311
TỲ KHEO NI - VAI TRÒ LÃNH ĐẠO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG XƯA NAY
Rev. Kundasale Subhagya(*)
CÁC MỤC TIÊU
Mục tiêu chính của bài thuyết trình này là sự nghiên cứu về tỳ kheo Ni trong kỷ nguyên và thời đại hiện nay của Phật giáo. Bản nghiên cứu này dựa trên sự phát triển dần dần của những thay đổi qua mỗi thời kỳ với sự quan tâm vào đường lối mà các tỳ kheo Ni đóng vai trò lãnh đạo trong xã hội đương thời và đánh giá sự đóng góp của họ đối với sự bình đẳng bền vững trong xã hội.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Các dữ liệu cho bản nghiên cứu này được thu thập từ cả hai nguồn tư liệu gốc và tài liệu phụ và những chuyên khảo liên quan cũng như những giáo trình về tôn giáo. Nghiên cứu thuộc dân tộc học được tiến hành bằng cách sử dụng những phương pháp quan sát và phỏng vấn, với các đối tượng là các tỳ kheo Ni, tỳ kheo và cư sĩ.
*. Giảng viên, nghiên cứu sinh lien trường đại học Tích Lan và Peradaniya. Nghiên cứu sinh phó tiến sĩ tại Đại học Peradaniya.. Người dịch: Minh Túc
Thảo Luận:
Vị trí của phụ nữ trong xã hội Ấn Độ trước thời Đức Phật trọng nam khinh nữ rất thương tâm. Nam giới, bẩm sinh có sự khao khát quyền lực mãnh liệt. Chính vì điều này mà tại sao xuyên suốt lịch sử, nam giới luôn gây ra chiến tranh. Sự tham gia của nam giới trong những cuộc chiến này quan trọng hơn nữ giới. Đề tài này sẽ khám phá những điều kiện có liên quan với thời kỳ trước Đức Phật và chỉ ra những hoàn cảnh đã thay đổi như thế nào trong thế kỷ thứ V trước tây lịch. Những đóng góp đáng kể của nữ giới suốt thời kỳ này sẽ được thảo luận. Những chi tiết lịch sử và di tích những khai quật của khảo cổ học thành phố Mohenjo- Daro và nền văn minh sông Ấn (Harappa) (trước Tây lịch khoảng 3.000 năm), với những mẫu vật, bức tượng được tìm thấy đã minh chứng phụ nữ và nam giới tự do ngang nhau.1 Thật thú vị khi biết rằng bản chất nguyên sơ xã hội Ấn Độ là mẫu hệ, mặc dù về sau mới trở thành chế độ phụ hệ. Người phụ nữ được tôn kính như là mẹ của địa cầu (Jaganmātā)2. Thời kỳ của các Bà la môn được xem như là thời đại hoàng kim của lịch sử Ấn Độ. Bà la môn giáo trở nên rất mạnh lúc này và thậm chí họ thách thức luôn vương quyền. Các Bà la môn hiểu rõ tình hình này và người phụ nữ bị tách biệt hoàn toàn khỏi những sự tự do và các nghi lễ mà họ được hưởng trong suốt thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn Vệ Đà. Do vậy, chế độ phụ hệ đã được thiết lập trong xã hội. Đó là lúc các thầy tế tự và các Bà la môn thực hiện hầu hết tất cả các nghi thức tôn giáo và giai cấp Sát đế lợi phải ở dưới họ. Phụ nữ bị chối từ tất cả các nghi lễ tôn giáo và cúng tế. 3
Sự thay đổi của phụ nữ về truyền thống khổ hạnh là một quá trình đưa đến thời kỳ truyền thống để người nam Bà la môn thống trị. Bối cảnh xã hội của người phụ nữ suốt giai đoạn này là sự thay đổi một mức độ nhất định.
Kỳ Na giáo, Jaina Mahāveera, một tôn giáo cùng thời đức Thế Tôn, đã có những nữ tu khổ hạnh áo trắng (Śvetāṃbara). Khi đạo Phật xuất hiện, phụ nữ có một vị trí kém hơn. Các tôn giáo Ấn Độ đã được phân hạng như Bà la môn phân biệt với Ấn giáo. Đạo Phật là một tôn giáo duy nhất đưa ra quyền tự do không
-
Kengan Paul, Bader: Clarisse, Phụ nữ Ấn Độ cổ đại, Luân Đôn, 1923 (tr23)
- Sinha & Bannerjee, Lịch sử Ấn Độ- vol.i, (tr.42)
- Clarisse, Phụ nữ ở Ấn Độ cổ đại (tr.28)
giới hạn cho người phụ nữ.4 Khởi đầu của đạo Phật, có cả tín đồ Ấn giáo và các đạo giáo khác. Một nhân vật điển hình rõ nét là vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) nước Kosala, người đã ngờ vực khi nghe tin hoàng hậu Kosala Mallikā hạ sanh một công chúa. Lúc bấy giờ, trong xã hội, trẻ con trai được cho là ích lợi hơn trẻ em gái. Đức vua lúc đó là một tín đồ ngoan đạo của Bà la môn giáo đã tìm kiếm sự chỉ dẫn với lời dạy của Đức Phật. “Một trẻ em là gái, thưa bệ hạ, có thể chứng minh là một đứa con gái tốt hơn một trẻ em trai”. 5 Có một vài trường hợp người phụ nữ đã được đối xử bình đẳng. Có nhiều bản kinh Đức Phật thuyết giảng đã quý trọng phụ nữ.
Mặc dù giới luật của chúng tỳ kheo được thành lập sau khi Đức Phật chứng quả vài tháng, giáo đoàn tỳ kheo Ni sau đó năm năm mới được thành lập. Chúng tỳ kheo Ni có một nét đặc trưng về cuộc sống trong xã hội từ thời kỳ Phật giáo nguyên thủy.6 Đức Phật chỉ rõ con đường xuất gia là một phương tiện hữu ích nhất để có được sự giải thoát và nhiều phụ nữ đã được thu hút với con đường này bắt đầu là di mẫu của chính Đức Phật bà Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī Gotamī). Như những trường hợp xuất gia khác trong thời đức Phật, các Tăng Ni đã sống một cuộc đời độc thân giản dị, tiết chế các ham muốn, dính mắc và những niềm vui thế tục để tập trung thực hành tâm linh. Thoát ra khỏi những mối quan hệ trần tục, việc xả bỏ để theo Phật Pháp đã có thể tập trung toàn tâm, toàn ý để đạt giải thoát và chứng ngộ. 7 Đây là một bước ngoặc trong lịch sử Ấn Độ, Đức Phật cho phép nữ giới gia nhập vào Tăng đoàn. Có tám điều giới đặc biệt (Bát kỉnh pháp – garudhamma) và về sau đã được hợp nhất trong giới tỳ kheo Ni. Mặc dù có nhiều nhận xét gây tranh luận về tám điều giới này, nhưng cũng được chấp nhận là những điều kiện mà di mẫu Đại ái đạo Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī) thọ giới tỳ kheo Ni. Nghiên cứu phê bình Bát kỉnh pháp là điểm chính để nhận biết rõ thân phận của người nữ thời kỳ bấy giờ.
-
Clarisse, Phụ nữ ở Ấn Độ cổ đại (tr.18)
- Sanyutta Nikaya, iii,2,6
- I.B.Horner, Phụ nữ theo Phật giáo nguyên thủy: nữ Phật tử và nữ khất sĩ, Delhi: Motilal Banaraidass, 1989.P.103
- Gotami Sutta, A: N
Giáo hội tỳ kheo Ni bắt đầu thành lập từ sau khi di mẫu Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī Gotamī) xin và được Đức Phật thừa nhận nữ giới gia nhập Tăng đoàn. Mặc dù có những do dự ban đầu, Đức Phật thừa nhận rằng người nữ hoàn toàn có khả năng lĩnh ngộ các quả vị của con đường giải thoát và giác ngộ. Với sự chấp thuận của Đức Phật, giáo hội tổ chức cho người nữ được thọ giới tỳ kheo Ni. Dưới sự lãnh đạo tài năng của Mahāprajāpatī Gotamī, giáo hội tỳ kheo Ni (Bhikkhuṇī) đã phát triển và hàng ngàn phụ nữ trở thành A-la-hán (Arahath), họ thanh lọc tự thân của họ và tự giải thoát bản thân khỏi khổ đau và luân hồi sinh tử. Các kinh văn Phật giáo nguyên thủy đã ghi lại nhiều tên trong số những tỳ kheo Ni này, những vị được Đức Phật công nhận vì những thành tựu đặc biệt của họ.
Xuyên suốt lịch sử Phật giáo đã xuất hiện nhiều vị tỳ kheo Ni kiệt xuất, nhưng cuộc sống của các tỳ kheo Ni nói chung đã bị lu mờ bởi những tỳ kheo. Trong những xã hội dù là Phật giáo, nhưng chế độ phụ hệ, nơi mà sự ưu tiên dành cho trẻ em trai trong gia đình, ở trường học và tu viện, trẻ em gái đã phải đấu tranh để có thức ăn, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và quyền sống một cuộc đời. Mặc dù nữ Phật tử có thể theo đuổi một cuộc sống tôn giáo, các tỳ kheo Ni thường ít được cúng dường, ít được giáo dục và bị phó mặc. Trong hai thập kỷ cuối cùng, một nhận thức mới về sự bất bình đẳng tồn tại giữa Tăng Ni đã phát triển và những thay đổi đã được thực hiện để điều chỉnh những bất bình đẳng này. Với sự lãnh đạo của di mẫu Kiều Đàm Mahāprajāpati Gotamī, nhiều phụ nữ xuất gia đã được thọ giới tỳ kheo Ni. Đức Phật đã mở ra cánh cửa cho phép tất cả các giai cấp và Ngài nói rằng cũng giống như nước từ nhiều nguồn khác nhau chảy ra đại dương và được gọi là nước biển. Tương tự như vậy, những người đã thâm nhập giáo lý Phật (sāsana) từ bất kỳ giai cấp nào cũng được nhìn nhận là những người xuất gia, những người con của đức Thích Ca (amana sākya putta). Tất cả người nữ tầng lớp nào, xuất gia vì những lý do gì cũng được gia nhập vào giáo đoàn. Giới lãnh đạo tỳ kheo đã làm cuộc cách mạng hóa cuộc đời của người nữ và thiết lập sự bình đẳng giới cho họ.
Những vị lãnh đạo Ni giới bấy giờ gồm Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī), Da Du Đà La (Yasodharā), Nan Đà (Nandā), Ubharī, Khemā, Selā và Alavikā xuất thân từ giai cấp hoàng tộc; Somā, Uppalavannā, Bhadrā, Kundallakesī, Patacarā, Sujātā, Addhakesī
thuộc tầng lớp triệu phú (Seṭṭhi); Sundarī và Rohinī là giai cấp Bà la môn (Brāhmin) ; Ambapālī, Addhakasī, Abhayamātā, Vimalā là những dâm nữ (Nagarasobhinī); Sumangala mātā bị chồng đối xử tệ bạc ; Cāpā là con gái của thợ săn hưu; Subhā là con gái của thợ kim hoàn; Candrā là một người hành khất và Kisāgotamī người bảo vệ những đứa con của cô ấy.8 Mặc cho những tranh cãi xung quanh việc thành lập Ni giới, một giáo hội tỳ kheo Ni thành công và sôi nổi, do Đại Ái Đạo Sư Kiều Đàm Di Gotamī lãnh đạo, đã song hành cùng với Tăng đoàn suốt thời Phật tại thế. Gotamī và một số tỳ kheo Ni là mẫu hình lãnh đạo hoàn hảo đối với Ni giới trong quá khứ và trong lịch sử đã truyền nguồn sống cho xã hội với ảnh hưởng lớn có giá trị lịch sử. Một câu chuyện nổi tiếng và thú vị của Subha là sự bừng sáng những hiểu biết của cô. Cho đến lúc đó, Ambapālī đã hiểu sâu sắc những tư niệm về sự vô thường như thế nào, bà đã nói: “Mái tóc đen của ta giống như màu sắc của con ong bắp cải nhưng bây giờ chúng giống như sợi đay”. 9Có nhiều câu chuyện ấn tượng giống như vậy. Những bài kệ của các trưởng lão Ni (therī) giống như những liều thuốc tốt nhất cho xã hội. Có rất nhiều những trưởng lão Ni (therīes) rất tài năng đã giúp ích cho xã hội lúc bấy giờ. Nhiều những triết gia như tỳ kheo Ni Dhammadinnā, Khemā, và nhiều nữa cũng như các nhà hùng biện vĩ đại. Khi tìm hiểu về tiểu sử của 80 nữ đệ tử thân cận của Đức Phật, chúng ta thật dễ hiểu sự đóng góp của các tỳ kheo Ni cho xã hội như thế nào.
Những tỳ kheo điển hình như vậy đã chứng minh rằng sự giải thoát hay đạt niết bàn (Nibbāna) là chung và có thể đạt được bởi cả hai giới nếu đi theo đúng chánh đạo. Đức Phật đã ban tặng những địa vị đứng đầu cho các tỳ kheo Ni cũng như các tỳ kheo.10 Điều này chứng tỏ vai trò lãnh đạo của tỳ kheo Ni hiệu quả như thế nào trong việc thiết lập sự bình đẳng và công bằng giới trong xã hội. Hiện tại, sự đóng góp của các tỳ kheo Ni cho sự phát triển bền vững đối với thế giới đang ở mức độ được đánh giá cao. Mặc dù giáo hội Ni giới (Bhikkhuṇī) đã mất dần trong vài thập niên, rồi việc tái lập đã thành công lớn. Ngày nay, hơn mười quốc gia đã thành lập Phân ban Ni giới (Bhikkhuṇī) một cách thành tựu và họ làm việc cho sự
-
Apadānapāli
- Terī gātā
- Apadāna
bình đẳng giới và sự phát triển bền vững cho thế giới.11 Tìm hiểu và nghiên cứu những truyền thống Phật giáo, không những ở Sri Lanka, mà ở Thái Lan, Việt Nam, Miến Điện, Tây Tạng, Ấn Độ, Đài Loan và nhiều quốc gia khác, các giáo hội Ni giới rất quan tâm đến việc đào tạo ra những người phụ nữ tài đức cho xã hội. Con đường dẫn đến sự bình quyền thời hiện đại được mở ra chính nhờ sự lãnh đạo của Đại Ái đạo Sư Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī Gotamī ) ngay thời Phật tại thế. 12 Các tỳ kheo Ni đang làm nhiều phúc lợi cho toàn xã hội trên thế giới, đặc biệt tập trung vào phụ nữ và trẻ em. Nhiều Hiệp hội trên thế giới được các tỳ kheo Ni lãnh đạo và điều hành cho sự phát triển xã hội. Hội nghị Phật giáo quốc tế Sakyadhita là một trong những bước ngoặc quan trọng được các tỳ kheo Ni tổ chức để giao quyền lãnh đạo trong việc bình đẳng giới.13 Hội nghị được điều hành bởi Hiệp hội nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita, được thành lập năm 1988 tại Hoa Kỳ. Hội nghị quốc tế được tổ chức hai năm một lần. Hội nghị quy tụ các nữ Phật tử và Ni giới từ các quốc gia và truyền thống khác nhau để chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, học hỏi và khích lệ những dự án ngõ hầu cải thiện những điều kiện đối với nữ Phật tử, đặc biệt là ở các nước đang phát triển kể từ năm 1987. Tất cả các hội nghị chú trọng các bài thuyết trình, hội thảo và giới thiệu về các đề tài liên quan đến nữ giới Phật tử. Những hội thảo toàn cầu mở cửa cho tất cả, không phân biệt bất kể giới tính, sắc tộc hay tôn giáo. Ni đoàn tỳ kheo Ni của Đài Loan đã đủ tiêu chuẩn lãnh đạo Ni giới cho sự phát triển bền vững và sự hòa hợp xã hội và tôn giáo. Hiện nay, có nhiều vị tỳ kheo Ni có trình độ học vấn cao, xuất sắc, nổi bật trong các lĩnh vực như giáo dục, an sinh xã hội và nghệ thuật. Các tỳ kheo Ni được thúc đẩy, khuyến khích nghiên cứu về giới luật (Vinaya), ủng hộ sự bình đẳng của phụ nữ trong Phật giáo, giúp đỡ sự phát triển cho trẻ em và thành công thuộc về nữ giới, giúp các Ni đoàn còn nghèo túng ở các nước đang phát triển như Tích Lan (Sri Lanka) có được Đại học Nagahananda của Ni giới Đài Loan hầu giúp các vị tỳ kheo Ni về mặt giáo dục và hàng năm cúng dường cho Ni giới Tích Lan có sức khỏe trong cuộc sống. Đặc biệt ở các nước Châu Á, các tỳ kheo Ni rất phấn khởi trong các hoạt động tôn giáo ngay cả phát triển về tinh thần lẫn vật chất. Ni
- Karma Lekshe Tsomo, Người Phật tử nữ; (pg.59)
- Karma Lekshe Tsomo, Người Phật tử nữ; (pg.59)
- Karma Lekshe Tsomo, Người Phật tử nữ; (pg.62)
giới đang đóng góp ở mức độ ngang với chư Tăng. Tại Tích Lan (Sri Lanka), vai trò lãnh đạo của Ni giới đang đóng góp cho xã hội để thúc đẩy xóa bỏ phân biệt giới thông qua Hiệp hội Ni giới Phật giáo toàn đảo - SMJM (Silmata Jathika Mandalaya). Bên cạnh mỗi tỉnh thành, các Ni giới đang điều hành các Hiệp hội tỳ kheo Ni. Với tư cách là một quốc gia đang phát triển thế giới thứ ba, các tỳ kheo Ni ở Tích Lan cũng còn tranh đấu để có những tiện nghi cho giáo dục, thọ đại giới. Những cơ hội hay khước từ. Những vấn đề này đã trở thành rất phổ biến đối với hầu hết các nước Châu Á.
KẾT LUẬN
Theo nghiên cứu này, sự đóng góp của Ni giới từ thời nguyên thủy giúp cho sự tồn tại bền vững của Phật giáo ở nhiều quốc gia. Với một nền đạo đức toàn cầu mới vì công bằng xã hội và bình đẳng phụ nữ, sự bất bình đẳng có mặt trong xã hội thời Đức Phật đã mở ra như sự đối nghịch với lý tưởng Phật giáo. Đức Phật là biểu tượng cho sự bình đẳng xã hội cũng như Đạo Phật, nhìn chung điều này được xem là một con đường mang lại cơ hội bình đẳng cho tất cả, không kể chủng tộc, giai cấp hay giới tính. Sự cách biệt giữa lý tưởng xã hội Phật giáo và sự bất bình đẳng tồn tại trong xã hội thời Đức Phật có thể không còn bị bác bỏ nữa. Đạo Phật được xem là nguồn lực cho sự thay đổi tích cực trong xã hội ngày nay, Phật tử phải làm một cách có hiệu lực đối với những bất công đang tồn tại trong xã hội hay các nơi công sở của chính mình, và mang lại thực tế xã hội phù hợp với lời Phật dạy. Đối với phụ nữ, điều này có nghĩa là đạt được những cơ hội bình đẳng trong giáo dục, xuất gia thọ giới và tiếp cận với lời Phật dạy. Những thay đổi không chỉ đơn thuần là xúc tiến bề ngoài hay theo thời cuộc, mà phải là nghiêm mật và chân thật, đòi hỏi một sự thay đổi thái độ đối với phụ nữ. Để chứng minh rằng các Phật tử đang cư xử với nhau bằng thiện chí chánh tín và lời Phật dạy có năng lực thay đổi xã hội, nữ Phật tử phải có tiếng nói công bằng và những cơ hội bình đẳng để đạt được hạnh phúc và chứng ngộ. Những thay đổi đang xảy ra đối với phụ nữ Phật giáo trên khắp thế giới ngày nay đáng được khích lệ và có thể trở thành niềm hy vọng cho phụ nữ trong những xã hội khác.
Vai trò lãnh đạo của Ni giới hướng đến công bằng bình đẳng
giới và phát triển xã hội bền vững tương đương với sự đóng góp của các Tăng đoàn trên thế giới. Sự cống hiến của các tỳ kheo Ni nên được cải thiện nhiều hơn, tương đương hơn cả đối với Kiều Đàm Di (Mahāprajāpatī Gotamī). Mọi người phải làm việc để tạo ra một nhận thức xã hội về tầm quan trọng của Ni giới. Chính phủ phải sắp xếp để nhận được nền giáo dục cao hơn nhờ sự giúp đỡ từ chính phủ. Tất cả các thành viên trong cộng đồng Phật giáo có thẩm quyền phải triển khai quyết định thích hợp công việc cho các tỳ kheo Ni cao tuổi. Mỗi tỳ kheo Ni nên có quyền lợi trong xã hội và tôn giáo như chư Tăng. Thành lập các Hiệp hội để chư Tăng Ni tham gia những công tác xã hội là vô cùng quan trọng cho sự nghiệp thành công của Ni giới. Vai trò lãnh đạo của Ni giới ảnh hưởng hiệu quả cao đối với đời sống của phụ nữ, giúp giới nữ thoát khỏi mọi hành vi bạo lực, đặc biệt là bạo lực gia đình. Vai trò lãnh đạo của Ni giới luôn hướng dẫn phụ nữ thành công trong cuộc sống hiện đại. Khi đối chiếu với vài thập niên vừa qua với hiện tại, chư tỳ kheo Ni thông minh, nhiều năng động và nhiệt tâm, khiến người nữ có khả năng thành tựu ngay trong cuộc sống đời thường và con đường xuất thế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguồn chính
1. Dighanikaya-PTS
- Sanyuttanikaya- PTS
- Cuốn sách về giới luật vol-iv- PTS
- Therigatha, PTS
Nguồn tài liệu phụ
- Anthoeny Macdonell, Một độc giả Vệ đà cho sinh viên; Oxford, nhà xuất bản clarendon; 1917
- Ayya Khema, Tôi ban tặng bạn cuộc sống của tôi: Cuốn tự truyện của một nữ tu sĩ Phật giáo phương Tây; Boston: Shambhala; 1998.
- Albany N.Y, Nữ cư sĩ Phật giáo và bình đẳng xã hội: lý tưởng, thách thức và thành tựu .., Nhà xuất bản State University của New York; 2004.
- Diana Y. Paul và l. B. Góc, Người Phật tử nữ với đạo Phật; California; 1979
- H Corner, I.B, Phụ nữ theo Phật giáo nguyên thủy, Nữ cư sĩ và nữ khất sĩ, Delhi
- Karma Lekshe Tsomo, Phụ nữ Phật giáo kinh qua các nền văn hóa: Hiện thực hóa. Albany, N.Y: Nhà xuất bản State University of New York, 1999.
- Max Walleser, Monorath Purani, Tập. 1; Phụ nữ trong văn học Phật giáo nguyên thủy, Bombay; Năm 1972
- Sid Brown, Hành trình của một nữ tu sĩ Phật giáo: Ngay cả khi ngược gió. Albany, NY: Nhà xuất bản State University of New York, 2001.
- Wilson, Những hình tượng tuyệt vời về sự nữ tính trong văn họcPhật giáo Ấn Độ, Chicago: Nhà xuất bản đại học Chicago
320