau đó, như những người có đầu óc ngưỡng mộ anh và tham gia cùng anh. Vì vậy, họ được biết đến như một nhóm gồm ba mươi ba nhà hảo tâm.
Do đó, các thế hệ trẻ nên nuôi dưỡng tinh thần này của Māgha để trở thành những nhà lãnh đạo có đầu óc, người có thể phục vụ thế giới và nhân loại. Nói về thành tựu của Māgha khi trở thành vua của các vị trời, Đức Phật đã nêu lên những câu sau đây:
‘Ðế Thích không phóng dật, Ðạt ngôi vị Thiên chủ.
Không phóng dật, được khen;
Phóng dật, thường bị trách’ (Dhp. 30)2.
Mặt khác, người trưởng làng buộc tội họ tổ chức các hoạt động bất hợp pháp xuất phát từ sự ghen tị của bản thân là một ví dụ về một nhà lãnh đạo thiếu suy nghĩ. Về phía nhà vua người đã ra lệnh xử tử 33 chàng trai này là một ví dụ của sự bất cẩn trong lãnh đạo. Đây là những bài học chúng ta có thể học được từ câu chuyện này.
KINH KUTADANTA VÀ PHẨM CHẤT LÃNH ĐẠO
Trong kinh Kūṭadanta, Đức Phật kể câu chuyện kiếp trước của Ngài cho Bà la môn Kūṭadanta, người muốn thực hiện một nghi thức hiến tế có lợi. Bà la môn Kūṭadanta nghe tin Đức Phật đến làng Khānumata của mình. Đã nghe về sự nổi tiếng của Đức Phật trong một thời gian dài, ông muốn gặp Ngài để nhận được lời khuyên về cách thực hiện một nghi thức hiến tế một cách hiệu quả để mang lại lợi ích lớn hơn.
Sau đó, Đức Phật kể rằng khi ngài còn là Vua Mahāvijita và muốn thực hiện một nghi thức hiến tế lớn. Vì vậy, nhà vua đã triệu tập cố vấn của mình, Purohita để đưa ra một số lời khuyên về cách thực hiện một nghi thức hiến tế để có nhiều lợi ích hơn.
Trong cuộc thảo luận, cố vấn của Nhà vua cho rằng đây chưa phải là lúc để thực hiện một nghi thức hiến tế to lớn vì đất nước vẫn còn hỗn loạn, thiếu hòa bình và không ổn định về kinh tế. Bà la môn Purohita sau đó khuyên nhà vua ưu tiên hàng đầu để khôi phục hòa bình và trật tự bằng cách quản lý nền kinh tế nhà nước đúng cách.
Ông yêu cầu nhà vua góp vốn cho các thương nhân tham gia buôn bán, cung cấp các loại hạt giống khác nhau cho nông dân và tăng lương cho công chức chính phủ. Nhà vua làm theo lời khuyên của Purohita và hoãn kế hoạch hiến tế của mình. Vài năm sau, ông
-
Appamādena māghava, devānaṃ setthatam gato; appamadaṃ pasamsanti,pamādo garahito sadā.
nhìn thấy thành quả của việc quản trị này, đất nước hòa bình, mọi người tham gia vào công việc của chính họ và tận hưởng lợi nhuận của họ. Không ai quan tâm đến cuộc nổi dậy. Thuế của đất nước sau đó đã tăng lên. Kho báu của nhà vua trở nên đầy đủ.
Sau đó, Nhà vua triệu tập cố vấn của mình, Bà la môn Purohita, một lần nữa, để thảo luận về vấn đề thực hiện một nghi thức hiến tế to lớn. Purohita nói rằng, “Đây là thời điểm tốt để tổ chức một nghi thức hiến tế to lớn. Nhưng để làm cho nó có lợi hơn, sự hiến tế nên được thực hiện một cách đơn giản. Nó không nên dính líu đến cưỡng bức lao động, sát hại mạng sống và phá hủy đất đai hoặc tài sản”. Ông khuyên nhà vua tránh cuộc sống xa hoa.
Ông khuyên nhà vua chỉ tiến hành tế lễ bằng cách dâng mật ong, bơ, dầu và trái cây cho các vị thần, và thực hiện một lễ hiến tế cung cấp thực phẩm miễn phí cho những người thuộc các giai cấp khác nhau. Nghe tin vua có ý định thực hiện tế lễ, các bộ trưởng, quan chức cấp dưới, sĩ quan, thương nhân đã đến tỏ lòng tôn kính với nhà vua và dâng nhiều kho báu cho ông.
Bởi vì kho báu của nhà vua đã đầy, ông yêu cầu những người có thiện chí này lấy lại những món quà của họ để sử dụng cho cá nhân. Tuy nhiên, không ai lấy lại những món quà mà họ đã dự định cho Nhà vua. Vì vậy họ đã thiết lập các quầy hàng ở các cổng thành và phân phát thức ăn và các mặt hàng khác miễn phí cho người nghèo và người đi đường, như một phần của sự tham gia vào sự hiến tế của nhà vua cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với ông. Nhà vua rất hạnh phúc, và mọi người đều vui mừng.
Đây là cách một nhà lãnh đạo giỏi nên làm theo giáo lý của Đức Phật. Kinh Kūṭadanta cho chúng ta rất nhiều bài học về khả năng lãnh đạo tốt. Người lãnh đạo nên chu đáo, tôn trọng người lớn tuổi và lắng nghe những lời khuyên tốt. Người lãnh đạo cũng nên lưu tâm, tránh làm hại chúng sinh và cưỡng bức lao động. Nền kinh tế của đất nước nên được quản lý hợp lý với chi tiêu khôn ngoan. Câu chuyện cũng dạy cách duy trì hòa bình và trật tự và thực hành bảo tồn sinh thái. Một nhà lãnh đạo chánh niệm mang lại hòa bình và phát triển bền vững hơn. Khái niệm của Đức Phật về sự lãnh đạo tốt được dựa trên các giá trị tinh thần và đạo đức.
Nhà lãnh đạo được coi là cha mẹ của toàn thể dân tộc, một người
chịu trách nhiệm cho cuộc sống và phúc lợi của tất cả các thành viên trong đất nước. Nhà lãnh đạo nên xem xét các kế hoạch cho lợi ích lâu dài và hòa bình và phát triển bền vững. Nhà lãnh đạo không nên chỉ đưa ra mệnh lệnh như nhà độc tài.
Một nhà lãnh đạo nên lắng nghe những phản hồi mang tính xây dựng và thực hiện theo đó. Lãnh đạo chánh niệm cũng là khả năng nhận thức được tình hình hiện tại, hiểu thấu vấn đề và khám phá ra giải pháp cho vấn đề đó.
Quốc vương Mahāvijita nhận thức rõ về tình hình của đất nước mình và ông có thể đưa ra quyết định đúng đắn liệu đó có phải lúc thích hợp để thực hiện một nghi thức hiến tế to lớn như vậy hay không. Nếu không để tâm đến những gì đang diễn ra trong nước, một nhà lãnh đạo sẽ không thể đưa ra quyết định đúng đắn. Điều này một phần là do cố vấn có trí tuệ, Purohita. Lãnh đạo chánh niệm tốt là sự kết hợp của trí tuệ và lòng trắc ẩn. Nếu không có lòng trắc ẩn, một nhà lãnh đạo giỏi sẽ không nghe lời khuyên của các cố vấn. Thay vào đó anh ta hoặc cô ta sẽ thực thi mong muốn cá nhân, và họ có sức mạnh để làm điều đó. Cả Nhà vua và cố vấn đều có phẩm chất từ bi, suy nghĩ cho người dân đất nước cũng như cho chúng sinh.
Một bài học khác có thể được rút ra từ bài kinh này là nhận thức về sự kết nối lẫn nhau. Một trong những giáo lý cốt lõi của Phật giáo là mọi thứ đều phụ thuộc lẫn nhau, không có gì tồn tại như một thể độc lập. Vì vậy, Nhà vua và cố vấn của ông đã nhận thức rõ rằng sự thịnh vượng của các quốc gia và sự xa xỉ của họ phụ thuộc vào sự thịnh vượng của người dân trong nước. Hơn nữa, họ cũng nhận thức được tác động sinh thái vì họ đã tránh phá rừng và việc sát hại sinh mạng để thực hiện nghi thức hiến tế. Đây là những phẩm chất lãnh đạo chánh niệm có thể học được từ kinh Kūṭadanta.
PHẨM CHẤT LÃNH ĐẠO CHÁNH NIỆM VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
Trong Phật giáo, quan điểm xã hội và suy nghĩ để giảm bớt đau khổ cho chúng sinh bắt đầu với chính Đức Phật ngay từ khi Ngài phát nguyện Bồ tát. Nếu Ngài chỉ nghĩ cho bản thân mình, thì Ngài
đã đạt được quả vị A la hán trong kiếp sống đó và không còn tái sinh nữa. Tuy nhiên, vì lòng từ bi với thế giới, Bồ-tát Sumedha, đã trở thành vị Phật tương lai để giải thoát trời và người khỏi đau khổ có thể ( Ja. A 2-95).
Ngài tuyên bố 3 sứ mệnh:
‘Nếu ta biết được chân lý, ta sẽ hướng dẫn mọi người về chân lý đó. Nếu ta được giải thoát, ta sẽ giúp mọi người giải thoát.
Nếu ta vượt qua biển khổ sinh tử, ta sẽ giúp mọi người vượt qua biển khổ sinh tử theo ta vậy.’
Và Đức Phật cũng có ba mục tiêu như sau:
‘Tinh tấn không ngừng để đạt được quả vị Chánh Đẳng Giác. Nỗ lực vì lợi ích của mọi chúng sinh và chủng tộc.
Nỗ lực vì lợi ích của thế giời loài người và trời’.
Sau khi đạt được sự giác ngộ và giáo hóa được 60 đệ tử, Ngài đã thành lập một cộng đồng Tăng thân (Vin.I.20). Trong kỳ an cư kiết hạ đầu tiên, Ngài đã giáo hóa 60 đệ tử trở thành A la hán. Vào cuối kỳ an cư kiết hạ, Ngài đã giao trách nhiệm truyền bá chánh pháp cho 60 đệ tử:
“Này các Tỳ kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Hai người không nên đi cùng một hướng. Hãy truyền bá chân lý hoàn hảo ở đoạn đầu, ở đoạn giữa và ở đoạn cuối”.
Đây là những ví dụ về phẩm chất lãnh đạo chánh niệm tốt được Đức Phật trinh bày, và nhân loại làm theo để tạo được lợi ích cộng đồng cho toàn thế giới. Phật giáo luôn được định hướng hướng về xã hội vì Đức Phật luôn dạy mọi người hành động vì phúc lợi của người khác. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn, Đức Phật luôn khuyến khích bản thân hãy tu tập trước tiên bằng cách đi theo con đường chánh niệm. Do đó, câu chuyện về Maghā với tư cách là một thành viên hoạt động vì xã hội nhắc nhở chúng ta phải tử tế, hào phóng, có tự chủ, có trách nhiệm và có lòng biết ơn. Những điểm trong cả câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật và Māgha là những ví dụ hay và là động lực tốt để các Phật tử hành động vì phúc lợi của thế giới
bằng chánh niệm.
‘Về điều này, trong kinh Pháp Cú, Đức Phật cũng dạy rằng: Như ong đến với hoa thường,
Không hề hại sắc phai hương chút nào, Giữ hoa lấy mật khó sao,
Như là bậc thánh đi vào làng xa’ (Dhp. 49)3.
Giải thích: Con ong chiết xuất mật từ hoa mà không làm hỏng màu sắc hoặc mùi thơm của hoa, và làm như vậy giúp cây cho nhiều trái. Tương tự như vậy, bậc thánh trầm tĩnh đi về ngôi làng khất thực mà không làm hại ai dù chỉ một phút, và như vậy có thể giúp mọi người có được nhiều phước đức và hạnh phúc.
Mặc dù câu này được Đức Phật dạy cho một nhà sư, nhưng nó có thể áp dụng cho mọi nhà lãnh đạo có nguyện vọng phục vụ nhân loại, tránh gây hại, tàn phá hoặc hủy diệt. Một nhà lãnh đạo giỏi nên cân nhắc về sự an toàn và an ninh cho tất cả những người liên quan, công dân hoặc đồng sự trước khi đưa ra quyết định. Một nhà lãnh đạo có đầu óc phải xem xét không chỉ đối với con người, mà còn về tác động sinh thái hoặc môi trường tự nhiên có thể gây nguy hiểm cho các thế hệ sau như thảm họa và sự nóng lên toàn cầu.
Ngoài ra, Đức Phật còn dạy rằng:
“Người nào bảo vệ bản thân thì hãy bảo vệ người khác,
Vì thế, bậc trí luôn dạy hãy bảo vệ bản thân thật tốt”. (AN. II. 374)4.
Do đó, thông qua việc bảo vệ người khác, chúng ta đang bảo vệ chính mình; và thông qua việc bảo vệ chính mình, chúng ta đang bảo vệ người khác. Bảo vệ chính mình ở đây có nghĩa là có chánh niệm đến chính mình và bằng cách bảo vệ người khác có nghĩa là chánh niệm và không làm tổn thương hoặc gây hại người khác. Con người được kết nối với nhau giống như thế giới tự nhiên. Đây là những tư duy về phẩm chất lãnh đạo do Đức Phật đưa ra. Nếu được
- Yathāpi bhamaro pupphaṃ, vaṇṇagandhaṃahethayam; pāleti rasamadaya, evaṃ gāme muni care.
4.“Yoca rakkhatiattānaṃ, rakkhitotassabāhiro; Tasmārakkheyyaattānaṃ, akkhatopaṇḍitosadā’’ti
áp dụng đúng cách, mỗi người đều có thể đóng góp cho hòa bình và phát triển bền vững của thế giới.
Một nhà sư cũng là một học giả Shan đến từ Myanmar, Hòa thượng Giáo sư Tiến sĩ Khammai Dhammasāmi, trong cuộc nói chuyện với các sinh viên của mình trong buổi lễ trao học bổng tại khách sạn SD Avenue ở Bangkok vào ngày 15 tháng 1 năm 2019, nói rằng “Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn phải nghĩ cho người khác. Nếu một người chỉ nghĩ cho chính mình, người đó sẽ mất tự tin. Nếu một người biết nghĩ cho người khác, và học cách phục vụ người khác, người đó sẽ tự tin hơn, và người đó cũng phải có suy nghĩ tích cực.”
Ông nói thêm, “Những người biết nghĩ cho người khác, không bao giờ cảm thấy rụt rè, và những người chỉ nghĩ cho bản thân luôn cảm thấy rụt rè. Người biết nghĩ cho người khác luôn tràn đầy năng lượng, vì vậy hãy sống vì lợi ích cho số đông”. Tinh thần từ bi và sự phục vụ nhân loại cũng là một yếu tố trong giáo lý cốt lõi của Đức Phật về phẩm chất lãnh đạo tinh thần và chánh niệm của Phật giáo.
KẾT LUẬN
Như đã nhấn mạnh trong bài viết, sự lãnh đạo tinh thần có chánh niệm trong Phật giáo đã được Đức Phật giảng dạy và những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật là ví dụ điển hình cho sự lãnh đạo tốt trong các lĩnh vực khác nhau như bối cảnh tâm linh, xã hội, chính trị và kinh tế.
Dù trong bất kì lĩnh vực nào, người lãnh đạo phải là một người có chánh niệm và có trách nhiệm để dẫn dắt những người đi theo đi đúng hướng, để có lợi ích và hiệu quả cao hơn. Theo đạo Phật, cách để huấn luyện một người trở thành một nhà lãnh đạo chánh niệm là thực hành thiền chánh niệm.
Một thiền sư Phật giáo Việt Nam, Thích Nhất Hạnh, đã phát biểu trong cuốn sách của mình, An lạc từng hơi thở “Thiền tập cho người bận rộn” về thực hành chánh niệm rằng, “Chánh niệm là năng lượng thắp sáng ý thức chiếu rọi vào những gì đang xảy ra bây giờ và ở đây. Chánh niệm giúp ta sống sâu sắc từng giây phút của cuộc sống hằng ngày. Chánh niệm giúp ta quay lại tiếp xúc với phút giây hiện tại, tiếp xúc với thân thể, cảm thọ, tri giác, và với môi
trường xung quanh (Hạnh, 2011, tr.5-6).”
Ban đầu, chúng ta có thể tập thiền mỗi ngày chỉ từ 5 đến 15 phút vào sáng sớm hoặc buổi tối để nuôi dưỡng thói quen chánh niệm bằng cách nhắm mắt lại và chú ý đến hơi thở vào và ra. Để đạt được một phẩm chất chánh niệm tốt hơn, chúng ta phải luyện tập trong một thời gian dài hơn, không chỉ thở vào thở ra mà còn phải nhận thức rõ về sáu giác quan của mình.
Thực hành chánh niệm cũng có thể được thực hiện trong bốn tư thế, ngồi, nằm, đi và đứng. Tại nơi làm việc, người ta cũng có thể thực tập chánh niệm trước khi bắt đầu công việc bằng cách nhắm mắt và tập trung vào hơi thở trong một hoặc hai phút, sau đó người ta sẽ có thể thực hiện công việc một cách có chánh niệm, ít căng thẳng, ít mất tập trung và ít sai lầm hơn.
Do đó, tóm tắt hai câu chuyện trên, để trở thành một nhà lãnh đạo có chánh niệm, người ta phải nuôi dưỡng tình yêu và lòng trắc ẩn đối với người khác. Một người không nên tự cho mình là trung tâm mà nên nghĩ cho người khác hoặc tạo ra một tình huống đôi bên đều thắng.
Câu chuyện Māgha và bài kinh Kūṭadanta cung cấp những phẩm chất lãnh đạo chánh niệm không thông qua thiền định trong một tình huống nguy cấp, và khả năng đưa ra quyết định đúng đắn bằng cách trấn tĩnh bản thân, biến cảm xúc thành tình yêu và lòng từ bi, cũng như bằng cách quán chiếu tình huống một cách cẩn thận.
Khái niệm của đạo Phật về lý thuyết lãnh đạo chánh niệm vượt xa ba lý thuyết lãnh đạo của Weber vì nó nhấn mạnh đến sự phát triển đạo đức và tinh thần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Aṅguttaranikāya: Bodhi, Bhikkhu. (trans.) (2012). The numerical Discourses of the Buddha. Boston: Wisdom.
Burlingame, E. W (trans.) (1982). Buddhist Stories from the Dhammapada Commentary Part I, Kandy: The Budhist Publication Society.
Dīghanikāya, M. Walshe. (1996). Long Discourses of the Buddha, 2nd revised edition. Boston: Wisdom.
George, B. (2003). Authentic leadership: Rediscovering the secrets to creating lasting value. San Francisco, CA: Jossey-Bass.
Hanh, T. N. (2011). Peace is every breath. New York, NY: HarperCollins.
Jātakaṭṭhakathā: S.Shaw. (trans.) (2006). The Jataka: Birth Stories of the Bodhisatta, New Delhi: Penguin.
Karrah, D. J. (2015). Toward a Deeper Awareness: Becoming a Mindful Educational Leader, (A PhD Thesis), University of Calgary.
Northouse, P. G. (2013). Leadership: Theory and practice (6th ed.). Thousand Oaks, CA: Sage.
Weber, M. (1958). The three types of legitimate rule. Berkeley Publications in Society and Institutions, 4 (1): 1-11. Translated by Hans Gerth.
Williams, D. (2003). Max Weber: Traditional, Legal-Rational, and Charismatic Authority. Ohio: The University of Akron. Retrieved from http://gozips.uakron.edu/~dw2/papers/ authority.pdf on 04/07/2018.