TIÊU DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Thật là niềm vui học thuật to lớn khi xem tuyển tập “Cách tiếp cận Phật giáo đối với việc tiêu dùng có trách nhiệm và phát triển bền vững” là nội dung chính của chủ đề V trong Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc 2019.
- TIÊU THỤ VÀ MÔI TRƯỜNG
“Mô hình tiêu thụ bền vững” được kiến giải bởi Giáo sư Tiến sĩ Gábor Kovács. Hành tinh này hiện đang ở một kỷ nguyên mới trong lịch sử của nó, Anthropocene, trong đó loài người tác động rất lớn đến các hành tinh. Các hoạt động của con người tạo ra áp lực rất lớn lên hệ thống cấu trúc và chức năng của trái đất với những hậu quả bất lợi. Theo mô hình tăng tốc, xu hướng kinh tế xã hội đang xấu đi làm thay đổi tương lai của hành tinh và tương lai của loài người. Một phần quyết định của hệ thống kinh tế xã hội bên cạnh sản xuất và phân phối là tiêu thụ năng lượng; sử dụng nước, tiêu thụ phân bón và giấy, và tiêu thụ các dịch vụ khác nhau đã được tăng theo cấp số nhân. Liên quan đến tính bền vững, vai trò trung tâm của tiêu dùng đã được Liên Hợp Quốc công nhận là đảm bảo tiêu dùng bền vững và mô hình sản xuất. Bài viết cho rằng Phật giáo nên và có thể đáp ứng các vấn đề căng thẳng thông qua tiêu dùng có trách nhiệm, tức là tiêu thụ đúng được hiểu là ở cấp độ cá nhân, khôn ngoan và chánh niệm và cũng tạo cơ hội để thực hành các đức tính chia sẻ, sự hài lòng và điều độ.
Jyoti Dwivedi, Đại học Kalindi, Đại học Delhi, Ấn Độ, nêu bật “Quan điểm Phật giáo về sự bảo tồn hệ sinh thái trong lành.” Dựa trên quan điểm nhân học và Phật giáo, ông cho rằng sự phát triển xã hội
-
-
Người Dịch: Thich Dong Dac.
sẽ được hướng dẫn theo các đường lối thúc đẩy sức khỏe và hạnh phúc của trật tự xã hội, điều đó không gây tổn hại cho các hệ thống tự nhiên. Cụ thể, thái độ của Phật giáo về bất bạo động, nhân từ và từ bi đòi hỏi một hành vi sinh thái vì chúng không chỉ giới hạn ở một mình con người, mà còn bao gồm các sinh vật khác. Cuối cùng, ông kết luận rằng ý tưởng Phật giáo về thế giới ’Một thế giới quan trọng và có ý nghĩa, đó là ngôi nhà của tất cả sự sống.’ Chúng ta cần phải quan sát đạo đức của nó, đó là các giá trị của lòng từ bi, sự bình tĩnh và khiêm tốn. Cách suy nghĩ và thực hành Phật giáo là đóng góp quan trọng trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh về mặt sinh thái.
Ida Bagus Putu Suamba đã trình bày về “Đạo đức Phật giáo trong công cuộc xây dựng ngành du lịch xanh.” Và dùng cùng một lập luận để giải thích việc phục vụ Mẹ Trái Đất thông qua con đường Phật dạy. Trích dẫn khắp nơi từ văn học Phật giáo, người viết khẳng định rằng sự phát triển vật chất không phải là sự phát triển thực sự nếu chúng ta không chú trọng các giá trị truyền thống của đạo đức, thống nhất và hòa bình lẫn nhau.
Basudha Bose đã nhấn mạnh việc tiêu thụ đúng đắn nhiều quà tặng của tự nhiên và mẹ trái đất trong bài tham luận tiếp theo của mình, với tựa đề “Quan điểm Phật giáo xanh để giải quyết vấn đề hiện nay.” Bài viết thảo luận về sự thoái hóa môi trường nhanh chóng như thế nào bởi nền kinh tế đầy tham vọng. Nên cần được áp dụng những bài học từ nguyên lý Duyên khởi của Phật giáo. Bài viết còn nhấn mạnh việc ứng dụng Bát Chánh Đạo sẽ thay đổi tâm lý con người và mở đường cho việc thành tựu mục tiêu phát triển bền vững như mong ước của Liên hợp quốc hướng đến vào năm 2030.
Bài viết tiếp theo là một nghiên cứu chuyên đề về những tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá độ tại Tích Lan đã làm hỏng dữ dội sự phát triển bền vững: “Nghiên cứu các giá trị văn hóa Phật giáo về tiêu thụ và tác động của chúng về sự phát triển bền vững tại Tích Lan” của Dhanapal Wijesinghe. Nhìn sâu vấn đề này với lăng kính quan điểm nhân loại học về tôn giáo và tiêu thụ, người viết dựa trên bài nghiên cứu ngẫu nhiên về 92 hộ gia đình Phật giáo của một ngôi làng nhỏ để hiểu được nhiều mô hình tiêu thụ và phát triển bền vững ở tầm mức vi mô. Ta phát hiện ra rằng các giá trị văn hóa Phật giáo ảnh hưởng hạnh phúc đến hành vi tiêu thụ dẫn đến kết quả bền vững cân bằng của kinh tế gia đình và sự phát triển của nó. Do đó, có sự biện luận rằng sự bền vững của kinh tế gia đình là một yếu tố quyết định trong việc đảm bảo sự bền vững phát triển quốc gia. Thế nên, sự tăng cường có tổ chức là một yêu cầu để chuyển hóa các giá trị văn hóa Phật giáo về việc tiêu thụ có trách nhiệm để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Rahul K. Kamble đã chia sẻ một tham luận nữa về “Quan điểm Phật giáo về việc sử dụng đúng đắn tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững.” Trong tuyển tập này tác giả chỉ trích sự mất cân đối giữa kinh tế và xã hội, đồng thời nhấn mạnh rằng điều đó có thể vượt qua được chỉ khi thông qua các học thuyết Phật giáo. Trong khi trích dẫn khái niệm tài chính Phật giáo (“ekenabhogebuñjeyya” ) (Kinh Thiện Sinh trong Trường bộ kinh), tác giả hướng chúng ta chăm chú vào khái niệm và lời khuyên trong Phật giáo lấy ra từ những bản kinh Rāsiya, kinh Kāmabhogī , kinh Pattakamma và kinh Ādiya về việc tiêu thụ và sử dụng đồng lương. Việc nhấn mạnh vào tầm quan trọng của “năm trách nhiệm” (pañcabali) và các giá trị của chúng cho một xã hội vừa ý và làm thế nào để chúng hữu ích cho tất cả mọi người sẽ được thảo luận chi tiết trong bài tham luận này.
Tác giả Kirama Wimalathissa đã phân tích “Nhu cầu và ước muốn
– Quan điểm của Phật giáo về tiết chế tiêu dùng cho sự phát triển bền
vững.” Mối tương tác mật thiết giữa môi trường tự nhiên và các sinh
vật sống là một nội dung cốt lõi trong giáo lý nhà Phật sẽ được thảo
luận trong bài tham luận kế tiếp “Cách tiếp cận Phật giáo đối với
sự phát triển sinh thái và phát triển bền vững”. Như chính đức Phật
cũng đã trưởng thành từ lòng Mẹ thiên nhiên (Sinh ra dưới cây Sala,
giác ngộ dưới cội Bồ Đề bên cạnh dòng sông Ni-liên-thiền, thuyết
bài pháp đầu tiên kinh Chuyển Pháp Luân tại vườn nai), không đâu
là không thiên nhiên nên cách tiếp cận sinh thái bền vững nên được
gán cho Phật giáo. Bài tham luận cũng đánh giá những khái niệm về
phương diện sinh thái và phát triển bền vững với học thuyết Duyên
Khởi của Phật giáo và Ngũ Giới.
Bài viết “Tự viện không biên giới: Mô hình mới tại Sumatra, Indo- nesia” của tác giả Hudaya Kandahjaya đã cố gắng mô tả hình thức phổ biến hóa các khái niệm Phật giáo, đời sống ở tu viện. Bài viết này đã đưa ra cuộc khảo sát bối cảnh học thuyết liên quan để từ đó ta có thể thấy được sự kết nối với các lời dạy đạo Phật.
- KINH TẾ HỌC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Tác giả Karam Tej Singh Sarao chỉ ra “Sự tiếp cận của Phật giáo đối với vấn đề tiêu dùng có trách nhiệm và sự phát triển bền vững.” Bài viết cố gắng chỉ ra rằng có nhiều điểm chung giữa các mục tiêu và lý tưởng của ECOSOC và lời dạy của đức Phật. Lời dạy của đức Phật hướng tới phát triển bền vững và có thể đóng góp cho những nỗ lực của ECOSOC. Hơn nữa, tác giả cũng đã cố gắng chỉ ra rằng hệ thống toàn cầu hóa hiện nay thúc đẩy cạnh tranh hơn là hợp tác. Một xã hội được thành lập dựa trên Phật pháp nghĩa là mục đích thúc đẩy phát triển của đơn vị luôn đặt lên hàng đầu; sự phát triển cá nhân không gây hại cho người khác.
Bài viết về “Cách tiếp cận Phật giáo đối với hạnh phúc là phương pháp đúng đắn cho sự phát triển xã hội” được viết bởi Pinnawala San- gasumana, đã phác họa ý tưởng về phát triển kinh tế không chỉ là công cụ được hiểu bởi chỉ số tăng trưởng GDP mà là bởi sự phát triển xã hội trên mọi chỉ số. Tác giả xác định thêm quan điểm Phật giáo về hạnh phúc liên hệ đến sự phát triển bền vững và việc ứng dụng của nó trong xây dựng phương thức đo lường cho việc phán xét hạnh phúc thực sự.
“Sử dụng tài sản tôn giáo một cách có trách nhiệm và phát triển bền vững theo quan niệm Phật giáo từ Sri Lanka” của các tác giả Praneeth Abayasundara và Dhanapala Wijesinghe là bài tham luận tiếp theo dựa trên học thuyết xã hội học khảo sát tiêu biểu tại Sri Lanka. Các tài sản tôn giáo cũng đóng góp cho sự phát triển bền vững, và khi nguồn lực và tài nguyên cạn kiệt thì sẽ có sự đấu tranh bên trong. Với trích dẫn của 25 khu phức hợp Phật giáo tại vùng phía Tây của Sri Lanka, nơi đã được chuyển thành địa điểm phục vụ lợi ích lẫn nhau của cả hai đại Tăng và cư sĩ. Đất và việc sử dụng đất ở đây hướng đến việc thiết lập các viện giáo dục, phúc lợi, phục vụ xã hội, sức khỏe, ý tế, phát triển cộng đồng và thể thao v.v. cho nhiều mục đích xã hội là giúp đỡ họ sống sót. Nguyên tắc của việc tiêu dùng bền vững cho sự phát triển vững bền là mô hình tiêu biểu mà bài tham luận này đề nghị.
Người đóng góp tiếp theo của chúng ta thảo luận về “Kinh tế Phật giáo: Con đường không nên theo cho cuộc sống đúng của sự bền vững” được viết bởi Upul Priyankara Lekamge khi mà các bài kinh Phật giáo đã chỉ ra rằng sự thỏa mãn của cái ta trong tất cả các lĩnh vực đời sống. Chế ngự tâm không thỏa mãn là sự hủy diệt vĩ đại. Cho nên, cách tiếp cận Phật giáo đối với việc tiêu dùng có trách nhiệm phải được xác định rõ. Theo chân sự tiêu thụ thiếu trách nhiệm, bài nghiên cứu đã được tiến hành dựa trên bảng câu hỏi điều tra trên 400 thanh thiếu niên đại diện cho tất cả vùng miền của xã hội Sri Lanka bất kể sự khác biệt về tôn giáo. Nó được xác định rằng phương cách sản xuất có thể đề nghị để duy trì sự hòa hợp giữa sản xuất, tiêu dùng và duy trì nhiều nguồn vốn khác nhau giới thiệu một mô hình tiêu dùng thân thiện với môi trường và xã hội.
Bài tham luận tiếp theo “Tình trạng khó khăn của xã hội dân sự thời kỳ hậu hiện đại và những mong đợi, những điều quy định của Phật giáo” của tác giả Neelima Dahiy đã thảo luận về hiện tượng thời hậu hiện đại trong xã hội công dân là quá chú trọng vào con người. Nó là nguyên nhân chính chịu trách nhiệm cho việc suy đồi các hệ thống và giá trị đạo đức. Dựa trên các tài liệu tham khảo trong văn chương Phật giáo, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Giáo lý và các pháp môn hành trì Phật pháp có thể được xem như là bước đệm để tạo khuôn khổ cho các chính sách và kế hoạch hành động, tập trung vào sự bình đẳng giữa các thế hệ và cùng một thế hệ và sự phát triển hướng về trái đất.
Bài tiếp theo của chúng ta “Hướng các nhà lãnh đạo kinh doanh về một toàn cầu hóa bền vững – Việc xem xét các quan điểm từ các dân tộc được áp dụng Phật giáo” đến từ Shyamon Jayasinghe. Trong cách thức sâu sắc hơn, tác giả bài tham luận đã nỗ lực tìm hiểu nhu cầu cân bằng trong thế giới hiện đại của sự toàn cầu hóa chóng mặt và phương pháp đối đầu với nó. Việc phát triển kinh doanh mà suy yếu các giá trị xã hội, gây ô nhiễm môi trường, tạo bất lợi cho việc biến đổi khí hậu, là điểm cốt lõi của lý thuyết ích kỷ “kinh doanh là chỉ để kinh doanh” (Friedmann). Điều đó cần được thách thức và thay đổi nếu ta muốn sống trong một thế giới tốt đẹp hơn. Bài tham luận cũng chỉ ra việc tăng cường Trách nhiệm xã Hội Hợp tác (CSR) sẽ là nhân tố thay đổi của cuộc chơi. Cho nên lời Phật dạy nên được áp dụng đối với những người đứng đầu doanh nghiệp để tạo nên sự toàn cầu hóa bền vững.
TT.TS. THÍCH ĐỨC THIỆN TT.TS. THÍCH NHẬT TỪ