53
VỊ BỒ TÁT VỚI CƯƠNG VỊ LÃNH ĐẠO: LÃNH ĐẠO TINH THẦN CHO HÒA BÌNH BỀN VỮNG
Prof. Dr. Phra Rajapariyatkavi (*)
TÓM TẮT
Trong công việc này, một sự nỗ lực lớn đã được thực hiện một cách có chủ ý để đưa ra các tính chất cốt lõi Phật pháp bắt nguồn từ mười pháp ba la mật thông qua việc dẫn chứng chúng từ các hạnh nguyện và bổn phận trách nhiệm của Bồ tát, và sau đó đưa ra các cách giải quyết sự cố vụ việc và phát triển xã hội hiện đại thông qua các hạnh nguyện và bổn phận trách nhiệm của vị Bồ tát. Ở đây, các pháp ba la mật hay Pāramī như là Dāna (bố thí)…, một hạnh nguyện rộng lượng do Bồ tát tu tập có thể tạo ra sự lãnh đạo tuyệt vời, một vị trí cao thượng của Bồ tát so với những chúng sinh khác.
Liên quan các pháp ba la mật dẫn đến sự thành công của mục tiêu tối thượng, ba cấp độ rèn luyện tu tập cần phải được dần dần hoàn thiện tùy thuộc theo phẩm hạnh đạo đức của các hành giả: (i) Bốn giai đoạn không thể đếm xuể và 100.000 đại kiếp đạt được bởi người có trí tuệ ba la mật (Paññadhikapãramĩ), (ii) Một người có niềm tin ba la mật (Saddhãdhikapãramĩ) cần tám giai đoạn không thể đếm xuể và 100.000 đại kiếp, và (iii) Một người có tinh tấn ba la mật (Viriyãdhikapãramĩ) cần mười sáu giai đoạn không thể đếm xuể và 100.000 đại kiếp. Một khi được phát triển tốt, những điều đó luôn có lợi ích cho một Đấng giác ngộ hoàn toàn và nhờ vào các hạnh nguyện đạo đức không thể điểm xuể, sức mạnh trí tuệ tối
* Rector Mahachulalongkornrajavidyalaya University Wang Nio, Ayutthaya, Thailand
thượng đã tạo ra thân hình với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp của Bậc Đại nhân.
Vị trí và cách ứng xử nhã nhặn của vị Bồ-tát là vô cùng cần thiết trong việc lãnh đạo xã hội. Mức độ cao thượng của việc hành thiện giống như là vị Bồ tát đứng trước nhu cầu cần thiết và vấn đề này có thể đạt được thông qua sự phát huy các pháp ba la mật. Liên quan đến chất lượng tinh thần, bốn loại tiềm năng tinh thần được phú cho một cách tự nhiên với: (i) Vijjā (sự hiểu biết cao cả, sự sáng suốt), vị ấy có kiến thức nhất định về đời sống thực tế là cuộc đời luôn tuân theo qui luật của ba tính chất phổ biến (Tam Pháp Ấn): vô thường, khổ và vô ngã; (ii) Vimutti (sự giải thoát), vị ấy luôn thoát khỏi ràng buộc mọi thứ; (iii) Visuddhi (sự trong sạch), giới luật của vị Bồ tát luôn được thanh tịnh trong sạch; và (iv) Sức mạnh, khi vị Bồ tát đạt được khả năng thiền định cao trong thế gian và rồi nhờ vào tính chất có ích của nó, vị ấy có thể thực hiện nhiều việc làm kỳ diệu khác nhau khi vị ấy thấy phù hợp. Đó là sự lãnh đạo đặc biệt, một sự lãnh đạo vì hòa bình bền vững.
Trong nhiều kiếp quá khứ trước khi giác ngộ, đức Phật đã thực hiện viên mãn hạnh nguyện của Bồ tát hạnh trải qua 547 lần tái sinh để tu tập mười ba la mật trải qua nhiều sự thăng trầm trong cuộc sống và tinh tấn thực hành các hạnh thiện dù ít nhiều cũng dẫn đến đạt được Phật quả ở kiếp cuối cùng.
Về mặt từ nguyên ‘Pāramī’ được thực hành viên mãn bởi vị Bồ tát, với ý nghĩa cơ bản là sự kiên định, thể hiện các đức hạnh tốt hướng vị ấy đạt đến các ba la mật của hạnh thiện. Các ba la mật này gắn liền chặt chẽ với người hành thiện cố tình chấp nhận mọi khổ đau trong sự tu tập các ba la mật để đạt đến cảnh giới cao nhất của nó. Phạm hạnh cao tột này được xem như là người đáng tôn kính ngang bằng vị trí cảnh giới hiện tại của vị Bồ tát trong địa vị tôn kính nhất hơn các loài chúng sinh khác. Theo đó các phiền não dần dần chấm dứt mang lại sự thánh thiện soi sáng con đường cho mọi người. Nhờ những đức hạnh này, vị Bồ tát lãnh đạo cũng được trao quyền trong nhiệm vụ trợ giúp tất cả các chúng sinh.
Mười ba la mật này là: bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, tâm từ, và tâm xả. Ngoài mười ba la mật này, chúng được phân chia thành ba cấp độ; mỗi cấp có mười
hạng mục và tổng cộng trở thành con số ba mươi với tên danh là mười loại ba la mật thông thường, vượt trội và tối cao. Người ta tin rằng tất cả các pháp ba la mật đã được học và thực hành đầy đủ bởi tất cả vị Bồ tát. Do đó, tóm lại rõ ràng có thể được đề cập đến là mười phạm hạnh đạo đức là cái mà khiến cho vị ấy trở thành Phật hoặc Buddhakãrakadhamma. Để đạt được chúng, các chu kỳ thời gian được quy định khác nhau như sau:
Người được phú cho trí tuệ (Paññādhikapāramā) trải qua bốn con số không thể lường và một trăm ngàn đại kiếp của niên đại thế giới.
Người được phú cho với đức tin (Saddhãdhikapāramā) trải qua tám con số không thể lường và một trăm ngàn đại kiếp của niên đại thế giới.
Người được phú cho tinh tấn (Viriyadhikapāramā) trải qua mười sáu con số không thể lường và một trăm ngàn đại kiếp của niên đại thế giới.
Trong thực tế, một người khi muốn đưa ra vấn đề gì đó với đầu óc không căng thẳng có thể làm tất cả các công việc lớn. Nếu vị ấy sẵn sàng cúng dường bất cứ thứ gì mà không có đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào thì người như vậy có thể làm một công việc vĩ đại như thể là một vị Bồ tát với tâm sẵn sàng mang lại lợi ích cho những người khác mà không cần bất kỳ điều kiện gì.
Một người thường xuyên tuân theo giới luật: năm giới, tám giới, mười giới hoặc thậm chí với số lượng giới còn nhiều hơn thế. Khi đó vị ấy luôn xem xét giữ gìn cẩn thận các giới cho tốt thì sẽ không hối hận cho chính mình vì không bị phê phán về những thiếu sót của việc giữ gìn các giới đó. Trong những tình huống này, vị ấy đạt được sự tự tin nhất định và sẵn sàng làm rất nhiều việc. Hơn nữa, khi vị ấy trở nên hoàn hảo về mặt đạo đức thì niềm tin và sự ngưỡng mộ ở mức độ nào đó sẽ được tôn vinh bởi nhiều người.
Một người có xu hướng xả ly sẽ được tinh thần thanh tịnh, trong đó loại trừ dính mắc với lòng ham muốn sắc dục và do đó mang lại sự an ổn trong cuộc sống của vị ấy, cho dù vị ấy có đi đâu, sẽ không còn phải lo lắng về bất cứ điều gì. Dựa trên điều kiện này, tâm trí
của vị ấy luôn rộng mở như bầu trời mênh mông, mát mẻ như dòng sông lớn, nặng như trái đất và uyển chuyển làm việc như một cái bao tải làm bằng da mèo. Điều này nói rằng một người như vậy chắc chắn xứng đáng để đảm trách nhiệm vụ lớn.
Một người được phú cho trí tuệ có khả năng hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của chính mình và những người khác trong quá khứ, tương lai và hiện tại bao gồm các hiện tượng xung quanh bên ngoài và cũng từ đó chúng gắn kết chặt chẽ nhau từ quả đến nhân và từ nhân dẫn đến quả. Một người như vậy có thể làm được mọi việc cho dù công việc đó lớn như thế nào.
Một người có khả năng kiên trì mạnh mẽ sẽ không từ bỏ trong khi gặp phải những khó khăn lớn, cho dù nó có khó khăn hay dễ dàng đến đâu, vị ấy sẽ thành công vượt qua chúng bằng cách đưa ra sự đo lường bình đẳng để mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân loại. Cuộc sống hằng ngày của vị ấy luôn mang lại lợi ích cho mọi người. Do đó, vị ấy sẽ không cảm thấy mệt mỏi trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Một người như vậy luôn sẵn sàng làm các nhiệm vụ lớn.
Một người có nội lực nhẫn nhục tốt có thể kiên trì chịu đựng với những cảm giác khó chịu về thể chất, tinh thần và sự gian khổ thông qua đức tính bền bỉ chịu khó, theo đó tính nóng vội bên trong sẽ được cải thiện. Một người như vậy đã sẵn sàng làm tất cả các công việc vĩ đại.
Một người với tâm đầy sự chân thật sẽ có một cái tâm chơn chánh được gọi là sự thành thật về lời nói, hành động và tâm ý. Trong khi nói, vị ấy thốt ra những lời nói thật; Trong khi suy nghĩ, vị ấy sẽ suy nghĩ đúng đắn; Trong khi hành động, vị ấy luôn làm bất cứ việc gì miễn là có lợi cho mọi người tùy theo cách giải quyết vấn đề của vụ việc và mục tiêu của nó. Bằng những phương thức hành động này, niềm tin vững chắc được tạo ra đáng kể. Một người như vậy chắc chắn được chuẩn bị để nhận nhiệm vụ lớn.
Một người mà ý chí của họ có bản tính lập trường quyết tâm sẽ trở nên kiên quyết đối với những gì đã được thiết lập, không bao giờ thay đổi, bất kể vấn đề đó nguy hiểm hay khó khăn đến đâu, cho dù vụ việc đó có mất thời gian bao lâu để thực hiện chúng, vị ấy không bao giờ từ chối với bất kỳ lý do gì. Vị ấy luôn hướng đến trọng tâm mục tiêu đã được đề ra. Điều này nói rằng một người luôn theo đuổi sự quyết tâm như một cây cột cờ và tảng đá đục. Một người như vậy cũng đã sẵn sàng để hoàn thành công việc vĩ đại.
Một người có tâm đầy lòng nhân ái sẽ luôn yêu thương tất cả chúng sinh không thiên vị và điều kiện; Mọi lúc, vị ấy luôn mở rộng sự thân thiện đối với nhiều người mà không có tư tưởng giận hờn ngay cả khi phải đối mặt với những thăng trầm không hài lòng trong cuộc sống; Vị ấy luôn dành tình thương vô điều kiện cho những người thân quyến, các bạn bè, bao gồm luôn cả các kẻ thù. Một người như vậy có khả năng làm công việc vĩ đại.
Cuối cùng, một người có tâm trí bình đẳng sẽ không thiên vị về bất kỳ bên nào ví như bị ảnh hưởng bởi lòng tham cầu và làm hài lòng một ai đó. Một người như vậy có khả năng thành công khi làm các nhiệm vụ lớn chính nhờ sự uyển chuyển khéo léo của vị Bồ-tát ở mọi mặt trong thể chất và tinh thần, các ba la mật được trau dồi đầy đủ dẫn đến sự sẵn sàng trở thành một nhà lãnh đạo thế giới.
Nhìn chung, thế giới hiện nay đang diễn ra trong sự phức tạp nơi mà các vấn đề và nguyên nhân của nó luôn biến đổi trong nhiều tình huống. Nếu một người có trí tuệ ở mức độ thông thường, sở hữu những đức hạnh và các ứng xử đạo đức nói chung, nắm quyền lãnh đạo dễ dàng sẽ không thể không biết cách lãnh đạo và giải quyết tốt các vấn đề của một xã hội; một người với sự thông minh, những đức hạnh và đạo đức, bao gồm luôn cả cách thức lãnh đạo của họ ở cùng cấp độ như là hành hạnh Bồ-tát có thể đảm nhận nhiệm vụ khó khăn như vậy.
Đối với nhà lãnh đạo tinh thần dẫn dắt phù hợp với một xã hội kỹ thuật số thì tâm cởi mở của vị Bồ tát rất cần thiết: nó thể hiện theo các khía cạnh: 1) Nó tồn tại mọi lúc; 2) Nó duy trì trong bất kỳ thử thách gì; Mặc dù có rất nhiều tình huống hoặc các yếu tố tác động lên nó hoặc buộc con người phải làm theo những hành vi xấu trong suy nghĩ, lời nói và hành động, dù cho nó có nghiêm trọng đến đâu nhưng cách cư xử nhã nhặn của Bồ tát vẫn luôn duy trì mãi mãi như vậy. Mặc dù là những đức tính và đạo đức của phàm tục nhưng vị ấy vẫn giữ được bình thản như những vị thánh nhân.
Người ta tin tưởng mạnh mẽ rằng sự cư xử nhã nhặn của vị Bồ tát lãnh đạo này bắt nguồn tự nhiên từ việc tu tập mười pháp ba la mật trong những cách thức ứng xử đa dạng; nó liên tục được làm tốt, một khi lòng tốt được hoàn thiện lâu dài thì nó trở nên hoàn hảo một cách ổn định tự nhiên, từ đó chuẩn bị cho lộ trình tu tập cao của Prāmī. Điều này rõ ràng được tạo ra bởi hành động tốt liên tục phù hợp với
mười khuôn khổ của phạm hạnh, đạo đức theo như bối cảnh đưa ra. Nhờ vào phạm hạnh này, một tư tưởng đã được nêu ra rằng nếu một người thực sự muốn có được ba la mật của lòng tốt mang lại rất nhiều lợi ích lớn thì người đó cần phải rèn luyện tu tập ba la mật này như những lối sống hằng ngày của mình, như là từ ngữ ‘Kiccavatta’ đề cập đến những gì người ta làm mỗi ngày; Đôi khi nó không nên được thực hiện như một dự án. Tương tự như vậy, việc tu luyện các ba la mật đã được đề cập trong khi vị Bồ tát đang ở dưới bánh xe của cuộc đời trước khi giác ngộ trở thành Phật. Các giai đoạn của vị ấy trong sự thực hành viên mãn các ba la mật không thể chỉ được tính vào thời điểm nhận được một dự đoán vào một thời gian nhất định nào đó thành Phật tên là ‘Dīpaṁkara’, nhưng nó đã được thực hiện viên mãn trước khoảng thời gian đó với vô số kiếp không thể đếm xuể.
Hiện tại, các vấn đề xã hội thay đổi rất nhiều so với quá khứ theo bốn phương diện: 1) Các vấn đề về số lượng nhiều hơn quá khứ; 2) Các sự phức tạp của các vấn đề ở nhiều cấp độ khác nhau là nhiều hơn so với quá khứ, 3) Các nguyên nhân của vấn đề trong nhiều hình thức khác nhau là nhiều hơn quá khứ, và 4) Các vấn đề tồn tại không thể kiểm soát được bởi các yếu tố xung quanh, chẳng hạn như có nhiều phương tiện truyền thông. Khi giải quyết những vấn đề đó, họ không thể giải quyết hoàn toàn chỉ bằng kiến thức thông thường và lòng tốt trên cơ sở sự trung thực, trừ khi được thể hiện bằng các trình độ kiến thức của “Pāramī”; Một người với cái tâm trong kinh nghiệm ứng xử tốt với cấp độ cao như là vị Bồ tát là rất cần thiết. Người ta tin rằng người tốt ở cấp độ thứ hai như vị Bồ tát thì người đó đã tu luyện mười pháp ba la mật có thể giải quyết các vấn đề tồn tại và làm phát triển kỷ nguyên số của xã hội. Trong các pháp ba la mật này, về cơ bản, chúng có nghĩa là một người hành thiện cố tình trau dồi không ngừng nghỉ và nghiêm túc tu tập. Những gì được mang lại bởi lòng tốt cao thượng như vậy cuối cùng sẽ trở thành vị ‘SammāsamBuddha’; quá trình phát triển vĩ đại của vị Bồ tát là đạt được vị trí cao nhất tối thượng.
Trong đời sống thời đại kỹ thuật số của xã hội, con người thực sự rất cần thế giới quan mới; nó cần được tạo ra để con người có thể sống an toàn và có ý nghĩa. Đó là thế giới quan của Bồ tát, nơi đó người ta có thể nhận thức, giải thích sáng tỏ và hình dung ra bao quanh một xã hội với những cái có thể được nghĩ là có một tư tưởng mới, niềm tin, thái độ hoặc cách cư xử bao gồm giá trị tích cực, cái đó sẽ lợi ích cho sự
khuyến khích đạo đức mang lại khái niệm tốt làm nền tảng trong cuộc sống. Thế giới quan mới như vậy chắc chắn được đặt tên là thế giới quan của Bồ-tát; nó duy trì bối cảnh hiện tại làm nền tảng dẫn đến mục tiêu cần đạt được, mang lại rất nhiều điều thuận lợi và hạnh phúc lớn cho số lượng lớn nhất của nhân loại bằng câu châm ngôn rằng “ Từ bối cảnh hiện tại, là nó có vấn đề hay không, làm thế nào chúng ta có thể hướng tới sự thánh thiện ”. Với cách cư xử lịch sự của rộng lượng, lương thiện, hỷ xả, mạnh mẽ, nhẫn nhịn và trung thực, vị ấy cần phải nỗ lực rất lớn, vị ấy cần những đức hạnh có được từ sự tu tập không ngừng nghỉ của mười pháp ba la mật, vị lãnh đạo tương lai có thể được hiện thực đầy đủ để thúc đẩy mạnh mẽ phúc lợi chung cộng đồng nơi mà số lượng lợi ích lớn và hòa bình bền vững có thể được tạo ra cho toàn thế giới.
60