475
PHẬT GIÁO MYANMAR VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC - MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Nguyễn Tuấn Bình*
TÓM TẮT
Được du nhập từ Ấn Độ, trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn và trở thành một nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hoá, tinh thần của người dân Myanmar. Cuộc sống thường nhật ở Myanmar không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Vào thế kỷ XI, nhiều nhà chùa trên đất nước này đã tiến hành dạy chữ cho người dân. Bởi vậy, ngay từ thời trung đại, Myanmar đã là một trong những quốc gia có tỷ lệ học vấn cao nhờ giáo dục Phật giáo. Các trường Phật giáo đã được cho phép dạy đến chương trình tiểu học. Bản chất của giáo dục Phật giáo Myanmar chính là giáo dục con người có được một nhân cách tốt, phẨm chất đạo đức tốt, giúp con người vươn đến cuộc sống chí thiện, đạt đến Chân - Thiện - Mỹ, đạt được cái tâm từ bi, vị tha, phá bỏ chấp ngã, tức là quên cái Tôi cá nhân để đạt đến Vô ngã, và sống một cuộc đời hòa hợp, an lạc, tự tại. Bên cạnh đó, giáo dục Phật giáo Myanmar đặc biệt tốt hơn các hệ thống giáo dục khác vì không chỉ quan tâm đến giới thiệu kiến thức mà còn tập trung vào việc nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục đạo đức con người. Cho nên, hơn các phương pháp giáo dục khác, Phật giáo được phát triển từ lòng nhân đạo. Từ việc nghiên cứu Phật giáo Myanmar và hệ thống giáo dục Phật giáo của
-
Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, Việt Nam
nước này, tác giả bài viết nêu ra một số luận điểm liên quan đến vai trò của Phật giáo đối với vấn đề giáo dục đạo đức và liên hệ với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra hiện nay.
-
- KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO Ở MYANMAR
Đạo Phật là một trong những hệ tư tưởng cổ xưa nhất trên thế giới, vừa là một tư tưởng triết học vừa là một tôn giáo. Đó là một hệ tư tưởng bắt nguồn từ quá khứ xa xưa nhưng triết lý của Đạo Phật vẫn tiếp tục phát triển trong thế giới hiện đại. Nhận xét về vấn đề này, nhà vật lý học thiên tài Enstein đã khẳng định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”1. Xét trên nhiều khía cạnh, Phật giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn là một ngành khoa học, và có những đóng góp nhất định cho xã hội loài người.
Phật giáo ra đời là vì con người. Bản chất của giáo dục Phật giáo chính là giáo dục con người có được một nhân cách tốt, phẨm chất đạo đức tốt, giúp con người vươn đến cuộc sống chí thiện, đạt đến Bi - Trí - Dũng, Chân - Thiện - Mỹ, đạt được cái tâm từ bi, vị tha, phá bỏ chấp ngã, tức quên cái Tôi cá nhân để đạt đến Vô ngã, và sống một cuộc đời hòa hợp, an lạc, tự tại. Trong quá trình phát triển, đạo Phật một mặt đã có ảnh hưởng đến các nền văn hóa; mặt khác, tôn giáo này cũng bị bản địa hóa và phân hóa thành các giáo phái. Có ít nhất 18 giáo phái trong đó có hai phái chính: Theravada Buddhism
– Phật giáo Tiểu thừa được phổ biển ở Nam và Đông Nam Á, Ma- hayana Buddhism – Phật giáo Đại thừa thịnh hành ở Bắc và Đông Á. Chính điều này tạo nên sự sinh động và phong phú trong thế giới Phật giáo đầy màu sắc. Mặc dù không phải là một trong bảy quốc gia có được “Bảy kỳ quan của thế giới Phật giáo” (Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Thái Lan, Campuchia, Hong Kong, Mỹ), nhưng Myanmar được cả thế giới biết đến như là một vùng đất vàng, một vùng đất của đạo Phật. Là một quốc gia nằm không xa Việt Nam, với hơn 2.500 năm Phật giáo Theravada ngự trị, Myanmar thu hút sự quan tâm
-
-
-
Lê Văn Phước (2019), “Albert Einstein và đạo Phật”, www. btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/ News/38/0/245/0/3049/Albert_Einstein_va_dao_Phat
của cộng đồng quốc tế với những tháp chùa lấp lánh ánh vàng, với những con người chân chất thuần lương; bởi lẽ, Phật giáo là đạo đức cơ bản của xã hội Myanmar, gắn liền mật thiết với lịch sử đất nước này từ trong quá khứ cho đến hiện tại, như lời nhận xét của nhà nghiên cứu D. G. E. Hall, “đạo Phật gần như trở nên đồng nhất với tinh thần dân tộc”2. Phật giáo chính là cuộc sống - cách sống của người Myanmar.
Ngay từ thời xa xưa, Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Myanmar, các nhà sư là lực lượng xã hội và chính trị quan trọng. Đạo Phật chiếm địa vị quan trọng trong xã hội và được xem là quốc giáo, chiếm 89,3% số dân. Người dân Mianma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện phật giáo. Kể từ thời vua Anwrahta trị vì, và trong thời gian trị vì, trong vương quốc đã có hàng ngàn đền, chùa được xây dựng, chỉ tính riêng ở Pagan đã có hơn 4000 ngôi đền chùa. Chùa chiền thi nhau mọc lên khắp quê hương Miến Điện và nơi đây được mệnh danh là “vùng đất chùa tháp - vùng đất của Phật”. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar, cuộc sống của người dân không tách rời các nghi lễ Phật giáo. Mỗi người đàn ông Myanmar trong đời mình phải vào tu ở chùa ít nhất 1 lần. Trẻ em được học tập tại các trường của chùa Phật. Ở đây, các nhà sư dạy học đọc, học tính và học kinh Phật. Nhà chùa chính là trường học, trẻ con đều học tập ở chùa, được học toán và kinh kệ, văn học. Các bài thơ mà nhà sư dạy cho các em học được lấy cảm hứng chủ đề từ Phật giáo. Trong nhiều thế kỷ, các trường học của nhà chùa đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, đây cũng chính là một cách thức có hiệu quả để củng cố vai trò “quốc đạo” của Phật giáo.
Dưới thời phong kiến ở Myanmar, nhà vua là người có quyền hành và có trách nhiệm giữ gìn cho đạo Phật được “tinh khiết”, là người bảo vệ đạo Phật. Mỗi vị vua khi xây dựng cung điện cũng luôn quan tâm đến việc tạo dựng những ngôi chùa - thiền viện nhằm thể hiện sự thành tâm và công đức của họ đối với đạo Phật. Dưới sự bảo trợ của nhà vua, các nhà sư không phải lao động, không phải phu phen tạp dịch mà sống nhờ vào tặng vật của nhà nước và nhân
-
-
-
D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, (bản dịch của Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 1044
dân. Vua cấp cho nhà chùa rất nhiều ruộng đất hoặc cho hưởng thuế cả một vùng. Không những thế, chính quyền còn ban phẨm trật, bảo trợ tổ chức đại giới đàn, tổ chức những kỳ thi Phật hoc, tổ chức tang lễ đại quy mô cho những bậc cao tăng khi viên tịch, chư tăng chỉ được xử trong tòa án Giáo Hội, nhà chùa có thể dung chứa những người phạm pháp biết quy y hối cải, chư tăng và thân quyến khỏi đóng thuế... Ngoài ra chính quyền còn cho thiết lập Hội Đồng Giáo phẨm, dưới sự điều khiển của vị Tăng Thống do nhà vua tuyển thỉnh3. Xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước Myanmar, Phật giáo nổi bật lên với vai trò là một lực lượng kết nối các thành phần trong xã hội vốn chứa đựng những bất đồng sâu sắc về mặt sắc tộc và tôn giáo.
Như vậy, cho đến thế kỷ XVIII, Phật giáo được xem là linh hồn của dân tộc – quốc gia Myanmar, là thành trì vững chắc cho thế giới Phật giáo Tiểu thừa đã tồn tại và phát triển một các rực rỡ dưới sự bảo trợ của chế độ quân chủ. Phật giáo giữ vai trò trung gian là mối dây gắn kết các thành phần, các sắc tộc trong xã hội Myanmar, và vai trò ấy vẫn còn phát huy một cách hiệu quả cho đến ngày nay. Giáo lý Phật giáo chính là nền tảng tư tưởng cho sự phát triển về đạo đức, tâm linh, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật của đất nước Myanmar ngày nay.
-
-
-
- VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO MYAN- MAR VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Ở đất nước Myanmar, Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada được xem là quốc giáo (khoảng 85% dân số theo đạo Phật). Giáo dục truyền thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Therevada với bộ Tam tạng kinh (Tripitaka), thể hiện giáo lý, luật lệ nhà Phật. Tam tạng kinh gồm 3 văn bản: Vinaya-pitaka (Kinh tạng), đề cập đến những nguyên tắc của đời sống tu hành; Sutta-pitaka (Luật tạng), được xem là nguồn gốc văn hóa đạo đức của người Myanmar, là bộ sưu tập các bài kinh, bài giảng của Đức Phật và một số đệ tử thân cận, bao gồm tất cả các giáo lý trung tâm của Phật giáo nguyên thủy và Abhidamma-pitaka (Vi Diệu pháp tạng), là bộ sưu tập các văn bản trong đó, những nguyên tắc giáo lý cơ bản trình bày
-
Trần Quang Thuận (2006), Phật giáo Miến Điện - Tín lý và Hiện thực, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 319
trong Kinh tạng được tổ chức lại thành một khuôn khổ hệ thống để tìm hiểu về bản chất của tinh thần và vật chất, là hình thức nghiên cứu cao nhất của Phật giáo4.
Giáo dục truyền thống của Myanmar dưới thời phong kiến được thực hiện dưới hai hình thức: giáo dục trong nhà chùa và giáo dục tại nhà5. Trong hai loại hình trên, giáo dục nhà chùa đóng vai trò chủ đạo trong nền học vấn truyền thống của Myanmar. Trong đó, nam giới được giáo dục trong các nhà chùa, còn nữ giới chỉ được phép đến các đền miếu trong những dịp đặc biệt - được giáo dục tại tư gia6. Hệ thống giáo dục nhà chùa ở Myanmar tập trung trong các kyaung
- trường học tăng viện. Học sinh trong các kyaung được gọi là kyaung- tha. Nhà chùa ở Myanmar trong nhiều thế kỷ không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân mà còn là trường học chính, giáo dục con em người Myanmar và các tộc người theo Phật giáo khác tại Myanmar7. Trường học nhà chùa ở Myanmar thời kỳ phong kiến được xem “như những trường học và thật sự là những trường học duy nhất tại vương quốc này… nhiệm vụ giáo dục được thực hiện hoàn toàn bởi các nhà sư”8. Nói cách khác, kyaung đảm nhận hai vai trò, vừa là trường học vừa là các ngôi chùa9. Vì vậy, nó thu hút sự tham gia học tập của cả những đứa trẻ không hoặc chưa có ý định trở thành nhà sư. Tuy nhiên, bên cạnh tính phổ thông, mục đích chung của giáo dục nhà chùa vẫn là định hướng cho người học sau này trở thành nhà sư. Do đó, nội dung giáo dục trong các kyaung sẽ góp phần trực tiếp vào mục tiêu xây dựng những kỹ năng toàn diện để người học trở thành một nhà sư thực thụ trong tương lai10.
-
U Kaung (1963), “A Survey of the History of Education in Burma before the British Conquest and the After”, Journal of the Burma Research Society, vol. XLVI, December, p. 11- 12
- J. S. Furnivall (1956), Colonial Policy and Practice: A comparative Study of Burma and of Netherland India, New York University Press, tr. 128
- G. E. Harvey (1945), British Rule in Burma, 1824 - 1942, London: Faber and Faber, p.
46
- Trần Khánh (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập IV, NXB Khoa học xã hội, Hà
Nội, tr. 249
- Henry Sharp, (1920), Selections from Education Records, Part I, 1781 - 1839, Superin- tendent, Government Printing, Calcutta, India, p. 17
- G. E. Harvey (1945), British Rule in Burma, 1824 - 1942, London: Faber and Faber, p.
46
10 J. Cady (1958), A History of Modern Burma, New York: Cornell University, p. 59 - 60
Ở Myanmar, bậc tiểu học là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục nhà chùa. Sau khi hoàn thành chương trình tiểu học ở các kyaung với những bước chuẨn bị ban đầu cho cuộc sống tu hành, người học sẽ chuyển lên giai đoạn trung học (ko-yin). Bậc học này cũng được tiến hành ở các kyaung, song nội dung giảng dạy được nâng cao hơn. Mặc dù chương trình chủ yếu vẫn liên quan đến tôn giáo, nhưng người học sẽ phải nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn bản Phật giáo, cầu kinh, nghiên cứu tiếng Pali (để đọc và viết kinh) cũng như thực hành ăn kiêng sau mỗi buổi chiều11. Đây là giai đoạn mà người học phải từ bỏ tất cả những ham muốn trần tục, một bước chuẨn bị quan trọng và đầy khó khăn cho cuộc sống tu hành sau này12. Theo quan niệm của người Myanmar, mọi trẻ em nam đều là một Đức Phật tiềm Ẩn. Trải qua nhiều kiếp tái sinh, luân hồi, nếu luôn cố gắng phấn đấu theo con đường của Đức Phật, đứa trẻ đó sẽ trở thành Phật. Cả hai bậc tiểu học và trung học đều được tiến hành đồng thời ở thành thị và nông thôn Myanmar. Tuy nhiên, sau giai đoạn ko-yin, nếu muốn tiếp tục con đường học hành, người học sẽ phải đến các trường chùa ở thành thị để tham gia vào bậc học cao hơn. Bởi những nhà sư - giáo viên đủ khả năng dạy bậc học này thường tập trung ở đây theo yêu cầu của vua Myanmar. Ở đó, người học sẽ nghiên cứu các văn bản về những tư tưởng của Phật giáo hoàn toàn bằng tiếng Pali. Với những kỹ năng và kiến thức về tôn giáo được trang bị khá hoàn chỉnh ở bậc học này, người học nếu quyết định tiếp tục sự nghiệp giáo dục của mình ở trường chùa thì khi đến tuổi 20, họ sẽ được làm lễ thụ phong chính thức để trở thành một nhà sư. Hoặc với các kiến thức học được trong các trường chùa
- chủ yếu thiên về tôn giáo và xã hội hơn là yếu tố kinh tế, người học sẽ có được những nền tảng đạo đức cần thiết để trở về cuộc sống của những người dân bình thường với tư cách là một thành viên của cộng đồng. Cũng xuất phát từ mối liên hệ mật thiết giữa hoàng gia với Phật giáo nói chung và các trường chùa ở Myanmar nói riêng, hầu hết những người nắm các vị trí quan trọng trong bộ máy hành chính của Myanmar lúc bấy giờ đều xuất thân là nhà sư.
Nội dung giáo dục truyền thống ở Myanmar chú trọng nghiên cứu, giảng dạy đạo đức, giáo lý Phật giáo, đặc điểm, sự phát triển
-
-
J. Cady (1958), A History of Modern Burma, New York: Cornell University, p. 59 - 61
- J. Cady (1958), A History of Modern Burma, New York: Cornell University, p. 59
của đạo đức và tinh thần13. Do đó, trong nền giáo dục Phật giáo (nhà chùa), nội dung chủ yếu là “nghiệp” (kamma), răn dạy về những gì xảy ra sau hành động của con người. Nghiệp dạy hành động nào tốt, là xấu và việc chịu trách nhiệm đối với những hành động đó. Theo quan niệm của những người phật tử Myanmar, tầng lớp cao trong xã hội là những người đã tích lũy được nhiều nghiệp tốt trong quá khứ, và địa vị xã hội với những đặc quyền hiện tại của họ là sự phản ánh kết quả của nghiệp tốt đó. Trái lại, những người ở những tầng lớp thấp hơn là do không tích lũy được nhiều nghiệp tốt, hoặc gây ra những nghiệp xấu. Vì vậy, để có được địa vị cao trong xã hội, con người cần phải tăng cường nghiệp tốt của bản thân, thông qua Ngũ giới (five Precepts), sự hào phóng, tôn trọng đối với Sangha (Tăng đoàn – cộng đồng nhà sư Myanmar), giáo viên và người lớn tuổi. Đặc biệt, ở Myanmar, những người được xem là tích lũy nghiệp tốt nhiều nhất, hơn cả những tầng lớp cao trong xã hội thế tục là các thành viên trong Sangha. Họ là tấm gương về một cuốc sống mẫu mực, kiến thức uyên bác về Tam tạng kinh (Tripitaka), là những giáo viên lý tưởng trong mắt của người dân Myanmar.
Trong số các môn học liên quan đến Phật giáo thường được giảng dạy ở bậc tiểu học trong các kyaung ở Myanmar, Kinh Mangala-sutta (còn gọi là Kinh Điềm lành, Kinh Phước đức, Kinh Hạnh phúc) là một bài tóm tắt rõ ràng và đầy đủ về những luân lý của đạo Phật, cho cá nhân và xã hội. Kinh Mangala-sutta là một hướng dẫn thiết yếu cho đường đời. Bắt đầu là “lánh xa kẻ xấu ác”, vốn là điều căn bản cho các tiến bộ luân lý và tâm linh. Hành trình theo những lời dạy trong bài kệ là con đường chắc chắn đưa đến đời sống hài hòa và tiến bộ của cá nhân cũng như của xã hội, quốc gia và nhân loại.
Kể từ năm 1990, nhằm tăng cường văn hóa dân tộc và trình độ cơ bản, nhiều trường học Phật giáo được mở lại ở các vùng đồi, vùng xa, vùng nghèo ở Myanmar. Các mục tiêu của giáo dục Phật giáo là cả hai lĩnh vực giáo dục, kiến thức và văn hóa, phải theo kịp với các mục tiêu xã hội của chính phủ nước này,
-
-
W. Rahula (1956), History of Buddhism in Ceylon, M. D. Gunasena, Colombo, p. 290
cụ thể là: Tạo ra nền giáo dục dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn, trân trọng di sản văn hóa truyền thống, trở thành người Phật tử tốt bằng cách thực hành theo giáo lý của Đức Phật, bảo vệ tôn giáo và dòng dõi tổ tiên và rèn luyện đạo đức tốt để trẻ em Myanmar có thể trở thành công dân tốt14.
Phật giáo lấy từ bi làm trọng tâm và quan tâm đến việc hoàn thiện đạo đức ở con người. Phật giáo nhấn mạnh đến yếu tố làm chủ bản thân, biết tự kiềm chế để có một nếp sống thanh bạch, khước từ dục vọng thấp hèn và nhấn mạnh đến thuyết nhân quả, luân hồi nghiệp báo như một lẽ công bằng và khách quan của cuộc sống. Tất cả những giá trị đó đã góp phần không nhỏ đối với việc giáo dục tại các trường học ở Việt Nam hiện nay như: góp phần vào việc xây dựng “tâm trong”, “trí sáng” và rèn luyện năng lực quản lý cảm xúc, kiểm soát hành vi trước tác động của ngoại cảnh, góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội tốt đẹp của con người Việt Nam hiện nay. Ra đời ở Ấn Độ, trải qua gần 20 thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, Phật giáo đã để lại những dấn ấn sâu sắc và trở thành dòng tư tưởng thực sự ăn sâu vào đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ sống của con người Việt Nam, và nó đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay trong bối cảnh phức tạp của tình hình chính trị - văn hoá thế giới, những giá trị tích cực của tôn giáo này lại một lần nữa được kiểm chứng.
Giáo dục Phật giáo hướng đến hoàn thiện đạo đức cá nhân. Phật giáo là một tôn giáo có quá trình tồn tại lâu dài ở Việt Nam và đã trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Những giá trị đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam và tiếp tục được duy trì cho đến tận ngày nay. Triết lý Phật giáo đã ăn sâu, bám rễ trong tâm hồn người Việt một cách rất tự nhiên như “nước hòa với sữa” (HT.
-
-
Cho Cho Aung (2014), “Đánh giá về giáo dục Phật giáo và chương trình giảng dạy của Đại học Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế tại Myanmar”, in trong sách Giáo dục Phật giáo và chương trình đại học, TT.TS. Thích Nhật Từ và TT.TS. Thích Đức Thiên (tổng chủ biên) , Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, tr. 220-221
Thích Minh Châu). Chính những giá trị, chuẨn mực của đạo đức Phật giáo đã góp phần hình thành những chuẨn mực, những giá trị, nguyên tắc đạo đức cho thanh niên hiện nay. Vì trên thực tế, những chuẨn mực đạo đức mà Phật giáo đề ra không xa lạ với xã hội hiện đại mà thực sự rất cụ thể, hữu ích nhằm hoàn thiện đạo đức, nhân cách con người. Đạo Phật nhấn mạnh hai chữ Từ và Bi, nó là biểu hiện của tình thương bao la không giới hạn, hoàn toàn vị tha không gợn chút vị kỷ đối với muôn loài. Phật giáo cho rằng: “mọi người đều như nhau, mọi người đều bình đẳng, phải yêu thương lẫn nhau. Hãy nhìn thế giới xung quanh bằng ánh mắt vị tha hơn, bao dung hơn. Với tâm từ bi, với lòng yêu thương con người, Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người”. Giá trị nhân đạo của Phật giáo thể hiện trước hết ở tinh thần bình đẳng, vị tha, coi con người dù ở địa vị nào cũng có giá trị như nhau.
Xây dựng các mối quan hệ bình đẳng, khoan dung, tôn trọng lẫn nhau trong gia đình, xã hội. Đức Phật Thích Ca là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đấu tranh cho tự do và công bằng xã hội, cho bình đẳng giữa các giai cấp và giữa con người với con người trong xã hội Ấn Độ cổ đại - một xã hội có sự phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt qua lời tuyên bố: “Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có đẳng cấp trong giọt nước mắt cùng mặn, con người sinh ra không phải đã mang sẵn trong bào thai dây chuyền ở cổ hay dấu tin-ca (dấu hiệu quý phái của dòng Bà La Môn) trên trán”. Với tâm từ bi, với lòng yêu thương con người, Phật giáo đã phá đi hàng rào ngăn cách vô nhân đạo giữa con người với con người. Phật giáo không tách rời lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội mà nhấn mạnh đồng thời, lợi ích cá nhân và xã hội phải đi cùng để tạo ra một sự hạnh phúc cho nhân loại. Triết lý này của Phật giáo có thể bắt gặp trong năm giới, chuẨn mực nền tảng đạo đức của Phật giáo. Con người nên tuân giữ năm giới để làm cho cuộc sống không bị tổn hại, không vi phạm pháp luật quốc gia, vì lợi ích cá nhân và lợi ích cho cả xã hội. Chúng cần thiết để hình thành xã hội dân chủ, cuộc sống an lành. Trên cơ sở “Tứ diệu đế”, thuyết “nhân duyên sinh”, thuyết “vô thường”, “vô ngã”... Đạo Phật đã xây dựng được một triết lý sống, một phương thức sống, đó là lấy “vị tha” làm lẽ sống cao cả và lý tưởng của mình, hay có thể nói chính “vị tha” là chìa khóa trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình, xã hội.
Ở Việt Nam từ những năm cuối của thế kỷ XX, đất nước ta đang ngày càng chịu nhiều tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, của quá trình công trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá. Theo đó, mặt trái của quá trình này là các giá trị đạo đức truyền thống đang dần bị băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cư diễn ra ngày càng phổ biến. Thái độ coi thường những giá trị truyền thống là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở lớp trẻ. Họ có thiên hướng đề cao cá nhân, sống ích kỷ, lạnh lùng, không tình, không nghĩa, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách nhiệm, ít quan tâm đến những người xung quanh…. Hàng loạt những hiện tượng đau lòng diễn ra ở chốn học đường gần đây khiến cho chúng ta không thể làm ngơ. Có thể nói sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn của toàn xã hội. Trước yêu cầu phát triển của đất nước, sự cần thiết phải xây dựng một nền tảng đạo đức mới cho xã hội trên cơ sở kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống đã được đặt ra. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ phương hướng nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ mới: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và toàn xã hội”.
Là một trong những thành tố tạo nên nền văn hoá dân tộc trong suốt hàng nghìn năm, Phật giáo ngày nay vẫn lưu giữ những giá trị tích cực có thể góp phần xây dựng đạo đức lối sống cho con người Việt Nam. Tính hướng thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo; tư tưởng bình đẳng, hoà bình của Phật giáo phù hợp với xu hướng hoà đồng liên kết giữa các dân tộc trên thế giới trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay; lòng từ bi, bác ái góp phần cứu giúp người hoạn nạn, giữ vững tinh thần là lành đùm lá rách của dân tộc, triết lý vô thường, vô ngã giúp con người giảm bớt cái tôi vị kỷ…. Những giá trị tích cực đó của Phật giáo càng được nhân lên với những hành động cụ thể, như kẻ đói được cho ăn, kẻ rách được cho mặc, người ốm đau bệnh tật được chăm sóc,…. Giáo lý nhà Phật khuyên con người luôn nhớ đến “đạo hiếu”, lấy chữ hiếu làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật”,
“muôn việc ở thế gian không gì hơn công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ”. Thêm vào đó, những không gian chùa chiền của Phật giáo luôn thu hút con người tìm về chốn tĩnh tâm, nơi chiêm nghiệm và cảm nhận…. Tất cả những điều đó là những giá trị tích cực, thiết thực góp phần giáo háo con người, giúp cho thế hệ trẻ vững bước trước những cám dỗ của cuộc đời, khích lệ họ quan tâm đến số phận của cộng đồng, sống lương thiện, coi trọng tính nhân bản, coi trọng thiên nhiên…. Bên cạnh đó, lối sống Phật giáo nêu cao tinh thần “cư trần lạc đạo” đã góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm với một ý thức không tham quyền cố vị, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao tự tại. Bởi theo định nghĩa của đức Phật, tham và sân là hai năng lực tiêu cực mạnh mẽ nhất trong tâm thức của con người, chúng che khuất tầm nhìn và làm nhiễu loạn sự phán đoán của ta, cho nên, cũng theo Ngài, diệt trừ được tâm sân, đích thực là một thành tựu to lớn nhất của con người. Như thế, Phật giáo đã góp những giá trị văn hoá tích cực vào việc xây dựng đạo đức lối sống cho con người, nhất là cho tầng lớp trẻ hiện nay.
-
-
-
- KẾT LUẬN
Có thể nói, sự tồn tại hàng ngàn năm của hệ thống giáo dục nhà chùa thông qua các kyaung có ý nghĩa rất quan trọng đối với xã hội Myanmar. Các trường chùa sợi dây kết nối và duy trì các giá trị văn hóa quan trọng – được tiếp thu và giữ gìn từ những giá trị văn hóa của hai nền văn minh láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc – những nền văn minh phát triển rực rỡ trên thế giới. Kyaung là một thực thể đại diện cho cả hai trụ cột trong xã hội Myanmar là tôn giáo (Phật giáo) và giáo dục. Với sự tồn tại của hệ thống các kyaung này mà các giá trị văn hóa truyền thống của người Myanmar không hoàn toàn bị mất đi. Phật giáo và các trường đại học Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn tới các phương diện vật chất và phi vật chất của nền văn hóa Myanmar nói chung, đặc biệt là trong cuộc sống của một con người từ khi sinh ra cho tới lúc lìa xa cõi đời.
Những tư tưởng Phật giáo về việc sống một cuộc sống giản dị, biết hài lòng với những gì mình có, bảo vệ môi trường (trồng cây bóng mát và cây ăn trái cho việc sử dụng công cộng) việc cung cấp nước uống hai bên đường, đào giếng ao hồ cho việc sử dụng công cộng... những việc làm phúc thiện, xây dựng một thế giới thịnh
vượng và hòa bình là những lời dạy vô giá cho nhân loại. Mặc dù trong sự nghiệp giáo dục con người, triết lý từ bi, vô vi xuất thế lấy bình yên làm cứu cánh đã làm bớt đi tham vọng tiến thân, sống nhẫn chịu, an phận thủ thường… ít nhiều mang yếu tố tiêu cực, nhưng hệ thống tôn giáo – triết học Phật giáo luôn chứa đựng nhiều yếu tố tích cực trong việc giáo dục con người hướng thiện, góp phần duy trì và phát huy những giá trị và nếp sống đạo đức của con người Việt Nam, cũng cần phải có những biến đổi để thích ứng với tình hình mới, song các giá trị truyền thống của dân tộc tiềm Ẩn trong con người Việt Nam vẫn cần phải được phát huy. Để làm được điều đó rất cần đến sự đóng góp quan trọng của Phật giáo.
Trải qua khoảng 20 thế kỷ tồn tại và phát triển cùng với dân tộc, Phật giáo đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử, văn hóa
– xã hội. Với triết lý từ bi, hỷ xả, khuyến khích con người hướng thiện, Phật giáo đã dễ dàng đi vào lòng người, có tác dụng hoàn thiện nhân cách đạo đức, hướng con người đến lối sống vị tha, bình đẳng, bác ái. Thực tế đã chứng minh, Phật giáo phù hợp với đạo đức, lẽ sống của con người Việt Nam, và nó đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày nay, trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị phức tạp, chúng ta cần phát huy mạnh mẽ những giá trị tích cực của tôn giáo này để góp phần xây dựng nền tảng đạo đức của con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cho Cho Aung (2014), “Đánh giá về giáo dục Phật giáo và chương trình giảng dạy của Đại học Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế tại Myanmar”, in trong sách Giáo dục Phật giáo và chương trình đại học, TT.TS. Thích Nhật Từ và TT.TS. Thích Đức Thiên (tổng chủ biên) , Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, (bản dịch của Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Thái Yên Hương, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Vũ Tùng, Đoàn Thắng), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
G. E. Harvey (1945), British Rule in Burma, 1824 - 1942, Lon- don: Faber and Faber.
Henry Sharp, (1920), Selections from Education Records, Part I, 1781 - 1839, Superintendent, Government Printing, Calcutta, In- dia.
J. Cady (1958), A History of Modern Burma, New York: Cornell University.
J. S. Furnivall (1956), Colonial Policy and Practice: A comparative Study of Burma and of Netherland India, New York University Press.
Lê Văn Phước (2019), “Albert Einstein và đạo Phật”, www. bt- gcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/245/0/3049/Albert_Ein- stein_va_dao_Phat
Trần Khánh (chủ biên) (2012), Lịch sử Đông Nam Á, tập IV, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Trần Quang Thuận (2006), Phật giáo Miến Điện - Tín lý và Hiện thực, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
U Kaung (1963), “A Survey of the History of Education in Bur- ma before the British Conquest and the After”, Journal of the Burma Research Society, vol. XLVI, December.
W. Rahula (1956), History of Buddhism in Ceylon, M. D. Gu- nasena, Colombo.
488