253
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI:
ĐỊNH HƯỚNG PHẬT GIÁO
TS. Chandrashekhar Paswan*
TÓM TẮT
Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo như là một tôn giáo đã định hình xã hội, phong tục xã hội, các pháp thực hành và cách nghĩ ở nhiều nước Châu Á trong quá khứ và thậm chí cho đến ngày nay. Trong việc định hướng các vấn đề đạo đức, Phật giáo căn bản đã đóng góp trong viễn cảnh hiện nay. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, các xu hướng thế tục, cá nhân và lợi nhuận phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản, ảnh hưởng của sự bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gia tăng đang dần dần thách thức các giá trị và đặc tính của nền văn minh và đời sống Phật giáo. Sự nỗ lực để nghiên cứu và đánh giá sự phát triển trong cơ cấu phát triển bền vững đang diễn ra ở Ấn Độ và nước ngoài, cùng đưa ra vấn đề triết lý về mức độ mà Phật giáo có thể chịu trách nhiệm định hướng phát triển bền vững. Theo quan niệm của tôi, Phật giáo khẳng định những yếu tố cốt lõi về phát triển bền vững và cần được tiếp nhận, thi hành trong ngữ cảnh rộng hơn. Theo Phật giáo, mâu thuẫn, không khoan dung và không hòa hợp xảy ra do bởi tham, sân và si. Để phát triển tự tin, khoan dung độ lượng, hòa hợp, điều quan trọng là phải trau dồi các giá trị phổ biến và đạo đức chung. Do đó, đẩy mạnh giáo dục, đối thoại, phát triển kinh tế và xã hội sẽ dẫn đến phát triển hòa bình bền vững trên thế giới.
-
Asst. Professor, School of Buddhist Studies and Civilization Gautam Buddha University Greater Noida, Gatam Buddha Nagar Uttar Pradesh-201310, India
Như chúng ta biết, những ý kiến cơ bản của giáo lý nhà Phật về hòa bình thế giới đều hướng đến mục tiêu chính yếu là phát triển bền vững. Nó làm rõ điều mà các Tăng sĩ Phật giáo và học giả nổi tiếng tin tưởng về giới hạn của chủ nghĩa tự do truyền thống, và, cuối cùng, đề nghị sự phát triển bền vững và hòa bình. Phật giáo nhấn mạnh những chiều khác nhau về tính vững bền trong phạm vi của các sáng kiến hòa bình. Những người đề xướng về sự phát triển bền vững chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thi hành chính sách và hình thành những chỉ thị đặc biệt để ước lượng theo khoa học tính vững bền của các chính sách và thực tiễn, trong khi các Phật tử tập trung xa hơn về chứng đắc giác ngộ tinh thần và đức hạnh.
-
- NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trước hết hãy cho tôi thảo luận ở đây về khái niệm phát triển vững bền theo nghĩa đen, cũng như từ quan điểm Phật giáo. Tôn giáo cần quyền tự quản thích hợp của nhà nghiên cứu khoa học nhân văn, cần nguồn lực tư duy nền tảng của đạo đức học, và về những tham muốn tự nhiên của con người, ngăn chặn nó khỏi việc giải thích các luật lệ tôn giáo theo những cách tùy tiện từ những ai khác biệt với chính mình hoặc hà khắc với phẩm loại con người cơ bản. Nhưng đạo đức học của nhà nghiên cứu khoa học nhân văn cần tôn giáo như một động cơ thúc đẩy mục tiêu đạo đức mạnh mẽ, cũng như niềm hy vọng thật sự về sự nhận biết. Sự nhiệt tâm của mọi người sẽ không bị lay chuyển bởi những lý do về tính duy lý đơn lẻ phổ biến khá trừu tượng. Họ sẽ bị dao động bởi tính chất tầm nhìn có thể nhận biết được.1 Sự am hiểu theo định nghĩa chung về tính bền vững hoặc sự phát triển bền vững đối với phát triển kinh tế là hoàn toàn trái ngược với đường hướng Phật giáo khi xem xét cả hai thuật ngữ.
Phật giáo, mặt khác, hợp nhất cả hai lĩnh vực tâm thần - thể chất và đi theo mô hình chính thể luận về sự phát triển, cũng như về cá nhân - cộng đồng.2 Ở mức độ căn bản nhất, Phật giáo đặt trọng tâm vào sự chuyển hóa diễn ra ở cấp độ cá nhân hoặc sinh
-
-
-
Runzo, Josef and Martin, Nancy M (eds.), “Ethics in the World Religions” (Đạo đức học trong Các Tôn giáo Thế giới), Oxford: Oneworld, 2007: 61.
- Mohanta, Dipti, A Middle Way of Sustainable Development Amidst Social Changes (Trung đạo về Phát triển Bền vững giữa Thay đổi Xã hội), UNDV Conference Proceedings, 2014.
thái bên trong cùng với con đường trình bày trong Bát Chánh Đạo (ariya-aṭṭhaṅgika-magga) hoặc tam học về giới (sīla), concentration (samādhi) và tuệ (paññā) trước khi nó được thực thi hoặc mở rộng ra phạm vi chung.3 Làm nổi bật những tiềm năng của Phật giáo để thúc đẩy sự chuyển hóa sâu xa thuộc cá nhân và xã hội với quá trình tự chuyển hóa hiện có trong giáo lý Phật-đà.
2. KHÁI NIỆM PHẬT GIÁO VỀ HÒA BÌNH
Trong bài nghiên cứu này, những gì Đức Phật nói về hòa bình, công lý, tự do là quan trọng để học tập, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay vốn đang đứng trước sự cải tiến kỹ thuật do Cải cách Công nghệ lần thứ tư. Khái niệm hòa bình là trọng tâm đối với Phật giáo. Do đó, Đức Phật được gọi là “Santiraja” - vua hòa bình. Sống theo phương cách Phật giáo, là duy trì đời sống hòa hợp, không rắc rối tốt đẹp, gồm có “Samacariya”, theo nghĩa đen, cuộc sống hòa hợp hoặc cách sống hòa bình với bạn bè của ta. Giáo lý này nêu lên ‘hòa bình bên trong’, thừa nhận bên ngoài nên sống một cuộc sống hòa hợp hoặc ‘sống chân chính’ (Dhammacariya). Đây là những gì Đức Phật, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã làm cho toàn thế giới biết, khi Ngài thiết lập ‘vương quốc của tính ngay thẳng đạo đức’ (dhammacakkam) theo nghĩa đen. Trong Phật giáo, nhiều thuật ngữ Pāli đã được sử dụng để chỉ hòa bình như là santi, santa, samatha, upasama, v.v. Hòa bình được phiên dịch từ chữ santi, trong triết học Phật giáo nghĩa là làm xoa dịu, lập lại hòa bình cho tất cả những điều bất hạnh và khổ đau. Nó cũng có nghĩa là sự diệt tận đau khổ thông qua tiêu diệt tham - nguyên nhân gây ra đau khổ.4 Truyền thống Phật giáo trong hơn 2500 năm thường được tán dương về giáo lý hòa bình (santi) và đã ghi chép đặc biệt về bất bạo động (ahiṃsā) trong các xã hội Phật giáo. Theo Phật giáo và các tôn giáo Ấn Độ khác, trọng điểm là phương diện cá nhân về hòa bình, và những kết quả xã hội của nó được tiến hành từ trung tâm tâm lý học của cá nhân.
Mục tiêu căn bản của Phật giáo là hòa bình, và nó cũng không
-
-
-
Mohanta, Dipti, A Middle Way of Sustainable Development Amidst Social
Changes, UNDV Conference Proceedings, 2014.
-
-
- Singh, Arvind Kumar, “Relevance of Buddhism in Attaining World Peace” (Sự Liên quan của Phật giáo trong việc đạt được Hòa bình Thế giới) in Le Manh That and Thich Nhat Tu (eds.), War, Conflict and Healing: A Buddhist perspective (Chiến tranh, Mâu thuẫn và Điều trị: Quan điểm Phật giáo), HCM City, Vietnam Buddhist University, 2008: 55.
chỉ mang ý nghĩa hòa bình cho con người mà còn hòa bình cho tất cả chúng sinh. Đức Phật dạy rằng bước đầu tiên trên con đường hướng đến hòa bình là hiểu biết phương pháp nhân quả về hòa bình. Theo Đức Phật, tâm yên bình dẫn đến những hành động hòa bình. Những lời dạy này đang mang lại hòa bình cho các xã hội Phật giáo trong thời gian dài.
Khái niệm hòa bình trong Phật giáo có cả hai ý nghĩa tiêu cực và tích cực. Với nghĩa tiêu cực, hòa bình là sự vắng mặt không chỉ về chiến tranh và mâu thuẫn mà còn về ‘bạo động cơ cấu’ như là bất công xã hội, bất bình đẳng xã hội, sự xâm phạm nhân quyền, sự hủy hoại về cân bằng sinh thái, v.v. Theo nghĩa tích cực, hòa bình nghĩa là sự hiện diện của thống nhất, hòa hợp, tự do và công bằng. Như vậy, khái niệm hòa bình bao gồm bên trong chính nó sự vắng mặt của mâu thuẫn cũng như sự có mặt của hòa hợp.5 Tuy nhiên, thế giới ngày nay sống trong nỗi lo sợ không dứt, nghi ngờ và căng thẳng. Khoa học đã sản xuất ra vũ khí có khả năng hủy diệt không thể nào tượng được. Con người trong nỗi lo sợ về hoàn cảnh mà chính họ đã tạo nên muốn tìm đường thoát ra, và cố kiếm cho được vài cách giải quyết. Không có ngoại lệ nào ngoài việc Đức Phật nêu ra –thông điệp của Ngài về bất bạo động và hòa bình, về tình thương và lòng bi mẫn, lòng khoan dung và sự hiểu biết, chân lý và trí tuệ, sự kính trọng và quan tâm đối với mọi sự sống, về giải thoát từ lòng ích kỷ, sân hận và bạo động.6 Trong Trung Bộ Kinh (Majjhimanikaya): con người mong cầu giàu có, và các vì vua muốn mở rộng lãnh thổ của mình.7 Đâu đó đã đề cập, là tham vọng của nhà vua đã khởi đầu chiến tranh và mang lại phiền muộn cho dân chúng cùng những thảm họa và thiệt hại.
Đức Phật, với lòng đại bi mẫn đối với thế gian, đã chỉ giáo đệ tử của Ngài thực hành bốn trạng thái vô hạn (appamana) về lòng từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita), và xả (upekkha). Sự thực hành này về ‘metta’ hoặc tình thương phổ khắp, bắt đầu từ
-
-
-
-
Thepsopon, Phra (Prayoon Merek), “A Buddhist World View” (Quan điểm Thế giới Phật giáo), Fifth Impression, Bangkok: Mahachula Buddhist University Press, 2001: 88.
- Rahula, Walpola, “What the Buddha Taught” (Những lời Phật dạy), Reprinted, Taipei, Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 2002: 86.
- Majjhimanikaya, Vol. II. p. 72.
tâm trí tràn ngập tình thương phổ khắp (metta) và sau đó lan toả khắp đến gia đình, sau đó đến những người xóm giềng, sau đó đến làng mạc, đất nước và khắp bốn phương trời.
Con người luôn ca ngợi và tìm cầu hòa bình. Tuy nhiên, có sự biến thiên theo các giai đoạn và nền văn hóa khác nhau. Theo giáo lý Đức Phật về Duyên Khởi (paticcasamuppada), mọi thứ, gồm đa hợp tâm sinh lý, mà chúng ta gọi là cá nhân, chỉ tồn tại trong mối quan hệ với những con người và sự vật khác, trải qua nhiều biến đổi không ngừng để đáp ứng và phản ứng cho chúng.8 Cho rằng cội rễ của bạo động nằm ở trong tâm, Phật giáo đã đặt một khẩn cấp lớn hơn lên sự phản quan bên trong và thay thế bằng lòng từ (mettā), bi (karuṇā), hỷ (muditā), và xả (upekkhā).
Về hành xử cho người thực hành hòa bình theo cách giữ năm giới (pañca-sīla)9, và để ngăn cản các cuộc tranh cãi theo nhóm, Đức Phật dạy sáu nguyên tắc về sự thân ái trong bất cứ cộng đồng nào (sāraṇīyadhamma).10 Như đối với nhóm nội bộ hoặc công việc quốc tế, Kinh Phật giáo là mối bất hòa với những câu chuyện dạy về sự can thiệp bất bạo động (ahiṃsā). Thế giới quan Phật giáo về hòa bình sẽ đóng vai trò chủ chốt trong những nỗ lực mang lại cho nền văn hóa hòa bình hiện diện khắp thế gian. Phật giáo từ lâu đã được ca tụng là tôn giáo về hòa bình và bất bạo động với khả năng tồn tại lâu dài trên thế giới. Nhiều người ngày nay hướng về Phật giáo để tìm kiếm sự xoa dịu và hướng dẫn vào lúc hòa bình là một giấc mơ xa vời, khi các cuộc chiến tranh đang nổ ra ở Trung Đông và Châu Phi, khi những hoạt động khủng bố đang lan rộng vào những vùng mà con người không ngờ tới là Bali, Luân Đôn, và New York.
- PHẬT GIÁO VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VỮNG BỀN
Chúng ta lựa chọn dựa trên nhu cầu phát sinh hơn là chọn lựa cái gì là đúng và cái gì là sai trái. Điều đó không đúng hay sai bởi vì
-
-
Strong, John S., “The Experience of Buddhism: Sources and Interpretations” (Trãi nghiệm Phật giáo: Các Nguồn và Luận giải), Second edition, London, Toronto, Belmont and Albert Complex: Wadsworth, Thomson Learning, 2002: 101.
- Xem Aṅguttaranikāya.III.203, 275; Dīghanikāya.III.235.
- em Dīghanikāya.III.245.
nó không phải bất hợp pháp hoặc bị cấm ngăn. Nhưng nó là đúng hoặc sai bởi vì nó hoặc sẽ dẫn cuộc sống chúng ta vào khổ đau hoặc sẽ kéo dài hạnh phúc. Bài pháp Phật giáo về sự duy trì có kết nối với hạnh bố thí ba-la-mật, tự hy sinh và hài lòng của Đức Phật trong lần sinh áp chót của Ngài là Thái tử Vessantara, trước khi chứng đắc Giác ngộ trong lần sinh sau cùng của Ngài là Đức Phật. Hạnh bố thí ba-la-mật (dana) mô tả rõ ràng về tính chất không ấp giữ tài sản vật chất chỉ vì lợi ích, khoái lạc và tham đắm của riêng mình, mà cần chia sẻ và hy sinh vì hạnh phúc của tha nhân.11 Sự phát giác của Bồ-tát về voi trắng giục mưa giúp giải thoát cư dân khỏi nạn hạn hán của Kalinga là tượng trưng cho sự nuôi dưỡng, ngay cả với cái giá là sự mất mát và đau khổ cá nhân. Có ý nghĩa về sự hy sinh tương đương là sự thôi thúc từ bỏ tất cả tài sản, cung điện của Thái tử Sĩ- Đạt-Ta để tìm giải đáp cho nỗi khổ tận cùng của con người. Do vậy, được gắn sâu vào Phật giáo không chỉ là khái niệm về sự phát triển bền vững cá nhân mà còn tính duy trì chung nữa.12
Giáo lý Phật-đà về việc hướng cuộc sống theo Bát Chánh Đạo, vì vậy, là giáo lý về cách lựa chọn trong cuộc sống. Pháp hành gồm có tám hành vi chân chính: chân chính về nhận thức, tư duy, lời nói, nghề nghiệp, sinh nhai, tinh tấn, định tâm, và quyết định. Nếu chúng ta hiểu theo cách đơn giản, đây là giáo lý khoa học về việc chọn lựa nào là đúng và chọn lựa nào là sai. Thuyết Duyên khởi của Đức Phật (Paticcasamuppada) là những nguyên tắc hướng dẫn cách chọn lọc điều sẽ sản sinh kết quả lợi ích cho cuộc đời, để kéo dài và duy trì vì chúng sẽ liên tục giữ con người xa khỏi những tham muốn không bờ bến.
Học thuyết nhà Phật về Bất bạo động (Ahimsa) là giáo lý nền tảng đề xướng các quan điểm vô hại đối với những con người đồng hành và hệ thống sinh thái. Sự kính trọng đối với tất cả những hình thức sống là đức hạnh thực tiễn cốt lõi trong giáo lý này. Sự nhẹ nhàng trong mọi hành động của thân, khẩu và ý tạo nên giá trị văn
-
-
Mohanta, Dipti, A Middle Way of Sustainable Development Amidst Social Changes, UNDV Conference Proceedings, 2014.
- Mohanta, Dipti, A Middle Way of Sustainable Development Amidst Social Changes, UNDV Conference Proceedings, 2014.
hóa và tôn giáo lành mạnh.
Ở đây thật cấp bách khi đề cập đến sự đóng góp của quan điểm Phật giáo và tầm quan trọng của nó liên quan đến vấn đề nóng bỏng này. Dưới trạng thái của sự suy thoái môi trường và thay đổi khí hậu, chắc chắn chúng ta cần hơn 1½ của trái đất này nếu chúng ta duy trì tài nguyên thiên nhiên ở tốc độ khai khẩn hiện nay. Đức Phật, với lòng đại từ khắp thế gian, yêu cầu hàng đệ tử của Ngài thực hành bốn trạng thái vô tận (appamanna) về lòng từ (metta), bi (karuna), hỷ (mudita), và xả (upekkha). Sự thực hành này về ‘metta’ (lòng từ) hoặc tình thương rộng khắp, khởi đầu bằng cách lan tỏa trong tâm trí riêng ta và sau đó tỏa khắp đến gia đình ta, sau đó đến xóm giềng, sau đó đến làng mạc, đất nước và khắp bốn phương trời. Đó là lúc tất cả chúng ta ứng dụng trung đạo trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Chúng ta không thể nào khai thác quá mức một cách vô nghĩa tài nguyên và dùng hết năng lượng thiên nhiên mà không duy trì chúng cho các thế hệ mai sau.
Phật giáo dạy chúng ta dùng những yếu tố này trong ứng xử. Đối với một vị Tăng mới bắt đầu vào Tăng đoàn, đó là kiến thức căn bản đối trong nghiên cứu và thực hành theo các giới luật nhà Phật. Nó dạy cho vị ấy sử dụng trí tuệ của mình để khảo sát cẩn thận những đối tượng và kết quả cuối cùng của chúng. Vị ấy được huấn luyện cảnh giác đối với ngũ dục căn. Ngay khi đã hiểu hoàn toàn cách mà các giác quan tương tác với tâm, vị ấy biết cách chế ngự khỏi chúng do đó không bị chúng không xoay hướng.
Không còn nghi ngờ rằng Bát Chánh Đạo (Atthangiko Maggo) theo Phật giáo là con đường để giải quyết những khủng hoảng thế giới ngày nay. Nhưng nền kinh tế đầy đủ là nền kinh tế được phát triển dựa trên cả hai nguyên lý: trung đạo Phật giáo và thực tiễn nền kinh tế hiện đại. Chúng ta có thể ứng dụng giáo lý nhà Phật và hy vọng sẽ để lại cho con cháu chúng ta một môi trường tốt hơn; một nền kinh tế lành mạnh hơn, và một môi trường bền vững, an toàn hơn cho mọi người trên quả đất này. Qua nhiều thế kỷ, Phật giáo là một tôn giáo định hướng xã hội, các phong tục xã hội ở nhiều quốc gia ở Châu Á. Trong việc hình thành đạo đức và các mối quan tâm đạo đức ở những quốc gia này, Phật giáo đã góp phần về căn bản.
- NHỮNG PHƯƠNG THỨC PHẬT GIÁO VỀ VIỆC THƯƠNG LƯỢNG HÒA BÌNH NHẰM TẠO NÊN MỘT XÃ HỘI HÒA BÌNH
Ngày nay, các nước trên thế giới đối diện nhiều vấn đề, đặc biệt trong những lĩnh vực về an ninh và hòa bình. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các quốc gia đã đồng ý tạo nên Liên Hiệp Quốc nhằm thiết lập hòa bình và tình đoàn kết giữa các quốc gia khác nhau để tránh chiến tranh, khủng bố, gây hấn và xâm lược. Nhưng không may, mục tiêu thánh thiện như thế vẫn không trở thành hiện thực, vì nhiều phần trên thế giới vẫn tiếp tục chiến tranh kinh hoàng, tranh chấp lãnh thổ, mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc và chính trị v.v. Bởi vì những hoàn cảnh bất hạnh này, những người yêu hòa bình, bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, đã tìm những giải pháp cấp bách và hiệu quả để thiết lập hòa bình. Trong bài này, chúng ta tìm ra vài hướng dẫn tích cực cho hòa bình thế giới dưới ánh sáng của giáo lý Phật-đà. Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyuttanikaya), có ghi chú rõ ràng: “Không giết hại, không làm tổn thương, không xâm chiếm, không trở nên buồn bã, không gây buồn phiền, chỉ tuân theo Luật Pháp (Law of Dhamma).” Những Phật tử trước đây đã nỗ lực ngăn cản các cuộc chiến tranh, thuyết phục các vị vua. Khi A-Xà-Thế (Ajatasattu), Vua của Ma-Kiệt-Đà (Magadha) muốn tấn công nước lân bang Vajjis, Đức Phật đã thông qua Vassakara - trợ thủ tài trí của nhà vua để khuyên răn nhà vua đừng đi vì một cuộc chiến tranh (Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn, Mahaparinibbana sutta). Lý tưởng về lòng khoan dung đã được nhấn mạnh trong Phật giáo. Chủ nghĩa hòa bình hoặc môi trường hòa bình luôn được biểu dương.
Trong Phật giáo, người cai trị lý tưởng nên cai quản đất nước bằng các chính sách hiện đại, duy trì hòa bình và không xâm lược những quốc gia khác. Ý kiến này được lặp lại trong Tam tạng giáo điển (Tripitaka): “Nhà vua nên hoàn thành những bổn phận của một vị vua, vốn đã được tuân giữ bởi chư vị tổ tiên của mình, yêu thương tất cả thần dân trong nước mình, canh giữ đất nước của riêng mình và không xâm chiếm lãnh thổ của những nước khác”. Tam tạng giáo điển (Tripitaka) cũng đã kể câu chuyện về Chuyển Luân Vương (Cakravartin) hay Vua Chuyển Luân: Chuyển Luân Vương không đe dọa dân chúng bằng quyền lực, từ bỏ vũ khí, không làm tổn thương dân chúng. Do đó, dân chúng và các nhà cầm quyền dưới quyền hành của vua không bị di dời khỏi nơi cư trú của họ. Kết quả của việc đó, tất cả các quốc gia đầu hàng nhà vua mà không
bị áp lực bởi phương tiện vũ khí. Trong vài chỗ khác, có chỗ ghi chép rằng một vì vua thuận thành và tài trí nên chinh phục bốn phương bằng đức hạnh và hoàn tròn nhiệm vụ của mình. Cuộc đời Đức Phật (The Buddhacarita), ghi chú rằng Vua Tịnh Phạn (Suddhodana), cha của Thích-Ca-Mâu-Ni, được ca ngợi đã đánh thắng kẻ địch bằng các việc thiện, chứ không bằng chiến tranh. Để tránh giao chiến trong chiến tranh, một kỹ thuật từ Kinh Dhammasamuccaya (Dhammasamuccaya sutta) đề nghị: “Ngay cả khi quân đội của một nước xâm lấn và cướp bóc, nhà vua trước tiên nên biết quân lính của mình dũng cảm hay là hèn nhát, và sau đó kết thúc hòa bình bằng phương tiện thích hợp”.
- BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HÒA BÌNH THẾ GIỚI
Theo Phật giáo, mâu thuẫn, sự không khoan dung và bất hòa sinh khởi tham, sân và si. Để phát triển sự tự tin, lòng khoan dung, hòa hợp, cần vun đắp những giá trị chung hoặc đạo đức toàn cầu. Vì vậy, sự đẩy mạnh giáo dục, hội đàm, phát triển xã hội và kinh tế sẽ dẫn đến sự phát triển bền vững, duy trì nền hòa bình trên thế giới. Đức Phật đã chào mừng vị thầy của các tôn giáo khác, nhưng Ngài không bao giờ cố gắng làm đổi bất cứ tôn giáo nào hoặc thúc ép bất cứ ai thay đổi tín ngưỡng, truyền thống hoặc thầy của họ. Về vấn đề này, chúng ta tìm thấy chứng cớ thông qua Tạng Pali. Chuyện kể về những du sĩ, nhà ngụy biện và nhà triết học đến gặp Đức Phật để bàn luận những quan điểm liên quan đến con đường thực hành tâm linh và giải thoát. Trong Kinh Phạm Võng (Brahmajasutta), Đức Phật tóm lược ý chính về những vị thầy đương thời của Ngài qua những lời nói sau đây:
“Ông có thể ghi nhớ luận giải này như là ‘lưới của mục đích’, ‘lưới của những học thuyết’, ‘lưới tối thượng’, ‘lưới của những lý thuyết về tôn giáo– triết lý’ và ‘chiến thắng vẻ vang’ trong cuộc chiến tranh về các tư tưởng”.13
Ngày nay, nó đã trở thành một nhu cầu cấp bách nhằm xây dựng hòa bình thế giới qua sự am hiểu các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau; bởi, những nguyên nhân của mâu thuẫn về tôn giáo và dân tộc đều có cội gốc từ việc hiểu sai về các tín ngưỡng tôn giáo và lý giải sai lệch về thánh kinh. Do vậy, quan trọng là áp dụng trí tuệ của Phật để mở mang hiểu biết thông qua việc nghiên cứu các tín ngưỡng tôn giáo
-
-
em Brahmajalasutta in Dighanikaya để hiểu rõ về cùng vấn đề này.
khác qua liên lạc và hội thoại trực tiếp. Lối tiếp cận này trong thế giới hiện đại đòi hỏi lòng khoan dung, sự hiểu biết sâu để nhận ra tất cả tôn giáo có thể có vấn đề chung. Từ đó, những chiếc cầu có thể được xây dựng, thiết lập niềm tin cậy và sự chấp nhận, từ đó khởi sinh hòa bình và hoà hợp.
Mặc dù, Đức Phật đã không màng định hướng những hoàn cảnh chính trị, Ngài chỉ được liên quan trực tiếp với những người năng động sáng suốt. Ngài dành cơ hội khuyên răn những người như thế gìn giữ các chuẩn mực đạo đức, để hành động với trách nhiệm gìn giữ hòa bình trong đất nước và với các nước láng giềng. Kinh Đại-Bát-Niết-Bàn (Mahaparinibbana Sutta) đã cho một ví dụ về ý kiến của Đức Phật trong nghệ thuật lãnh đạo nhà nước, và ngay cả sự đồng cảm của Ngài đối với hình thức cộng hòa. Cần biết rằng, sự đấu tranh của Đức Phật là để thành lập một xã hội, nơi mà tất cả chúng sanh có thể sống với chân giá trị, bất kể dòng dõi, giai cấp, tầng lớp, giới tính, và tôn giáo. Vì vậy, Đức Phật nhiều lần phản đối sự bất công với bất cứ con người nào. Ngài muốn xã hội được giải phóng khỏi: bạo động, phân biệt dân tộc, và tất cả đều có cơ hội tôn giáo và nghề nghiệp. Tầm nhìn của Ngài về xã hội, vốn đã tồn tại vào thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, nay vẫn còn giá trị đối với xã hội hiện đại.
Phật giáo quan niệm, không nên có sự phân biệt giữa bất cứ chúng sanh nào, và đó là lý do đạo Phật phát triển các hệ thống, sách lược riêng mà không làm ảnh hưởng ai. Phật giáo tin vào nhu cầu chấm dứt khổ đau của toàn nhân loại – tất cả chúng sanh. Quan niệm Phật giáo về các mục tiêu phát triển - vì vậy - phải bắt nguồn và gắn kết với những tư tưởng nền tảng của Phật giáo, bao gồm:
-
-
- Lòng bi mẫn: tình thương-lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh.
-
-
- Sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả sự vật hiện tượng, tất cả phương diện cuộc sống.
-
-
- Tính bất di bất dịch của luật nhân quả.
-
-
- Phúc lợi như là phương tiện có thể dẫn đến sự xoa dịu và diệt trừ khổ đau, nhận diện và diệt trừ các nguyên nhân của khổ đau.
-
-
- Tránh những thái độ và hành động có thể là nguyên nhân của khổ trong hiện tại hoặc trong tương lai gần hoặc xa.
Đối với một Phật tử, lòng bi mẫn hoặc tình thương bi mẫn phải là động cơ chủ yếu cho sự phát triển. Mọi người có quyền bình đẳng để sống và mưu cầu giải thoát khỏi khổ đau, và vì thế, những mục tiêu và sách lược phát triển phải bảo đảm kết quả sự phát triển cho tất cả.
Thứ hai, sự phát triển được dựa vào việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng con người và sự nỗ lực của con người. Bởi vì nhiều trong số những tài nguyên thiên nhiên này bị giới hạn, và không thể được cung cấp thêm bởi nỗ lực con người khi bị sử dụng hết, sẽ phi lý khi tin rằng có thể có sự phát triển vô giới hạn trong sản xuất. Nếu có những giới hạn đối với sản xuất, thì phải có những giới hạn đối với tiêu dùng, cũng như tính công bằng trong việc thêm vào những gì cần thiết để duy trì cuộc sống và làm cho cuộc sống đầy ý nghĩa. Một hệ thống mà chối từ những yếu tố cần thiết đối với nhiều người chỉ sẽ được duy trì bằng phương tiện bạo động và chèn ép, có thể gây ra hiểm họa cho hệ thống và những người tài trợ hệ thống. Sự phụ thuộc vào các tài nguyên thiên nhiên và tùy thuộc vào những cộng sự trong sản xuất là hệ quả của các mô hình về sự tương thuộc biểu thị đặc điểm thế giới. Sự phát triển không thể phớt lờ những mô hình này. Do đó, nó phải xảy ra trong các chế độ có trách nhiệm sinh thái và trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm sinh thái bao gồm trách nhiệm bảo tồn hệ thống sinh thái, ngăn chặn ô nhiễm và nhiễm độc không khí, nguồn nước, giảm thiểu sự kiệt quệ và tăng tối đa mọi nỗ lực để cung cấp thêm. Duy chỉ mô hình phát triển như thế mới có thể vững bền được.
Thứ ba, như chúng ta đã nêu trên đây, sự phát triển không nên hướng đến, hoặc phụ thuộc vào quan điểm xem xét trên con số và sự khác biệt về tài sản như là bảng liệt kê của sự phát triển, văn minh hoặc địa vị xã hội. Quan điểm như thế sẽ chỉ dẫn đến tâm hám lợi, tham lam và ngang bướng xuất phát từ lòng tham vô đáy. Các ham muốn không biến mất. Chúng chỉ làm cho tâm không yên, và làm cho ta phiền muộn. Tham muốn trở thành nguyên nhân của khổ đau. Sự phát triển không nên gieo trồng những hạt giống khổ đau không thể chữa lành. Tham muốn đối với sự phát triển không nên chỉ đi theo hướng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bởi đó là biểu thị của ham muốn và lòng tham không bão hòa, về Trishna, không thể dẫn đến thoát khỏi khổ đau, mà thật ra chỉ có thể đưa đến đau khổ. Sự không chắc chắn và nạn đói kém không thể mang lại hòa bình. Tính tham lam và hám lợi không thể nào đem lại hòa bình, hoặc trong
tâm ta hoặc trong xã hội mà ta đang sống. Tình trạng bị ám ảnh với của cải vật chất không thể mang lại hòa bình.
Nhưng những điều này không phải là những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến nền hòa bình. Có những nguyên nhân và yếu tố khác quyền lực và trọng yếu hơn. Những điều này liên quan đến tham vọng thống trị, bỏ qua mọi sự sống và tâm thức của tha nhân, các quan điểm bất khoan dung trước nhữngkhácbiệtphongtục,vănhóa,hoặcnhậnthứcvềlợiích.
6.KẾTLUẬN
Những lý tưởng Phật giáo đang chia sẻ đều nhằm mục tiêu mang lại hòa bình thế giới. Vì đối với vấn đề phát triển bền vững, Ngài bình luận rằng bên cạnh tập trung phát triển về kinh tế xã hội, nhân loại phải gìn giữ môi trường. Theo Phật giáo, mâu thuẫn, bất khoan dung, và bất hòa phát sinh những tham dục,sânhậnvàsimê.Đểpháttriểnsựtựtin,lòngkhoandung,vàhòahợp,điều quantrọnglàvunbồinhữnggiátrịchunghoặcđạođứctoàncầu.Dođó,sựđẩy mạnhvềgiáodục,hội đàm, phát triển xã hội và kinh tế sẽ dẫn đến phát triển bền vững về nền hòa bình trên thế giới.
Chúngtakhôngthểgiảvờrằngchúngtakhôngbiếtnhữnggìđangdiễn ra ở nhà kế bên. Nếu bất cứ ai trong hội chúng này có bất cứ ảnh hưởng nào, hãy để họ dùng nó. Phật giáo là tôn giáo của hòa bình, hòa hợp, phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, tình thương, bi mẫn, tình hữu nghị, tình bạn bè, tình anh em, đạo đức, bất bạo động, lòng khoan dung và sự cống hiến. Vì vậy, đó là tôn giáo của nhân loại, của lợi ích và niềm hạnh phúc. Phật giáo có sự tôn trọng đối với tất cả chúng sinh và tiếp cận họ với lòng từ bi. Đức Phật ra đời nhằm xua tan bóng tối vô minh và chỉ cho thế gian con đường hòa bình và con đường thoát khổ. Con đường của Phật là con đường giác ngộ, trong sự hiểu biết và giáo dục. Thông điệp của Ngài làm cho con người có thể tư duy tự do và sáng suốt. Những lời dạy của Người ngày nay vẫn còn ảnh hưởng đến vận mệnh của nhân loại và soi sáng nhân gian với lòng từ. Phật giáo dạy chúng ta phân tích bản chất của cuộc sống như là một định luật vận hành theo vòng xoay của ba thời kỳ khác nhau: sinh, biến đổi và chết. Đó cũng là định luật vũ trụ. Không gì tránh khỏi quy luật này. Do vậy, nếu con người sợ chết, thì điều đó có giúp con người vượt qua khủng hoảng của chủ nghĩa khủng bố không? Nếu câu trả lời là không, thì chúng ta có cần tập trung toàn cảm xúc của chúng ta vào nó hay không? Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta nên tập trung vào việc cải thiện cuộc sống đạo hạnh, trí tuệ, chân thật và
giá trị của chúng ta, từ đó phát triển tất cả năng lực phước đức cần thiết cho cuộc sống.
Chúng ta là con người với những tiềm năng phi thường. Những đức hạnh cao thượng và bản chất tội phạm luôn ẩn tàng trong tâm trí, tinh thần và tâm hồn. Những điều này có thể phát khởi trong cuộc sống chúng ta bất cứ lúc nào, và tiềm ẩn trong chúng ta với nhiều cấp độ khác nhau. Trong tâm trí chúng ta, chúng ta tìm thấy một ngôi nhà báu về đức hạnh và đống rác của cái ác. Với sự phát triển của những đặc điểm này, chúng ta có thể trở thành hoặc phước lành hoặc tai họa cho nhân loại. Nếu chúng ta muốn hội nhập chính mình vào việc phục vụ cao cả cho nhân loại, chúng ta phải nỗ lực hết mình để trừ diệt những tội ác ẩn tàng bằng cách gieo những hạt giống về đức hạnh cao quý.
Thử thách của chúng ta là giảm bớt sự suy thoái của hành tinh này. Trái đất có thể bền vững là thách thức của chúng ta. Như vậy, có thể hiểu rằng phương pháp cho những vấn đề này, cũng như những nghịch biến mà chúng ta đối đầu trong lĩnh vực phát triển bền vững nằm ở lòng bi mẫn và sự tỉnh thức về tính tương thuộc. Thật là chính xác khi những giá trị này đã được Phật Pháp (Buddha Dharma) đặt ra trước chúng ta, và Đức Đa- Lai Lạt-Ma đã sách tấn chúng ta tuân theo. Sự lan truyền những giá trị và đạo đức của Phật Pháp (Buddha Dharma) - không còn nghi ngờ gì nữa - sẽ là sự đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng nền hòa bình thế giới thông qua sự phát triển vững bền.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barua, Pranab Kumar, World Peace through Buddhist Education, Commemorative Book, 2006.
Excerpts from Commemorative book on Buddhist contribution to World Peace and Sustainable Development 2006.
Deegalle, Mahinda, School of Historical and Cultural Studies, Bath Spa University, UK.
Gombrich, Richard, Buddhism and Non-violence, Oxford, UK. Spowers, Rory and Willmott, Tim, A Little Book of Hope, Hopsters,
2003.
Thich Nhat Tu Department of Buddhist Philosophy, Vietnam Buddhist University,CommemorativeBook,2006.
Jinabodhi, A Search for New Dimension of Universal Brotherhood, Commemorative Book, 2006.
Mohanta, Dipti, A Middle Way of Sustainable Development Amidst Social Changes, UNDV Conference Proceedings, 2014.
Rahula,Walpola,‘’WhattheBuddhaTaught’’,Reprinted,Taipei,Taiwan: The Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, 2002.
Runzo,JosefandMartin,NancyM(eds.),‘’EthicsintheWorldReligions’’, Oxford: Oneworld, 2007.
Singh,ArvindKumar,ʻ’RelevanceofBuddhisminAttainingWorldPeace’’ inLeManhThatandThichNhat Tu (eds.), War, Conflict and Healing: A Buddhist perspective, HCM City, Vietnam Buddhist University, 2008.
Strong, John S, ʻ’ The Experience of Buddhism: Sources and Interpretations’’, Second edition, London, Toronto, Belmont and Albert Complex:Wadsworth,ThomsonLearning, 2002: 101.
Sathirathai, Surakiart, Buddhism and Sustainable Development: The Science of Sufficing and Moderate Living, Chulalongkorn University, December 1st , 2010.
Taylor, B., (Ed.), Encyclopedias of Religion and Nature, Continuum International, London, 2005.
Thepsopon, Phra (Prayoon Merek),’’ A Buddhist World View’’, Fifth Impression, Bangkok: Mahachula Buddhist University Press, 2001.
The Business & Management Review, Volume 4 Number 4 March 2014.
268