489
LẬP TRƯỜNG DÂN TỘC CỦANHẬPTHẾPHẬTGIÁOTHỜILÝ–TRẦN
ĐĐ. Thích Thông Thức
Sự trình bày về tinh thần xuất thế - nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần đã phần nào khái quát các hoạt động của Phật giáo thời này, tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, sẽ khó phân định rõ ràng đâu là Phật giáo Việt Nam, đâu là Phật giáo của các quốc gia khác. Nếu tinh thần xuất thế - nhập thế được xem là đặc trưng của Phật giáo nói chung thì với Phật giáo Đại Việt, đặc điểm nổi bật lại chính là lập trường dân tộc, nghĩa là Phật giáo đã thực sự gắn mình vào và vì vận mệnh của dân tộc. Lập trường này là động lực, vừa là mục đích để Phật giáo góp sức cùng dân tộc trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cũng chính là bảo vệ nền Phật giáo. Trên cơ sở trình bày về lập trường dân tộc của nhâp thế Phật giáo thời Lý – Trần, chúng tôi đề xuất hai phương diện căn bản là bình đẳng, đoàn kết và dấn thân của Phật giáo.
- PHƯƠNG DIỆN BÌNH ĐẲNG
Phật giáo với quan điểm: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tính” nên các Phật ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai đều cùng một pháp tánh, tức chúng sanh và chư Phật cũng cùng giác tánh không sai biệt, và giác tánh đó chính là Phật tánh. Vì chư Phật và chúng sanh đồng một thể tánh nên Phật và chúng sanh vốn bình đẳng, mà Phật và chúng sanh đã bình đẳng thì tất nhiên chúng sanh và chúng sanh cũng là bình đẳng. Trên tinh thần này, đức Phật Thích-ca tuyên bố: “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong
*. Tiến sĩ, giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.
giọt nước mắt cùng mặn”. Vì bình đẳng nên không có giai cấp, không phân biệt đẳng cấp giữa người với người; cũng vì bình đẳng nên không có hận thù, vì hận thù người khác cũng chính là hận thù bản thân. Do bình đẳng nên không phân biệt tự ngã với tha nhân, không xung đột quyền lợi của mình hay tổ chức mình với người khác hay tổ chức khác. Ở đây, chúng tôi sẽ trình bày về phương diện bình đẳng dựa trên hai cách tiếp cận là bản thể giác ngộ và ứng dụng vào xã hội.
Xét góc độ bản thể giác ngộ, quan niệm “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” bao hàm ý nghĩa tất cả chúng sanh đều sẵn có tâm Phật và ai cũng có khả năng thành Phật. Trong Phật giáo, khái niệm Phật tánh có rất nhiều tên gọi tùy theo từng tông phái như: Giác tánh, chân như, bản lai diện mục v.v... nhưng tất cả đều dùng để chỉ bản thể không sanh diệt này. Trên thực tế, mọi sự vật hiện tượng luôn biến dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác theo quy luật tự nhiên là “sanh - trụ - dị - diệt” hay “thành - trụ - hoại - không”, tuy nhiên, vẫn có cái bất biến, thí dụ, sóng biển xô đẩy không ngừng nghỉ nhưng chất liệu nước vẫn không lệ thuộc vào sự dịch chuyển của sóng, thuật ngữ Phật giáo gọi sự bất biến này là chân như hay bản thể.
Chân như nghĩa là như thật, không giả dối, không biến đổi, không sanh không diệt, vô thỉ vô chung, không còn - mất, mà trong sáng, diệu dụng và tròn đầy. Nhưng trí tuệ của con người bị vô minh che lấp nên chỉ nhìn thấy hiện tượng diễn tiến theo vô thường mà không nắm bắt được thực thể bình đẳng không sai biệt của chúng. Vô minh hình thành do định kiến phân biệt giữa chủ thể và khách thể; giữa tâm và cảnh, từ đó, đưa đến nhị nguyên và cả cực đoan. Do vậy, con người không nhận ra bản chất của Tâm và Cảnh là một (Tâm cảnh nhất như). Các sự vật hiện tượng tuy có sai biệt và biến đổi nhưng vẫn cùng một bản thể (Vạn hữu duy nhất thể). Chứng ngộ là trở về với con người thực của chính mình, đó là bản thể Chân như, như Thiền sư Suzuki viết: “Chủ thể tuyệt đối của con người là trực giác bát nhã đã vượt ngoài mọi hình thức nhị nguyên chủ và khách, tôi và thế giới, hiện hữu và không hiện hữu1”.
Một khi đã nhận chân được bản thể, nghĩa là giác ngộ chân như,
-
-
D. T Suzuki (2001), Thiền Luận, quyển trung, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh (Trúc Thiên dịch). Tr, 99.
hành giả như thật thấy được nguồn gốc của vũ trụ và vạn vật hoàn toàn theo quy luật tự nhiên, như Phan Trường Nguyên (1110- 1165) nhìn nhận:
“Ở trong ánh sáng, ở trong hạt bụi,
Nhưng lại không phải là ánh sáng, cũng không phải hạt bụi Phủ tạng thì trong suốt,
Không thân với vật nào cả. Là bản thể của giới tự nhiên,
Ứng nghiệm vào tất cả các vật, không trừ vật nào. Là ông thợ khéo, sáng tạo ra trời đất,
Nhào nặn nhân luân. Sinh ra vạn vật”2.
Với cách nhìn này, cả thế giới tự nhiên có thể được nhận thấy trong hạt bụi và ngược lại. Là người chứng ngộ điều này, các Thiền sư như những hoạ sĩ khéo hòa nhập với tự nhiên để vẽ lên những bức tranh tuyệt tác.
Sau một quá trình tìm tòi và hành trì các phương thức đưa đến giác ngộ, hành giả nhận ra rằng thực ra tu tập là tiến trình tự tìm về chính mình, như Trần Nhân Tông nói: “Vậy mới hay! Bụt ở cung nhà; chẳng phải tìm xa. Nhân khuây bản nên ta tìm Bụt, đến cốc hay chỉn Bụt là ta”3; hay như Tuệ Trung Trần Quốc Tung: “Lặng, lặng, lặng! Trầm, trầm, trầm! Tâm của vạn pháp là tâm của Phật. Tâm Phật cũng phù hợp với tâm ta, Pháp là như thế đấy suốt xưa nay.4” Điều đó có nghĩa Phật tính không ở đâu xa mà luôn hiện hữu trong mỗi người, Phật tính đó phải được tiếp nhận trong hiện tại, mọi tìm cầu ở quá khứ, tương lai hay bên ngoài đều xa rời hiện thực. Như lời đối đáp giữa Thiền sư Thiền Lão và vua Lý Thái Tông, vua hỏi sư: “‘Hoà thượng trụ núi này đã được bao lâu?’ Sư trả lời: ‘Chỉ biết ngày tháng này; ai rành xuân thu trước.’”5 Hiện thực đó là Phật tánh, là bản
-
-
Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển tập I (Tư tưởng Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thời Lý), Nxb. Chính trị quố gia, Hà Nội. tr, 290
- Viện triết học(2004),Lịch sử tư tưởng Việt Nam văn tuyển,tập II(Tư tưởng Việt Nam thời kỳ Trần – Hồ), NxbChính trị quốc gia – Hà nội, Tr.108.
- Viện Văn Học(1989), Thơ Văn Lý – Trần, Tập II, Nxb KHXH – Hà Nội, Trang, 275.
5. Thích Thanh Từ, (PL. 2535-1992), Thiền sư Việt Nam, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. Tr, 60.
giác, linh giác. Một cách miêu tả khác như Nguyễn Công Bật (? - ? ) làm chức vụ Thượng thư bộ Hình dưới triều Lý Nhân Tông (1072- 1128) viết rằng:
Cái diệu thể thì huyền tịch, là một ánh linh quang không ở trong không ở ngoài, nhưng lại là khởi nguyên của năm nguyên tố (Đất - nước
- gió - lửa - thức); còn cái hiện tượng thì tràn đầy, là cõi bao la, có hình thù, có thể chất; nhưng lại nằm trong cái khí thái hư. [Nó] không có dấu hiệu để suy lường; không có bóng hình để tìm kiếm. [nó] bao hàm cả đất trời rộng lớn, đâu thể dò xem; [nó] hoà đồng cả tinh tú huy hoàng, dễ nào tìm xét. Dẫu có làm cho then máy của tạo hoá chuyển vần, nhưng nó vẫn nghiễm nhiên ở đó... Chúng sanh từ đó mà có tên; vạn vật nhờ đây mà thoả tính. Đó chẳng phải là “tràn đầy” hay sao?6
Xét về mặt bản thể thì tính Phật (hay bản thể của vũ trụ vạn vật) là thực thể tuyệt đối, trong sáng, tự tại, tròn đầy, không sanh không diệt, không bị không gian và thời gian hay tác động nào làm chướng ngại, mà nó bao trùm khắp vũ trụ. Nhưng xét về mặt hiện tượng, khi các sự vật hiện tượng đã hình thành từ sự vật nhỏ nhất đến mặt trời, mặt trăng, sông, núi, người, vật v.v... đều mang trong mình tính thay đổi, nhưng bản chất vẫn là thường hằng và bất biến.
Như vậy, nguyên nhân khẳng định mọi người đều bình đẳng là vì bản thể của mọi chúng sanh đều có tính Phật. Vua Lý Phật Mã [Lý Thái Tông Hoàng Đế] (1000-1054) nói: “Ánh sáng của trí tuệ thật không có nguồn gốc nào cả, Người là không mà ta cũng không. Các vị Phật quá khứ, hiện tại và tương lai, tính Phật vốn giống nhau”7. Vì “Người là không mà ta cũng không” đây là sự bình đẳng tuyệt đối, vô phân biệt và vô chấp của người chứng đạo. Tiêu biểu nhất cho tinh thần này là Thiền sư Vạn Hạnh, Thông Biện, Phù Vân, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông v.v ... những người góp công rất lớn cho thời đại Lý – Trần và tạo dựng nền độc lập dân tộc.
Xét góc độ dân tộc, tính bình đẳng được thể hiện ngay từ đầu Phật giáo du nhập vào Việt Nam, đặc biệt rõ nét vào thời Mâu Tử,8 như
-
-
-
Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển tập I (Tư tưởng Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thời Lý), Nxb. Chính trị quố gia, Hà Nội. tr,256..
- Viện Triết học (2002), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển tập I (Tư tưởng Việt Nam từ đầu công nguyên đến cuối thời Lý), Nxb. Chính trị quố gia, Hà Nội. tr,166.
- Mâu Tử sinh khoảng năm 160, viết Lý hoặc luận khoảng năm 198 và mất vào năm năm
Lê Mạnh Thát nhận định: “Từ khái niệm bình đẳng đó phát sinh một khái niệm mới, là khái niệm bao dung. Vì tất cả mọi người đều có Phật cho nên ta phải bao dung, phải tôn trọng tánh Phật nơi người khác và chấp nhận họ cách dễ dàng dù hình thù, quan điểm, giới tính, ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, v.v…, họ có khác ta.”9 Điều này có nghĩa bình đẳng vào bao dung không phải tự nhiên có được mà cơ sở của chúng chính là Phật tánh sẵn có trong mỗi chúng sanh, vì ai cũng có Phật tánh nên đều xứng đáng được tôn trọng.
Không chỉ dừng lại ở quan hệ giữa người với người trong cộng đồng, trong xã hội, Phật giáo thời này còn đi xa hơn khi khẳng định sự bình đẳng của dân tộc này với dân tộc kia, của quốc gia này với quốc gia kia. Điển hình là trước quan điểm của người Hán luôn tự xem là trung tâm của trời đất, văn hóa của họ cũng là bậc nhất, Mâu Tử đã bày tỏ lý luận của mình trong tác phẩm Lý hoặc luận nổi tiếng của ông: “‘Sao phương Bắc ở trên trời là chính giữa, ở tại người là phương Bắc’. Lấy đấy mà xem đất Hán chưa hẳn là trung tâm trời đất vậy. Kinh Phật giảng dạy, trên dưới trùm khắp, loài vật hàm huyết đều thuộc về Phật. Cho nên ta lại tôn kính mà học lấy, sao bảo là phải bỏ cái đạo của Nghiêu, Thuấn, Châu, Khổng. Vàng với ngọc không tổn thương lẫn nhau. Châu tùy và ngọc bích không hại lẫn nhau. Bảo người ta lầm khi chính tự mình lầm vậy”.10 Khẳng định đất Hán chưa hẳn là trung tâm trời đất, Mâu Tử đã trực tiếp tuyên chiến với chủ trương bành trướng của người Hán và gián tiếp tuyên bố về sự bình đẳng về địa lý giữa Trung Quốc và Việt Nam. Xa hơn thế, ông còn so sánh đạo lý truyền thống của Trung Quốc và Việt Nam như vàng với ngọc và không xâm hại nhau, nghĩa là không thể áp đặt nền đạo lý của người Hán vào người Việt Nam và ngược lại. Và để kết lại vấn đề này, ông nói: “Bảo người ta lầm khi chính tự mình lầm vậy,” nghĩa là ông khẳng định tư tưởng cực đoan của một số người Hán thực ra là sự nhầm lẫn và ngộ nhận. Nói cách khác, đây là tiếng nói phản kháng sự xâm lược về nhiều mặt của người Hán, cũng là để chống lại tư tưởng kỳ thị chủng tộc và âm mưu Hán hóa dân tộc ta, dựa trên lập trường bình đẳng.
Như vậy, tính bình đẳng đã được minh nhiên khẳng định rất sớm
-
xem thêm Lê Mạnh Thát,(1982), Nghiên cứu về Mâu Tử, Nxb Tu thư Vạn Hạnh, tr,133.
- Mạnh Thát(1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập I), Nxb Thuận Hóa – Huế, trang 295.
- Lê Mạnh Thát,(1982), Nghiên cứu về Mâu Tử, Nxb Tu thư Vạn Hạnh, tr. 519.
từ dân tộc ta, ít nhất là qua một số nhân vật Phật giáo, vì thế, không ngạc nhiên khi vào thời Lý – Trần, nó một lần nữa được nêu lên, mà trường hợp Quốc sư Thông Biện (? - 1134) là một thí dụ: “...Thường trụ thế gian, không sanh không diệt thì gọi là Phật. Hiểu rõ Tâm tôn của Phật, hạnh giải đều hiệp nhau, thì gọi là Tổ. Phật và Tổ là một. Bởi bọn lạm xưng học giả tự dối nói là có hơn thua vậy. Vả Phật nghĩa là giác ngộ, và sự giác ngộ đó xưa nay vắng lặng thường trú. Hết thảy hàm sinh, đều cùng một nguyên lý đấy”11. Từ Mâu Tử đến Thông Biện, rõ ràng, quan điểm về “hàm huyết” nay “hàm sinh” chỉ là những cách nói khác nhau nhưng ý nghĩa truyền tải vẫn là một. Với một quá trình kéo dài hơn 8 thế kỷ như thế, thật dễ hiểu khi tinh thần này đã rất phổ biến trong nhân dân ta.
Từ chỗ khẳng định ai cũng có Phật tính, một cách gián tiếp, đó cũng là sự khẳng định về độc lập văn hóa: “Cho nên, khi cho rằng Phật và Tổ chỉ là một và Phật đã sinh ở tại ‘trung tâm của trời đất’, thì rõ ràng Thông Biện muốn ghi nhận quê hương đất nước ông cũng là trung tâm của trời đất, vì nó là một đất Phật. Quan niệm sử học của Thông Biện như vậy vừa kế thừa quan điểm dân tộc của Mâu Tử, lại vừa tiếp thu sử quan thiền học của tông phái mình, là dòng thiền Kiến Sơ do Vô Ngôn Thông và Cảm Thành gầy dựng. Đây phải nói là một quan điểm tràn đầy lòng tự hào dân tộc trong một thời đại mà cả đất nước đang vươn mình để xây dựng một quốc gia Việt vĩ đại, là Đại Việt”12. Cũng chính quan điểm này, khi Lý Thánh Tông thành lập dòng Thiền Thảo Đường, đã chủ trương: “Quan gia, vua chúa đều giác ngộ”, nghĩa là ngọn cờ giác ngộ từ tay nhà sư qua tay cư sĩ, cho nên, các dòng Thiền không đơn giản chỉ ra bản chất giác ngộ mà còn khẳng định giác tính bình đẳng của Thiền tông nói chung đối với mọi tầng lớp nhân dân.
Vào thời Trần, trong cuộc vấn đáp giữa vua Trần Thái Tông với Quốc sư Phù Vân: “... tìm đến núi này chỉ muốn được thành Phật, chứ không cầu gì khác. Sư nói: Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay trong lòng. Lòng lặng lẽ mà hiểu, đó chính là chân Phật. Nay nếu bệ hạ giác ngộ điều đó thì lập tức thành Phật, không cần khổ công tìm kiếm
-
-
Lê Mạnh Thát (1999), Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr, 202.
- Lê Mạnh Thát (2002), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập III, từ Lý Thánh Tông (1054) đến Trần Thánh Tông (1278), Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. tr, 226.
bên ngoài”13. Ở góc độ bình đẳng, “Phật ở ngay trong lòng” nên không thể lìa chính tự thân mình mà thành Phật, càng không thể vào trong núi để tìm Phật. Kể từ đó, Trần Thái Tông trở về không những chăm lo điều hành đất nước mà còn giáo hóa dân về bình đẳng Phật tính, cụ thể là nhà vua đưa ra ba hạng người niệm Phật trong Niệm Phật luận mà chúng tôi đã nêu trên. Bên cạnh đó, ông cũng để lại những tác phẩm như Khóa hư lục và Lục thời sám hối khoa nghi v.v... Bằng những phương thức khai ngộ Phật tính cho muôn dân, Trần Thái Tông cũng chuyển tải thông điệp bình đẳng đến với mọi người để ít nhất thông qua nó, chấn chỉnh trật tự xã hội khi mà đất nước ta đang chịu “sự phân hóa khốc liệt”14 vào thời điểm đó. “Quốc sư Phù Vân và vua Trần Thái Tông đều là những người trưởng thành và rèn luyện trong bối cảnh đất nước phân hóa đã nói trên. Cho nên, tính bình đẳng do Phật thể quan mới đưa ra đã được thể nghiệm ngay trong đời sống của họ”15. Như vậy, chính “Phật thể quan” này, dù nhìn nhận theo cách nào, cũng mang trong nó những giá trị chính trị nhất định vì rõ ràng nó hỗ trợ cho những mục tiêu chính trị, mà an dân là một tiêu biểu.
Đây là tiền đề cho dòng Thiền Trúc Lâm hình thành do Trần Nhân Tông thành lập với quan điểm “Cư trần lạc đạo”. Mặc dù vậy, hầu hết mọi tư tưởng và sức mạnh tinh thần đời Trần đều được ươm mầm từ Trần Thái Tông. Ông chính là người khai đường mở lối, bằng trí tuệ và tài năng, ông cũng đã lãnh đạo đất nước vượt qua một giai đoạn đầy biến động.
Bằng tinh thần bình đẳng, Phật giáo Đại Việt đã phát huy tốt lý tưởng của mình trong việc đem lại lợi ích cho quần chúng và đóng góp xây dựng dân tộc. Tinh thần chủ đạo của thành tựu này chính là sự cổ súy cho mọi người đều có lòng tin, niềm tự hào về mình có đầy đủ khả năng thành Phật, qua đó, mọi người trong xã hội đều bình đẳng và xa hơn là mỗi dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền tự quyết của dân tộc đó.
Phật thể quan này chính là cơ sở quan trọng khẳng định muôn
-
-
Viện Văn Học(1989), Thơ Văn Lý – Trần, Tập II, Nxb KHXH – Hà Nội, tr, 28.
- Xem thêm, Lê Mạnh Thát (2004), Toàn tập Trần Thái Tông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr, 206.
- Lê Mạnh Thát(2004), Toàn tập Trần Thái Tông, Nxb Tp Hồ Chí Minh, tr, 206.
dân đều có quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền hạnh phúc. Hơn thế, Phật giáo còn nâng vị trí con người lên hàng cao tột là địa vị Phật để một lần nữa khẳng định tính bình đẳng đó. Qua chủ trương này, Phật giáo thời Lý – Trần đã chuẩn bị cho con người một nền tảng tư tưởng vững chắc, một mặt, củng cố thế mạnh về tinh thần để đối phó với thế lực xâm lược từ phương Bắc, mặt khác, giúp họ thấy được sức mạnh tiềm ẩn tự thân và phát huy nó đến mức tối đa với nhiều thành quả quan trọng cho dân tộc nói chung và Phật giáo nói riêng.
- PHƯƠNG DIỆN ĐOÀN KẾT
Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý – Trần đã có những đóng to lớn cho dân tộc bằng tinh thần đoàn kết. Tính đoàn kết này được thể hiện bằng minh văn trong kinh Đại thừa phương quảng tổng trì, vốn có thể đã xuất hiện ở nước ta (Vạn Xuân)16 vào thời Lý Nam Đế qua bản dịch tiếng Hán của Trúc Pháp Hộ (231- 308?), về sau, được Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch lại. Trong Kinh này, đức Phật dạy: “Nếu người kia và người nọ hòa hợp thì mới có thể giữ gìn và truyền bá chánh pháp của ta. Nếu người kia và người nọ chống trái tranh cãi thì chánh pháp không thể lưu hành (tờ 381a1-3).”17 Đây thực ra là một khai triển từ ý nghĩa của Tăng-già, những đệ tử xuất gia của đức Phật, vì bản chất của Tăng-già là hòa hợp. Với ý nghĩa đó, Phật giáo chỉ có thể tồn tại và phát triển khi những người Phật giáo thực sự hòa hợp với nhau. Và sau khi đã hòa hợp thì sẽ tạo thành một khối đoàn kết, qua đó, quy tụ được sức mạnh của tập thể, ở đây, là sức mạnh của cả dân tộc. Theo Lê Mạnh Thát: “Vào thời đại Pháp Hiền, khi nói đến việc hòa hợp trong giới Phật giáo, chính là nói tới sự hòa hợp đoàn kết trong nhân dân, vì như ta đã thấy, tầng lớp lãnh đạo nhà nước Vạn Xuân đều là những Phật tử.”18 Tính đoàn kết của Phật giáo Việt Nam như vậy được hình thành rất sớm như một tất yếu lịch sử: “Yêu cầu hòa hợp các thành phần Phật giáo với nhau, dù chỉ với mục đích học tập và thực hành Phật giáo, vẫn có một ý nghĩa chính trị rất lớn. Đó là sự đoàn kết, đùm bọc, thương yêu lẫn nhau để bảo vệ,
-
-
Xem thêm Lê Mạnh Thát(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập II), Nxb Tp HCM, trang 72.
- Dẫn lại, Lê Mạnh Thát(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập II), Nxb Tp HCM, trang 74.
- Lê Mạnh Thát(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập II), Nxb Tp HCM, trang 74.
xây dựng đất nước. Yêu cầu dân tộc vào lúc ấy là như thế.”19 Điều này có nghĩa, với vị thế và vai trò của mình lúc bấy giờ, Phật giáo phải lựa chọn phương thức tồn tại trong lòng dân tộc, chiến đấu vì sự tồn vong của dân tộc và xét cho cùng, cũng chính là cho sự hưng suy của chính Phật giáo. Theo quan điểm nhập thế đã trình bày ở trước, những dữ kiện nêu trên cho thấy triết lý nhập thế trên phương diện bình đẳng đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử. Qua tinh thần đoàn kết này, Phật giáo đã có những đóng góp cả về mặt nhân sự cũng như cơ sở lý luận để hội tụ sức mạnh nhân dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước ở giai đoạn lịch sử đầy biến động này.
Trên cơ sở trình bày về tinh thần nhập thế Phật giáo qua phương diện đoàn kết, chúng tôi sẽ lựa chọn chủ yếu những quan niệm hay chủ trương của những nhân vật Phật giáo tiêu biểu như: Thiền sư Pháp Thuận với “Vận nước”, Thiền sư Viên Thông với “Đức hiếu sinh” và Thiền sư Phù Vân với quan niệm “Lấy ý muốn thiên hạ làm ý muốn của mình”. Thêm vào đó, chúng tôi cũng nêu ra những sự kiện mang tính đoàn kết từ những nhân vật có nhiều đóng góp cho dân tộc trong giai đoạn Lý – Trần.
Tóm lại, triết lý nhập thế của đạo Phật Việt được thể hiện qua những vấn đề như: chân như, vô trụ, vô ngã, vị tha, v.v... là những biểu hiện đặc trưng trong một giai đoạn cực thịnh của Phật giáo nước nhà thông qua những đại biểu là những Thiền sư đạt đạo. Bằng sự giác ngộ và tài năng xuất chúng, họ đã có những cống hiến lớn lao trong việc phát triển Phật giáo nói riêng và cho nền độc lập dân tộc nói chung. Nơi họ không còn chỗ cho cái ta vị kỷ mà chỉ có tấm lòng phụng sự trọn vẹn cho tha nhân, mọi hành động của họ hoàn toàn vì dân, vì nước. Điều này được minh chứng qua triều đại Lý - Trần. Chủ trương của đạo Phật là luôn thể nhập vào cộng đồng xã hội để cùng xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc. Đồng thời, các vị Thiền sư cũng mang hương vị giải thoát khai mở nhân tâm hướng thiện. Trên con đường đó, bản thể luận của đạo Phật và ý thức dân tộc cùng hội tụ một thể thống nhất đó là “Đạo Pháp - Dân Tộc” qua việc xây dựng và bảo vệ nền độc lập dân tộc Đại Việt.
Phật giáo đóng vai trò phát huy nội sinh của dân tộc, vừa phát
-
-
Lê Mạnh Thát(2001), Lịch sử Phật giáo Việt Nam (tập II), Nxb Tp HCM, trang.75.
triển lý luận vừa thực nghiệm tâm linh, đưa con người đến giải thoát. Nhận thức luận của đạo Phật không chỉ thiết lập các định chế chính trị, mà còn góp phần xây dựng nhân tâm của cộng đồng xã hội. Bản chất của thế gian là khổ, vô thường và vô ngã nên người chứng ngộ có vai trò đưa con người đến tự do, hạnh phúc. Phật giáo tìm giải pháp cho các vấn đề trong xã hội bằng cách giáo hoá mỗi cá nhân điều chỉnh, cải thiện đời sống theo tinh thần nhân bản, công bằng.
Như vậy, triết lý Phật giáo là nhận thức đúng những giá trị nhân bản của mỗi người để giúp họ thay đổi cuộc sống, nghĩa là tìm ra giá trị thực để bảo vệ nhân sinh trong mối tương quan cũng như hoàn thiện mọi vị trí con người trong xã hội. Đó là động cơ giải thoát con người không bị lệ thuộc vào bất kỳ thế lực bên ngoài nào kể cả thần linh.
Phật giáo và dân tộc đã trở thành một thể thống nhất, lúc thịnh cũng như suy. Trong lịch sử dân tộc, triều đại nào hợp lòng dân thì đất nước thịnh vượng. Xây chùa, dựng tháp thực chất là xây dựng môi trường về nếp sống đạo đức của dân tộc, nếp sống hướng thiện của đạo Phật. Về sau Nho sĩ đời Trần, Lê Bá Quát đã thừa nhận rằng: Đạo Phật lấy họa phúc để cảm lòng người, sao mà được lòng người tin sâu và bền vậy. Trên từ vương công, dưới đến bình dân, hễ có công việc gì quan hệ đến Phật thì dù có hết của cải cũng không bủn xỉn. Nay nếu đem việc dựng tháp xây chùa phó thác cho thì hớn hở vui mừng như cầm được tờ văn tự tín phiếu về sự báo đáp ngày sau. Cho nên, từ trong kinh đô, đến ngoài châu phủ, hang cùng ngõ hẻm, chẳng ra lệnh mà tuân theo, không báo rõ mà tin, chỗ nào có nhà là có chùa, bỏ đi lại dựng lên, hư nát liền tu sửa, chuông trống lâu dài cùng với dân cư có tới một nửa. Sự hưng thịnh của đạo Phật sao mà dễ dàng, sự tôn sùng cũng rất lớn rộng vậy.20
***
-
-
Nguyễn Đăng Thục (1974), Phật giáo Việt Nam, Nxb. Mặt đất.tr.302.
499
VÀI NÉT VỀ CÁC TÁC GIẢ
Sư cô Thích Nữ Tuệ An, sinh năm 1984, hiện đang nghiên cứu: Văn hiến Phật Giáo và hiện là nghiên cứu sinh trường Đại học Tứ Xuyên (Thành Đô-Trung Quốc). Với phương hướng nghiên cứu về văn hiến Phật giáo, điều mà tác giả quan tâm đến Phật giáo là tìm về cội nguồn Phật giáo, nguồn gốc và sự diễn biến của những vấn đề liên quan đến Phật giáo. Trong những năm qua tác giả đã nghiên cứu và tham gia các hội thảo với đề tài: “Nghiên cứu tinh thần độc lập của Thiền sư Liễu Quán”, “Sự tương đồng về tinh thần độc lập của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và Tổ sư Liễu Quán”. Đến với Đại lễ Vesak Liên hiệp Quốc 2019, tác giả đóng góp đề tài: Kinh Bổn sanh và kỹ năng của người lãnh đạo.
TS. Nguyễn Thị Quế Anh, sinh năm 1969, chuyên ngành Giáo dục học; Văn hóa và Phát triển, hiện đang công tác tại Học viện Chính trị khu vực I. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Với 29 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, trong đó có văn hóa và tôn giáo, tác giả đã có những nghiên cứu về thơ văn Phật giáo của Việt Nam. Tác giả đặc biệt quan tâm tới những giá trị tư tưởng và văn hóa đặc sắc của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và vai trò của Ngài trong sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới.
Sư cô Thích Nữ Nhuận Bình, sinh năm 1980, chuyên ngành Phật học, hiện đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ khóa I, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đạo Phật, Phật giáo Việt Nam và nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến con người, về lời đức Phật dạy thông qua các bộ kinh nằm trong Pali tạng và Hán tạng, mà cô còn là tác giả một số đầu sách: Giữa đôi dòng, Mở lối yêu thương,…
Học giả Nguyễn Thiện Chân, Sinh viên chuyên ngành Đông phương học, khoa Quốc tế học, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
PGS. TS. Lê Cung, pháp danh Tâm Chính, bút danh Triệu Xuyên, sinh năm 1952, chuyên ngành dạy và nghiên cứu Lịch sử và hiện đang làm việc tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, Học viện Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, học giả bảo lệ thành công luận án Tiến sĩ Sử học tại Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2003, học giả được Nhà nước phong Học hàm Phó Giáo sư. Tác giả có bề dày nghiên cứu với các công trình như: Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, Phật giáo Việt Nam trong đời sống chính trị - xã hội miền Nam (1954 - 1975), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964 - 1968),…
Phan Xuân Cường, sinh năm 1981, hiện đang nghiên cứu Kinh tế phát triển và đang làm việc tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
PGS.TS Nguyễn Hồng Dương, sinh năm 1952, hiện đang nghiên cứu Tôn giáo và làm việc tại Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Những nghiên cứu tiêu biểu: nghiên cứu về hệ thống tổ chức của Phật giáo Việt Nam, hệ thống tổ chức của hệ phái Khất sĩ,…
TT.TS. Thích Phước Đạt, thế danh là Trần Lý Trai, sinh năm 1968, là Tiến sĩ chuyên ngành về Văn Học Phật giáo Việt Nam. Hiện là Ủy Viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng Ban kiêm Chánh Thư ký Ban Giáo dục Tăng Ni, Phó Viện Trưởng Viện Ng- hiên cứu Phật học Việt Nam kiêm Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo đồng thời là Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt nam tại TP. Hồ Chí Minh kiêm trưởng Khoa PGVN; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
Thượng Tọa có trên 100 bài viết chuyên ngành về Văn học và Phật học, Phật giáo Việt Nam đăng tải trên các tạp chí trong nước.
Th.S Vũ Thúy Hằng, sinh năm 1986, hiện đang làm việc tại Khoa Giáo dục Chính trị - Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Tác giả đã có 10 bài báo dự Hội thảo và đăng ở các tạp chí. Đến với Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019, hai tác giả đã đóng góp bài nghiên cứu: Minh Triết “khuyến thiện - trừng ác” vì hòa bình của Phật giáo hiển lộ qua việc thờ hai vị hộ pháp trong ngôi chùa người Việt.
Sư cô Thích Nữ Minh Hoa, năm sinh 1980, hiện đang nghiên cứu Tâm lý Giáo dục, Phật học tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; chùa Linh Bửu, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nghiên cứu Giáo dục Phật giáo xây dựng con người hoàn thiện (Luận văn Thạc sĩ) cho thấy hệ thống giáo dục Phật giáo là một nền giáo dục tiên tiến có đủ những nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với mọi thời đại.. Nghiên cứu Nguyên tắc ứng xử sư phạm của đức Phật cho thấy đức Phật đã sử dụng nguyên tắc ứng xử sư phạm một cách khéo léo và đầy nghệ thuật trong việc giáo hóa đồ chúng. Đề tài Tiến sĩ mà tác giả đang nghiên cứu: Mối quan hệ giữa Chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên.
TS. Hà Minh Hồng, sinh năm 1953, đang giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Với bề dày nghiên cứu sử học, tác giả là chủ biên của nhiều quyển sách, tác giả của nhiều bài viết/công trình nghiên cứu: Lịch sử Việt Nam (1954-1975) Vốn là nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại, nhưng với vốn kiến thức nhất định về đạo Phật, tác giả đã nghiên cứu và liên kết, xâu chuỗi những bài viết, bài nghiên cứu của mình. Từ đó, tìm được sợi chỉ đỏ - nền tảng cho bài nghiên cứu với chủ đề: Chính niệm vì hòa bình - Ứng nghiệm trong hành trình cùng lịch sử, phần đấu từ nhiệm vụ hòa bình phát triển của lịch sử, đóng góp cho Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019. Qua đó, tác giả mong muốn đem đến cho người đọc một cái nhìn sâu, rộng hơn về lịch sử Việt Nam với việc ứng dụng tinh hoa đạo Phật.
ĐĐ. TS. Thích Quảng Hợp, sinh năm 1980, đang là tu sĩ Phật giáo tại chùa Hưng Sơn, , xã Hòa Long, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Học giả là nhà tu hành, thường nghiên cứu về Phật học. Thầy tốt nghiệp Cử nhân Phật học vào năm 2010, tốt nghiệp Thạc sĩ vào năm 2012 và bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Triết học vào năm 2016. Học giả là tác giả của nhiều bài nghiên cứu. Đến với Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2019, học giả đóng góp bài viết: “Cách tiếp cận lịch sử triết học về tư duy chính niệm Phật giáo trong thế giới hiện đại”. Qua chủ đề này, Đại đức thể hiện nguyện vọng giúp cho người đọc có tư duy đúng đắn về “Tính Không”, hỗ trợ hóa giải nỗi khổ niềm đau, góp phần xây dựng xã hội ổn định, phát triển bền vững.
TS. Nguyễn Hùng-Thích Thiện Hương, sinh năm 1969, hiện
đang là giảng viên Phật học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh. Tiến sĩ Triết học tại phân khoa Phật học thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ). Thạc sĩ Phật học. Tốt nghiệp Văn bằng chuyên sâu về Hoa Ngữ - Tiếng Hoa phổ thông tại Phân khoa Đông Á, Đại học Delhi (Ấn Độ). Trụ trì Chùa Phổ Minh, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
PGS. TS. Nguyễn Quang Hưng, sinh năm 1961, chuyên ngành Tôn giáo, Triết học; hiện đang làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả là người có bề dày nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề tôn giáo học và triết học. Một số công trình tiêu biểu của tác giả như: Der Katholizismus unter besonderer der Zeit der Nguyen Dynas- tie (1998), Der Katholizismus in Vietnam 1954-1975 (2004), Tôn giáo và Văn hóa: lý thuyết cơ bản và giải pháp khai thác các giá trị văn hóa tôn giáo phục vụ phát triển xã hội Việt Nam hiện nay (2016). Bản thân tác giả là một Phật tử, tác giả luôn tìm đọc những đầu sách về Phật giáo và các bài viết về Phật giáo.
TS. Tống Thị Quỳnh Hương, sinh năm 1983, chuyên ngành Lịch sử, hiện đang làm việc tại Khoa Lịch sử, Đại học Sư phạm Hà Nội. Những nghiên cứu mà tác giả quan tâm và hướng tới là sự phát triển của Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Thế giới. Tác giả đã có một số bài nghiên cứu về tư tưởng chấn hưng Phật giáo Ấn Độ và Việt Nam đăng trên các tạp chí và kỉ yếu Hội thảo như: Tư tưởng chấn hưng Phật giáo Ấn Độ của Tiến sĩ B.R. Ambedkar”, “Tư tưởng chấn hưng Phật giáo của TS. B.R. Ambedkar (Ấn Độ) và Hòa thượng Khánh Hòa (Việt Nam): những điểm tương đồng và khác biệt” ,…
PGS. TS. Lưu Quý Khương, sinh năm 1960, hiện đang nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ học, Anh ngữ & Quốc tế học tại Khoa Quốc tế học, trường Đại học Ngoại Ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng. Tác giả tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Sư phạm Anh tại Đại học Sư Phạm Huế và tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào năm 2004. Tháng 11/2009, tác giả được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước trao tặng danh hiệu Phó giáo sư. Vào ngày 18/11/2017, tác giả đã được Chủ tịch nước phong danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Hiện nay, tác giả đang là Giảng viên cao cấp, Trưởng khoa Khoa Quốc tế học, trường ĐH Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.
PGS.TS. Trần Hồng Liên, sinh năm 1953, hiện đang nghiên cứu Phật giáo Việt Nam; Văn hóa Khmer; Văn hóa Hoa. Tác giả đang là Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. Vấn đề quan tâm nghiên cứu là Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Nam bộ. Trong công trình Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam bộ VN từ thế kỷ 17 đến 1975 đã đề cập đến sự du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo vào Nam bộ, qua đó nêu lên những đặc điểm về văn hóa vật thể và phi vật thể của Phật giáo tại vùng đất mới này.
PGS.TS. Nguyễn Công Lý, sinh năm 1954, hiện đang là giảng viên cao cấp tại Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh và đang giữ chức vụ Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Những công trình liên quan đến Phật giáo: Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền tông thời Lý – Trần, Văn học Phật giáo thời Lý – Trần: diện mạo và đặc điểm, Phật giáo vùng Mekong: ý thức môi trường và toàn cầu hoá,...
PGS. TS. Trương Văn Món, bút danh Sakaya, là một Giảng viên Cao cấp - Hạng I, Đại học KHXH và NV, tại Đại học Quốc gia TP. HCM và là Giảng viên thỉnh giảng ĐH Ngoại ngữ Tokyo Nhật Bản (2014-2017). Lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy của ông gồm chuyên nghiên cứu Văn hóa - Tôn giáo Chăm và các dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam Á và chuyên giảng dạy Hệ thống Lý thuyết và Phương pháp nghiên cứu trong Dân tộc học/Nhân học. Ông đã công bố 16 cuốn sách và 111 bài báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế, đã tham gia thực hiện 12 dự án quốc tế và 8 dự án trong nước và dành được 01 huy chương và 4 giải thưởng sách khoa học.
PGS. TS. Hà Văn Minh, sinh năm 1973, hiện đang nghiên cứu Hán-Nôm, Văn hóa Phương Đông tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Với gia tài hơn 50 bài báo, báo cáo khoa học, giáo trình đại học về di sản Hán-Nôm của Việt Nam (và Trung Hoa), tác giả tập trung vào vấn đề văn bản học, xác lập và minh giải văn bản – tác phẩm. Bên cạnh việc giảng dạy, nghiên cứu; tác giả còn biên soạn, giới thiệu một số bài thơ Thiền đưa vào giáo trình đại học (sử dụng trong đào tạo giáo viên ngữ văn các cấp). Là tác giả của một số bài giảng văn, thơ Thiền hoặc di sản văn học Phật giáo Việt Nam đăng
trên tạp chí, kỷ yếu Hội thảo khoa học. Tác giả trực tiếp giảng dạy về các chuyên đề ở đại học và sau đại học liên quan đến Phật giáo: Lịch sử văn hóa – tư tưởng Phương Đông; Ảnh hưởng Nho – Phật – Đạo đối với văn hóa Việt Nam; Di sản Hán-Nôm Phật giáo Việt Nam.
Th.S Châu Thùy Nga (Giác Hạnh Tâm), sinh năm 1957, hiện đang nghiên cứu Phật Pháp và tu học tại chùa Viên Quang 288/2 Nguyễn Duy Dương phường 4, quận 10, Tp. Hồ Chí Minh. Những đề tài đang nghiên cứu: Sự lãnh đạo bằng chánh niệm vì hòa bình bền vững; Chánh niệm tạo thành công.
ThS. Châu Văn Ninh, sinh năm 1977, đang làm việc tại khoa Triết học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Với chuyên môn nghiên cứu Triết học Ấn Độ và Triết học Phật giáo, học giả đang tập trung nghiên cứu các đề tài về triết lý nhân sinh và vấn đề con người trong triết học Ấn Độ nói chung và triết học Phật giáo nói riêng. Học giả dành sự quan tâm sâu sắc đến các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ như Phật giáo. Hiện nay tác giả giảng dạy 2 môn học: Lịch sử Phật giáo thế giới và Lịch sử Phật giáo Việt Nam trong chuyên ngành tôn giáo học thuộc khoa Triết học.
TS. Nguyễn Ngọc Phượng, sinh năm 1982, chuyên ngành Phật Giáo Việt Nam tại trường Đại học Trung Sơn,Trung Quốc. Với chuyên môn Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam, tác giả đã đóng góp nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng: Tư tưởng nhập thế trong triết học Phật giáo Trần Thái Tông, Tư tưởng triết học của Chân Nguyên thiền sư, Tư tưởng triết học của Hương Hải thiền sư, Bước đầu tìm hiểu tư tưởng triết học Trần Thái Tông,...
Hòa thượng Tiến sĩ Thích Gia Quang, sinh ngày 20/01/1954 tại Nam Định, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng tốt nghiệp trường Cao cấp Phật học Việt Nam ( nay là Học viện Phật giáo Việt Nam) năm 1985; là giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học; Phân Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội; Tiến sĩ Tôn giáo học do Học Viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cấp năm 2015.
PGS TS. Nguyễn Hữu Sơn, sinh năm 1959, hiện đang nghiên
cứu văn học Việt Nam tại Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. tác giả đã đóng góp nhiều công trình/bài viết nghiên cứu cho nền lý luận văn học Việt Nam. Có thể kể đến như: Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của Thiền uyển tập anh (Tạp chí Văn học, số 4-1992), Nhìn lại nửa thế kỷ nghiên cứu văn hóa – văn học Phật giáo Việt Nam (Tạp chí Văn học, số 4-1996), Vịnh Vân Yên tự phú – nẻo về thiên nhiên Phật và “cõi vô tâm” (Tạp chí Phật học, số 3-1997),…
TT. TS. Thích Viên Trí, tên thật là Hoàng Ngọc Dũng, sinh năm 1959 tại Huế. Năm 1968 thầy xuất gia tại Chùa Linh Sơn, Ðà Lạt. Tốt nghiệp Cao Cấp Phật Học VN tại TP.HCM năm 1992. Năm 1994 du học tại Ðại Học Delhi, Ấn Ðộ, và bảo vệ luận án tiến sĩ tháng 12 năm 2001. Hiện nay thầy là giảng viên của Học viện Phật Giáo VN tại TP.HCM, Học viện Phật Giáo VN tại Thừa Thiên Huế. Những tác phẩm tiêu biểu: Lược sử Phật giáo Ấn Độ , Khái niệm về Bồ-tát Quán Thế Âm, Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc,…
HT. Thích Minh Thiện, thế danh là Trường Ngọc Toàn, sinh năm 1954, là Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng là Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHP- GVN, Phó Trưởng ban Thường trực phân ban Đào tạo Giảng sư Ban Hoằng pháp TƯ. Ngài là Trụ trì Chùa Thiên Châu: số 101, Huỳnh Văn Nhứt, phường 3, Tp Tân An, tỉnh Long An, đồng thời làm Hiệu Trưởng Trường Trung cấp Phật học Long An và Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An.
HT. Thích Huệ Thông (Trần Minh Quang), sinh năm 1960 tại Bình Dương; hiện là Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Pháp chế Trung ương, Phó Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương GHPGVN. Hòa thượng Thích Huệ Thông được Apollos Uni- versity cấp bằng tiến sĩ danh dự, năm 2016; được Chủ Tịch Nước tặng Huân chương lao động hạng nhì, năm 2018. Hòa thượng đã tham gia hàng chục Hội thảo khoa học và có đến gần 100 bài tham luận tại các Hội thảo khoa học và các tham luận tại nhiều diễn đàn khác nhau, một số tác phẩm đáng chú ý như: Lịch sử Phật giáo Bình Dương; Đức Phật và con đường Tuệ Giác;Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ; Chân hạnh phúc chỉ có từ chánh niệm, ...
ĐĐ. Tiến sĩ. Thích Thông Thức (thế danh Đỗ Ngây), sinh năm
1976 tại Quảng Nam; Tốt nghiệp Tiến sĩ Triết học tại Học viện KHXHVN thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, năm 2014; hiện Thầy đang tu học và nghiên cứu tại Học viện Phật giáo Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Trong suốt quá trình tu nghiệp và nghiên cứu, Thầy đã có rất nhiều những công trình khoa học đáng chú ý và có nhiều những bài viết được đăng trên các tạp chí nghiên cứu.
TS. Đào Văn Trưởng, sinh năm 1990, chuyên ngành Lịch sử, hiện đang làm việc tại trường Đại học Tây Bắc. Tác giả nghiên cứu về Phật giáo nhập thế nói chung, và về vị trí, vai trò, những đóng góp của Phật giáo đối với lịch sử dân tộc tại Việt Nam, sự phát triển của Phật giáo tại các tỉnh Tây Bắc Việt Nam.
TS. Nguyễn Văn Tuân, sinh năm 1984, chuyên ngành Lịch sử, hiện đang công tác tại Học viện An ninh nhân dân. Đồng tác giả bài nghiên cứu Religion Status in Coco China during the Period of 1939- 1945 Reality and Some Characteristics (Duong Quang Dien, Nguyen Van Tuan, Nghiem Thi Chau Giang) đăng trên tạp chí International Journal of Information Science 2018, 8(1): 13-20. Tác giả có nhiều bài trong một số kỷ yếu của các hội thảo về Phật giáo.
ĐĐ. TS. Thích Hạnh Tuệ, Ủy viên thường trực Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn học Phật giáo; Ủy viên Ban giáo dục Phật giáo trung ương - GHPGVN; Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. HCM; Giảng viên học viện Phật giáo VN; Giáo thọ sư giảng dạy tại Trường Cao Trung cấp Phật học TP. HCM; Giảng sư giảng dạy lớp Cao cấp giảng sư - Ban Hoằng pháp Trung Ương - GHPGVN; Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ Thanh Nhân - TPHCM; Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội Minh Trần - Chơn Thành, Bình Phước; Trụ Trì Chùa Đồng Lớn - TPHCM, chùa Đại Bình - Quảng Nam. Thầy đã có khoảng 100 bài viết được đăng trên các tờ báo, tạp chí trong và ngoài Phật giáo, có trên 20 bài tham luận, nghiên cứu trong các hội thảo Quốc tế và Quốc gia.
TS. Vũ Minh Tuyên, sinh năm 1960, chuyên ngành Triết học, hiện đang làm việc tại Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên. Với chuyên môn về Triết học, tác giả đã có hàng chục bài tham luận Hội thảo các cấp và đã đăng ở các
tạp chí. Tiến sĩ là tác giả, chủ biên nhiều đầu sách/giáo trình: Cơ duyên tồn tại và phát triển của Phật giáo Việt Nam (Nxb. CTQG, HN, 2010), Phật giáo trong cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam (Nxb. ĐHTN, 2016).
NS. TS. Thích Nữ Tịnh Vân, sinh năm 1962, Phó khoa Pāli tại Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh, là tác giả của 4 quyển sách Phật học, thuyết trình trong nhiều hội thảo trong nước nước ngoài.