DIỄN VĂN ĐẠILỄ PHẬT ĐẢN PL. 2563 - DL. 2019
CỦA HÒA THƯỢNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Ngược dòng lịch sử cách đây hơn 26 thế kỷ, tại vườn Lâm-tì-ni (Lumbini) , nơi thành Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu) thuộc Ấn Độ cổ đại, nay là đấtnước Nepal đãdiễn ra một sựkiện vôcùng trọng đại trong lịch sử nhân loại đó là Đức Th tôn sinh ra đời mang theo bức thông điệp đề cao trí tuệ, sự hiểu biết và lòng từ bihướng tới xây dựng một xã hội bình đẳng, không có giai cấp, một xã hội hòa bình, không xung đột chiến tranh, hận thù. Ngài đã đưa racon đường Trung đạovàsựkết hợp giữa từ bivới trí tuệlàgiảipháphữuhiệuđểcùngnhaugiảiquyếtnhữngmâuthuẫngiữacon người với con người, giữa quốc giavới quốc gia trên thế giới.
Ngày nay, chân lý đó của bậc Đạo sư Giác Ngộ – Phật Th Ca Mâu Ni vẫn tiếp tục là kim chỉ nam và đã mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của hàng triệu triệu người trên thế giới. Liên hợp quốc đã quyết định kỷ niệm ngày Đại lễ Vesak thiêng liêng hàng năm nhằm phát huy tinh thần từ bi – trí tuệ và hòa bình mà Phật Tổ đã truyền trao.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với những xung đột, khủng bố, chiến tranh, bất bình đẳng, khủng hoảng môi trường sinh thái và biến đổi khí hậu, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi mọi mặt đời sống và các cấu trúc truyền thống, thì hơn lúc nào hết, chúng taphải cùng nhau pháthuy những giá trị cốt lõi của Đạo Phậtvềtinh thần khoan dung, vôngã, vị tha, hòa hợp và hòa bình thông qua con đường Bát chánh đạo nhằm góp phầngiải quyết những thách thức vấnnạntoàn cầu. Điều đặcbiệt nhất làvạnvật trở nên kết nối, mọi thứ đều có thể xóa nhòa khoảng cách vềmặtđịa lý, các cộng đồng và các quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, thế giới dần dần bắt đầugiốngnhưmộtxãhộitoàncầu.Chínhvìvậy,đểgiảiquyếtcácvấnđềđặt ra cần thiết phải có một sựlãnh đạotoàn cầu. Sựlãnh đạonàyphải đảmbảo được sựbình đẳng, dung hòa được lợi ích và hóa giải được xung đột giữa các niềm tin, các nền kinh tế, các nền văn hóa, các tầng lớp xã hội, hay các quốc gia lãnh thổ, cân bằng được môi trường, hệ sinh thái.
Chủ đề của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững” cho thấy tầm vóc và ý thức trách nhiệm cao cả của Phật giáo trước tình hình biến động của thế giới trên nhiều phương diện đời sống, qua đó cho thấy thái độ tích cực cũng như niềm tin về khả năng góp phần hóa giải những vấn nạn thời đại của Phật giáo ngày càng được khẳng định. Trong chương trình phát triển bền vững toàn cầu của Liên hợp quốc đến năm 2030 nhắm tới đích xóa bỏ nghèo đói, đảmbảocuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi, đảm bảo giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tiêu thụ và sản xuất bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học, thúc đẩy xã hội hòa bình, đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. Hội thảo khoa học quốc tế tại Đại lễ Vesak Liên hợp quốc nămnay mong muốn tăngcường sự hợp tác giữa các cộng đồng và tổ chức Phật giáo thế giới nhằm tìm kiếm và ứng dụng các giải pháp Phật giáo đối với các mục tiêu mà Liên hợp quốc theo đuổi, sẽ tập trung vào các khía cạnh chủ đề:
- Sự lãnh đạo bằng chính niệm vì hòa bình bền vững;
- Cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững;
- Cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu;
- Phật giáo và Cách mạng công nghiệp 4.0;
- Cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Kỷ niệm ngày Vesak là cơ hội để tất cả chúng ta cùng nhau suy ngẫm và tôn vinh giá trị tư tưởng nhân văn của Phật giáo, thông qua cuộc đời của Đức Phật đã dạy cho chúng ta rằng hạnh phúc thực sự của mỗi con người không phải chỉ tìm trong vật chất, mà thay vào đó, phải đitìm sựanlạc trong tâm hồn. Xét trên bình diện quốc gia thay vì theo đuổi tăng trưởng vô độ, không giới hạn, mà thay vào đó, là tăng trưởng sựgiàucótâmlinh, anlạc, hạnh phúc và tôn trọng, bảo vệ môi trường. Soi chiếu với những tư tưởng, giáolýcốtlõicủamìnhnhưhọcthuyếtDuyênkhởi,họcthuyếtvềNghiệpvà luật Nhân quả…, Phậtgiáocó nhiều lợi thế trong việc tham giavới sứ mệnh lãnh đạotoàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻvìxã hội bền vững.
Th g điệp của Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại Việt Nam kêu gọi lãnh đạo Phậtgiáo thế giới hãy đoàn kếtvàdấn thân hành động nhập thế, chia sẻ các giải pháp trị liệu đối với các thách thức xã hội trong thời đại của chúng ta. Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 sẽmanglại tâm thiện lành, trí tuệ tập thể và tiếng nói thống nhất của Phật giáo thế giới, tạo nguồn cảm hứng và hướng tới sự nhập thế xã hội, phụng sự nhân sinh, giải phóng khổ đau, mang lại an vui, thịnh vượng và phát triển bền vững cho nhân loại trên hành tinh này.
Thay mặt Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi chân thành tri ân Chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo thế giới, Pháp chủ, Tăng thống các Giáo hội Tăng già Phật giáo, các dòng truyền thừa và tổ chức Phật giáo từ hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ đã vân tập về Đại lễ Vesak 2019 tại chùa Tam Chúc, Hà Nam, Việt Nam; tri ân quý vị Nguyên thủ các quốc gia, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, các phái đoàn ngoại giao; Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Namđã tham dự và có thông điệp chào mừng Vesak chung vui cùng với Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phậtgiáo Việt Nam trong một mùa Phậtđản PL. 2563 vôcùng đặc biệt, trang nghiêm và long trọng, góp phần tôn vinh giá trị truyền thống Phậtgiáo Việt Nam luôn đồng hành cùng dântộc Việt Nam trong nhiều thiên niên kỷ tiếp tục góp phần xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, hòa bình, phát triển bền vững trong hội nhập quốc tế.
Trong niềm cảm ứng vô biên như đang được đón nhận hào quang tỏa ra từ kim thân của Đức Bổn Sư, đấng Từ phụ, tôi chân thành kính chúc Chư tôn đức Tăng Ni; Quý vị Phật tử một mùa Phật đản an lạc, vô lượng cát tường, thành tựu viên mãn các Phật sự lợi đạo ích đời, trong tinh thần xương minh Đạo Pháp, phụng sự chúng sinh là thiết thực cúng dường chư Phật nhân ngày Đại lễ Phật đản – Vesak năm nay.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC CHỦ TỊCH
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn