217
NHỮNG ĐÓNG GÓP HƯỚNG ĐẾN BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Nguyễn Văn Tuân* Đỗ Thị Hiện**
TÓM TẮT
Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt trong suốt quá trình lịch sử của loài người. Giáo lý nhà Phật đã có nhiều đóng góp cho việc thực hiện bình đẳng giới. Ở Việt Nam, ngay từ khi được du nhập vào đến nay, Phật giáo đã có nhiều tư tưởng và hoạt động hướng đến bình đẳng giới. Vì thế, bài viết tập trung nghiên cứu những đóng góp hướng đến bình đẳng giới của Phật giáo Việt nam nói chung và đặc biệt là hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong lĩnh vực này.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình đẳng giới vừa là thách thức, vừa là yêu cầu, đòi hỏi khách quan của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm hướng đến sự phát triển bền vững. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với các chế độ xã hội khác nhau, vị trí, thân phận của người phụ nữ không được coi trọng. Thân phận “hèn kém”, “yếu thế” của họ được các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đấu tranh, bảo vệ thông qua những quan điểm và hành động của thể. Ngay sau khi truyền bá vào Việt Nam, Phật giáo đã có đóng góp quan trọng trong việc tác động đến tư tưởng, lối sống của đông đảo tín đồ Phật tử và quần chúng nhân dân về tinh thần yêu nước, đề cao đạo đức nhân sinh, về tinh
*. TS., Học viện An ninh Nhân dân, Việt Nam.
**. TS., Trường Đại học Hoa Sen, Việt Nam.
thần nhân nghĩa, đặc biệt về bình đẳng giới. Thông qua những lời di huấn của Đức Phật và các bậc chân tu đắc đạo, tinh thần bình đẳng giới được phát nguyện từ đó góp phần chuyển hóa nhận thức xã hội về thân phận người phụ nữ. Vì thế, bài viết này, chúng tôi tập trung lý giải một số vấn đề: Tại sao bình đẳng giới là một xu thế khách quan? Phật giáo Việt Nam có đóng góp hướng đến bình đẳng giới như thế nào? Từ việc lý giải đó, chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy hơn nữa sự đóng góp vào bình đẳng giới của Phật giáo Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU
Nghiên cứu về Những đóng góp hướng đến bình đẳng giới của Phật giáo Việt Nam, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; lôgíc - lịch sử và phương pháp chuyên gia (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, điền dã,...) nhằm làm rõ xu thế khách quan của bình đẳng giới, từ đó góp phần nhận diện và làm rõ những đóng góp của Phật giá Việt Nam hướng đến bình đẳng giới trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay... Bài viết dưa trên các nguồn sử liệu lưu trữ tại các thư viện và các bộ kinh sách, tài liệu nghiên cứu, hội thảo khoa học có độ tin cậy cao..., bài viết đi sâu phân tích những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của dân tộc và của Phật giáo, cung cấp những luận chứng khoa học nhằm giải quyết vấn đề mà bài viết đặt ra.
Để nghiên cứu vấn đề này, nhóm tác giả tiến hành khảo sát điều tra bảng hỏi ở một số đại phương thuộc Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Bắc Ninh) trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2018. Đây là những địa phương có nhiều Phật tử tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội. Dữ liệu thu thập dựa trên kết quả khảo sát 500 tín đồ Phật tử sinh sống tại các địa bàn trên sau khi xử lý khách quan giúp tác giả phân tích đánh giá khách quan những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong bài viết.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Bình đẳng giới là xu thế khách quan
Giới hay giới tính (gender, sex) là từ thường nhằm để phân biệt nam và nữ qua chức năng sinh lý, qua vai trò và vị trí xã hội. Qua các văn mạch, việc sử dụng từ chỉ những đặc tính phân biệt nam, nữ đã chuyển
biến từ sex (tính), sang social role (vai trò xã hội), rồi trở thành gender (giới, giới tính)1. Việc thay đổi cách dùng từ và phân biệt sex với gender là những nỗ lực bình đẳng hóa giới tính, bình đẳng nam nữ; hay nói khác đi, công nhận vai trò xã hội của phụ nữ. Trong ý nghĩa này, sự phân biệt nam nữ là phân biệt về sex, về sinh lý học chứ không có sự phân biệt nam, nữ trên bình diện vai trò và các hoạt động xã hội. Như thế, việc tôn trọng vai trò như người phụ nữ trong xã hội là do trình độ văn minh văn hóa, đạo đức của nhiều người có tiến bộ, và nhất là cùng với thời đại mới, người phụ nữ ý thức được rằng từ hàng ngàn năm, thân phận người phụ nữ quá bi đát vì sự phân biệt nam, nữ phi lý của xã hội, nhất là xã hội trọng nam, khinh nữ thời kỳ phong kiến. Vì thế, trong Truyện Kiều, Đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Sự khắt khe của xã hội đối với thân phận người phụ nữ đã khiến nữ giới phải đòi quyền bình đẳng. Năm 1792, nhà văn nữ, nhà triết học người Anh Mary Wollstonecraft công bố tác phẩm A Vindication of Rights of Woman (Khẳng định quyền của phụ nữ) gây tiếng vang lớn về nữ quyền, phản đối tình trạng bất bình đẳng giới. Tác phẩm cho rằng, phụ nữ không hề kém nam giới, chỉ vì họ bị lấy mất cơ hội để học hành nên tỏ ra sút kém. Tuy vậy, mãi đến năm 1977, Liên Hiệp Quốc mới quyết định công nhận ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ. Sau hơn một thế kỷ đấu tranh, quyền của phụ nữ đã được xã hội công nhận. Vai trò, vị trí, và hoạt động của phụ nữ đã được cải thiện nhiều so với mấy ngàn năm trước. Phụ nữ đã có mặt trong mọi hoạt động: chính trị, kinh tế, văn học, giáo dục, nghệ thuật, khoa học,.... Ở một số quốc gia, phụ nữ đã có thể chiếm được vị trí lãnh đạo số một.
Liên Hiệp Quốc đã thành lập Ủy ban Hạn chế và Ngăn chặn bạo hành đối với phụ nữ. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua công ước về quyền chính trị của phụ nữ và công ước về xóa bỏ mọi hình thứcphân biệt đối xử chống lại phụ nữ. Ngày 7-10-
-
Năm 1955, một nhà giới tính học người Mỹ đã phân biệt từ sex (tính) mang ý nghĩa sinh lý học và từ gender (giới) mang ý nghĩa là vai trò xã hội nhưng mãi đến năm 1970 người ta mới công nhận sự phân biệt này. Thập niên 1980 đã chứng kiến một ít tiến bộ trong văn học khoa học khi từ giới (gender) được dùng thay cho tính (sex), chính thức là do Ban Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm.
2011, giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2011 đã được trao cho ba người phụ nữ, gồm hai người Liberia là nữ Tổng thống Ellen John- son Sirleaf và nhà hoạt động hòa bình Leymah Glowee, người còn lại là nhà hoạt động vì phụ nữ người Yemen, Tawakkul Karman.
Ngày nay, trên thế giới thay đổi, phát triển mạnh mẽ, đời sống người dân được nâng cao, mục tiêu thiên niên kỷ được các quốc gia chú trọng, tuy nhiên bạo lực giới tính (Gender Based Violence
– GBV) vẫn được coi là hiện tượng xã hội phổ biến trên tòan thế giới, bạo lực giới tính (chủ yếu là bạo lực đối với phụ nữ) tiếp tục lan rộng và đe dọa đến đời sống của người phụ nữ (lạm dụng tình dụng, hiếp dâm; buôn bán phụ nữ; bạo lực trong kinh tế; bạo lực thể xác, thậm chí hiếp dâm trong hồn nhân,…). Bức tranh trên cho thấy, bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt trong suốt quá trình lịch sử của loài người. Sự phân biệt bất công này vẫn chưa được loại bỏ dứt khoát, nhất là những địa phương có nền kinh tế chậm phát trển, đời sống người dân còn khó khăn. Vấn đề đặt ra là giáo lý nhà Phật đóng góp gì cho việc thực hiện bình đẳng giới.
Phật giáo là một tôn giáo xuất hiện từ hơn 25 thế kỷ qua, hình thành và phát triển tại Ấn Độ cổ, khi tại đất nước này cũng như ở khắp nơi trên thế giới, người phụ nữ bị đối xử khắc nghiệt, gần như là những người nô lệ; nhân phẩm, mạng sống có khi là do xã hội, do những người nam định đoạt. Trong bối cảnh đó, Đức Phật, với giáo lý của Ngài, đã nêu vấn đề bình đẳng nam nữ, đã dành cho người phụ nữ vị trí xứng đáng, đã giáo dục các nữ đệ tử của Ngài và đưa họ chứng đắc Thánh quả.
Đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong Phật pháp, Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa2, bậc lãnh tụ tâm linh của Truyền thừa Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa Drukpa, từng được Liên Hợp Quốc trao giải thưởng Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ cho những công hạnh và đóng góp vì sự phát triển bền vững, cho biết: “Bình đẳng giới là một chủ đề rất quan trọng trong Phật giáo. Bởi, Đức
-
Đức Gyalwang Drukpa cũng khởi xướng phong trào Live to Love (Sống để yêu thương). Với tôn chỉ tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, văn hóa và bình đẳng giới, tổ chức Live to Love International là sự kết nối các tổ chức phi lợi nhuận Live to Love trên toàn thế giới, cùng chia sẻ hệ thống giá trị, hợp tác đẩy mạnh các dự án xuyên quốc gia dọc vùng lãnh thổ Himalaya nhằm cải thiện chất lượng sống của 1,3 tỷ người dân nơi đây.
Phật luôn dạy về sự bình đẳng không chỉ giữa nam giới và nữ giới, mà mọi loài, mọi vật đều cần được đối xử bình đẳng, công bằng. Xét về giữa nam giới và nữ giới, Đạo Phật không bao giờ nói rằng nam giới là hơn và nữ giới là kém”.3
Ở Việt Nam, Luật Bình đẳng giới được thông qua ngày 29-11-2006. Với luật này, người phụ nữ Việt Nam đã được luật pháp bảo hộ: nam nữ bình đẳng về đời sống xã hội và gia đình; phụ nữ không bị phân biệt đối xử về vai trò và vị trí trong xã hội; xã hội cam kết bảo vệ, giúp đỡ người mẹ, bảo đảm thực thi bình đẳng giới; nữ giới được bình đẳng về chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế. Trong Báo cáo về khoảng cách giới tính toàn cầu năm 2007, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economics Forum) đã xếp Việt Nam ở thứ 42/128 quốc gia; ở châu Á, vị trí của Việt Nam chỉ đứng sau Philippines (hạng 6) và cao hơn tất cả các quốc gia còn lại.
Như vậy, để đất nước hộ nhập, phát triển bền vững, việc phát huy vai trò của phụ nữ (tạo bình đẳng) trong phát triển kinh tế, xã hội, đối ngoại,… có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đây là yếu tố khách quan. Với bề dày lịch sử ra đời và với mục đích Hoằng dương Phật pháp lợi lạc quần sinh, đồng hành cùng dân tộc, trong thời gian qua, Phật giáo Việt Nam trong thời gian qua đã có những hoạt động hướng đến bình đẳng giới như thế nào. Cần có cái nhìn tổng thể từ các hoạt động mang tính định hướng đến các hoạt động cụ thể. Qua đó, khẳng định tính chất bình đẳng, vô phân biệt, bất nhị của Phật giáo là chân lý có thể được áp dụng qua mọi thời đại, mọi vị thế địa lý.
- Đóng góp của phật giáo việt nam hướng đến bình đẳng giới
-
- Phật giáo Việt Nam công nhận, khẳng định và tôn vinh phụ nữ, vai trò của phụ nữ trong đời sống kinh tế, xã hội
Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy, Triết lý của Phật giáo đã đưa ra bàn luận về bạo lực đối với con người (trong đó có đề cập đến bạo lực giới tính) và 6 phương cách liên quan đến bạo lực giới tính (chủ yếu là bạo lực đối với phụ nữ). Đây là cách tiếp cận khác của vấn đề hướng đến bình đẳng giới. Giới luật của Phật giáo dựa trên luật phổ quát của nhân quả. Năm giới đề ra để điều chỉnh cuộc
3. http://www.drukpavietnam.org/binh-dang-gioi-la-mot-chu-de-quan-trong-trong-phat-phap.
sống của người dân. Năm giới này có thể được nhận thấy ở hai cấp độ như tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng người khác và giải thoát mà Đức Phật nhấn mạnh. Ba giới luật sau rất quan trọng cho phòng ngừa bạo lực giới tính trong xã hội4 (hướng đến bình đẳng giới):
- Tôi giữ giới không sát sinh
- Tôi giữ giới không tà dâm
- Tôi giữ giới không dùng chất làm say hay ma túy.
Trong kinh Giáo thọ Thi – ca – la- việt (Sigalovadha Sutta) trong Trường Bộ kinh của Đức Phật (Digha Nikayya) đã đề ra trật tự gia đình cũng như trật tự xã hội khi giải thích sâu về sáu phương hướng:
- Cha mẹ như hướng Đông: con cái nên đối xử với cha mẹ như thế nào và bậc cha mẹ nên đối xử với con cái của họ ra sao;
- Thầy dạy như hướng Nam: học sinh nên đối xử với thầy như thế nào và thày nên đối xử với học sinh như thế nào;
- Vợ với con như hướng Tây: người chồng nên đối xử với vợ mình như thế nào và vợ nên đối xử với chồng như thế nào;
- Bạn bè và đồng hành như hướng Bắc: chúng ta nên đối xử với bạn bè như thế nào và bạn bè đối xử với chúng ta như thế nào;
- Người làm và công nhân như hướng dưới: người chủ nên ứng xử với nhân viên của họ như thế nào và nhân viên đối xử với chủ như thế nào;
- Tăng sĩ như hướng dân: cư sĩ nên đối xử với các nhà sư thế nào và nhà sư nên cư xử như thế nào đối với cư sĩ.
Theo Đức Phật, việc tôn trọng sáu hướng thể hiện giá trị đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện trật tự gia đình và trật tự xã hội. Đạo đức Phật giáo thấm nhuần một tinh thần bình đẳng trong gia đình và xã hội. Không lớp người nào chỉ có quyền lợi mà không có bổn phận. Đặc biệt, sáu hướng trên đã bày tỏ bình đẳng, sự do và quyền cơ bản của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của đạo Phật trên đất Việt cổ, bóng dáng người phụ nữ đã in rất đậm, vai trò của người phụ nữ đã trở
-
EDA Anusha Edirisinghe (2014), Quan điểm Phật giáo về ngăn ngừa bạo lực giới tính (Trần Tiễn Khanh dịch), trích trong cuốn Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội, Nxb. Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 340.
thành yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên sắc thái riêng của nền văn hóa Việt Nam nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng. Điều này được thể hiện rõ qua hình tượng người phụ nữ trong Phật giáo Việt Nam và phụ nữ với Phật giáo trong văn hóa Việt Nam.
Trước Phật giáo du nhập vào, người Việt cổ ở đồng bằng Bắc bộ đã tạo dựng quốc gia Văn Lang - Âu Lạc dựa trên văn minh nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh ấy tạo cho con người nét cá tính thuần hậu, cởi mở, đa chiều, khẳng định vai trò của người phụ nữ và một hệ tín ngưỡng phản ánh những xúc cảm tẩm lý cùng khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hình tượng Phật Mẫu Man Nương và hệ thống thờ Tứ Pháp. Ra đời từ vùng Dâu – Bắc Ninh và lan tỏa ra khắp đồng bằng Bắc Bộ như minh chứng cho sự hỗn dung giữa Đạo Phật và tín ngưỡng bản địa. Từ tín ngưỡng thờ các nữ thần nông nghiệp, thờ các hiện tượng tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp lúa nước, khi tiếp thu đạo Phật của Ấn Độ, người Việt đã sáng tạo nên hình tượng Phật Mẫu man Nương và một dòng Phật giáo dân gian thờ Tứ Pháp hết sức đặc sắc. Nói cách khác, các nữ thần của tín ngưỡng bản địa đã được Phật hóa, được mang Phật tính song vẫn vô cùng gần gũi với cư dân. Họ vốn là Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Dàn, Bà Tướng nay trở thành Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện thờ ở bốn ngôi chùa, quy tụ quanh Phật Mẫu Man Nương… Phật Mẫu có thể xem như hình ảnh của người Mẹ khởi nguyên vốn xuất hiện rất sớm (Nữ Thần trông coi núi Ba Vì) rồi hỗn dung với Phật giáo mà ra đời hệ thống thờ Tứ Pháp và phát triển thêm một bước nữa trong Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt sau này.
Trong Phật giáo Việt Nam, hiện tượng “Nữ tính hóa” cũng diễn ra hết sức đa dạng. Trong Phật giáo Ấn Độ, Quan Thế Âm là một vị Phật giới tính nam. Khi du nhập vào Giao Châu và vùng đất phía nam Trung Hoa thì vị Phật này – một cách tự nhiên được biến đổi sang hình tướng nữ và trở thành Phật Bà Quan Âm hay Quan Thế Âm Bồ tát. Tín ngưỡng của cư dân Bách Việt mang nhiều nét chung của cư dân Đông Nam Á, rất gần gũi với tín ngưỡng của người Việt cổ, trong đó có sự tôn thờ Người Mẹ xứ sở - một biểu hiện của “Nguyên lý Mẹ” trong văn hóa bản địa. Các pho tượng Phật trong chùa Việt đều có gương mặt đầy đặn, đôn hậu, thiên về tính nữ cũng là một biểu hiện của khuynh hướng “nữ tính hóa”.
Bồ tát Quan Thế Âm được người Việt gọi giản dị là “Phật Bà”, hiện thân của đức từ bi, cứu khổ, cứu nạn phổ độ chúng sinh, mà người phụ nữ là người đau khổ nhất, cần cứu vớt nhất. “Phật Bà” cũng là hiện thân của người “Mẹ hiền”, của tình mẫu tử thiêng liêng.
Hiện tượng Bà Chúa Xứ thờ ở Núi Sam5 (Châu Đốc) cũng là một minh chứng cho xu hướng “Nữ tính hóa”. Năm 1941, Nhà khảo cổ học Malleret (người Pháp) kh nghiên cứu cho rằng, tượng Bà Chúa Xứ Núi Sam thuộc loại tượng thần Vishnu6 (nam thần), được tạc vào khoảng cuối thế kỷ VI. Quả thật, đó là một nam thần được tạc trong thế ngồi vương giả rất quen thuộc của thần Visnu trong thần thoại Ấn Độ. Chất liệu tạc nên pho tượng cùng với bệ đá đặt tượng đều không có ở vùng núi An Giang và các vùng phụ cận. Song điều đáng quan tâm ở đây là khi phát hiện pho tượng, người dân đã đưa về thờ và tô điểm theo sở nguyện của mình để trở thành “Bà Chúa Xứ” - người Mẹ xứ sở thiêng liêng của cả vùng Nam Bộ. Trong tâm thức dân gian, “Bà Chúa Xứ” cũng được coi như một “Phật Bà Quan Âm”. Truyền thuyết kể về cuộc đời, công trạng của Bà gắn liền với các hoạt động “hộ Quốc, an Dân”.
Sự hóa thân của Phật Bà vào các hình tướng nữ. Trong Phật giáo Việt Nam còn xuất hiện nhiều hình tượng như Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Tống Tử, Bà Chúa Ba Chùa Hương… đều là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ tát để cứu độ chúng sinh. Với nhân dân, họ là hình tượng tiêu biểu của những người vợ dịu hiền, chịu thương chịu khó, nhẫn nại và hy sinh như Thị Kính, người con gái hiếu thảo hết lòng yêu thương cha mẹ như Bà Chúa Ba, đức hy sinh cao cả của họ đã lay động cả Thần, Phật, đất trời. Phải chăng, dân gian đã mượn hình tượng Quan Thế Âm Bồ tát để nói lên khát vọng được thấu hiểu và cứu vớt của những người phụ nữ khổ đau trong xã hội, cũng như khẳng định phẩm hạnh đáng trân trọng của họ.
-
Khu vực núi có đến 200 ngôi đền, chùa, am, miếu nằm rải rác ở chân núi, sườn núi và cả trên đỉnh. Trên đỉnh núi có một pháo đài được xây dựng từ thời Pháp. Vào mùa lễ hội, nơi đây có rất nhiều điều để khám phá, nếu bạn là người có tâm cầu nguyện, cầu mog bình an cho người thân, có thể đến viếng miếu Bà chúa Xứ - nơi đây nổi tiếng linh thiêng, đón hàng ngàn lượt người từ thập phương đến cúng vái mỗi năm.
- Là một trong các vị thần quan trọng nhất của đạo Hindu và là vị thần được thờ cúng rộng rãi nhất. Vishnu cùng với Shiva và Brahma tạo nên bộ ba các vị thần lớn. Là thần bảo vệ vũ trụ, Vishnu là vị thần uy phong đôi khi dữ tợn. Nhưng nói chung ông là vị thần tử tế và ít gây khiếp sợ hơn thần Shiva nhiều.
Ngoài ra, xuyên suốt chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, chúng ta còn có thể gặp nhiều hình tượng phụ nữ khác vốn là những người Mẹ Xứ Sở sau mang Phật tính được thờ phụng thiêng liêng như chùa Thiên Mụ ở Huế, Tháp Bà ở Nha Trang, núi Bà Đen ở Tây Ninh… Vào trong càc ngôi chùa, ta lại thường thấy có Ban thờ Mẫu. Có thể thấy, đây cũng là một hiện tượng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, sự hòa hợp, tiếp biến giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu của cư dân bản địa.
Hình tượng Phụ nữ có vai trò, dấu ấn tích cực trong du nhập và phát triển Phật giáo, chẳng hạn: Ỷ Lan Hoàng Thái Hậu (nhân gian quen dùng Nhiếp chính Ỷ Lan) - cô Tấm của xứ kinh Bắc, người có công chấn hưng đạo Phật thời Lý. Bà vốn xuất thân từ một làng quê Kinh Bắc – nơi quê hương của Phật giáo Việt Nam với những ngôi chùa cổ nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Keo, chùa Bút Tháp… Vốn có tâm Phật, khi trở thành Nguyên Phi, rồi Hoàng Thái Hậu, lại sống trong bầu không khí xã hội tôn vinh Phật giáo, bà đã phát tâm xây dựng hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Tính đến năm 1115, bà đã cho xây cất 150 ngôi chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương Thổ Lỗi là minh chứng quan trọng về sự đóng góp của Bà... Không chỉ sùng đạo Phật, góp công xây dựng nhiều ngôi chùa, vốn thông minh, Bà còn nghiên cứu sâu về đạo Phật. Sử sách ghi lại rằng, bà hay đàm đạo với các nhà sư về Phật pháp, chính nhờ câu chuyện giữa bà và các vị sư thời Lý mà đến nay mới biết được gốc tích sự truyền bá đạo Phật vào Việt Nam. Bà cũng nghiên cứu về văn chương, viết những bài kệ. Trong đó, có những câu kệ của bà được nhiều người biết đến và còn lưu truyền tới ngày nay. Hiện nay, tại Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội có một quần thể di tích gồm chùa, đền, điện, sơn trang. Chùa có tên “Linh Nhân Từ Phúc tự” vốn do chính bà xây dựng tại quê hương. Khi bà mất, nhân dân xây thêm ngôi đền thờ bà; Chùa và đền vừa là nơi lễ Phật vừa là nơi tưởng nhớ công đức của Bà.
“Thân phận người phụ nữ được bình đẳng so với nam giới khi đến với mọi hoạt động của Phật giáo trong lịch sử dân tộc cũng như xã hội hiện tại. Thông qua những buổi được nghe giảng Pháp, giáo lý, giáo luật của nhà Phật phụ nữ thêm phần tự tin, động lực, tạo động lực tích cực cho họ khi tham gia phát triển kinh tế, xây dựng xã hội ổn định, gia đình văn hóa, hạnh phúc. Đặc biệt, họ tham gia tích cực vào hộng cộng đồng có ích cho làng, xã nơi họ sinh sống: bảo vệ môi trường; giảm tệ nạn xã hội;…”. (Nguồn: Phỏng vấn sâu của tác giả đối với TS Đoàn
Thị Thu Hà, khi được hỏi về vị trí, vai trò của phụ nữ trong Phật giáo, 2018).
Hình ảnh phụ nữ còn gắn với chùa làng thân thuộc ở Việt Nam. Dân gian có câu: “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” hay “Cây đa, bến nước, sân đình”… Thiết chế văn hóa làng Việt không thể thiếu đình và chùa. Đó là một cặp sóng đôi trong tâm thức người Việt, thể hiện triết lý nhân sinh và tinh thần khoan dung hòa hợp trong đời sống tín ngưỡng của người Việt. Xét về lịch sử, chùa ra đời trước, gắn với việc tiếp nhận đạo Phật của người Việt. Ở Việt Nam, nhiều ngôi chùa có gốc tích hàng ngàn năm tuổi, tập trung ở vùng Bắc Ninh. Đình gắn với tinh thần “Độc tôn Nho giáo” của thế kỷ XV, thời Lê Trung Hưng. Những ngôi đình được xây dựng sớm nhất là từ thế kỷ XVI (400 năm), tập trung ở vùng Sơn Tây cho nên trong nhân gian cho rằng “Cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài”.
Đình là nơi thờ Thành Hoàng, cũng là nơi Hội đồng kỳ mục, các quan viên bàn việc làng; chốn đình trung thâm nghiêm - nơi thực thi nghiêm cẩn việc tế, lễ… vốn là công việc của các cụ cao niên và những người đàn ông có uy tín trong làng, người phụ nữ không đựoc can dự. Trong hội làng, có chăng, phụ nữ chỉ được tham gia vào các đoàn rước sách và một số trò chơi mà thôi. Thế nhưng, ngôi chùa làng lại là nơi lấy lại vị thế của người phụ nữ, tạo nên nét bình đẳng làng xã trong sinh hoạt cộng đồng làng quê xưa. Chùa làng chính là nơi dành cho họ, “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Hình ảnh các bà, các mẹ dắt theo con cháu, cùng các cô thôn nữ rủ nhau đi Lễ Chùa đã từ lâu đã trở nên quen thuộc, thân thương, gợi cho người ta hình ảnh về một làng quê thanh bình, yên ấm. Không chỉ đi lễ chùa, những người phụ nữ lớn tuổi trong làng - thường gọi các vãi là những người tham gia giúp việc nhà chùa một cách tự nguyện, vô tư như một nhu cầu tinh thần.
Hiện nay, tại các thành phố lớn cũng thấy hiện tượng nhiều phụ nữ lớn tuổi tham gia vào các “Đạo tràng”. Nhiều phụ nữ vốn là những nhà giáo, những thày thuốc hoặc nguyên là cán bộ công chức ở nhiều ngành khác nhau, khi về hưu, hoạt động trong tổ dân phố, tham gia sinh hoạt trong tổ chức này một hoạt động thiện nguyện. Người phụ nữ Việt Nam thời nào và ở đâu cũng luôn hướng tới cái thiện.
Có thể thấy, người đàn ông chiếm lấy cái đình - gắn với quyền lực, người phụ nữ lại đến với ngôi chùa - gắn với tâm linh. Dù tọa
lạc tại nơi nào trong thôn cùng xóm vắng, ngôi chùa luôn là một phần không thể thiếu của văn hóa làng Việt. Ngôi chùa giúp cho con người hướng tới cái đẹp và cái thiện. Đẹp về đời sống tinh thần, đẹp bởi không gian xanh mát, yên tĩnh vốn có của mỗi ngôi chùa trong các làng quê Việt Nam.
Biểu đồ: Nhận thức của tín đồ về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến bình đẳng giới ở Việt Nam (Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu điều tra của nhóm tác giả, 2018.)
Như vậy, Phật giáo Việt Nam đã đi cùng dân tộc suốt mấy ngàn năm, đã cùng dân tộc trải qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử. Với bản chất nhân đạo cao cả, Phật giáo sẽ mãi đi cùng dân tộc bởi dù ở đâu, lúc nào cái ác cũng luôn rình rập giữa hai ranh giới: thiện và ác; đúng và sai; đẹp và xấu song cái thiện, cái đúng và cái đẹp luôn là đích hướng tới của mọi con người.
-
- Tinh thần bình đẳng giới là nội dung quan trọng trong các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Trong kinh Pháp Cú (129-145) đã nêu rõ những hình thức bạo lực (thể chất và tinh thần) và công tác phòng chống bạo lực. Đặc biệt, trong Kinh tạng Pali thì bạo lực không được chấp nhận ngay cả khi giải quyết các vấn đề xã hội hay dùng làm biện pháp để trừng phạt, trấn áp. “Tất cả sợ bạo lực, tất cả sợ cái chết. Đặt mình trong vị trí người khác, không nên giết cũng không bảo giết” (Pháp Cú 129); “Tất cả đều sợ bạo lực, tất cả đều quý cuộc sống…” (Pháp Cú 130). Như vậy, có thể thấy, quan điểm của Phật giáo mong thế giới an bình, hoan lạc không có chiến tranh, không có bạo lực hướng tới bình đẳng, hòa bình và tôn trọng cuộc sống, khát vọng của nhau.
Gần 40 năm thành lập và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với tinh thần đoàn kết hòa hợp của tăng ni, Phật tử Việt Nam đã góp phần xây dựng và tăng cường các mục tiêu, tôn chỉ đúng đắn mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra trong Hiến chương Giáo hội kể từ ngày thành lập. Trong những thành tựu đó phải kể đến hoạt động hướng đến bình đẳng giới của Giáo hội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam không trực tiếp đưa ra một chương trình bình đẳng giới, song trên thực tế, trong tất cả các hoạt động hướng dẫn Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đều lồng ghét nội dung bình đẳng giới. Thông qua đó, chúng ta cần có cái nhìn tổng thể từ các hoạt động mang tính định hướng đến các hoạt động cụ thể như bổ sung cho những văn kiện, báo cáo, các tham luận, nghị quyết có tính quốc tế về bình đẳng giới, về quyền phụ nữ… đến tinh thần bình đẳng giới của Phật giáo. Tinh thần đó được Giáo hội thông hiểu, triển khai trong hoạt động tu tập, thực hành đối với tất cả những người Phật tử, từ đó góp phần lan tỏa ảnh hưởng tốt đến xã hội.
Gần 40 năm với 8 nhiệm kỳ đại hội, trong mọi hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định rõ tinh thần bình đẳng giới của Phật giáo với các hoạt động hướng dẫn Phật tử. Trước hết, trong công tác tổ chức, từng thành viên của Ban thường trực, Hội đồng Trị sự, các Ban, Viện Trung ương Giáo hội, các tỉnh, thành hội Phật giáo, tăng ni, Phật tử trong và ngoài nước tích cực hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình, trong mọi hoạt động từ bổ nhiệm, truyền giới, bồi dưỡng… đều không phân biệt tăng ni, tất cả hướng vào công việc chung.
Ngoài ra, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương. Kể từ sau Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VI, Phân ban đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) được thành lập vào tháng 11 năm 2008, đến nay các hoạt động của Phân ban Đặc trách Ni giới đều ổn định, có 33 tỉnh, thành hội Phật giáo thành lập Phân ban đặc trách Ni giới. Theo thống kê, số lượng Ni chúng là 20.571 vị; cơ sở 8.101 cơ sở tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường do chư ni quản lý và tham gia vào các Phật sự chung của Giáo hội như giảng dạy các trường Phật học, khóa An cư
kiết hạ, thực hiện công tác từ thiện xã hội, đạt kết quả khả quan7.
Trong hoạt động giáo dục, từ việc tham gia các lớp bồi dưỡng đến du học đều có Ni giới tham gia. Các chương trình thuyết giảng, sinh hoạt giáo lý tại hơn 100 đơn vị đạo tràng như: Đạo tràng Pháp Hoa; Dược Sư; tu Bát Quan trai; tu Thiền; niệm Phật; Phật thất; khóa tu một an lạc… được các thành viên Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành hội Phật giáo, Giảng sư đoàn Trung ương, Giảng sư đoàn cấp tỉnh, thành nỗ lực tham gia trong công đưa Phật pháp đến với đồng bào Phật tử các giới, nhất là đồng bào dân tộc các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Mỗi điểm giảng tại các giảng đường lớn, đạo tràng lớn có khoảng từ 200, 300 đến trên 1.000, 1.500 Phật tử các giới tham dự không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, những lớp học này thu hút đông đảo Phật tử nữ giới, họ được trang bị những tri thức về bình đẳng giới.
Bảng: Chỉ số HDI, GDI, GEM, GII8 của Việt Nam và thứ bậc trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới theo xếp hạng của UNDP như sau:
HDI, GDI, GEM, GII VÀ THỨ BẬC
Chỉ tiêu |
Chỉ số |
Thứ bậc |
Khu vực |
Thế giới |
1. HDI (2012) |
0.617 |
7/11 |
117/187 |
2. GDI |
|
|
|
Năm 1995 |
0.537 |
7/10 |
72/130 |
Năm 2009 |
0.73 |
5/8 |
94/182 |
3.GEM (2007) |
0.554 |
2/7 |
62/138 |
4. GII |
|
|
|
Năm 2008 |
0.53 |
3/8 |
58/138 |
Năm 2012 |
0.299 |
3/9 |
48/131 |
(Nguồn: UNDP- Thứ bậc xét trong các nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh)
-
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truy cập trên https://nguoiphattu.com/thu-vien/phat-giao-viet-nam/2093-bao-cao- tong-ket-30-nam-thanh-lap-ghpgvn.html
- Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI), có so sánh với chỉ số phát triển con người (HDI); chỉ số vai trò của phụ nữ (GEM); chỉ số bất bình đẳng giới (GII). Các chỉ số HDI, GDI, GEM càng sát 1 càng tốt, càng sát 0 càng kém; riêng chỉ số GII càng sát 0 càng tốt, càng sát 1 càng kém.
Để tạo điều kiện cho Phật tử tìm hiểu giáo lý, Ban Hoằng pháp Trung ương và các tỉnh, thành hội Phật giáo đã tổ chức nhiều Hội thi giáo lý cho Phật tử tại Trung ương và một số tỉnh, thành. Nổi bật nhất là Hội thi giáo lý dành cho Phật tử tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây, khu vực các tỉnh Tây nguyên và miền Trung, khu vực các tỉnh, thành phía Bắc đã được tổ chức thành công rực rỡ. Mỗi hội thi có trên 1000 đến vài ngàn đồng bào Phật tử tham dự, gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi thành phần, có những người ngoại quốc yêu đạo Phật đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam cũng đăng ký tham dự Hội thi giáo lý. Các thành quả hoạt động của công tác giáo dục với nhiều nội dung bao gồm tinh thần tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới của Phật giáo đã góp phần truyền bá giáo pháp Đức Phật đến mọi tầng lớp đồng bào Phật tử, tăng trưởng đạo tâm, phát huy chính tín, tạo nguồn an lạc, giải thoát, ổn định trong cuộc sống và sự tu tập theo Chánh pháp của người Phật tử tại gia.
“Hội thi là dịp cho các Phật tử, đặc biệt là Phật tử nữ có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, chia sẻ cuộc sống gia đình, cách thức nuôi dạy con, trao đổi về cách thức, mô hình xóa đói giảm nghèo,… đặc biệt, đây là cơ hội để họ có cơ hội để trao hổi, hiểu biết hơn về bình đẳng giới và các biện pháp đấu tranh để có bình đẳng giới…” (PV của nhóm tác giả đối với Phật tử Trần Tuấn Kiên, Hà Nội, 2018).
Trong công tác hướng dẫn Phật tử, tất cả các tiểu ban từ tiểu ban Thanh Thiếu nhi Phật tử Trung ương đến các sinh hoạt tín ngưỡng của các giới nam, nữ Phật tử Trung, lão niên như nghe pháp, tụng Kinh, Thọ Bát Quan trai, học hỏi Giáo lý hàng tuần, hàng tháng, tu thiền, tu tịnh, Hội quy,… cũng được tổ chức ổn định và nhân rộng tại các cơ sở Tự Viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong toàn quốc. Ngoài ra, tại các khóa hội thảo, hội nghị, hay tổ chức Đại lễ Quy y cho đồng bào Phật tử, nhất là Phật tử các vùng dân tộc, tây nguyên, Ban Hướng dẫn Phật tử luôn kết hợp với Ban Hoằng pháp để thuyết giảng Phật pháp phối hợp với Ban Từ thiện Xã hội để thực hiện các công tác từ thiện, thực hiện trọn vẹn tinh thần và bổn phận của người Phật tử tại gia đối với đạo pháp và xã hội. Rõ ràng, trong mọi hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn hướng Phật tử hướng đến cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, không chỉ trong giáo lý, không chỉ dẫn dắt Phật tử mà bản thân mọi hoạt động của Giáo hội đều thể hiện nhất quán tinh thần bình đẳng giới.
Có thể nói, tinh thần hướng đến bình đẳng giới được thực hiện thường xuyên, phong phú trong tất cả các hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt nam. Trong các nghi lễ (Phật đản, Vu lan, tang lễ, cầu siêu, cầu an,…) trong các hoạt động văn hóa văn nghệ vô cùng phong phú của Giáo hội thì Phật tử luôn được khai tâm một cách tự nhiên. Đặc biệt là cách hướng dẫn bình đẳng giới không tiến hành trực tiếp nhưng lại thường xuyên, phong phú. Đây chính là ưu điểm lớn. Vì thế, dẫn dắt mà như không, truyền dạy mà không ép buộc… đã tạo thành thói quen trong nếp nghĩ, tạo thành dòng chảy tư tưởng mặc nhiên trong đời sống tăng ni, Phật tử. Đến với Phật giáo giúp cho tín đồ Phật tử thêm yêu đời, yêu thương con người và tôn trọng yêu thương lẫn nhau không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, dân tộc và tuổi tác.
Thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội đòi hỏi ý thức đúng đắn bằng trí tuệ, đạo đức và tình thương của cả hai giới nam và nữ. Ý thức này phải được phát xuất từ một cái tâm sáng suốt, chân thực. Cái tâm này, theo Phật giáo, phải được tu tập theo giáo lý của Đức Phật, qua thiền định, qua thực hành bốn tâm vô lượng, qua mười điều thiện, qua sáu (hay mười) Ba-la-mật. Cái tinh thần, cái tâm chân thật, vô phân biệt là chính, chứ không phải các văn bản pháp lý vậy.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Theo quan niệm của đạo Bà-la-môn, người phụ nữ bị đặt ở vị trí trí thấp hèn nhất trong xã hội cho nên cuộc sống của họ luôn phải đối mặt với khó khăn, đâu khổ và sự kinh rẻ của nam giới. Với xã hội, họ không có bất cứ một thứ quyền hạn nào cho phép: “Khi còn nhỏ, một bé gái phải nghe lời cha, trưởng thành phải tuân lệnh chồng, khi chồng mất, họ phải theo ý con trai, phụ nữ chẳng bao giờ độc lập”.9 Điều này, khác với đạo Phật, trong các bộ kinh của Phật, vị trí người phụ nữ được đưa nên ở mức độ tôn kính và yêu mến bởi những gì họ đã trải qua và hy sinh (Đức Phật nhắc đến 5 nỗi khổ của người phụ nữ: (i) Khi còn nhỏ, người phu nữ phải sống trong nhà của cha mẹ và người thân của họ. Lớn lên, họ phải sống với nhà chồng;
(ii) Phải trải qua những kỳ kinh hàng tháng; (iii) Phải mang thai; (iv) Phải sinh con; (v) Phải thức đợi người đàn ông của mình).
-
Dẫn theo: Rig Veda, 10th zone, 90th purusha Sùktha.
Sau gần một thế kỷ đấu tranh diễn ra mạnh mẽ dưới nhiều hình thức của các tổ chức, đoàn thể xã hội và bản thân của người phụ nữ đòi bình đẳng giới, người phụ nữ đã được tôn trọng phần nào. Rất nhiều hội nghị, nghị quyết, văn bản pháp luật đã xác nhận quyền phụ nữ và nhiều nỗ lực để thực thi bình đẳng giới. Là một tôn giáo, Phật giáo cũng quan tâm đến vấn đề giải thoát cho con người. Bên cạnh tôn trọng và khẳng định những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền bình đẳng giới của phụ nữ.
Trong điều kiện thực hiện công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, công tác đấu tranh cho bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là một trong những nội dung quan trọng trong việc xây dựng một xã hội bình đẳng, hướng tới các mục tiêu chung của thiên niên kỷ10. Thực tế cho thấy, trong mọi lĩnh vực của đời sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội, quốc phòng,… đều có dấu ấn của Phật giáo. Trong số đó không hiếm những cống hiến xuất sắc cho tổ quốc nhân dân, rất xứng đáng với truyền thống yêu nước, “hộ quốc, an dân” của các bậc tiền bối trong chiều dài lịch sử 2000 năm của Phật giáo Việt Nam. Đây là một niềm tin sáng suốt, rất đáng tự hào bởi vì nó xuất phát từ lòng yêu nước, thấm nhuần tư tưởng từ bi và trí tuệ của đạo Phật.
Cùng với sự ra đời và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hoạt động gắn đạo với đời được thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn thì tinh thần bình đẳng giới cũng được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp. Rõ ràng, cả về mặt tư tưởng bình đẳng giới lẫn các hoạt động hướng tới bình đẳng giới đang được Giáo hội Phật giáo Việt nam thực hiện đã trở thành một phần quan trọng không tách rời cuộc đấu tranh cho bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay. Để Phật giáo Việt Nam đóng góp hơn nữa vào bình đẳng giới, chúng ta cần tập trung một số khuyến nghị sau:
Một là, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trực tiếp là Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương; Ban Hoằng pháp Trung ương,… tiếp tục
10. Các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ như sau: 1. Xóa bỏ tình trạng đói và nghèo cùng cực 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học 3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho người phụ nữ 4. Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em 5. Nâng cao sức khỏe bà mẹ 6. Chiến đấu chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác 7. Đảm bảo môi trường bền vững 8. Xây dựng mối quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển theo http://www.un.org.vn/vi/un-jobs/50-mdgs/what- are-the-mdgs/20-cac-mc-tieu-phat-trin-thien-nien-k.html
nghiên cứu, làm rõ những nội dung quan điểm, tư tưởng bình đẳng giới của Đức Phật từ đó có biện pháp, các thức tuyên truyền phù hợp đến với Phật tử và xã hội, đặc biệt là nữ Phật tử.
Hai là, tiếp tục tổ chức các hội thi, hội thảo khoa học,… nhằm đem ánh sáng bình đẳng giới của Đức Phật đến tín đồ Phật tử.
Ba là, các Phật tử, cụ thể là các nữ Phật tử luôn ý thức học tập, trao dồi tri thức, kiến thức, kinh nghiệm của Phật giáo, coi đây là cách thức để khẳng định vị thế của bản thân.
***
Tài liệu tham khảo
Dương Quang Điện (2016), Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam, Tạp chí Khoa học xã hội, số 10.
Đặng Thị Lan (2006), Từ bi – Giá trị nhân bản của đạo Phật, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, số 1.
Đặng Việt Thủy (Chủ biên, 2009), Hỏi đáp về những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Đoàn Trung Còn (1968), Phật học từ điển, t. 3, Nxb. Phật học tòng thơ, Sài Gòn.
EDA Anusha Edirisinghe (2014), Quan điểm Phật giáo về ngăn ngừa bạo lực giới tính (Trần Tiễn Khanh dịch), trích trong cuốn Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội, Nxb. Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Hội đồng trị sợ (2012), Kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981 -2011), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2016), Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ Trọng Hòa – Nguyễn Thị Nga (2006), Quan điểm của C.Mác – Ph.Ăngghen – V.I.Lênin – Hồ Chí Minh về tôn giáo và sự vận dụng của Đảng Cộng sản, Nxb. Chính trị Quốc gia.
http://www.drukpavietnam.org/binh-dang-gioi-la-mot-chu-de- quan-trong-trong-phat-phap.
http://www.un.org.vn/vi/un-jobs/50-mdgs/what-are-the- mdgs/20-cac-mc-tieu-phat-trin-thien-nien-k.html.
https://nguoiphattu.com/thu-vien/phat-giao-viet-nam/2093- bao-cao-tong-ket-30-nam-thanh-lap-ghpgvn.html.
Lê Bá Trình, Trần Thị Kim Oanh, Trần Văn Anh (Đồng chủ biên) (2017), Phất huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
Lê Hồng Lý (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
Mạc Đường (Chủ biên, 1995), Làng xã Châu Á và ở Việt Nam, Nxb.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngô Hữu Thảo (2005), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua các Hiến pháp Việt Nam – Sự kế thừa và phát triển, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, (2).
Nguyễn Tài Thư (Chủ biên, 1991), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
Pháp sư Thánh Nghiêm, Pháp sư Tịnh Hải (2008), Lịch sử Phật giáo Thế giới, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Quách Thanh Tâm (2002), Phật giáo và con người Nam bộ từ đầu thế kỉ XX, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, (6).
Thích Nhật Từ, Thích Đức Thiện (2014), Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội, Nxb. Tôn giáo, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Hồng Liên (1996), Phật Giáo Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến 1975, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
236