241
PHÁTHUYVAITRÒNGUỒNLỰCPHẬTGIÁO VÌ MỘT XÃ HỘI VIỆT NAM BỀN VỮNG
ĐĐ. Thích Nhuận Chương (Trần Tấn Tâm)

![]()
TÓM TẮT
Bài viết nhằm làm rõ vai trò của nguồn lực Phật giáo trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững của đất nước, phát huy nguồn lực Phật giáo để xây dựng và phát triển bền vững đất nước và khẳng định lại những đóng góp của nguồn lực Phật giáo cho xã hội.
***
Ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng hòa quyện cùng văn hóa người Việt, hình thành nên một Phật giáo Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Trong hơn 2000 năm qua, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc ta trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Có những giai đoạn Phật giáo được xem là quốc giáo, như dưới triều nhà Lý, nhà Trần. Phật giáo gần như đã trở thành tôn giáo của dân tộc Việt Nam, dù trong thời đại nào Phật giáo vẫn luôn đồng hành và phát triển cùng với sự phát triển của dân tộc trong mục tiêu hoàn thiện nhân cách, đạo đức con người, phát triển xã hội, xây dựng một quốc gia văn minh, giàu đẹp, một xã hội ấm no và hạnh phúc.
Nước Việt Nam đang trên đường tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và bền vững. Muốn đạt được điều đó trước hết, cần phát huy mọi nguồn lực hiện có trong xã hội như nguồn lực về địa lý và tài nguyên,

![]()
*. Trụ trì chùa Phước Long, Thôn Quang Đông, xã Ninh Đông, Thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam.
nguồn lực về dân cư và nguồn lao động, nguồn lực về đường lối phát triển kinh tế - xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực về vốn, thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển… kể cả nguồn lực tôn giáo và nguồn lực Phật giáo nói riêng. Phật giáo Việt Nam với chiều dài lịch sử hơn 2000 năm, đủ để minh chứng cho một tôn giáo với những đóng góp của mình vào sứ mệnh phát triển của dân tộc, của đất nước. Đồng thời Phật giáo cũng là tôn giáo có lượng tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay. Theo Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, báo cáo tổng kết hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017), tính đến năm 2017 cả nước có: Tăng Ni 53.941 vị, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ; Tự viện: 18.466 ngôi, gồm: 15.846 Tự viện Bắc tông; 454 chùa Nam tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh thất, 998 Niện Phật Đường, 54 Tự viện Phật giáo người Hoa; hơn 10 triệu tín đồ đã quy y và hàng triệu người có cảm tình với Phật giáo. Đây quả là một con số khổng lồ, nếu chúng ta phát huy tốt những nguồn lực này, đó là một nhân tố không nhỏ góp phần phát triển bền vững của xã hội. Tôn giáo vừa là nhân tố cho sự phát triển bền vững vừa là nhu cầu của con người ở thời hiện đại. Trong các nhu cầu tôn giáo để bảo vệ bản sắc dân tộc hiện nay, Phật giáo nổi lên như một sự lựa chọn quan trọng1.
Trong phạm vi một bài tham luận, bài viết chỉ đề cập khái quát về phát huy vai trò của nguồn lực Phật giáo (nguồn lực tinh thần, nguồn lực vật chất và nguồn lực con người) trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững xã hội hiện nay. Việc hiểu và đánh giá đúng những giá trị về nguồn lực Phật giáo hiện nay có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội, giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ, tái tạo môi trường sinh thái. Thông qua đó, phát huy những mặt tích cực và hạn chế tối đa những tiêu cực trong ảnh hưởng của nguồn lực này mang lại. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến, đóng góp nhằm phát huy tốt hơn những mặt tích cực và hạn chế khắc phục những tiêu cực của nguồn lực Phật giáo, trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội như hiện nay.

![]()
1. Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của liên hiệp quốc, NXB. Đại Học Quốc Gia TP. HCM, 2014, trang 203.
1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Theo Từ điển tiếng Việt: Nguồn lực là nguồn sức mạnh vật chất, tinh thần phải bỏ ra để tiến hành một hoạt động nào đó.
Phát triển: Theo từ điển Oxford là: “Sự gia tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn…” (The gradual grow of sth. so that it becomes more advanced, stronger…). Trong Từ điển Bách khoa của Việt Nam, phát triển được định nghĩa là: “Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới”.
Phát triển bền vững là quá trình phát triển, trong đó có sự kết hợp hợp lý, chặt chẽ và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.2
Trong báo cáo tại hội thảo “Tương lai của chúng ta” Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (còn gọi là Brundtland) của Liên Hiệp Quốc đã khẳng định: “Phát triển bền vững được coi là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến và tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”3.
Nguồn lực Phật giáo bao gồm nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần và nguồn lực con người.
Nguồn lực vật chất: Phật giáo với hệ thống cơ sở thờ tự đồ sộ nằm ở khắp mọi nơi trên cả nước. Tự viện Phật giáo với nhiều di sản có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật, điêu khắc và là nơi bảo tồn - lưu giữ những bản sắc tinh hoa văn hóa truyền thống của đất nước. Thông qua ảnh hưởng của mình, Phật giáo có thể kêu gọi các nguồn lực từ xã hội như nguồn lực con người, nguồn lực kinh tế, nguồn lực văn hóa… Từ đó, Phật giáo lại chuyển những nguồn lực đã thu hút được ngược vào xã hội, thông qua các hình thức như an sinh, từ thiện, giáo dục, y tế, … góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo để mọi người cùng được ấm no và hạnh phúc, cùng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh, bền vững.

![]()
- Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, NXB KHXH, Hà Nội, 2009, Tr.39.
- WCED – world comission on enviroment and development (1987), our common future, new york oxford university, press, p. 43.
Nguồn lực tinh thần chính là những giá trị trong kho tàng giáo lý, kinh sách của nhà Phật về tư tưởng, về thế giới quan, nhân sinh quan, về triết học, đạo đức, văn hóa, giáo dục, về các triết lý sống, hướng thiện… Những giá trị này của Phật giáo đã và đang tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vào xây dựng đời sống văn hóa, xã hội, vào sự phát triển bền vững của đất nước hiện nay.
Nguồn lực con người là nguồn lực then chốt, nguồn lực quan trọng hơn tất cả các nguồn lực khác. Bởi chỉ có phát huy tốt nguồn lực con người thì mới khai thác tốt và tái tạo các nguồn lực khác để phục vụ đời sống xã hội. Hiện nay, Phật giáo có hơn 10 triệu tín đồ đã quy y và hàng triệu đồng bào có cảm tình, tín ngưỡng đối với Phật giáo. Trong những năm gần đây, có hơn 100 tăng ni đã tốt nghiệp tiến sỹ và thạc sĩ chuyên ngành Phật học tại các nước như Ấn Độ, Thái Lan, Đài Loan, Myanma, Miến Điện… đã trở về nước và đang phục vụ - cống hiến cho đạo pháp và dân tộc. Đây quả là một nguồn nhân lực rất lớn có thể phát huy trong quá trình xây dựng và phát triển bền vững của đất nước.
- CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐẤT NƯỚC THEO CÁC ĐƯỜNG LỐI CHỦ TRƯƠNG HIỆN NAY
Phát triển bền vững là mục tiêu phát triển chung của tất cả các nước trên thế giới. Việt Nam đang từng bước hòa mình vào bước đi chung của toàn nhân loại về các mục tiêu thiên niên kỷ của liên hiệp quốc, trong đó có chiến lược xây dựng và phát triển bền vững đất nước về các mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế, phát triển bền vững về văn hóa - xã hội, phát triển bền vững về môi trường, phát triển bền vững về an ninh quốc phòng (chính trị). Điều này được thể hiện rõ trong chương trình nghị sự 21 quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 153/QÐ-TTg ngày 17/8/2004 và quyết định số 432/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2012 và quyết định Số: 1393/QĐ-TTg quyết định phê duyệt, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” ban hành ngày 25 tháng
09 năm 2012.
- PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC PHẬT GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ĐẤT NƯỚC HIỆN NAY
Phật giáo vốn in sâu trong tâm trí người dân Việt, gắn bó mật thiết với những sinh hoạt hằng ngày của người Việt, từ sinh hoạt gia đình đến sinh hoạt xã hội, đó là sự gắn bó tự nhiên, tự hòa quyện vào nhau, không do một quyền lực nào tác động hay bắt buộc. Chính sự tồn tại lâu dài này của Phật giáo trong xã hội đã đem lại những đóng góp đáng kể trong các mặt về đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị và trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, cũng như trong tiến trình lịch sử. Xuyên suốt chiều dài lịch sử nước nhà, mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển, luôn có sự hiện diện của Phật giáo trong tất cả các lĩnh vực của xã hội kinh tế, văn hóa, chính trị và ngoại giao. Chính vì lẽ đó, ngày nay khi đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, chúng ta cần phải phát huy hơn nữa, vai trò của Phật giáo đối với xã hội, cũng như phát huy vai trò của nguồn lực Phật giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững tại Việt Nam hiện nay. “Nguồn nhân lực, nguồn vốn của tôn giáo khi kết hợp với niềm tin tôn giáo không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn thôi thúc các tổ chức và cá nhân tôn giáo nâng cao trách nhiệm trong thực hiện các hoạt động an sinh xã hội một cách hiệu quả và bền vững”4.
-
- Phát huy vai trò của nguồn lực tinh thần
Ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã nhanh chóng kiến tạo cho mình chỗ đứng vững chắc trong lòng dân tộc Việt, được đông đảo quần chúng hưởng ứng và tin theo, bởi những giá trị quý báu trong kho tàng giáo lý về tư tưởng, về thế giới quan, nhân sinh quan, về triết học, đạo đức, văn hóa, giáo dục, về các triết lý sống, hướng thiện... Những quan điểm triết lý của Phật giáo đã hòa quyện cùng với những giá trị văn hóa nước nhà hình thành nên một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc nhân văn. “Phật giáo Việt Nam xuất phát từ dân gian, ăn sâu vào tâm thức của quảng đại quần chúng, trở thành một nhân tố tâm lý dân tộc và vì vậy mang tính dân tộc xuyên suốt lịch sử. Đó là một sự thật khách quan”5.

![]()
- ThS. Lê Thị Liên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo.
- Nguyễn Duy Hinh, Mấy đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 8, 2008, tr.19.
Phật giáo Việt Nam với những triết lý sống mang đậm tính nhân văn, hướng thiện đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa, đạo đức tinh thần người Việt. Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, người Việt Nam ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền đạo đức, triết lý của Phật giáo về tinh thần từ bi, hỷ xả, tinh thần tương thân tương ái, về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Chính những điều này tạo cho dân tộc ta một nguồn năng lượng tinh thần để chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ văn hóa nước nhà tránh khỏi sự đồng hóa trong suốt một ngàn năm độ hộ của phương bắc.
Những giáo lý của nhà Phật, không còn là những lý luận suông trong kinh sách, mà nó thật sự đã đi vào đời sống hiện thực của con người trong xã hội. Với những giáo lý hướng thiện như từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, ngũ giới6, thập thiện giới7, lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà… của Phật giáo đã góp phần hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho từng cá nhân, hoàn thiện nếp sống hạnh phúc cho mỗi gia đình và an bình cho toàn xã hội. Giáo lý căn bản của Phật giáo như là ngũ giới (năm điều đạo đức của người Phật tử tại gia), một không sát sanh, hai không trộm cắp, ba không tà dâm, bốn không nói dối, năm không uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện. Năm giới này như là một bài học giáo dục công dân thông thường, là quy tắc sống cơ bản mà bất cứ xã hội nào cũng không thể bỏ qua nếu muốn đạt đến sự phát triển bền vững. Bởi năm giới ấy là nền tảng để xây dựng một nền đạo đức của xã hội văn minh, phồn thịnh và bền vững.
Phật giáo thông qua nguồn lực về tinh thần, đã góp phần củng cố nền đạo đức xã hội nói chung và hoàn thiện nhân cách, đạo đức cá nhân, gia đình nói riêng. Nhất là trong thời đại ngày nay, khi đất nước đang trên đà phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế thì vai trò của nguồn lực tinh thần Phật giáo càng trở nên ý nghĩa trong sự định hướng, xây dựng và phát triển đạo đức con người Việt Nam theo những chuẩn mục đạo đức của thời buổi kinh tế thị trường. Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển đất nước, Phật giáo đã phát huy được vai trò của mình đối với xã hội. Cho đến nay,

![]()
- Giới thứ nhất: không sát sanh, thứ hai: không trộm căp, thứ ba: không tà dâm, thứ tư: không nói sai sự thật, thứ năm: không được uống rượu và các chất gây nghiện.
- Thập thiện là mười việc thiện được thực hiện qua thân có ba (Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật), khẩu có bốn (Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác) và ý có ba (Không tham lam, không giận hờn, không si mê).
Phật giáo đang phát huy tốt vai trò nguồn lực tinh thần của mình bởi những giá trị của giáo lý từ bi, hỉ xả, vô ngã, vị tha… những giá trị này thật gần gũi với những giá trị nhân văn của dân tộc như “Lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng, thương người như thể thương thân”, yêu thương, đùm bọc, nhân hậu của người Việt Nam.
Phật giáo là tôn giáo của sự yêu thương và bình đẳng, Đức Phật từng dạy “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”, hay “Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, không có giai cấp trong dòng nước mắt cùng mặn”, đó là những thông điệp về một tôn giáo bình đẳng mà Đức Phật muốn gửi đến cho nhân loại, không ngoài mục đích là đem lại hạnh phúc và an lạc cho mọi người trong xã hội. Hạnh phúc chính là mục đích tối cao mà Phật giáo hướng con người vươn tới trong cuộc sống và cũng là nguyên nhân mà Đức Phật thị hiện trên cỏi đời này. Này Sàriputta, những ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: “Một vị hữu tình không bị sự chi phối, đã sanh ra ở đời vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”. Vị ấy sẽ nói về Ta một cách chơn chánh như sau: “Một vị hữu tình không bị sự chi phối, đã sanh ra ở đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người”.8 Hạnh phúc theo quan điểm của Phật giáo không phải là nhà cao cửa rộng, hay vợ đẹp con ngoan, hay quyền cao chức lớn, mà hạnh phúc theo Phật giáo là sự an lạc, an bình nơi chính bản thân và tâm hồn của mọi người. Hạnh phúc chỉ đúng nghĩa khi con người ta xây dựng, thực hiện nó trên những giá trị của chân thiện mỹ, chứ không phải lấy sự đau khổ và giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, loài khác mà có được. Nó thực sự có nghĩa khi “Đem lại sự sống an vui đến cho muôn loài”.
Dân tộc Việt Nam vốn là dân tộc yêu chuộng hòa bình và hạnh phúc. Từ thời dựng nước tới nay, dân ta vốn chăm lo cày cấy, có giặc ngoại xâm thì đứng lên bảo vệ nước nhà, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc, sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi biên cương bờ cõi, thì họ lại trở về với bản chất lương thiện của người nông dân Việt Nam. “Đất nghèo nuôi những anh hùng, Chìm trong máu lửa lại vùng đứng

![]()
- HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh trung bộ 1, NXB: Tôn Giáo, 2012, trang 83.
lên, Đạp quân thù xuống đất đen, Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”9. Vốn dĩ là những người dân thật thà chất phát, nhưng vì bảo vệ đất nước, họ phải đứng lên để chiến đấu, họ chưa bao giờ phát động một cuộc chiến tranh hay xâm lược một nước nào. Con đường của Phật giáo là con đường hòa bình, tinh thần của nhà Phật là tinh thần từ bi, hỷ xả, mục đích của nhà Phật là đem lại bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Ba yếu tố này, hòa quyện cùng tinh thần yêu chuộng hòa bình vốn có của dân ta, hình thành nên một dân tộc “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, Lấy chí nhân để thay cường bạo” (Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi). Đó là điểm cốt yếu của sự phát triển bền vững một dân tộc, một đất nước.
Đất nước Việt Nam chúng ta, từ thời vua Hùng dựng nước đến nay, đã có biết bao cuộc xâm lăng của thế lực bên ngoài, cũng có biết bao cuộc nội chiến tranh dành quyền lực của các triều đại bên trong, dẫn đến cuộc sống người dân triền miên chìm trong đói khổ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Chính nhờ triết lý sống “kham nhẫn” chịu đựng và “vô thường” sự biến đổi của Phật giáo đã giúp họ có thêm niềm tin vào một ngày mai tươi sáng đang chờ họ phía trước. Kham nhẫn để chờ đợi “Hết cơn bĩ cực tới hồi thái lai”10, kham nhẫn để chiến đấu, kham nhẫn để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền văn hóa nước nhà. Theo thuyết nhân duyên của nhà Phật thì vạn sự, vạn vật trên đời này thảy đều liên quan với nhau ở một chữ “duyên”. Bất luận là thiện duyên hay ác duyên thì có tụ ắt sẽ có tan, có đến rồi cũng có đi. Chính, dân tộc ta đã thấm nhuần tư tưởng của giáo lý nhân duyên, nên khi nghịch duyên, ác duyên đến thì kham nhẫn chịu đựng, cố gắng phấn đấu để vượt qua, phấn đấu để tự tạo niềm vui và hạnh phúc ngay trong cuộc sống bất an này.
Người á đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, vốn giàu truyền thống hiếu thảo cha mẹ, kính trọng ông bà tổ tiên. Nên trong ca dao, tục ngữ những vấn đề về luân thường đạo đức, về lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ rất được đề cao và trân trọng như “Công cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trong kho tàng văn học dân gian, rất nhiều ca dao, tục ngữ, tác phẩm nói

![]()
- Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999.
- Wiktionary. Từ điển mở tiếng Việt.
lên tinh thần hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, ngay cả khi cha mẹ đã qua đời, “Th cha mẹ ở hết lòng, Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”.
Phật giáo là tôn giáo của lòng hiếu thảo, luôn đề cao, tôn trọng cha mẹ với những gì cao quý nhất. Đức Phật là bậc toàn tri, toàn giác nhưng đạo Phật lại đem cha mẹ sánh ngang bằng với Đức Phật, điều này đủ để minh chứng cho một tôn giáo đề cao chữ hiếu. Trong kinh Đại tập Đức Phật dạy: “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật” hay “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật, muốn được quả vị như chư Phật, trước hãy hiếu dưỡng với song thân”. Phật giáo xem có hiếu là điều thiện tối cao và bất hiếu là điều ác tột cùng “Tột cùng thiện không gì hơn báo hiếu, tột cùng ác không gì hơn bất hiếu” (kinh Nhẫn Nhục). Chính nhờ truyền tải và kết hợp được nguồn giáo lý về đạo hiếu của nhà Phật với lòng hiếu kính ông bà, cha mẹ sẵn có của người Việt làm nên một bản sắc văn hóa về lòng hiếu thảo, mà duy chỉ có Việt Nam mới có, đây chính là nét đặc thù của văn hóa Phật giáo Việt Nam. Chính nhờ sự giao hòa này đã làm cho tấm lòng hiếu thảo của người Việt trở nên sâu sắc và trọn vẹn hơn. Một minh chứng hùng hồn cho sự giao hòa giữa hai nền văn hóa về đạo hiếu đó chính là ngày lễ Vu Lan theo truyền thống Phật giáo bắc tông. Ngày nay, lễ Vu lan báo hiếu không còn là ngày hội riêng của Phật giáo, mà nó trở thành ngày hội của cả dân tộc Việt Nam, là ngày mà các người con nghĩ nhớ về công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, ngày hội ấy đã hiển nhiên đi vào lòng người Việt với những tiết tấu bình dân của ca dao, tục ngữ như “Tháng sáu buôn nhãn bán trâm, tháng bảy ngày rằm xá tội vong nhân”, hay “Dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng bảy mưa ngâu thì về”. Đây chính là điểm đặc sắc của văn hóa Việt Nam về đạo hiếu cần được duy trì và phát huy để bảo tồn bản sắc văn hóa nước nhà trong bối cảnh đất nước hội nhập như hiện nay.
Có thể nói, trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo và văn hóa Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, là một phần cốt yếu, quan trọng của văn hóa dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn và sức sống Việt Nam, xây dựng lối ứng xử văn hóa trong quan hệ với đồng loại và với thế giới tự nhiên cho các thế hệ, tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc11.

![]()
- Nguyễn Hữu Oanh, Bảo vệ và phát triển di sản văn hóa Phật giáo Việt nam, một nhiệm
-
- Nguồn lực vật chất
Phật giáo với hệ thống cơ sở thờ tự đồ sộ nằm ở khắp mọi nơi trên cả nước, với nhiều di sản có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật và là nơi bảo tồn - lưu giữ những bản sắc tinh hoa văn hóa của đất nước. Hiện nay, Phật giáo có 399 cơ sở thờ tự được công nhận là di sản văn hóa trong tổng số 3.058 di tích cấp quốc gia của cả nước và hàng trăm cơ sở thờ tự là di tích văn hóa cấp tỉnh, thành12. Đại đa số những cơ sở thờ tự của Phật giáo đều nằm ở vị trí non nước hữu tình như Yên Tử, chùa Ba Vàng (Quảng Ninh), Hương Sơn (Hà Nội), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Phật Trắng (Khánh Hòa), Núi Cấm (An Giang)… đều là những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, hằng năm thu hút hàng chục triệu lượt khách trong và ngoài nước, tín đồ đến tham quan, hành lễ.
Du lịch tâm linh là một trong những lựa chọn của con người thời hiện đại. Bởi sau những tất bật, bộn bề của cuộc sống cơm áo gạo tiền, con người thường tìm về những nơi thiên nhiên yên tĩnh, nơi cảm thấy cõi lòng mình được nhẹ nhàng, nơi cảm thấy cuộc sống mình được bình an, ngôi chùa Phật giáo phần nào đáp ứng được nhu cầu ấy và trở thành sự lựa chọn của con người trong thời hiện đại. Về phương diện cuộc sống: khi con người ta về dưới ngôi chùa, thành tâm thắp một nén nhang và cầu nguyện, họ sẽ tạm thời quên đi những âu lo muộn phiền, giúp họ tháo gỡ được các cảm xúc khổ đau và bất trắc trong cuộc sống, vun bồi điều thiện loại dần những tạp niệm, ác niệm cho tâm trí nhẹ nhàng, họ sẽ có những giây phút an bình trong nội tâm, cũng như bình an trong phút giây hiện tại. Họ thả mình vào khung cảnh thiên nhiên hữu tình của ngôi chùa, hoặc để tâm lắng nghe một câu kinh, một bài kệ, một bài thuyết pháp hay thả hồn mình theo âm thanh vang vọng của tiếng chuông chùa, lúc này người ta cảm thấy cuộc sống này thật yên bình và hạnh phúc. Về với ngôi chùa thông qua du lịch tâm linh không những con người đã tìm về cuộc sống bình an trong hiện tại mà còn là cuộc hành trình tìm lại “Bản lai diện mục” của chính mình. Xét về phương diện phát triển kinh tế: khi ngành du lịch tâm linh phát triển, sẽ kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các ngành nghề

![]()
vụ quan trọng và cấp thiết.
- Theo ban tôn giáo chính phủ năm 2017.
khác như dịch vụ du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, mua sắm, vui chơi, giải trí… tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần tăng trưởng GDP cho quốc gia. Đây là một nhân tố để phát triển bền vững ngành du lịch nói riêng và phát triển kinh tế cả nước nói chung, nếu chúng ta biết khai thác tối đa thế mạnh của nguồn lực vật chất này của Phật giáo.
Nếu ngành du lịch nói chung được xem là “Ngành công nghiệp không khói” thì du lịch tâm linh càng là một “Ngành công nghiệp siêu không khói”. Bởi những lý do sau; thứ nhất: khi ngành du lịch đầu tư phát triển du lịch tâm linh, kinh phí bỏ ra ban đầu để xây dựng các cơ sở vật chất, cơ sở thờ tự là không có, vì những cơ sở thờ tự Phật giáo vốn đã có tự bao đời nay và nhà chùa luôn luôn mở cửa để đón khách thập phương. Thứ hai: Nếu sau một cuộc dã ngoại hay một chuyến du lịch là vô số rác thải sinh hoạt để lại, gây ảnh hưởng xấu cho môi trường thì du lịch tâm linh hạn chế tối đa những vấn đề đó. Người ta có thể mang thức ăn, nước uống, bia rượu… để cùng ăn uống, vui chơi đàn hát trong một chuyến du lịch bình thường, nhưng người ta không thể đem những thứ đó vào những nơi du lịch tâm linh và đặc biệt là những cơ sở thờ tự của Phật giáo. Vì vậy, một địa điểm du lịch tâm linh của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là một “Siêu khu công nghiệp không khói” vừa có khả năng phát triển kinh tế cho địa phương, vừa bảo đảm sự phát triển bền vững của nước nhà. Như lễ hội chùa Hương13, theo báo cáo tổng kết lễ hội chùa Hương của UBND huyện Mỹ Đức - Hà Nội năm 2017. Lễ hội diễn ra từ ngày 1-2 đến hết ngày 30-4-2017 đã đón hơn 1,3 triệu lượt khách về trẩy hội, (trong đó có 7.800 khách nước ngoài), tạo việc làm cho hơn 10 ngàn lao động tại địa phương, trong số đó 4.500 lao động phục vụ chèo đò đưa rước khách, số còn lại phục vụ trong các lĩnh vực như ăn uống, vệ sinh, an ninh, dịch vụ, bến bãi… với tổng số tiền thu được trong những ngày diễn ra lễ hội là 174 tỷ đồng. Núi Yên Tử, chùa Ba Vàng thành phố Uông Bí… hằng năm thu hút vài triệu lượt khách và tín đồ đến tham quan và hành lễ, đó là những minh chứng sinh động của nguồn lực vật chất Phật giáo tham gia vào quá trình phát triển bền vững của đất nước. Theo báo cáo tổng kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội của UBND

![]()
- Chùa Hương là một quần thể di tích và danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
TP Uông Bí. Tính đến ngày 30/10/2018, toàn thành phố đón gần
2.1 triệu lượt khách. Trong đó, khách tham quan Khu di tích danh thắng Yên Tử là hơn 982.000 lượt, chùa Ba Vàng đạt gần 870.000 lượt, với tổng doanh thu đạt trên 628 tỷ đồng. Những số tiền trên mặc dù không lớn nhưng đó là tiềm năng của du lịch tâm linh, là tiềm năng để Phật giáo góp phần phát triển đất nước, nếu chúng ta biết khai thác tốt những lợi thế của cả hệ thống cơ sở thờ tự của Phật giáo trên khắp mọi miền đất nước, từ đó sẽ tạo ra vô số việc làm cho người lao động và góp phần tăng thu nhập cho cá nhân, góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Thông qua ảnh hưởng của mình, Phật giáo có thể kêu gọi các nguồn lực từ xã hội như nguồn lực con người, nguồn lực kinh tế, nguồn lực văn hóa… Từ đó, Phật giáo lại chuyển những nguồn lực đã thu hút được ngược vàoxã hội, thông qua các hình thức như an sinh, từ thiện, giáo dục, y tế, … góp phần thực hiện các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo để mọi người cùng được ấm no và hạnh phúc, cùng chăm lo xây dựng và phát triển đất nước phồn vinh, giàu mạnh, bền vững.
Tín đồ Phật giáo với tinh thần từ bi và phương châm “Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật”, trong năm 2018 vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy vai trò nguồn lực của mình đối với xã hội như cứu trợ đồng báo lũ lụt tại Tây Bắc và 8 tỉnh miền trung, thành lập các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi và trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn không nơi nương tựa, các trường dạy nghề, trung tâm hướng nghiệp cho trẻ em cơ nhở và người thất nghiệp và nhiều hoạt động từ thiện nhân đạo khác như y tế, giáo dục, xây nhà tình thương, xây cầu, làm đường, bến ăn tình thương, nồi cháo tình thương, tham gia xây dựng chương trình nông thôn mới tại địa phương…. Theo báo công tác Phật sự năm 2018 của Ban Từ Thiện Xã Hội Trung Ương: Tính đến thời điểm này (20/12/2018), Ban Từ thiện Xã hội Trung ương đã ghi nhận thống kê được kết quả như sau: “Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi có: 46 cơ sở, 1.329 trẻ em, 160 bảo mẫu; Trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn có: 15 cơ sở, 527 cụ già, 49 bảo mẫu; lớp học tình thương có: 12 cơ sở, 5.678 ngàn học sinh, 199 giáo viên; Phòng khám Đông Y có: 33 cơ sở, 60.298 lượt khám, điều trị, có 206 Lương y; Phòng khám Tây Y có: 10 cơ sở, 4.689 lượt khám, điều trị, có 40 Bác sĩ; Trung tâm dạy nghề có: 2 cơ sở, có 6
ngành nghề, có 65 học viên và 6 giáo viên hướng dẫn và vận động ủng hộ cho công tác từ thiện xã hội với số tiền là : 585,408,976,000đ (Năm trăm tám mươi lăm tỷ bốn trăm lẻ tám triệu chín trăm bảy mươi sáu ngàn đồng).
-
- Nguồn lực con người
Nguồn lực con người là nguồn lực then chốt, nguồn lực quan trọng hơn tất cả các nguồn lực khác. Bởi chỉ có phát huy tốt nguồn lực con người thì mới khai thác tốt và tái tạo các nguồn lực khác để phục vụ đời sống xã hội. Phát triển bền vững được thực hiện thông qua những phương thức kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Trong đó, con người ở vị trí trung tâm14. Con người được xem là vị trí trung tâm của việc phát triển bền vững. Bởi chỉ khi chúng ta có sự đầu tư tốt về nguồn lực con người, từ thể lực cho đến trí tuệ, từ nhân cách cho đến đạo đức thì mọi nguồn lực khác trong xã hội tự nhiên sẽ được khai thác và bảo vệ tốt để phục vụ nhu cầu phát triển đời sống xã hội và phát triển văn minh và bền vững.
Một xã hội nào, ở giai đoạn nào dù tiến bộ hay lạc hậu, nếu muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào con người, lịch sử của nhân loại đã chứng minh điều đó. Theo quan điểm của Phật giáo con người chính là chủ nhân ông của cuộc sống, là nhân tố quyết định cuộc sống khổ đau hay hạnh phúc. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”. Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, vì vậy con người của Phật giáo ít nhiều cũng thấm nhuần tinh thần giáo lý ấy. Vậy Phật giáo làm thế nào để con người thấm nhuần được tinh thần từ bi và trí tuệ ấy, Phật giáo đã đào tạo con người như thế nào?
Trong lịch sử truyền giáo, Phật giáo không bao giờ bắt ép hay khuyến dụ một ai, mà tất cả những người đến với đạo đều trên tinh thần tự nguyện. Chính bởi những giá trị thiết thực mà giáo lý của đạo Phật mang lại cho họ trong cuộc sống, mang lại niềm vui và

![]()
- Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, NXB KHXH, Hà Nội, 2009, tr. 33.
hạnh phúc ngay chính nội tâm bản thân và gia đình họ. Nên khi họ đến với Phật giáo với một trạng thái tâm hoan hỷ, (hoan hỷ lãnh thọ tam quy, hoan hỷ thọ trì ngũ giới). Quy y tam bảo là quay về nương tựa ba ngôi báo, (Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo). Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn (tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn) không còn mê lầm, đau khổ và vượt ra ngoài sự ràng buộc của thế gian. Pháp là con đường, là phương pháp tu hành do chính Đức Phật giảng dạy để diệt trừ mọi khổ đau, luân hồi trong thế gian. Tăng là đoàn thể đệ tử xuất gia, sống trong tinh thần lục hòa, tu tập theo chánh pháp của đức Như Lai. Quy y Phật không đọa vào địa ngục, quy y Pháp không đọa vào ngạ quỷ, quy y Tăng không đọa vào bàng sanh. Khi con người phát tâm quay về nương tựa ba ngôi báo tức là họ đã có niềm tin vững chắc vào Phật Pháp Tăng. Từ đây, chính niềm tin bất hoại này giúp họ trong mọi cử chỉ, hành động, nói năng đều chánh niệm, tỉnh giác, thanh lọc và chuyển hóa tam nghiệp, cuộc sống thăng hoa hạnh phúc.
Kế sau đó, họ tiếp tục thọ trì ngũ giới để hoàn thiện nhân cách của một người Phật tử. Giới thứ nhất không sát sanh, chính là tôn trọng sự sống, người giữ được giới này hiện tại luôn sống trong an ổn, không sợ thù oán. Nhờ không giết hại, môi sinh được giữ gìn, xã hội an ninh, thế giới hoà bình và an lạc. Giới thứ hai là không trộm cướp, chính là tôn trọng mồ hôi, xương máu của người làm ra của cải, vật chất. Người giữ gìn được giới này hiện tại luôn sống trong bình an, không sợ tù tội, được người tin tưởng, yêu thương. Giới thứ ba tà dâm, chính là tôn trọng hạnh phúc gia đình của mình, cũng như hạnh phúc của gia đình người. Người giữ được giới này thân thể khoẻ mạnh, gia đình ấm êm hạnh phúc. Giới thứ tư là không nói dối, chính là tôn trọng sự thật, không nói sai sự thật để mọi người không mất niềm tin, chia rẻ lẫn nhau. Người giữ được giới này, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, tôn trọng và yêu thương. Giới thứ năm là không uống rượu và các chất kích thích, chất gây nghiện. Tức là người Phật tử bảo tồn và nuôi dưỡng hạt giống trí tuệ. Người giữ được giới này thì thân thể khoẻ mạnh, trí tuệ sáng suốt, minh mẫn, sống lâu, đồng thời tránh được những lỗi lầm đáng tiếc do sự mất tự chủ do say xỉn, nghiện ngập gây ra.
Khi chính thức trở thành người Phật tử trong giáo pháp giải thoát của đức Như Lai, người Phật tử đã thấm nhuần năm nguyên
tắc đạo đức cơ bản của một con người Phật tử. Đó là tiền đề, là nấc thang đầu tiên để bước tiếp trong tiến trình giác ngộ tâm linh của họ. Chính vì người Phật tử đã phát nguyện thọ trì những giới cấm của Phật, nên trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, ít nhiều người Phật tử cũng cân nhắc trước mỗi cử chỉ, hành động, lời nói, việc làm sao cho phù hợp với những gì mình đã phát nguyện thọ trì khi trở thành một người đệ tử Phật. Nếu là cư sĩ Phật tử tại gia, thì có thể thọ trì những cấp bậc giới cao hơn như bát quan trai giới, hay thập thiện giới, bồ tát giới. Còn nếu là đệ tử xuất gia thì tiến xa hơn trên con đường tu học là thọ trì mười giới của sa di và sa di ni, tỳ kheo 250 giới và tỳ kheo ni 348 giới. Giới trong nhà Phật chính là “Phòng phi chỉ ác” nghĩa là đề phòng điều trái quấy, dừng chỉ mọi điều ác, cũng có nghĩa là “Chỉ ác tác thiện” tức là ngưng làm điều ác, làm mọi điều thiện. Giới còn có nghĩa là điều phục, chế ngự, tức Tỳ nại da, cũng có nghĩa là Biệt giải thoát, tức là giữ giới phần nào thì được giải thoát phần đó. Giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Người Phật tử (xuất gia và tại gia) được trưởng thành trong giới pháp, tức là họ đã và đang dần hoàn thiện được nhân cách đạo đức của mình theo chiều hướng hướng thiện. Hướng tâm mình theo tâm đại từ bi của Đức Phật, hướng đời mình vào cuộc sống hạnh phúc của muôn loài chúng sanh như Chư Phật. Mỗi cử chỉ hành động, lời nói, việc làm đều nhằm đến hạnh phúc, an vui của con người và xã hội. Banzeladze từng nói: “Vấn đề lý tưởng tối cao và ý nghĩa của cuộc sống thực chất là vấn đề hạnh phúc. Con người là giá trị cao nhất, là cơ sở, là ngọn nguồn của mọi giá trị, mọi thứ đều là phương tiện cho con người và cuộc sống của con người”15.
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam với số lượng hơn 10 triệu tín đồ (bao gồm giới tại gia và xuất gia), trong tổng số hơn 96.2 triệu dân, chiếm 14.91% dân số cả nước16. Phần lớn tín đồ Phật tử trưởng thành trên nền tảng giáo lý từ bi, trí tuệ, giải thoát của Đức Thế Tôn, nên đã hình thành cho họ một nhân cách của một con người trong đạo pháp, biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chia sẻ, cùng lắng nghe, cùng thấu hiểu để cùng xây dựng một đời sống văn minh, lành mạnh. Vậy con người của Phật giáo tham gia vào quá trình phát triển bền vững của đất nước như thế nào?

![]()
- Banzeladze, Ðạo đức học, NXB. Hà Nội, 1985.
- Theo ban tôn giáo chính phủ, tháng 7/2017.
Lĩnh vực kinh tế: Với nền kinh tế thị trường hiện nay, lợi nhuận chính là mục đích của người sản xuất cũng như người kinh doanh. Vì vậy, đồng tiền được xem là thước đo cho mọi giá trị của nền kinh tế. Chính vì chạy theo lợi nhuận, chạy theo đồng tiền họ không từ một thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình. Vì lợi nhuận, vì đồng tiền con người sẵn sàng khai thác cạn kiệt các tài nguyên của đất nước, sẵn sàng hủy hoại ngay cả môi trường sống của chính mình. Vì lợi nhuận người ta có thể làm ra những sản phẩm giả, sản phẩm nhái không đạt tiêu chuẩn để rồi đồng bào của họ phải nhận lấy hậu quả do chính lòng tham của họ gây ra. Vì đồng tiền, người ta có thể tuôn ra thị trường tràn lan những thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn nhiễm hóa chất, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng, gây bất an cho xã hội. Con người bằng mọi thủ đoạn để đáp ứng lòng tham không đáy của mình. Thánh Gandhi từng nói: “Trái đất có thể cung ứng cho nhu cầu của tất cả mọi người, nhưng không thỏa mãn đủ lòng tham của tất cả mọi người”.
Ngay khi bước vào đạo, người Phật tử đã được nuôi dưỡng, truyền dạy, học tập, thực tập những giáo lý căn bản, để làm hành trang trên con đường tu đạo của chính mình. Với giáo lý nhân quả giúp người Phật tử có cái nhìn chánh kiến hơn trong mỗi cử chỉ, hành động, lời nói của mình, đồng thời giúp người Phật tử có thể tránh được những quả báo xấu, khổ trong tương lai. Với giáo lý vô thường giúp người Phật tử hiểu được cuộc sống mong manh, giả tạm nên hạn chế việc được mất hơn thua. Với giáo lý tứ vô lượng tâm, giúp người Phật tử biết yêu thương, mở rộng lòng mình ra với muôn loại. Với những hành trang này, đó là cơ sở để người Phật tử xây dựng cho mình một cuộc sống an vui, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho gia đình và xã hội.
Trong kinh Lăng Nghiêm Đức Phật có dạy “Nhất thiết chúng sanh giai y thực trụ” có nghĩa “Tất cả chúng sanh đều nhờ vào ăn mà tồn tại”. Con người nói chung và người Phật tử vẫn cần phải ăn để sống, cần phải có điều kiện để lo cho bản thân và gia đình. Vì vậy, họ vẫn kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, vẫn sản xuất để tạo ra của cải vật chất. Nhưng họ không phải chạy theo lợi nhuận tối đa để rồi đánh mất lương tâm, đánh mất nhân tính. Với người Phật tử, trong kinh doanh là phải trung thực, không lừa đảo, dối gian; trong sản xuất hàng hóa phải có tinh thần trách nhiệm, tạo ra sản phẩm chất lượng
bền đẹp mà giá thành lại thấp, khai thác tài nguyên đi đôi với việc tái tạo và giữ gìn phát triển, không vì mục đích hiện tại mà triệt đường sống của con cháu mai sau. Trong sản xuất lương thực, thực phẩm, người Phật tử làm đúng vai trò và trách nhiệm của một người nông dân, một người Phật tử. Không vì lợi nhuận trước mắt mà thêm vào sản phẩm mình làm ra vô số hóa chất độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người để rồi hệ lụy bao căn bệnh hiểm nghèo từ đó phát sinh. Người Phật tử với tinh thần “Tri túc thường lạc” hay “Thiểu dục tri túc”, đã ngăn ngừa được tâm ham muốn trên con đường dục vọng, trụy lạc tầm thường, đã chặn được phần nào lòng tham không đáy của một chúng sanh. Chính vì thế, dù trong hoàn cảnh nào, ở vào cương vị nào, người Phật tử vẫn lấy tinh thần tự lợi và lợi tha của nhà Phật làm kim chỉ nam cho mọi hành động và việc làm của mình trong nền kinh thế thị trường hiện nay. Laurence Iannaccone17 trong bài viết “Giới thiệu về kinh tế tôn giáo” đăng trên tạp chí văn học kinh tế năm 1998 ông nhận định rằng: “Tôn giáo thường có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với các nguồn lực xã hội trong một xã hội và sự ảnh hưởng này có thể trở thành một nhân tố then chốt dễ lý giải, kết hợp với nguồn nhân lực và tài lực, quyết định sự tăng trưởng kinh tế quốc gia”18. Nguồn lực mà Phật giáo đang kết hợp để phát triển nền kinh tế bền vững của nước ta hiện nay chính là nguồn nhân lực Phật giáo. Một nguồn nhân lực đầy đủ các yếu tố của một con người thời đại mới, (đầy đủ trí tuệ, đạo đức và nhân cách), đây là một nhân tố của sự phát triển bền vững.
Về lĩnh vực môi trường: Tín đồ Phật giáo bảo vệ môi trương thông qua việc ăn chay.
Khi chính thức bước chân vào cửa đạo, người Phật tử phát nguyện thọ trì trai tịnh, tùy theo điều kiện cho phép, tùy theo sự phát tâm mà người Phật tử có thể ăn chay một tháng 2 ngày (các ngày mồng 1 và 15), hoặc 4 ngày ( các ngày mồng 1, 14, 15 và 30),

![]()
- Laurence Iannaccone là giáo sư kinh tế tại đại học Chapman, Trường kinh doanh và kinh tế Argyros , Quận Cam, California. Trước khi chuyển đến Chapman vào năm 2009, ông là giáo sư kinh tế của trường đại học George Mason . Ông đã thành lập “Tôn giáo, Kinh tế và Văn hóa”, một “Hiệp hội nghiên cứu tôn giáo, kinh tế và văn hóa” liên ngành (ASREC) và một “Hiệp hội nghiên cứu kinh tế về tôn giáo” (CESR) mới.
- Iannaccone, L. 1998. Introduction to the Economics of Religion, Journal of Economic literature 36, pp.1465-1496. Phan Ngọc Chiến dịch.
hoặc 10 ngày (các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 29, 30)19 hoặc mỗi năm ăn chay 3 tháng ( tháng 1, 5 và 9) hoặc mỗi năm ăn chay một tháng ( vào tháng 1, 7, 10) hoặc cả đời tịnh trai hay ăn chay trường. Phật giáo Việt Nam với số lượng hơn 10 triệu tín đồ (bao gồm giới tại gia và xuất gia), trong tổng số hơn 96.2 triệu dân, chiếm 14.91% dân số cả nước20. Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải - Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mỗi ngày một người ăn khoảng 150 -200 gram thịt các loại. Phật giáo với lượng tín đồ hơn 10 triệu nhân với 150gr số thịt tối thiểu mà mỗi người dùng hằng ngày quả là không nhỏ (10.000.000 x 150= 1.500.000.000gr). Vậy cứ một ngày ăn chay thì tín đồ Phật giáo đã không sử dụng số lượng thịt là 1.500.000.000gr. Theo các nghiên cứu đã được báo cáo, để sản xuất 1kg thịt, cần phải tiêu hao tương đương 10kg thực phẩm, khoảng 15.000 lít nước. Năng lượng để sản xuất 1kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100kW cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1kg thịt sẽ thải ra môi trường 36,4kg CO2 bằng khí thải ra xe hơi chạy trong vòng 3h. Vậy mỗi ngày ăn chay tín đồ Phật giáo đã tiết kiệm được 15.000.000 kg thực phẩm, tiết kiệm được 75.600.000.000 KW năng lượng, hạn chế sử dụng được 22.500.000.000 lít nước và hạn chế được 54.600.000 kg CO2 thải ra
môi trường và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác như metan,
oxit nitro, amoniac… thông qua hình thức ăn chay, không dùng đến thịt các loài động vật, tín đồ Phật giáo đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và phát triển một môi trường xanh, giúp cân bằng hệ sinh thái và bền vững. Theo nghiên cứu đã công bố từ tạp chí Nature, chế độ ăn chủ yếu vào thực vật giúp giảm đáng kể những ô nhiễm đến môi trường, tiết kiệm tới 1/4 đất nông nghiệp và quá trình tiêu thụ nước ngọt.21
Tín đồ Phật giáo bảo vệ môi trường thông qua giữ giới không sát sanh.
Trong Tạng Tỳ Ni, Đức Phật dạy: “Người Phật tử không được hoặc tự mình giết, hoặc bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen tặng sự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, vân vân, phàm tất cả các loài hữu tình có mạng sống, đều không được cố ý giết chúng”.

![]()
- Nếu tháng không có ngày 30 thì ăn chay vào ngày 29
- Theo ban tôn giáo chính phủ, tháng 7/2017
Chính vì tấm lòng từ bi, yêu thương và tôn trọng sự sống của muôn loài, Đức Phật dạy hàng đệ tử của ngài, không được sát sanh dưới mọi hình thức. Đức Thế Tôn với tuệ giác của mình, đã quán chiếu thấy và đã chỉ ra sự tương sinh, tương duyên của vạn sự, vạn vật trong vũ trụ. Với triết lý duyên khởi, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta thấy được mối quan hệ ấy giữa chúng. Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Con người không thể tồn tại mà thiếu đi vạn vật xung quanh, điều kiện sống của con người chính do thiên nhiên ban tặng. Chính bởi sự tương sinh gắng khít ấy mà Đức Phật dạy cho chúng đệ tử của ngài phải biết yêu thương và tôn trọng sự sống, phải hòa đồng cùng thiên nhiên. Sát sanh, giết hại chính là tàng phá và hủy diệt sự sống trong thiên nhiên, dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Bởi theo thuyết duyên sinh thì sự sống và tồn tại của loài này chính là điều kiện sống còn của loài khác và ngược lại. Con người với lòng tham không đáy của mình, tàng phá thiên nhiên, giết hại loài vật để phục vụ nhu cầu sống, vô tình làm cho thiên nhiên cạn kiệt và mất cân bằng, môi trường sống có nguy cơ bị hủy diệt. Khi giữ gìn trọn vẹn giới không sát sanh, hại vật. Người Phật tử đã kiến tạo cho mình một thế giới bình an nơi nội tâm, tạo sự cân bằng sinh thái của thế giới bên ngoài. Bởi “Hết thảy chúng sanh không ng- hiệp giết, mười phương nào có chuyện đao binh, mỗi nhà mỗi chốn đều tu thiện, thiên hạ lo chi chẳng thái bình”.
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
-
- Đối với tín đồ Phật tử: Người Phật tử phải cần ý thức được bản thân mình chính là một viên gạch xây dựng nên ngôi nhà Phật pháp. Vì thế, mỗi cá nhân cần phải không ngừng rèn luyện và hoàn thiện bản thân, học tập trao dồi và nâng cao kiến thức Phật pháp, từ đó có những đóng góp về công sức, về trí tuệ nhằm đem lại lợi lạc cho chính bản thân, gia đình và sau mang lại hạnh phúc, bình an cho mọi người từ những giá trị tốt đẹp về cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói…
Hiện nay, không ít tín đồ Phật tử chưa nhận chân được giá trị, vai trò của mình đối với đạo pháp, đối với xã hội, hoặc giả có nhận thức được vai trò và trách nhiệm đó thì cũng không dám dấn thân phục vụ. Do đó, đã là người phật tử, quý vị hãy mạnh dạn dấn thân vì đạo pháp, vì xã hội khi có cơ hội, khi đạo pháp cần, xã hội cần.
-
-
-
- Đối với Tăng Ni: Tăng Ni là nòng cốt của Giáo hội, đại diện chư Phật tuyên lưu và truyền bá Phật pháp tại thế gian. Chúng ta đang sống trong thời buổi công nghệ 4.0, đòi hỏi Tăng Ni phải tự nâng cao trình độ kiến thức của mình từ nội điển lẫn ngoại điển, về phương diện xã hội như công nghệ thông tin, ngoại ngữ, các kiến thức cơ bản về thời đại, để làm đa dạng phương thức hoằng pháp và truyền tải Phật pháp đến cộng đồng trong thời đại mới.
Nền kinh tế nước ta đang phát triển, đô thị hóa là kết quả tất yếu của sự phát triển ấy. Kiến thức xây dựng các ngôi tự viện, chùa cũng bị chi phối bởi sự phát triển này. Nếu trước đây “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”, thì bây giờ không ít các cơ sở thờ tự của Phật giáo chỉ toàn là bê tông cốt thép, không có lấy một không gian tự nhiên, không có không gian để tín đồ vảng cảnh mỗi khi tới chùa. Vì thế, thiết nghĩ đối với vai trò một sứ giả Như Lai, khi kiến thiết xây dựng tự viện, chùa cần kiến tạo những không gian tự nhiên để phần nào giữ lại vẻ thanh bình của ngôi chùa trong truyền thống, “Mái chùa che chở hồn dân tộc, nét sống muôn đời của tổ tông”.
-
-
-
- Đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Trong những năm gần đây, hiện trạng “sư giả” diễn ra rất nhiều nơi, làm những chuyện không tốt ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, của Tăng đoàn. Vì thế giáo hội cần có những văn bản, những biện pháp cứng rắn hơn để loại trừ đi những hiện trạng này, nhằm bảo đảm sự tôn nghiêm của giáo hội và bảo đảm lòng tin của tín đồ đối với Tam bảo.
Thời đại công nghệ 4.0, con người có thể dễ dàng giao lưu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa của các nước trên thế giới, cũng như tiếp xúc được với nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng mặt trái của nó là mang lại cho con người quá nhiều sự lựa chọn trong lĩnh vực tôn giáo, quá nhiều pháp môn tu tập và hành trì, chính bởi bị thu hút và lôi cuốn của cái mới, cái lạ dẫn đến hiện tượng nhạt đạo, cải đạo của một số bộ phận tín đồ chưa có niềm tin kiên cố hoặc chưa am hiểu sâu về giáo lý. Giáo hội cần có những phương hướng hành động, làm sao để người Phật tử, tín đồ không bị lay động niềm tin trước những cám dỗ của cái mới, cái lạ. Đặc biệt là những nơi vùng sâu, vùng xa, giáo hội thường xuyên tổ chức những buổi giảng pháp, những lớp giáo lý căn bản, những buổi hành thiền để tín đồ có cơ hội học hỏi và trao dồi kiến thức Phật
học, để làm tốt đạo đẹp đời, không bị các thế lực xấu lợi dụng, làm nguy hại đến nền hòa bình của nước nhà.
Việt Nam là một nước có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, chính sự đa dạng về tôn giáo dễ dẫn đến xung đột niềm tin tôn giáo làm ảnh hưởng tới khối đại đoàn kết dân tộc, đến an ninh trật tự xã hội, từ đó đe doạ đến sự phát triển bền vững của đất nước. Vì thế giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có những sách lược để bảo đảm việc đó không thể xảy ra trong tín đồ của đạo Phật.
- Đối cơ quan, đoàn thể quản lý tôn giáo: Về phần nhân sự quản lý về lĩnh vực tôn giáo: hiện nay, gần như hầu hết các cán bộ quản lý về tôn giáo của cả nước, đều là cán bộ thuộc các lĩnh vực khác trong xã hội, được chuyển sang phụ trách về lĩnh vực tôn giáo. Họ chưa có trình độ về chuyên môn, chưa am hiểu về tôn giáo, hoặc giả có tìm hiểu cũng chỉ là cỡi ngựa xem hoa, chưa thể đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu sâu về tôn giáo. Chính vì thế, sẽ có những quyết định, việc làm chưa phù hợp với tôn giáo của từng vùng, miền trên cả nước. Do đó, Đảng và Nhà Nước nói chung, ngành giáo dục nói riêng, cần phải xây dựng một trường đại học chuyên ngành về quản lý tôn giáo, hoặc trường đào tạo cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực tôn giáo nói chung cũng như Phật giáo nói riêng.
- Đối với Ban Tôn giáo Chính phủ: Ban Tôn giáo Chính phủ thường xuyên cập nhật và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo đến đồng bào có đạo, nhằm giúp họ thực hiện quyền tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ của pháp luật. Đồng thời, qua đó tiếp thu ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của họ kịp thời tạo điều kiện, giải quyết những yêu cầu cấp thiết liên quan đến đời sống của tín đồ Phật giáo.
Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận tôn giáo là một thực thể xã hội, cần có các công trình nghiên cứu, hội thảo tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng; về vai trò của tôn giáo trong thời đại mới, về nguồn lực tôn giáo đối với sự phát triển của xã hội, phát huy vai trò nguồn lực tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc… Từ đó có những đề xuất, kiến nghị, cung cấp cơ sở khoa học xây dựng quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước đối với việc phát huy nguồn lực tôn giáo cũng như nguồn lực Phật giáo trong quá trình phát triển bền vững đất nước hiện nay.
- KẾT LUẬN
Trên bước đường đồng hành và phát triển cùng vận mệnh của đất nước, Phật giáo cũng trải qua nhiều biến động thăng trầm, lúc thịnh lúc suy, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, thời đại nào, Phật giáo vẫn luôn giữ vững vai trò “Hộ quốc an dân”. Phật giáo Việt Nam đã xây dựng và lưu giữ cho mình một truyền thống yêu nước, gắn bó cùng dân tộc trong tư tưởng, đạo đức, tâm hồn và trong đời sống của người dân mà còn là một nhân tố không thể tách rời của nền văn hóa Việt Nam. Trong thời buổi công nghệ thông tin, đất nước, cuộc sống, con người có nhiều thay đổi căn bản, nhưng những giá trị truyền thống của nước nhà được Phật giáo vun bồi và nuôi dưỡng suốt 2000 năm qua vẫn còn hiện hữu trong tư tưởng, trong đạo đức và trong lối sống của người dân Việt.
Giao lưu và hội nhập là cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhưng cũng kéo theo mặt trái của nền kinh tế thị trường, con người chạy theo đồng tiền, làm giàu bằng mọi thủ đoạn, khai thác cạn kiệt tài nguyên, phá hủy môi trường sống của muôn loại, hủy diệt đồng loại, làm mất đi nền văn hóa truyền thống “Bầu ơi thương lấy cùng” của dân tộc ta. Bên cạnh đó, lối sống gấp, sống vội, sống ảo, sống thử làm tha hóa đạo đức của đại đa số giới trẻ hiện nay. Do đó, việc phát huy tốt vai trò nguồn lực tinh thần của Phật giáo, sẽ giúp giới trẻ nhận thức được vai trò và tránh nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội, đối với nền văn hóa nước nhà, với sự phát triển của đất nước. Từ đó, giới trẻ có những hành động, việc làm hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội, sống chan hòa tình yêu thương, cùng chung tay xây dựng một nền đạo đức hiện đại mà không mất đi những giá trị truyền thống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, sống vì một xã hội Việt Nam văn minh và bền vững. Vì thế, ngoài việc phát huy tốt vai trò nguồn lực Phật giáo trong hiện tại, Đảng và Nhà Nước cũng như giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có những sách lược, đường lối, định hướng phát triển Phật giáo trong thời gian tới, sao cho phù hợp với thời đại, phù hợp với sự phát triển của nước nhà. Từ đó, Phật giáo lại tiếp tục có những đóng góp tích cực cho xã hội và cho sự phát triển ổn định, bền vững của nước nhà.
Tài liệu tham khảo
HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh trung bộ 1, NXB: Tôn Giáo, 2012.
Thích Nhật Từ, Trương Văn Chung, Nguyễn Công Lý, Phật giáo với các mục tiêu thiên niên kỷ của liên hiệp quốc, NXB. Đại Học Quốc Gia TP. HCM, 2014.
Đặng Nghiêm Vạn, Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012.
Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, NXB KHXH, Hà Nội, 2009.
Nguyễn Duy Hinh, Mấy đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, tạp chí Nghiên Cứu Tôn Giáo, số 8, 2008.
Nguyễn Quốc Tuấn, Vai trò và đặc điểm của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, NXB. Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2012.
Cao Huy Thuần, Vai trò của Phật giáo trong xã hội hiện đại trên lĩnh vực văn hóa và đạo đức. Tập văn thành đạo, số 55, năm 2003.
Nhiều tác giả, Văn hóa tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB. Tôn giáo, Hà Nội, 2009.
Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999. Nguyễn Hữu Oanh, Bảo vệ và phát triển di sản văn hóa Phật giáo Việt
Nam, một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Hà Huy Thành - Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững từ quan niệm đến hành động, NXB KHXH, Hà Nội, 2009.
Trung tâm khoa học Xã Hội và Nhân Văn quốc gia, Toàn cầu hóa và phát triển bền vững, NXB. KHXH, Hà Nội, 2003.
Banzeladze, Ðạo đức học, NXB. Hà Nội, 1985. http://www.daophatngaynay.com/vn.
http://songmoi.vn/che-do-an-nhieu-rau-xanh-co-the-han-che-bi- en-doi-khi-hau-83766.html.
Wiktionary. Từ điển mở tiếng Việt. http://btgcp.gov.vn/plus.aspx/vi/1.
264