THÔNG ĐIỆP CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LHQ 2019
Thật vinh dự cho tôi khi được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất và lời chào nồng nhiệt nhất thay cho tất cả người dân theo Phật giáo Cộng hòa Armenia đến Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam, cho nhân dân Việt Nam và tất cả những người theo đạo Phật cũng như tất cả những người có thiện chí trên toàn thế giới với ngày Tam hợp Thiêng liêng của Vesak.
Chủ đề của hội nghị lần này bàn về Phương pháp tiếp cận Phật giáo đối với Lãnh đạo toàn cầu và Trách nhiệm chung cho các xã hội bền vững là rất kịp thời.
Lãnh đạo toàn cầu được định nghĩa là những người hàng đầu có trụ sở ở nhiều khu vực trên thế giới. Các nhà lãnh đạo toàn cầu phải thu hút rất nhiều nhóm các bên liên quan và đồng nghiệp để hoàn thành công việc.
Họ giúp mọi người vượt qua những khoảng cách, văn hóa, múi giờ và cả các cấu trúc tổ chức phức tạp.
Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần tạo ra một sự hiểu biết mang giá trị thế giới, giúp cho thế giới tốt hơn.
Trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu vĩ đại thực sự khó khăn nhưng nó có thể tạo ra sự khác biệt. Nhà lãnh đạo toàn cầu lý tưởng hóa là một người nhận thức được một thế giới rộng lớn hơn, tôn trọng và coi trọng sự đa dạng, có sự hiểu biết về cách thế giới hoạt động: Về mặt xã hội, văn hóa, công nghệ, môi trường, kinh tế và chính trị. Anh ấy hoặc cô ấy tham gia vào các hoạt động, làm cho thế giới trở thành một nơi bền vững hơn và chịu trách nhiệm về hành động của chính mình. Theo nghĩa này, Nhà lãnh đạo toàn cầu như vậy là một người hành động theo giáo huấn của Thế Tôn, bất kể đức tin, nơi sinh sống và những điều quan trọng khác họ.
Ở mức độ thực tế, Global Leadership cung cấp một khái niệm có thể tạo ra cầu nối giữa công việc quốc tế hóa và giáo dục đa văn hóa, gia đình hài hòa, xã hội bền vững nhưng mục tiêu quan trọng nhất là giúp mọi người hạnh phúc hơn.
Có tính đến định nghĩa và tiêu chí chính của Lãnh đạo toàn cầu, rõ ràng Phật pháp có thể đưa ra rất nhiều phương pháp cũng như đạo đức để dạy mọi người trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu giỏi.
Con người sẽ chỉ được hưởng lợi nếu các quy chuẩn về đạo đức của Phật giáo về cách cư xử không còn tác động của lòng tham, sự thù hận và sự thiếu hiểu biết - được biết đến với càng nhiều người càng tốt và được xem như sự chỉ dẫn để hành động.
Hiện tại, Tăng đoàn đang làm nhiều việc để lý tưởng của Người Giác Ngộ và cách tiếp cận hiện thực của Ngài được truyền bá trong những người trí tuệ, để họ được hưởng lợi bằng cách thức tỉnh Tâm Bồ đề, lòng từ bi và sự bình an trong tâm trí họ.
Từ quan điểm này, những gì đang được thực hiện để đạt được mục tiêu này trong hội nghị với sự giúp đỡ vô giá của Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam và nhân dân Việt Nam không thể không đánh giá cao.
Tôi mong muốn hội nghị này tiến hành với thành công tối đa và hoàn thành tất cả các mục tiêu.
Nguyện lời Phật dạy soi sáng con đường của tất cả chúng ta vì hòa bình và phúc lợi của tất cả chúng sanh!

Artashes K. Ghazaryan, Ph.D. Trung tâm Phật giáo Armenia
Học bổng chương trình Phật học Armenia
(Người dịch: Sư cô Trung Tùng)