SỰ BIẾN ĐỔI KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA SAU PHONG TRÀO CẢI GIÁO Ở ẤN ĐỘ HIỆN ĐẠI: VỚI SỰ THAM KHẢO ĐẶC BIỆT ĐẾN QUẬN GAYA BANG BIHAR
Trợ lý Gs. Ravi Shankar Singh(*)
ã hội Ấn Độ được phân loại theo một trật tự xã hội phân cấp. Trong nhiều khía cạnh, nó là một hệ thống khép kín so với hệ thống mở của các xã hội phươngTây. Sự phân tầng nhất thiết bao hàm một thang điểm phân loại bất bình đẳng. Sự phân tầng trong xã hội càng cao, sự bất bình đẳng trong thứ bậc của hệ thống xã hội càng lớn. Và một hệ thống xã hội như vậy di chuyển theo chiều dọc trở nên rất khó khăn. Một cá nhân được sinh ra ở cộng đồng đẳng cấp thấp phải gặp muôn vàn khó khăn trong hành trình tự vươn lên nấc thang của xã hội. Một địa vị xã hội của từng cá nhân gần như được ấn định ngay từ khi chào đời. Người ở đẳng cấp cao hơn trong tầng lớp xã hội vẫn tiếp tục được duy trì khoảng cách với những người thấp hơn trong hệ thống đẳng cấp. Sự tiêu cực của phân biệt đối xử giữa các tầng lớp ở xã hội Ấn giáo càng sâu sắc hơn trong lối thực hành – khi
-
Department of Buddhist Studies, Satyawati College, University of Delhi, New Delhi In- dia. Người dịch: Nguyễn Kỳ Mai Anh
người ở tầng lớp cao gọi những người ở vị trí thấp nhất trong hệ thống được là “Untouchables” (Người cùng đinh, Kẻ bất khả tiếp xúc, không được động chạm tới) - tương đương với vị trí thấp nhất trong xã hội.
Để giải phóng bản thân khỏi nanh vuốt của lối thực hành “Untouchability” (bất khả tiếp xúc – những người ở tầng lớp thấp không được động chạm vào những người ở tầng lớp cao hơn vì bị cho là ô uế, các tầng lớp đã khởi xướng một phong trào tôn giáo dưới sự lãnh đạo và dẫn dắt của Tiến sĩ B.R. Ambedkar vào năm 1956. Các Phật tử như đã đề cập trước đó được gọi là tín đồ Phật giáo Đại Thừa. Điều đó có nghĩa là những tín đồ theo Phật giáo Đại Thừa là những người cải đạo theo bước chân của Tiến sĩ Ambedkar, người duy nhất trong số tất cả những người thuộc cộng đồng của họ biết chắc chắn họ đang theo tôn giáo nào và tại sao. Phần còn lại, đa số không biết chữ, không biết ưu thế hợp lý của Phật giáo so với tôn giáo nguồn gốc của họ - Ấn Độ giáo. Vào thời điểm Ambedkar cải sang Phật giáo, phần lớn các tín đồ cải đạo đã từng có niềm tin mù quáng vào tôn giáo nguồn gốc cũng như với nhà lãnh đạo của họ. Tiến sĩ Ambedkar đã tuyên bố với các tín đồ rằng Phật giáo là cách duy nhất dẫn dắt để họ giải phóng khỏi sự thực hành “Untouchability” vô nhân đạo ấy.
Sẽ không quá lời khi nói rằng Tiến sĩ Ambedkar và Phật giáo Đại Thừa là một. Khi Ambedkar trở về từ Hoa Kỳ, ông đã dồn nhiều tâm huyết vào các hoạt động để xoa dịu toàn bộ cộng đồng Hindu giáo nói chung bên cạnh cho cộng đồng của mình, Mahara. Do đó, các hoạt động của ông đã mang lại sự đoàn kết của tất cả các “người cùng đinh” từ khắp nơi trên cả nước. Sau hội nghị của các đẳng cấp thấp họp tại Yeola, những kẻ bị ruồng bỏ - hay gọi là tiện dân (harijanas) đã được xem xét lại bởi Gandhiji trong nỗ lực xóa sổ lối thực hành “untouchability.” Dưới sự hướng dẫn của ông, nhiều tín đồ, đặc biệt là Babu Jagjivan Ram - người đứng đầu trong số họ, đã chọn ở lại trong thời kỳ Ấn giáo. Nhưng một cộng đồng
vượt trội Mahar – nơi có Ambedkar, đã kiên quyết nghe theo sự dẫn dắt của ông. Ông ta đã lãnh đạo họ. Đó là sự thờ phượng anh hùng mù quáng. Khi tiến sĩ Ambedkar cuối cùng quyết định cải đạo sang Phật giáo, chỉ có những người mù chữ trong cộng đồng Mahar đi theo ông. Ngay cả trong số các Mahar, một số trung úy hơi có học thức đi theo ông cũng đã cố gắng can ngăn ông thực hiện nghi lễ cải giáo Dikshā (nhập môn) quy y cửa Phật cho các tín đồ theo ngày đã định. Nhưng lễ cải đạo theo diện lớn vào năm 1956 gần như bị các Mahars cho là một niềm tin mù quáng ở Tiến sĩ Ambedkar, mà chính họ lại không biết bất kỳ điều gì sâu sắc về “túp lều” tôn giáo mà Phật giáo dành cho các Phật tử. Ambedkar luôn nói rằng Phật giáo mang lại sự hài lòng và niềm vui to lớn không thể tưởng tượng được. Ông đã khuyên đồng bào Mahara của mình đi theo Phật giáo để cải cách xã hội và vì những giá trị tinh thần tốt đẹp của tôn giáo này.
Ông luôn nói rằng ông không muốn bất kỳ tín đồ nào theo đạo một cách mù quáng. Điều này nghĩa là ônng không thích tâm lý cừu. Đối với Tiến sĩ Ambedkar, Phật giáo là tôn giáo duy nhất, không công nhận đẳng cấp và dành toàn bộ phạm vi cho sự tiến bộ. Từ bỏ Ấn Độ giáo và đi theo con đường của Đức Phật là hy vọng duy nhất cho các tầng lớp bần nông. Kết quả là đại đa số các Mahar đầu tiên đã nghe theo, bởi vì họ có niềm tin to lớn vào nhà lãnh đạo yêu dấu của họ.
Những người cải đạo đầu tiên tại Nagpur hầu hết chưa được dạy về các giáo chính của Phật giáo. Do đó, chúng ta có thể nói rằng không giống như bài giảng đầu tiên của Đức Phật tại Saranath, khi Ngài thuyết phục năm đệ tử bằng những lời lẽ hết sức thuyết phục, lễ cải đạo theo diện lớn đầu tiên này vẫn tồn tại ở dạng một đức tin còn non nớt danh cho Phật giáo. Niềm tin vào Phật giáo này là hệ quả của niềm tin không thể lay chuyển dành cho sự lãnh đạo của Tiến sĩ Ambedkar. Đức tin là kết quả của cuộc đấu tranh cho lòng tự tôn, công bằng xã hội và công lý mà những người ở đẳng cấp thấp
đã chiến đấu trong ba thập kỷ qua dưới thời Tiến sĩ Ambedkar. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh này là từ bỏ Ấn Độ giáo và cải sang Phật giáo. Những người cải đạo đầu tiên không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng Phật giáo đảm bảo phẩm giá con người. Đi theo con đường của Đức Phật là điều tốt nhất họ có thể làm trong hoàn cảnh bấy giờ. Đó là lý do tại sao Ambedkar được những người bị loại khỏi tập cấp nói chung và Mahara nói riêng ca tụng và tán dương.Thế hệ thứ hai khi lớn lên là những tín đồ của Phật giáo Đại Thừa cũng nhìn nhận ra sự khôn ngoan của thế hệ đi trước.
Những thế hệ Tân Phật tử thứ hai này có vai trò và địa vị xã hội khá tốt. Nhìn chung, Phật giáo Đại Thừa đã chỉ ra cho các tín đồ con đường đi đến sự tiến bộ và thịnh vượng. Những bài học không đơn thuần là một bài hướng dẫn trên giấy. Đó là một lực động lực không cho phép cải vẫn còn nhàn rỗi (câu này khó hiểu!!!). Sự năng động vốn có của Phật giáo Đại Thừa là rất hiếm theo nghĩa có lẽ đây là lần đầu tiên trong số các tôn giáo có một tôn giáo cung cấp một gói toàn diện về phúc lợi kinh tế, tiến bộ xã hội và sự hài lòng tinh thần, đó chính là ba mục tiêu của tôn giáo này. Thời kỳ hậu Ambedkar đã chứng kiến phong trào này tập hợp động lực và lan rộng khắp nơi ở Ấn Độ hiện đại.
Vì những lý do này, việc cải đạo sang Phật giáo vẫn đang tiếp tục diễn ra nhiều hơn nữa. Thế hệ hiện tại hào hứng đi theo con đường Phật giáo. Người ta thường nhận thấy rằng thế hệ Phật giáo Đại Thừa thứ hai đặc biệt đang cố gắng thuyết phục những người đẳng cấp thấp khác trở thành Phật tử. Bất bình đẳng xã hội và hệ thống của các tầng lớp người cùng đinh là một phần của Ấn Độ giáo. Việc thực hành “Untouchability” vẫn còn phổ biến ở một số ngôi làng ngay cả ngày nay, thông qua đó họ đang bị người Ấn Độ thuộc tầng lớp thượng lưu bóc lột. Để ngăn việc này tiếp diễn, việc cải giáo sang Phật giáo đã được bắt đầu.
-
- NHỮNG CHUYỂN BIẾN SAU CẢI ĐẠO
Theo Tiến sĩ Ambedkar, tôn giáo là một nền tảng quan trọng của cuộc sống con người. Đây là niềm tin của tất cả những người cảm thấy cần phải có một tôn giáo như một mục đích chính để tồn tại. Với lòng hướng đến tôn giáo một cách sâu sắc, Tiến sĩ B.R. Ambedkar muốn sống trong vương quốc có tôn giáo, nhưng đó phải là một tôn giáo đảm bảo tự do, bình đẳng và công bằng cho mọi tín đồ. Tiến sĩ B.R. Ambedkar, cùng với hàng triệu người ở đẳng cấp hiểu rõ sự bất công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ trong khuôn khổ của Ấn Độ giáo. Theo thời gian, sự thất vọng này đã chuyển dần đến một cuộc nổi dậy chống lại Ấn Độ giáo và cuối cùng cải sang Phật giáo.
Phật giáo có một yếu tố linh hoạt mà không thấy trong bất kỳ tôn giáo nào khác. Những gì chúng ta thấy trong Phật giáo Đại Thừa là sự hài lòng và hạnh phúc tinh thần của một người quan trọng như sự thay đổi về địa vị xã hội, sự thịnh vượng kinh tế, tiến bộ học thuật và nhận thức chính trị. Đó là sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân. Mục đích chính của việc cải sang Phật giáo tất nhiên là giải phóng khỏi sự phân biệt đối xử - vốn đang là một phần của Ấn Độ giáo.
Phật giáo Đại Thừa là một phương tiện để khắc phục các vấn đề của việc bất khả tiếp xúc và sự tẩy chay xã hội, bóc lột thô thiển và tình trạng xã hội xuống cấp. Phật giáo Đại Thừa được coi là một liều thuốc giải độc cho tình trạng đáng buồn này khi những người cùng đinh bị buộc phải ở tầng thấp nhất mãi mãi. Theo nghĩa này, Phật giáo Đại Thừa là duy nhất và có lẽ là vô song trong lịch sử các tôn giáo thế giới. Đây là lý do tại sao Tiến sĩ Ambedkar chọn tôn giáo này cho những đồng bào bị áp bức của mình.
Mối quan tâm hàng đầu của Ambedkar là phẩm giá con người
– thứ đã bị từ chối ngay cả sau khi trở về từ nước ngoài với nhiều bằng cấp, từ bỏ nhiều lời đề nghị nghề nghiệp tốt đến với mình; ông đã chiến đấu vì phẩm giá và danh dự của con người, không chỉ
cho bản thân mà còn cho những người đồng bào đang chịu chèn ép của mình.
Trong khuôn khổ của xã hội đẳng cấp, tất cả cùng đấu tranh, đó là một cuộc đấu tranh để lấy nước từ nguồn chung, đấu tranh để vào đền, đấu tranh cho sự bình đẳng trong giáo dục và nhiều điều khác. Một số có thể được bảo đảm, một số khác thì không, nhưng bất cứ điều gì họ bảo đảm không phải là không có đấu tranh. Kết quả là nhiều tầng lớp cùng đinh bị đẩy ra rìa ở Nam Ấn đã chấp nhận Cơ đốc giáo chỉ để thoát ra khỏi lối mòn này. Nhưng Tiến sĩ
B.R. Ambedkar đón nhận Phật giáo cùng với hàng triệu đồng bào của đẳng cấp của chính mình cũng như các tầng lớp cùng đinh phụ khác. Bằng việc trở thành Phật tử, họ sống ở trong khuôn khổ của một tôn giáo. Về mặt lý thuyết, ngay cả khi những người cùng đinh tới được để làm công việc mang tính chất đàn ông, đó là với nhân phẩm và danh dự. Những người bất khả xâm phạm cảm thấy rằng sự cải đạo là sự giải phóng khỏi sự bóc lột và hệ thống xấu xa của lối thực hành bất khả tiếp xúc, từ đó họ có thể được giao việc, và họ đã bị kết án trong nhiều thế kỷ.
Cải sang Phật giáo mang lại sự thay đổi bên trong của một người - từ một hành vi kém đạo đức nhằm cố gắng mang lại điều tốt nhất. Đó là một sự thay đổi xã hội cho người từ một địa vị thấp đến địa vị cao. Do đó, khi những người bị phân đẳng cấp hoặc những người cùng đinh trở thành Phật tử, sự kỳ thị xã hội gắn liền hoặc liên quan đến các tầng lớp đẳng cấp cũ của họ được xóa sạch. Với việc cải đạo, những người bất khả tiếp xúc cảm thấy rằng họ đã đạt được sự bình đẳng xã hội nói chung và cùng với đó là sự thịnh vượng kinh tế cũng diễn ra. Điều đó như thể rằng một sự thay đổi từ một nghề di truyền sang một trong những lựa chọn của cá nhân đang được diễn ra. Nếu chúng ta tìm thấy nhiều học giả, kỹ sư, bác sĩ, doanh nhân và những người khác ngày nay đó là do giáo dục của họ và họ đang có một cuộc sống tốt hơn với tư cách là Tân Phật
tử. Đó là bởi vì sự cải đạo của cha mẹ họ đã xóa bỏ sự kỳ thị của lối thực hành Bất khả tiếp xúc.
Việc cải sang tôn giáo khác cũng có thể mang lại nhận thức chính trị. Điều này đang xảy ra giữa những người theo đạo Phật. Trong khi một số người trong số họ đã tham gia chính trị như một ơn gọi, thì đại đa số họ có ý thức chính trị về trách nhiệm của họ với tư cách là công dân. Một số người trong số họ đã chọn ở lại trong các tầng lớp cùng đinh, để họ có thể tranh cử trong các cuộc bầu cử trong khu vực bầu cử dành riêng. Bây giờ sự nổi lên của Đảng Bahujan Samaj (B.S.P.) dưới sự lãnh đạo của ông Kanshi Ram. Do đó, có thể đề cập ở đây rằng Phật giáo Đại Thừa không chỉ là một phong trào tôn giáo mà còn chứa đựng yếu tố chính trị. Những Tân Phật tử là người tạo nên thành tựu chính trị của Tiến sĩ B.R. Ambedkar.
Việc cải sang Phật giáo có tác động to lớn đến các tầng lớp cùng đinh – tầng lớp đã phát triển thành một khối thống nhất. Họ đang cố gắng thiết lập một xã hội vô sản theo các nguyên tắc của Phật giáo. Họ vô cùng tự hào về Phật giáo và muốn có một cuộc sống trang nghiêm và danh dự trong xã hội. Những tín đồ của Phật giáo Đại Thừa khao khát được thoát khỏi sự mặc cảm tự ti, và có một bản sắc mới và một sự tự tin. Họ đã rũ bỏ mê tín. Thậm chí đã có sự phục hưng văn hóa và xã hội mới và tác động đến cả giới trẻ.
Cho đến nay khi tình trạng kinh tế có liên quan, chỉ xảy ra một sự thay đổi dần dần và cận biên giữa những Tân Phật tử. Đồng thời sự cải từ niềm tin mù quáng sang chủ nghĩa duy lý đã làm nảy sinh khát vọng giáo dục và kiến thức trong giới trẻ Phật tử. Giáo dục giữ chìa khóa cho tiến bộ kinh tế của họ. Một sự thay đổi trong đời sống văn hóa và xã hội cũng dẫn đến sự cải thiện kinh tế. Phật giáo Đại Thừa đã tạo ra triển vọng mới đối với cuộc sống. Tăng cường nhận thức đối với giáo dục được nhìn nhận trong số những Phật tử. Những Phật tử đã đạt được nhiều hơn về sự tự tôn, tự do khỏi sự ràng buộc của các lễ nghi và nâng cao địa vị xã hội của bản thân, bởi vì các nguyên tắc của Phật giáo giúp có cuộc sống hàng ngày
tốt hơn và tiến bộ hơn. Điều này đã xảy ra nhiều hơn trong trường hợp của Tân phật tử thế hệ thứ hai.
Do đó, nghiên cứu hiện tại cho thấy nhờ vào phong trào cải đạo và ảnh hưởng của Tiến sĩ Ambedkar, nhờ vào sự chuyển động tự do mà không có sự sợ hãi và do dự, NÓ đã khiến họ cảm thấy đã đạt được địa vị cao hơn so với các tầng lớp cùng đinh cấp trên nói chung. Tuy nhiên, có thể lưu ý rằng ngay cả trong số các tầng lớp thượng lưu cũng không có sự bình đẳng thuần khiết như vậy - nơi có sự phân biệt đối xử dưới hình thức bình đẳng kinh tế. Trong cùng một đẳng cấp, ý thức giai cấp làm cho họ khai thác và bóc lột lẫn nhau. Thế nhưng điều này không diễn ra ở cộng đồng của các Phật tử. Do đó, một sự thay đổi trong tôn giáo đã tác động sâu sắc đến những Phật tử dòng Đại Thừa về các mặt bao gồm mặt xã hội, văn hóa và kinh tế với tôn giáo và tất cả những khía cạnh đó đã mang lại cho họ một bản sắc mới. Một nỗ lực được thực hiện trong bài viết này để thảo luận về dữ liệu được thu thập từ các Phật tử dòng Đại Thừa liên quan đến sự thay đổi mà họ đã trải qua sau khi cải đạo.
Bảng 1. Cung cấp thông tin liên quan đến thay đổi mà các Phật tử cảm thấy sự thay đổi trong vị thế giai đoạn hậu cải đạo. Bảng thể hiện những lĩnh vực có nhiều thay đổi nhất.
STT
1. |
Thay đổi trong lĩnh vực
Kinh tế |
Số người
11 |
Tỷ lệ phần trăm 20.66 |
2. |
Giáo dục |
14 |
28.00 |
3. |
Xã hội |
16 |
32.66 |
4. |
Chính trị |
09 |
18.66 |
|
Tổng cộng |
50 |
100.00 |
Cải đạo mang lại cảm giác thay đổi trong cuộc sống của người được cải đạo. Những người được cải sang Phật giáo cố gắng mang lại những thay đổi trong cuộc sống của họ. Trước khi cải đạo, những người bất khả tiếp xúc là một lớp người bị bóc lột. Chính
điều này đã khiến họ phải cải đạo để đạt được vị thế bình đẳng với các tầng lớp và tầng lớp bóc lột của xã hội.
Trong số tất cả những người được hỏi, đa số từ 16 người (32,66%) được hỏi cảm thấy rằng địa vị xã hội của họ đã thay đổi rất nhiều và họ đang có địa vị cao hơn trong xã hội so với trước đây. Phật giáo dường như đã giải phóng họ khỏi cảm giác ở các tầng lớp xiềng xích. Họ cảm thấy việc bóc lột đã chấm dứt. Ngay cả người phụ nữ dường như cũng đã có địa vị xã hội tốt hơn. Bây giờ họ đang phản đối cách mà những người bất khả tiếp xúc được miêu tả trong vedas, sruitis, smritis, puranas và các cuốn sách thiêng liêng khác của Ấn Độ giáo, và bởi nhà lãnh đạo Ấn Độ giáo. Sự phân biệt đối xử với những người bất khả tiếp xúc là vô nhân đạo. Do đó, để đạt được sự bình đẳng xã hội, họ cải sang Phật giáo, được truyền cảm hứng từ Tiến sĩ B.R. Ambedkar.
Giáo dục là độc quyền của các Brahmins ở Ấn Độ. Người không phải là Bà la môn không được phép tiếp nhận và tham gia bất kỳ loại hình học tập nào. Tiếng Phạn là ngôn ngữ của các Brahmins. Nhưng lần đầu tiên, dưới sự cai trị của người Anh, các tầng lớp cùng đinh đã được tiếp nhận giáo dục. Kết quả là nhiều tầng lớp cùng đinh không thuộc Brahmin, bao gồm cả Tiến sĩ Ambedkar trở thành những người có học thức. Trong bối cảnh của nghiên cứu hiện tại, dữ liệu cho thấy 14 (28,00%) người trả lời Phật tử dòng Đại Thừa cho rằng họ được giáo dục và điều này đã giúp họ đạt được vị thế bình đẳng trong xã hội. Cuộc cách mạng giáo dục ở phần lớn những người bất khả tiếp xúc trong hệ thống khép kín đã giúp cải thiện đáng kể địa vị xã hội của tầng lớp thấp này.
Về mặt kinh tế, những người bất khả tiếp xúc vẫn còn phải đang sống trong đói khổ nghèo túng. Họ vẫn thường làm các công việc được coi là không sạch sẽ, cũng như làm culi ở khắp nơi. Thậm chí ngày nay, họ đang là những người lao động lệ thuộc ở nhiều nơi trên đất nước. Tồn tại ở Ấn độ là hệ thống Balutingari, có nghĩa
là việc thực hiện các nhiệm vụ truyền thống của các tầng lớp cùng đinh khác nhau. Công việc và nghề nghiệp được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Họ bị cấm tự do lựa chọn nghề nghiệp. Hầu hết mọi người phụ thuộc vào các chủ đất lớn ở địa phương để làm việc trong nông nghiệp. Đôi khi họ làm việc để nhận tiền, đôi khi là để kiếm lương thực ngũ cốc và đôi khi được nhận cả hai. Nhưng hôm nay sau cải đạo, điều kiện kinh tế của họ dường như đã thay đổi. Các hệ thống lao động lệ thuộc gần như suy giảm, nam nữ Phật tử thuộc Phật giáo Đại Thừa đang tham gia vào các ngành nghề khác nhau, tự đem lại cho họ sự ổn định kinh tế và phẩm giá xã hội. Do đó, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các điều kiện kinh tế của Tân Phật tử đang gia tăng. 11 (20,66%) người được hỏi cho rằng họ đã đạt được vị thế tốt hơn trong xã hội xét từ góc độ kinh tế.
Về mặt chính trị, những người bất khả tiếp xúc từng bị buộc tránh xa chính quyền. Tham gia chính trị là một giấc mơ xa vời đối với họ. Nhưng ngày nay sau khi giành độc lập, việc hoạch định chính sách và tham gia chính trị đã được trao cho tất cả mọi người thuộc tất cả các tầng lớp, bao gồm cả tầng lớp cùng đinh và hướng tới tôn giáo đã trở thành hiện thực. Những Phật tử đang tham gia ở tất cả các cấp chính trị từ Gram Panchayata đến Nghị viện. Do đó, 09 (18,66%) người được hỏi cho rằng họ hiện đang tham gia thực sự vào chính trị. Nhưng dữ liệu được đệ trình cho thấy một số nhà lãnh đạo chính trị xuất thân từ đẳng cấp thấp cũng đang làm việc cho các nhà lãnh đạo khác như những con rối trong tay của nhiều nhà lãnh đạo địa phương và các tầng lớp cấp trên. Khai thác trong lĩnh vực chính trị dường như đang chiếm ưu thế trong khu vực nghiên cứu.
Do đó, nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng những người Phật giáo Đại Thừa đang dần cải thiện vị thế của họ trong các lĩnh vực từ kinh tế, giáo dục, xã hội cho đến chính trị. Do đó, có thể nói rằng có những thay đổi đáng kể xảy ra trong các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, xã hội và chính trị của Phật giáo dòng Đại Thừa.
-
- TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN
Thay đổi là quy luật tự nhiên. Xã hội với các khía cạnh tiềm năng của nó đang thay đổi. Quy luật bất biến của tự nhiên là sự thay đổi của xã hội. Vì vậy, nhiều yếu tố chịu trách nhiệm mang lại sự thay đổi trong mọi khía cạnh của xã hội. Trong các nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu về sự “cải đạo” như một phương tiện mang lại sự thay đổi xã hội và tôn giáo nói chung và trong số các Tân Phật tử nói riêng. Hầu như tất cả các Tân Phật tử đều thuộc về các tầng lớp cùng đinh. Họ là những người bị ức hiếp, bị chà đạp của xã hội và là người chịu nhiều đau khổ trong lịch sử Ấn Độ.
Sự cải đạo sang Phật giáo của Tiến sĩ Ambedkar là chứa đựng nhiều nội hàm trong đó. Đó là tìm thấy một phương tiện để giải phóng bản thân và người dân của mình khỏi sự khốn khổ của lối thực hành bất khả tiếp xúc và từ đó mang lại một sự thay đổi xã hội. Đó không phải là để giải phóng ở cấp độ một cá nhân mà là của một dân tộc nhằm tìm kiếm sự bình đẳng và lòng tự trọng.
Tiến sĩ Ambedkar tin rằng lối thực hành bất khả tiếp xúc đã bùng nổ trong cuộc đấu tranh giữa Phật giáo và Bà la môn giáo. Theo ông, những người bất khả tiếp xúc nguyên sơ là những Phật tử và lối thực hành bất khả tiếp xúc của xã hội là một thử thách đưa họ đến với việc tiếp nhận Phật giáo. Ông gọi họ là “những người đau khổ tuyệt vọng” - những người bị buộc phải sống bên ngoài làng ngay từ đầu.
Theo Ambedkar, trong Ấn Độ giáo bất bình đẳng là một học thuyết tôn giáo được thông qua và được thuyết giảng một cách tận tâm như một giáo điều thiêng liêng. Đó là một tín điều chính thức và không ai xấu hổ khi tuyên bố nó một cách công khai. Sư bất bình đẳng đối với người Hindu là một lối sống được quy định một cách thiêng liêng, như một học thuyết tôn giáo và như một lối sống được ấn định. Nó đã trở thành hiện thân trong xã hội Ấn giáo và được định hình và gò bó trong lối nghĩ và trong hoạt động của tôn giáo này.
Tôn giáo luôn luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và tế nhị. Các cuộc chiến thánh đã được chiến đấu trong suốt lịch sử của nhân loại ở một số nơi trên thế giới. Xu hướng tự tôn tôn giáo cá nhân và bãi bỏ các tôn giáo của những người khác là mầm mống đầy rẫy nguy hiểm. Mặc dù tất cả các tôn giáo cuối cùng đều có cùng một ý nghĩa và hoạt động như các tác nhân kiểm soát xã hội – và điều này lại vô tình khiến các tín đồ tôn giáo này chống lại tín đồ tôn giáo kia trong thực tế xã hội. Điều này giải thích cho sự kiện cải đạo của Tiến sĩ Ambedkar và những người theo ông - vì các tầng lớp cùng đinh là những người bị chèn ép. Họ bị giao vị trí thấp nhất trong hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ giáo. Cuộc sống của họ vẫn chìm trong nghèo đói, khổ đau và hoàn toàn không được bảo vệ.
Tôn giáo của Đức Phật là một biểu hiện tuyệt vời của chủ nghĩa nhân đạo và lòng nhân đạo. Đó là lý do tại sao Phật giáo đã thu hút một lượng lớn người dân đi thử con đường như được soi sáng. Còn ai khác ngoài Người đã luôn đề cao những lý tưởng của tình yêu, sự hòa hợp và thiện chí để làm phong phú cuộc sống của con người, vắng đi không khoan dung, bất công và bóc lột? Triết lý của Ngài chủ yếu liên quan đến việc giải phóng con người khỏi đau khổ. Phật giáo dựa trên sự thấu hiểu đạo đức của con người, đồng thời bắt nguồn từ hệ thống xã hội định hướng cá nhân, tồn tại và tồn tại trên các nguyên tắc từ bi và tình huynh đệ của chính nó.
Triết lý Phật giáo như một lý thuyết về chủ nghĩa nhân văn không có thần thánh, không có linh hồn bất tử, không có sáng tạo và không có phán xét cuối cùng như các tôn giáo thần học khác. Do đó triết học Phật giáo đã thu hút những người bị chà đạp, áp bức. Điều này đã mang lại quá trình cải đạo. Cải đạo đã được xem là một bước đột phá chính trị xã hội, sau đó, các tầng lớp cùng đinh có thể làm cho một doanh nghiệp như bắt đầu sự nghiệp của họ như là công dân của một Ấn Độ tự do và thế tục.
Giáo lý nhân đạo của Phật giáo phát triển đến trình độ cao, bao gồm các mối quan hệ nhân đạo thực sự. Các giáo lý này nuôi dưỡng sự tôn trọng lẫn nhau giữa người với người. Phật giáo liên tục nhắc nhở mọi người tham gia vào một xã hội mới dựa trên danh nghĩa rằng con người về nền tảng không phải là một vật chất, được thúc đẩy bởi bản năng sản xuất và sinh sản. Chủ nghĩa nhân văn định tính này là sự kết hợp sự tôn trọng, tình yêu dành cho con người và quan tâm đến phúc lợi vật chất và tinh thần của họ. Đó là một tôn giáo biến hình. Hiểu được những phẩm chất này đã khiến Babasaheb Ambedkar chấp nhận nó để trên cả Hồi giáo, đạo Sikh hoặc Kitô giáo. Tất cả những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân văn của Phật giáo đã làm cho vị lãnh đạo của những người cùng đinh, Tiến sĩ B.R. Ambedkar quyết định đi theo Phật giáo.
Tôn giáo của Đức Phật là một học thuyết xã hội tuyệt vời, cần phải được hiểu trong bối cảnh của con người và xã hội. Tôn giáo Phật giáo rõ ràng đưa ra một trật tự xã hội nhân văn, trong đó mối quan hệ đúng đắn giữa người và người đóng một vai trò quan trọng. Ambedkar không chống lại sự tồn tại của các nhóm trong xã hội. Ông đã chống lại sự độc quyền của các nhóm. Theo Ambedkar, tôn giáo chỉ có ý nghĩa chỉ khi nào nó giúp thiết lập một trật tự đạo đức đặc trưng bởi tự do bình đẳng và tình huynh đệ. Do đó, ông quyết định chọn đi theo Phật giáo, cùng với những người đồng bào của mình.
Năm 1936, ông tuyên bố quyết tâm từ bỏ Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, sau khi tuyên bố, ông không ngay lập tức chuyển sang Phật giáo, ông chỉ lặp lại quyết tâm rời bỏ Ấn Độ giáo mà chưa đưa ra dấu hiệu nào về đức tin mà ông muốn hướng đến. Ambedkar tự tin rằng cải đạo là phương tiện duy nhất để cứu rỗi những người bất khả tiếp xúc. Việc cải đạo cũng quan trọng với ông như Swaraj. Có khả năng các cơ sở của những người bất khả tiếp xúc bị ảnh hưởng bởi việc cải đạo. Nhưng Ambedkar cũng biết rằng các cơ sở không phải là một nhân vật vĩnh viễn. Sức mạnh thực
sự của những người bất khả tiếp xúc nằm trong tổ chức xã hội của họ. Ông cảm thấy bắt buộc phải nhấn mạnh phong trào xã hội. Do đó, ông cho rằng đối với những người bất khả tiếp xúc, việc cải đạo rất quan trọng về lợi ích tinh thần cũng như vật chất. Hơn nữa, Ambedkar đã cẩn thận khi chỉ chọn một tôn giáo có nguồn gốc ở Ấn Độ, có vẻ như xúc phạm đến khái niệm văn hóa tổng hợp Ấn Độ.
Ambedkar đã đưa ra một tuyên bố chính thức về quyết định đi theo Phật giáo vào tháng 5 năm 1950. Quyết định này không bất ngờ vì ông đã đọc các tác phẩm về Phật giáo trong nhiều năm. Và hiển nhiên rằng Ambedkar đã không nghĩ đến việc cải đạo chỉ cho riêng bản thân ông. Ông quan niệm đó là một quyết định mà rất nhiều những đồng bào của ông sẽ đồng thuận. Sự lựa chọn Phật giáo có nghĩa là mất bất kỳ lợi ích nhỏ nào để có thể tạo ra từ việc tăng quy mô tương đối của một trong những nhóm thiểu số hiện có. Đồng thời, Ambedkar cũng chắc chắn rằng việc xem Phật giáo là tôn giáo của họ sẽ gặp phải nhiều sự phản đối từ đa số tín đồ đạo Hindu.
Vào tháng 9 năm 1950, Ambedkar đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết đến nhân dân của mình rằng hãy đón nhận Phật giáo như một cách thoát khỏi đau khổ và tuyên bố rằng ông sẽ dành phần còn lại của cuộc đời mình cho sự hồi sinh và truyền bá Phật giáo và cuối cùng đón nhận Phật giáo vào ngày 14 tháng 10 năm 1956 với hàng triệu người đồng bào của mình. Đồng thời Ambedkar thuyết giảng hai mươi lời khấn cho Phật tử dòng Đại Thừa, những người nên theo ông trong cuộc đời. Sau đó, nghi thức cải đạo được tiến hành từ ngày này sang ngày khác. Các nghi lễ cải đạo được tổ chức ở nhiều nơi trong khoảng thời gian từ 1969-1972 đến năm 1990, hơn 10 nghìn người Harijans (những người theo đạo Hin-đu đã bị ruồng bỏ ở Ấn Độ) đã đi theo Phật giáo ở U.P., Bihar và các bang khác.
Việc cải sang Phật giáo đem lại tác động to lớn đối với các tầng lớp cùng đinh. Điều này đã hợp nhất và phát triển thành
một tính thống nhất. Họ đang cố gắng thiết lập một xã hội vô sản theo các nguyên tắc của Phật giáo, họ vô cùng tự hào về Phật giáo và họ đang cố gắng để có một cuộc sống trang nghiêm và danh dự trong xã hội. Những người theo Tân Phật giáo đã thoát khỏi mặc cảm tự ti bằng cách có được một bản sắc mới và một sự tự tin mới. Họ đã hoàn toàn rũ bỏ mê tín.Thậm chí đã có một sự phục hưng văn hóa và xã hội và thay đổi giới trẻ. Họ tin tưởng rằng chỉ có chăm chỉ, giáo dục và một cách tiếp cận hợp lý sẽ mang lại tiến bộ.
Việc cải từ tôn giáo này sang tôn giáo khác giúp người ta cảm thấy rằng đã đạt được một điều gì đó khác với tôn giáo ban đầu. Đối với những người bị áp bức, cải đạo là niềm hy vọng duy nhất mà ở đó xã hội cho họ sự đối xử bình đẳng, khiến họ cảm thấy tốt hơn và hít thở một cách tự do. Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng những tín đồ Tân Phật giáo cảm thấy một cảm giác thoát ly khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa đúc. Nó mang lại cho họ một sự hài lòng về quyết định của họ tại một thời điểm thích hợp. Họ cảm thấy rằng còn rất nhiều trải nghiệm mới trong tương lai và họ sẽ đạt được những vị trí tốt hơn trong những ngày tới. Họ đang có tâm trạng tốt về cuộc sống tương lai của họ, nơi mà các hoàn cảnh xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị và tôn giáo đang chuyển động theo hướng tích cực khi cuộc sống tương lai của Tân Phật tử được quan tâm.
Sự cải đạo đã mang lại những thay đổi trong cuộc sống của người dân. Những thay đổi đã diễn ra trong các lĩnh vực xã hội, giáo dục, kinh tế, chính trị và tôn giáo. Họ đang tận hưởng địa vị xã hội cao. Họ được làm quen với giáo dục đại học nhiều hơn. Một số đã thay đổi nghề nghiệp của họ và tham gia vào các công việc khác- chứng minh thành tựu kinh tế đã đạt được. Về mặt chính trị, một số Tân Phật tử đang làm việc với tư cách là thành viên của Gram Panchayats. Nói một cách tôn giáo, họ chỉ có niềm tin vào Phật Jayanti và quên đi các vị thần và nữ thần cũ của gia đình. Do đó số lượng lễ hội là rất ít.
Do đó, nghiên cứu hiện tại đã tiết lộ rằng có rất nhiều thay đổi xảy ra khi đời sống xã hội và tôn giáo của những Phật tử dòng Đại Thừa được quan tâm. Bằng cách hướng theo Phật giáo Đại Thừa, những người bất khả tiếp xúc bị chèn ép đã và đang làm giảm đáng kể các vấn đề xã hội học của Ấn Độ, mặc dù đôi khi vẫn còn đó các vấn đề về luật pháp và trật tự.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahir, D.C. Buddhism in India after Dr. Ambedkar (1956 - 2002).
Delhi: Blumoon Books, 2003.
Ambedkar,B.R. Anihilation of Caste. Aligarh: Anand Sahitya Sadan, 1989.
Ambedkar, B.R. The untouchables.Bombay: Government of Maharashtra, 1990.
Ambedkar, B.R. Writings and Speeches (ed) Vasnat moon, Vol.7.
Bombay: EdGM, 1990.
Anderson, J.N.D (ed). The world’s Religion.Michigan : Erdman’s publication, 1968.
Bikshu, S. A Survey of Buddhism. Bangalore: Indian Institute of world culture, 1966.
Davids, R. T W. Buddhist India. Delhi: Low price publications, 2010.
Jaideva, P. Dalits in Early Buddhism.. Delhi: Kalpaz Publications, 2002.
Darquhar, J.N. Modern Religious movements in India. Delhi: low price publications, 1903.
Ghurye, G.S. Caste and race in India. Bombay: Popular prakashan, 1969.
Keer, D. Dr. Ambedkar: Life and Mission. Bombay: Popular Prakashan, 1995.
Ramteke D.L. Revival of Buddhism in Modern India. New Delhi: Deep and Deep Publications, 1983.
Ramchandra and Sangh Mitra. Dalits and Their Future. New Delhi: Common Wealth Publication,2003.