23
ĐỊNH CHÂN CHÁNH VÀ SỰ AN ĐỊNH TÂM
NS. Thích Nữ Huệ Liên
SỰ QUAN TRỌNG CỦA ĐỊNH CHÂN CHÁNH
Sự an định tâm là điều kiện tối quan trọng để đem lại đời sống xa hội an bình, gia đình hạnh phúc và cá nhân an lạc. Theo Phật giáo, sự an định tâm có thể đạt được và lâu dài bằng phương pháp thiền định.
Chính Đức Phật đã tuyên bố thiền định là một loại niết-bàn ngay trong đời này.
Định Chân Chánh (chánh định, sammà-samàdhi), yếu tố cuối cùng của con đường có nghĩa là việc thiết lập vững chắc sự tác ý vào một điểm của tâm (cittassekà ggatà hay ekaggatà)1 hoặc việc hướng tâm về một đối tượng độc nhất của tâm, không phân tán mà ổn định và lắng yên. Định tâm được thực hiện với sự nỗ lực liên tục. Theo kinh Sa-môn Qủa (Sàmannaphala Sutta), định tâm đi trước việc đạt đến các mức thiền, là kết quả của tiến trình tu tập liên tục, bắt đầu với giới (sìlakkhandha) và đi trước sự chế ngự các căn (indriyasamvara) và sự tỉnh thức của tâm và trí (satisampajanna). Sự tu tập này làm cho thiền giả có thể đạt hiệu quả của việc tịnh hóa nội tâm và tẩy sạch năm trở lực hay chướng ngại (nìvarana) ra khỏi tâm.2
Để đạt được Tứ Thiền, công việc đầu tiên là đưa tâm ra khỏi các khuynh hướng dục lạc và bất thiện. Điều này đề cập đến sự loại trừ năm chướng ngại (panca-nìvaranàni)3 được thực hiện bằng chánh niệm.4
1. M. I. 301; MLS. I. 363; Trung I. 660.
2. D. I. 71; DB. I. 82; Trường I. 136.
- Về năm chướng ngại (ngũ cái, panca nìvaranàni) Đức Phật dạy rằng: “Này các tỳ-kheo, có năm chướng ngại gây ra sự mù quáng, không nhìn thấy và vô minh, chúng ngăn ngại tuệ giác, thích hợp với đau khổ và không đưa đến niết-bàn.” Xem S. V. 97; KS. V. 81; Tương V. 155.
- D. II. 300; DB. II. 335; Trường II. 197.
Khi hành giả nhận thức rằng năm chướng ngại này (nìvarana) là cái làm ô nhiễm tâm và làm suy yếu trí tuệ, đã bị xóa bỏ và không còn ở nơi mình nữa, thì sự an lạc (pàmojjam) phát sinh và hỷ lạc (pìti) xuất hiện. Trạng thái tâm vị ấy trở nên thoải mái, lúc đó vị ấy tràn đầy một cảm giác an lạc (passambhati), và tâm vị ấy an trú trong sự an lạc này. Vào lúc này, vị ấy “tránh xa dục lạc, tránh xa những trạng thái xấu ác, đi vào đệ nhất thiền, kèm với tầm và tứ sinh ra từ sự tịch lặng, dễ chịu và say mê, và an trú ở đó.” Như vậy tâm vị ấy đạt được một trạng thái định gọi là đệ nhất thiền, trong đó năm chướng ngại bị từ bỏ, và có được năm yếu tố thiền định.5 Năm yếu tố thiền định là tầm (vitakka), tứ (vicara), sự say mê hay hỷ (pìti), dễ chịu hay lạc (sukha), và nhất tâm (ekaggatà).6
Việc đạt được đệ IV thiền được xem là đạt đến giải thoát tâm, nó không có đau khổ hay hạnh phúc.7
Sự tăng trưởng từ một bậc thiền này sang một bậc thiền khác được mô tả bằng sự loại trừ dần những yếu tố của thiền như sau:
Đệ I thiền gồm 5 yếu tố là: tầm, tư, hỷ, lạc và nhất tâm (vitakka, vicàra, pĩti, sukha và ekaggatà)
Đệ II thiền (dutiya-jhãna) gồm hỷ, lạc và nhất tâm. Tầm và tứ bị dập tắt.
Đệ III thiền (tatiya-jhãna) liên quan đến hạnh phúc và nhất tâm. Ba yếu tố đầu gồm tầm, tứ và lạc vắng mặt.
Đệ IV thiền (cattuttha-jhãna) gồm xả và nhất tâm và dập tắt bốn yếu tố kia (tầm, tứ, hỷ và lạc.)
CHÁNH ĐỊNH LÀ CHỈ (SAMMATHA) VÀ QUÁN (VIPASSANÀ)
Định chiếm vị trí cao nhất vì nhờ định mà người ta đạt được giác ngộ và niết-bàn. Phương pháp định này được đặt trên nền tảng kinh nghiệm bản thân Đức Phật trong sự phát triển tâm linh, và như đã được kể lại, Ngài đã dùng nó để đạt đến Giác Ngộ.
Định là sự nhất tâm (cittekaggatà) được chia làm hai hệ thống liên hệ nhau, đó là chỉ (samatha) và quán (vipassana, tuệ quán hay
5. M. I. 294; MLS. I. 354; Trung I. 646.
6. M. I. 294; MLS. I. 354; Trung I. 646. Cũng xem M. III. 25; MLS. III. 78; Trung III. 154.
7. M. I. 296; MLS. I. 357; Trung I. 650.
tuệ minh sát).8 Chỉ (samatha) có công năng điều hướng tâm trên một đối tượng tốt để loại trừ mọi đối tượng khác và những đối tượng xấu để làm cho tâm định tỉnh. Một đối tượng tốt như thế được biết đến là một trong những đối tượng của Bốn nền tảng chánh niệm, nó cũng được gọi là những dấu hiệu tiêu biểu của định. Việc phát triển định (samatha)cùng với sự tu tập nó được bốn chánh tinh tấn hỗ trợ.9 Trong giai đoạn này, người ta thấy rõ ràng ba yếu tố như chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định vận hành hòa nhập vào nhau.
Chúng ta thấy rõ ràng là chỉ (samatha) và quán (vipassana) xuất hiện đồng thời.10 Chúng kết hợp nhau để triệt tiêu tất cả những khuynh hướng xấu11 nhằm làm định tâm và quán sát các pháp. Trong Kinh Tăng Chi Bộ.12
Tất cả những điều này cho thấy rằng chỉ (samatha) và quán (vipassana) không gì khác hơn là chánh định (sammà-samàdhi) và chánh kiến (sammà-ditthi), cả hai không thể bị tách rời nhau. không có chỉ, quán không thể phát triển. Không có quán, chỉ không thể tu tập.13 Sự kết hợp cả hai trong việc tu tập đưa đến giải thoát (vimutti), tâm giải thoát (cetovimutti) và tuệ giải thoát (pannàvimutti).
KHÔNG ĐỊNH (SUNNATÀ)
Không Định (Sunnatà-samàdhi)14 được tu tập trong các cách
-
D. III. 273; DB. III. 251; Trường II. 655. Từ vipassanà gồm vi+passanà. Từ passati là “nhìn thấy” và tiếp đầu ngữ ‘vi’ thay thế cho “đặc biệt hay riêng biệt.
- M. I. 301; MLS. I. 363; Trung I. 660: Bản kinh lưu ý : “Định là gì, các dấu hiệu phân biệt định là gì, các điều kiện tất yếu của định là gì, sự phát triển của định là gì? Bất cứ sự nhất tâm nào đều là định; bốn niệm xứ là các dấu hiệu phân biệt của định; bốn nỗ lực tinh tấn là các điều kiện tất yếu của định; bất cứ sự tu tập nào, sự phát triển, sự gia tăng của các pháp này, đều là sự phát triển của định.”
- M. III. 289; MLS. III. 338; Trung III. 646.
- A. I. 100; GS. I. 85f; Tăng I. 179: Đức Phật dạy: “Này các tỳ-kheo, để hiểu biết đầy đủ về tham… về sự tiêu trừ hoàn toàn, từ bỏ, chấm dứt, hư hoại, phai tàn, bỏ và xả ly… để hiểu biết đầy đủ về sân, si, ghét, đạo đức giả và oán thù, ganh ghét và không thiện chí, lừa dối và phản bội, ngoan cố và bốc đồng, kiêu mạn và tự phụ, say mê tinh thần và sự lơi lỏng… hai điều kiện phải được tu tập. Gì là hai? Định và Tuệ.”
12. A. I. 61; GS. I. 55f; Tăng I. 117.
- Dhp. 372: “Không có định cho người thiếu trí tuệ, cũng không có trí tuệ cho người thiếu định. Nơi người có cả định và tuệ, người đó thật sự có niết-bàn hiện diện: Natthi jhànam apannassa, pannà natthi ajhàyato, yamhi jhànam ca pannan ca sa ve nibbàna santike.”
- Thuật ngữ “tánh không” (S. Sùnyatà, P. sunnatà) cũng xuất hiện trong vài đoạn kinh Pàli. Xem M. III, 104ff; MLS. III, 147ff; Trung III, 291ff.
khác nhau.Thiền giả thấy rằng các pháp không có cái ngã.15 Chúng là vô ngã vì câu nói “cái gì đau khổ, cái đó không có ngã”16 và vì bốn lý do, có nghĩa là trống không, không có chủ thể, không có chủ tể, và đối lập cái ngã.17 Hành giả quán sát tất cả những điều này với tuệ giác hoàn hảo, vị ấy thấy rằng không cái gì có thể được cho là “tôi” hay “của tôi” hay “cái ngã của tôi”.18 Như vậy định về tánh không là sự quán chiếu về tất cả các pháp thế gian đều là vô thường, là khổ trong vô thường, và vô ngã trong khổ.19
Hành giả tu tập định này là cái tuệ căn (pannà-indriya) mạnh mẽ.20 Như vậy các pháp thế gian xuất hiện với vị ấy trong bản chất chân thật của cái không, là không có cái ngã. Tràn đầy trí tuệ và xem các pháp là vô ngã, vị ấy đạt được tuệ căn (pannà-indriya) và được giải thoát bằng sự giải thoát cái không (P. sunnàta-vimokkha).21 Sau đó, vị ấy bước vào con đường Dự Lưu (sotàpattimagga); vào giây phút đó vị ấy được gọi là Dhamma Nusari (Tùy Pháp Hành, người nương theo giáo pháp tu mà thành công), một trong bảy vị đệ tử cao cả. Ở những giai đoạn hoàn thiện cao hơn về sau, vị ấy là Ditthippatta (Kiến Chí). Ở vào giai đoạn hoàn hảo cao nhất, vị ấy sẽ là bậc Tuệ Giải Thoát (Pannà-vimutta).22
VÔ TƯỚNG ĐỊNH (ANIMITTA-SAMÀDHI)
Vô Tướng Định là quán sát rằng mọi vật đều vô thường,23 chịu sự hoại diệt24 vì nó không hiện hữu sau khi có mặt. Đó là trạng thái lên
-
S. IV, 54; KS. IV, 29; Tương IV, 96: “Vì thế giới không có cái ngã, hay không có cái thuộc về ngã, cho nên nó được nói “Thế giới là chân không.” Gọi là thế giới cái gì có bản chất hay thay đổi (S. IV, 53; KS. IV, 29; Tương IV, 95). Xem ở S. IV. 296; KS. IV. 205; Tương IV.
465: “Chân không là cái thuộc ngã hay thuộc về cái gì có liên quan đến ngã.” Cũng xem M. I. 297f; MLS. I. 358; Trung I, 652.
- S. III, 22; KS. III, 21; Tương III, 47.
17. PP.746, n. 3; TTD. III, 310.
- S. III, 22; KS. III, 21; Tương III, 21: “Cái gì không có ngã, cái đó không phải của tôi, không phải tôi, không phải cái ngã của tôi.” Cũng xem M. I, 139; MLS. I, 178; Trung I, 316f.
- A. IV, 148; GS. IV, 102; Tăng III, 487.
20. PP.767, n. 31; TTD. III, 345.
- S. IV. 296; KS. IV. 205; Tương IV. 465.
- PP. xxi, 89, p. 774f; TTD. III, 358.
- Ngài Phật-âm đồng hóa giải thoát vô tướng với sự quán chiếu vô thường (aniccànupassanà: PP. xxi, 73, tr. 769; n. 34; TTD. III, 349).
- D.II, 156; DB. II, 173; Trường I, 665: Đây là lời cuối cùng của Đức Phật: “Sự hư hoại vốn sẵn có nơi các pháp kết hợp. Hãy tinh tấn lên để giải thoát.”
và xuống,25 thay đổi, tạm thời và không thường còn.26
Khi người nào đó có niềm tin vào việc xem tất cả các pháp kết hợp là vô thường,27 và không chú tâm đến tướng trạng nào, an trú trong cái định tâm vô tướng (animitto cetosamàdhi, vô tướng tâm định),28 người đó đạt đến giải thoát tâm vô tướng (animitto cetovimokkha).29 Sau đó tất cả các pháp duyên sinh hiện ra với vị ấy trong cái thực tướng hoại diệt. Vị ấy đạt được tín căn (saddhindriya), và vị ấy được giải thoát ngay khi bước vào con đường Dự Lưu (sotàpattimagga). Ở giây phút nhập vào dự lưu, vị ấy được gọi là một Tùy Tín Hành (saddhànusàrì),30 một trong bảy vị đệ tử cao cả, và trong bảy bậc hoàn thiện còn lại, vị ấy được gọi là Tín Giải Thoát (saddhàvimutta).31
Vô tướng tâm định (animitto cetosamàdhi) là một trạng thái tâm đã phát triển đạt được nhờ vào sự tu tập (bhàvanà) tâm miên mật, trong đó tất cả các tướng trạng đều bị dập tắt. Trong trạng thái tâm này tất cả những ám ảnh của tâm vắng bặt và tâm có khuynh hướng thiên về tuệ quán (tuệ minh sát, vipassanà), nhìn thấy cái thật tướng của các pháp (yathàbhùta-nàna).32
VÔ NGUYỆN TAM-MUỘI (APPANIHITA-SAMÀDHIS)
Định trên vô nguyện (appanihita-samàdhi) là quán chiếu mọi
-
D. II, 144; DB. II, 159; Trường I, 649: Đức Phật nói với Ànanda: “Vào những dịp trước, ta đã không nói với người rằng trong chính bản chất của các pháp gần gũi hay thân cận với chúng ta, chúng ta phải chia lìa chúng, rời bỏ chúng, tách rời khỏi chúng hay sao? Như vậy này Ananda, làm thế nào điều này có thể có được nơi một vật sinh ra, xuất hiện và được xác lập chứa đựng trong chính nó cái tính tan hoại sẵn có; làm thế nào có thể có một chúng sanh không bị tan hoại? Một điều như thế không thể hiện hữu” Cũng xem ở M. I, 380; MLS. II, 45; Trung II, 96: “Cái gì có bản chất sinh đều có bản chất diệt.”
- PP. 746; TTD. III, 309f.
- S. III, 225; KS. III, 177; Tương III, 369.
- A. IV, 78; GS. IV, 45; Tăng III, 385: Một mô tả về việc làm thế nào Mahàmoggallàna bước vào và an trú trong địnnh tâm vô tướng (animitto cetosamàdhi, vô tướng tâm định) với sự trợ giúp của Đức Phật.
- M. I. 298; MLS. I. 359; Trung I, 652: “Một tỳ-kheo bằng cách không chú ý đến tướng trạng nào, bước và định tâm vô tướng, an trụ trong đó. Điều này được gọi là giải thoát tâm vô tướng.” Cũng xem ở S. IV. 296; KS. IV. 205; Tương IV. 465f :“Không suy nghĩ về mọi tướng trạng, đạt đến và an trú trong sự tĩnh lặng đó của tâm vô tướng.”
- S. III, 225; KS. III, 177; Tương III, 369.
- PP. xxi, 89, tr. 774; TT D. III, 358.
- EB. I. 676.
hiện hữu của các hiện tượng đều là khổ (dukkha).33 Khổ vì bốn lý do, đó là trong trạng thái tâm thiêu đốt, khó có thể chịu đựng, là nền móng của đau khổ, và đối lập với vui sướng.34 Nó là khổ vì “cái gì vô thường là khổ.”35 Nó liên quan đến việc hiểu biết các pháp hiện hữu là nguyên nhân gây ra khổ, do sự xung đột phát sinh từ tính chất luôn luôn thay đổi. Nếu sự phát sinh này đến từ đau khổ thì vị ấy đạt được định căn (samàdhi-indriya) bởi vì vị ấy có sự khinh an lớn lao, vị ấy thoát ra khỏi sự giải thoát vô nguyện (appanihitavimokkha), và trong số các bậc phạm hạnh vị ấy là bậc Thân Chứng (Kà yasakkhi). Nếu vị ấy có một bậc thiền vô sắc (arùpa-jhàna) làm căn bản cho tuệ quán, vị ấy trở thành bậc Giải Thoát bằng hai con đường (Ubhatobhàgavimutta).36
Từ sự nghiên cứu trên đây, ba loại định này có thể được hiểu khi mô tả những sự quán chiếu ba đặc tính (tilakkhana), đó là, vô thường (aniccatà), khổ (dukkhatà) và vô ngã (anattatà). Đây là ba khía cạnh của sự chứng ngộ thực tính của mọi hiện tượng.37 Như vậy sự chứng ngộ này không bao giờ xuất hiện riêng rẽ; nó luôn luôn đi với nhau, và chúng cũng được gọi là ba cổng giải thoát (Tam giải thoát môn, P. tìni vimokkhamukhàni, S. trìni vimoksa-mukhàni).38
LỢI ÍCH CỦA ĐỊNH CHÂN CHÁNH
Sự tu tập và phát triển chánh định mang đến những lợi lạc khác nhau như sau:
-
- Thường xuyên sống trong hạnh phúc ở đây và bây giờ trong kỷ luật của một thánh giả. Các bậc thiền định lợi lạc không chỉ trước tiên cho sự chứng ngộ cuối cùng như một nền tảng của tuệ giác, mà con duy trì sự lợi lạc của chúng ngay cả sau đó. Chính Đức Phật đã
-
Phật-âm đồng hóa giải thoát vôi nguyện với sự quán chiếu về đau khổ (dukkhànupas- sanà: PP. xxi, 73, tr. 769; n. 34; TTD. III, 349).
- PP. xxi, tr. 746, chú thích 3; TTD. III, 310.
- S. III, 22; KS. III, 21; Tương III, 47.
- PP. xxi, 89, tr. 774; TTD. III, 358.
- S. III, 28; KS. III, 28; Tương III, 59.
- Ba cổng giải thoát (P. tìni vimokkhamukhàni, S. trìni vimoksa-mukhàni) là không giải thoát môn (P. sunnata-vimokkha-mukha, S. sùnyatà-vimoksa-mukha),vô tướng giải thoát môn (P. animitta-vimokkha-mukha, S. animitta-vimoksa-mukha), và vô nguyện giải thoát môn (P. appanihita-vimokkha-mukha, S. apranihita-vimoksa-mukha). Xem PP.xxi, 66, tr. 766 và 70, tr. 768; TTD. III, tr. 344, 347.
tuyên bố thiền định là một loại niết-bàn ngay trong đời này.
- Biết các pháp đúng như chúng là và không bám víu vào chúng.39 Điều này có thể giải quyết vấn đề của đời sống và vòng sanh tử tiên tục của nó bằng sự hoại diệt hoàn toàn của tất cả tham (lobha), sân (dosa) và si (moha).
- Đạt được tri thức của các loại năng lực siêu nhiên (thần thông, iddhividhanàna). Từ đệ tứ thiền sắc giới trở lên, tâm có định là “thanh tịnh, chiếu sáng, tinh tế, không xấu ác, mềm mỏng, sẵn sàng hành động, vững chãi và không lo lắng.”40 Đây là nền tảng để đạt đến các loại năng lực siêu nhiên khác nhau (abhinnà).41 Mặt khác, Đức Phật dạy rằng Ngài chỉ thuyết những giáo pháp có lợi lạc (attha- samhita), nền tảng của đời sống cõi trời (àdi-brahmcariyaka), và dẫn đến nhàm chán (ekantanibbidà), đoạn diệt các dục (nirodha), an lạc (upasama), tri thức cao siêu (thần thông, abhinnà), dẫn đến giác ngộ (sambodhi), và niết-bàn.42
Trong số các loại thần thông, lau tan thong hay hình thức tri thức cuối cùng là quan trọng và thiết yếu nhất. Trí tuệ có sự trừ diệt các lậu hoặc (àsavakkhaya) làm đối tượng.43 Sự đạt đến chỗ trừ diệt các lậu hoặc (àsava) được xem là giải thoát (niết-bàn).
***
-
S. III. 13-15; KS. III. 15f; Tương III. 31-34.
- D. I. 76; DB. I. 86; Trường I. 142.
- Sự phát triển thiền định đưa các hành giả đến những lợi lạc của các năng lực siêu nhiên khác nhau bất cứ khi nào mà họ hướng đến hay đưa tâm về các loại năng lực siêu nhiên đó, cho nên Đức Phật nói: “Với tâm nhu nhuyến, mềm dẽo, định không giới hạn được hình thành, vị ấy hướng tâm đến chỗ chứng ngộ tri thức tâm linh và đạt được năng lực của mắt trong mọi trường hợp, cho dù có thể ở cấp bậc nào.” Xem A. IV. 420; GS. IV. 283; Tăng IV. 172. Cũng xem M. III. 96; MLS. III. 136; Trung III. 278 và A. I. 254; GS. I. 233; Tăng I. 461.
- D. III. 173; DB. III. 128; Trường II. 469. Cũng xem S. II. 223; KS. II. 151; Tương II. 348.
- D. III. 230; DB. III. 221; Trường II. 595.
30