201
THỜI KHẮC KHỞI NGUỒN VÀ SỰ TẢN CƯ: SỰ THIẾT YẾU CHO MỘT LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO
TS. Devin Combs Bowles(1)
TÓM TẮT
Số người di cư trên toàn cầu tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Năm 2018, đã có gần 70 triệu người di cư, đạt đến một mức cao mới. Những người di cư này chạy trốn khỏi những bi kịch và bị thúc đẩy phần lớn bởi xung đột bạo lực. Sự gia tăng căng thẳng dân tộc và chính trị đã làm dấy thêm khả năng xung đột và hàng triệu người phải di cư trong tương lai.
Đồng thời, biến đổi khí hậu và các suy thoái sinh thái khác có thể sẽ làm tăng số lượng người di cư, với khả năng ở một quy mô chưa từng có trong lịch sử loài người. Mực nước biển dâng cao đe dọa nhiều cộng đồng ven biển và một vài người số trong họ khó có khả năng thích ứng trong khoảng thời gian trung và dài hạn, đặc biệt khi kết hợp với sự phá hủy của các rặng san hô và sự gia tăng các cơn bão mạnh. Năng suất nông nghiệp sẽ giảm xuống cực hạn, khiến hàng triệu người ở các nước xích đạo đang phát triển không được tiếp cận với các phương tiện sinh hoạt cơ bản. Những yếu tố này và các yếu tố tương tự sẽ làm tăng nguy cơ xung đột bạo lực. Một số bình luận viên đã liên kết biến đổi khí hậu với sự khởi đầu của cuộc xung đột Syria, vốn là tác nhân chính trong sự gia tăng người di cư trong thập kỷ qua. Ngay cả khi không có xung đột, việc mất đi sinh kế sẽ khiến nhiều người phải tìm kiếm nhà mới.
-
Lecture, Australian National University, President of Benevolent Organisation for Develop- ment, Health and Insight (BODHI), Australia. Người dịch: Trang Nguyễn
Phần lớn những người tị nạn này thường đến từ các nước đang phát triển. Nhiều cộng đồng tiếp nhận dường như không có đủ các nguồn lực cần thiết cho việc chăm sóc sức khỏe thậm chí cho cư dân hiện tại của họ và sau đó cho những người dân di cư. Những người mới đến bị buộc phải sống trong điều kiện không an toàn ở các khu ổ chuột, tạo điều kiện lây lan của các dịch bệnh. Sự căng thẳng sắc tộc và chính trị từ đó gia tăng, lan sang bạo lực và kéo dài chu kỳ di cư.
Trong khi đó, ngoài việc Châu Âu chấp nhận một số lượng lớn người tị nạn đến từ cuộc xung đột Syria là một ngoại lệ, thì xu hướng toàn cầu của các nước phát triển là tăng cường củng cố biên giới, chống lại người tị nạn, gia tăng chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại. Trí tuệ Phật giáo là một giai thoại hữu ích cho những xu hướng này. Việc hiểu rõ hơn về khái niệm nguồn gốc ảnh hưởng sẽ thúc đẩy hành động để hạn chế và cuối cùng ngăn chặn biến đổi khí hậu. Hiểu rõ hơn giá trị của khái niệm vô thường và vô ngã sẽ cho phép các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển về sự thay đổi khí hậu không thể tránh khỏi và nâng cao tinh thần nhân đạo. Điều này sẽ mở ra một cuộc đàm thoại toàn cầu tốt hơn về việc phân bổ các nguồn tài nguyên.
-
- GIỚI THIỆU
Số người di cư đang tăng nhanh toàn cầu, gần 70 triệu người. Sự gia tăng này không cân bằng trong lịch sử, UNHCR ước tính rằng cứ sau hai giây, một người mới di cư bắt đầu (Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 2019). Hầu hết thường trải qua nhiều đau khổ để khiến cho họ phải rời khỏi nhà và trở thành người tị nạn. Xung đột bạo lực hoặc đàn áp chính trị là nguyên nhân phổ biến nhất của sự dịch chuyển này, dù thảm họa môi trường là một trong các tác nhân (UNESCO, 2019). Mặc dù đúng là hầu hết những người tị nạn đều giảm được sự đau khổ bằng cách di cư (vì ước muốn của chính họ), nhưng thường chính sự dịch chuyển này sẽ kéo theo thêm đau khổ. Hai nguyên nhân chủ yếu của sự di cư lại dẫn đến sức khỏe kém hơn, vì họ thường phải sống trong điều kiện dễ lây lan của bệnh tật (Bowles và cộng sự, 2014c, Bowles và cộng sự, 2014b, Butler và cộng sự, 2014, Bowles và cộng sự, 2014a, Bowles và cộng sự, 2015).
Số lượng người di cư có thể sẽ tăng đáng kể trong tương lai. Trên toàn cầu, loài người đang làm suy giảm môi trường tự nhiên ở một tốc độ chóng mặt. Điều này kết hợp với sự gia tăng số lượng người
tạo ra nhiều dịch chuyển hơn để đối phó lại với các thảm họa sinh thái, bao gồm từ các sự kiện thời tiết cực đoan ngắn hạn và các xu hướng dài hạn làm giảm vĩnh viễn khả năng cư trú của một số khu vực. Môi trường xuống cấp khiến cho con người không nơi sản xuất, có thể làm căng thẳng các mối quan hệ kinh tế, xã hội và chính trị. Trong những trường hợp không được quản lý đúng cách có thể làm trầm trọng thêm các căng thẳng sắc tộc hoặc tôn giáo hiện có, làm tăng nguy cơ xung đột bạo lực. Đổi lại, tỷ lệ xung đột bạo lực gia tăng sẽ dẫn đến nhiều người phải di dời.
-
- KHỦNG HOẢNG MÔI TRƯỜNG
Hệ thống sinh thái hỗ trợ nền văn minh nhân loại và dân số toàn cầu của gần 8 tỷ người đang bị suy thoái nhanh chóng. Khả năng tiếp tục vai trò của hệ thống sinh thái đang gặp rủi ro. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số hệ thống quan trọng của trái đất đang gặp nguy hiểm, bao gồm từ biến đổi khí hậu, sự gián đoạn cho đến những chu trình phốt pho và nitơ (Rockström và cộng sự, 2009). Tốc độ tuyệt chủng của giống loài hiện nay có thể tương đương với năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt, bao gồm thảm họa quét sạch toàn bộ khủng long (Barnosky và cộng sự, 2011).
Mỗi một vấn đề đều có quy mô toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến hàng tỷ người, dù điều kiện không cho phép họ kiểm tra đầy đủ từng rủi ro và mối liên kết của chúng, và biến đổi khí hậu là một ví dụ minh họa cho việc này. Sự phát thải khí nhà kính nhân tạo là sự phát thải bao gồm cả khí cacbon điôxít và khí metan, kết hợp với sự xuống cấp của các bể chứa cacbon như rừng đã làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu. Việc gia tăng nồng độ khí thải nhà kính giống như một tấm chăn phủ quanh trái đất, hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn và làm tăng nhiệt độ toàn cầu. Điều này đang phá vỡ hệ thống khí hậu.
Con người đã làm thay đổi khí hậu và những những hành động nhằm giảm bớt tốc độ của sự biến đổi khí hậu lại không có hiệu quả. Có một tác nhân ảnh hưởng rất lớn đối với trái đất đó là mực nước biển dâng, điều đó sẽ làm giảm diện tích đất mà con người sinh sống. Mực nước biển có thể dâng tương đối nhanh, mặc dù rất khó để dự đoán chính xác. Người ta cho rằng sự gia tăng này sẽ có ảnh hưởng không tốt đến các vùng đồng bằng sông nước, hiện là trung tâm sản xuất nông nghiệp và định cư của con người. Các cộng đồng
dân cư ven biển có thể cảm thấy rất khó khăn hoặc thậm chí không thể thích nghi với môi trường, và điều đó sẽ thúc đẩy quá trình di dân.
Với sự thay đổi khí hậu và bối cảnh thời tiết khắc nghiệt, bao gồm bão, lũ lụt, hạn hán và những khoảng thời gian nhiệt độ khắc nghiệt xảy ra phổ biến hơn và/hoặc nghiêm trọng hơn. Mỗi sự kiện này đều có thể gây hại trực tiếp cho con người, nhưng quan trọng hơn là làm gián đoạn đến năng suất và an ninh lương thực, thực phẩm và nguồn nước. Biến đổi khí hậu có khả năng làm giảm năng suất làm việc của công nhân ở một số nơi và các ngành công nghiệp vì những hạn chế sinh học đối với khả năng hoạt động của con người ở nhiệt độ cực cao (Kjellstrom và cộng sự, 2009, Hana và cộng sự, 2011, Tawatsupa và cộng sự, 2012).
Thời tiết khắc nghiệt có thể tàn phá nguồn nước, thông qua hạn hán và lũ lụt hay thì bão làm tổn hại các hồ chứa nước sạch. Trồng trọt cũng gặp nguy cơ, trên quy mô ảnh hưởng đến toàn bộ quốc gia hoặc khu vực (Butler, 2014, Butler, 2009, Butler và cộng sự, 2014). Các nước ở khu vực xích đạo chịu tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu đối với việc sản xuất lương thực. Dù có khả năng thích nghi ở một mức độ nào đó nhưng cũng có giới hạn về lý thuyết và thực tế. Quan trọng là phần lớn những người thiệt thòi nhất thế giới, lại là những người ở các nước xích đạo, ít có khả năng thích nghi nhất do thiếu tiếp cận thông tin và nguồn vốn. Về lâu dài, nhiệt độ khắc nghiệt sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, cản trở việc trồng trọt và đe đọa những nơi ở an toàn. Một số khu vực sẽ mất khả năng tiếp tục sản xuất lương thực như hiện nay.
Cá và các sinh vật biển khác sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi nước ấm. Các rạn san hô, hiện đang hỗ trợ các hệ sinh thái phong phú, sẽ trải qua quá trình tẩy trắng thường xuyên hơn. Đại dương hấp thụ một phần đáng kể lượng khí thải carbon dioxide dư thừa, làm tăng nồng độ axit của chúng. Điều này ảnh hưởng đến khả năng phát triển của nhiều loài sinh vật biển, bao gồm cả động vật có vỏ (Baumann và cộng sự, 2012, Cooley và Doney, 2009, Barnett, 2011). Sự đa dạng sinh thái sẽ giảm mạnh dẫn đến việc nguồn cá cung cấp các loại protein và calo quan trọng cho hàng triệu người đang gặp rủi ro (Barnett, 2011, Baumann và cộng sự, 2012). Một số nhà khoa học cho rằng loài người nên lập kế hoạch để đối phó với hệ sinh thái rạn san hô đang trên đà sụp đổ, bởi vì chúng có rất ít cơ hội sống sót do sự kết hợp của sự axit hóa đại dương, ô nhiễm môi trường và đánh bắt quá mức (Bradbury, 2012).
Bối cảnh thời tiết khắc nghiệt luôn và đã dẫn đến sự dịch chuyển của con người. Khi thời tiết trở nên quá cực đoan và thường xuyên hơn, điều này sẽ trở nên trầm trọng hơn. Nền văn minh toàn cầu chưa bao giờ trải qua sự thay đổi dài hạn đối với khí hậu mà biến đổi khí hậu nhân tạo đang mang đến, nhưng những thay đổi dài hạn có thể làm tăng số lượng người phải di tản lên nhiều lần. Theo ước tính của các chuyên gia đã thay đổi bởi hơn một trong số mười nhân tố, và đã lên tới 300 triệu.
-
- MÔI TRƯỜNG VÀ XUNG ĐỘT
Các nhà lãnh đạo quốc phòng của nhiều quốc gia nhận ra mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và xung đột bạo lực, và đã bắt đầu chuẩn bị cho những sự biến đổi khí hậu tiếp theo (Bowles và Butler, 2014, Schwartz and Randall, 2003, Bộ Quốc phòng, 2010, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, 2014). Sự đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm và nguồn nước rất quan trọng cho hòa bình và sự thiếu hụt của chúng làm tăng nguy cơ xung đột (Bowles và cộng sự, 2014a, Bowles và cộng sự, 2014b, Bowles và cộng sự, 2015). Quản trị kém làm tăng rủi ro, vì nó ức chế khả năng của chính phủ để giải quyết những bất bình chính đáng của công dân. Các tác nhân vô đạo đức có thể sử dụng thực phẩm không an toàn để làm tăng căng thẳng sắc tộc, tôn giáo hoặc kích động bạo lực (Kahl, 2006, Bowles và cộng sự, 2014a).
Có bằng chứng cho thấy sự biến đổi khí hậu có khả năng đã giúp khởi xướng cuộc xung đột dân sự ở Syria. Syria đã trải qua một trận hạn hán nghiêm trọng dẫn đến xung đột, đã gây ra hoặc bị làm trầm trọng thêm bởi sự biến đổi khí hậu. Điều này đã làm giảm đáng kể sự sản xuất lương thực, thực phẩm ở vùng nông thôn tại Syria, tạo ra những quan ngại cho nông dân. Đồng thời chế độ Assad đã giảm hỗ trợ cho các gia đình nông thôn. Kết quả là, những người trẻ từ các gia đình ở thôn quê đều đi đến các thành phố tìm việc làm để nuôi sống bản thân và gia và có nhiều người đã không tìm được việc làm. Sau đó, các thành phố đã trở thành điểm nóng của sự bất mãn với chế độ và làm thúc đẩy các cuộc xung đột dân sự (Gleick, 2014, Kelley và cộng sự, 2015).
-
- SỰ XUNG ĐỘT VÀ DI CƯ
Hơn một phần tư trong số 24,5 triệu người tị nạn trên thế giới đến từ Syria. Ngoài ra, trong số 6,3 triệu người đến từ Syria, phía Nam Sudan và Afghanistan, còn có thêm 5 triệu người tị nạn đến từ quốc gia khác (Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 2019), điều này
đã thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của việc tránh xung đột nhằm hạn chế số lượng người phải di cư.
Những người di cư đang cần sự giúp đỡ, nhưng những người dân địa phương đã nhận thức được sự cạnh tranh vì bị hạn chế nguồn tài nguyên bao gồm cả việc làm. Nhận thức này thường làm ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của những người di cư. Vì những người di cư thường có nguồn gốc từ các nước đang phát triển, nhiều nước phát triển lo lắng về một dòng người tị nạn hoặc dòng người di cư khác. Sự bài ngoại này thường được diễn ra trong các cuộc bầu cử, với những hậu quả quan trọng gần đây đối với sự lãnh đạo và các chính sách chiến lược dài hạn của một số nền dân chủ (Welzer, 2012, Magregor-Bowles và Bowles, 2017).
Trong khi công dân của các nước phát triển thường lo lắng về dòng người tị nạn, thì trên thực tế, 85% số người di cư trên thế giới đang ở các nước đang phát triển (Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, 2019). Điều này bất chấp thực tế là các nước đang phát triển có ít nguồn lực hơn để phù hợp với người di cư mới và thường đóng góp ít hơn cho sự suy thoái sinh thái toàn cầu và được dự đoán là sẽ tăng làm tăng số lượng di cư. Khả năng cung cấp của các nước đang phát triển cho người tị nạn với sự cứu trợ mà họ cần có thể được tăng cường nhờ sự hỗ trợ về vật chất và chuyên gia từ các nước phát triển.
-
- SỰ THIẾT YẾU CỦA TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Trí tuệ Phật giáo và các khái niệm cốt lõi nên chứng minh là một liều thuốc giải độc hữu ích cho những xu hướng này. Hành động về sự biến đổi khí hậu sẽ được tăng cường với sự hiểu biết nhiều hơn về các khái niệm cốt lõi của Phật giáo, chẳng hạn như vô ngã, nguồn gốc phụ thuộc và vô thường (Bowles, 2015, Bowles, 2014). Điều này sẽ tạo điều kiện cho thế giới phát triển khôi phục lại sự đóng góp không cân xứng của nó vào nỗi đau khổ liên quan đến biến đổi khí hậu và các hình thức suy thoái môi trường khác và những hành động để giảm bớt những đau khổ đó. Điều này sẽ bao gồm cả hành động để giảm thiểu suy thoái môi trường bao gồm biến đổi khí hậu và nỗ lực hỗ trợ các nước đang phát triển thích nghi với những vấn đề không thể tránh khỏi. Vấn đề trước có thể liên quan đến việc chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, vốn gần bằng giá thành với một số hình dạng của nhiên liệu hóa thạch.
Hỗ trợ thế giới đang phát triển thích nghi với một thế giới có hệ sinh thái bị suy thoái sẽ phải tăng cường đối thoại với sự hiểu biết về các nước đang phát triển đó có thể bị tổn hại nhiều nhất bởi sự biến đổi khí hậu. Các hành động hữu ích có thể bao gồm gia tăng số lượng người di cư được chấp nhận bởi các quốc gia phát triển và nâng cao triển vọng của họ khi đến nơi, cho vai trò của kiều hối ở một số nền kinh tế. Điều quan trọng, họ cũng sẽ nhận ra rằng hành động di cư thường là gian khổ, và nên tránh khi có thể. Điều này cũng có nghĩa là hỗ trợ các nước đang phát triển thích ứng với sự biến đổi khí hậu để ngăn chặn sự di cư. Thực tế, điều này sẽ giúp giảm bất bình đẳng toàn cầu giữa người dân và quốc gia. Lý tưởng nhất, trí tuệ Phật giáo có thể giúp hướng dẫn một cuộc đàm thoại về cải thiện công bằng toàn cầu.
Trí tuệ Phật giáo có thể là một ánh sáng dẫn đường, giúp giảm bớt đau khổ trong sự di cư liên quan đến suy thoái môi trường đã tạo ra. Để tiềm năng này được hiện thực hóa, điều quan trọng là các Phật tử tích cực thể hiện rõ ràng lòng từ bi đối với các dân tộc thiểu số và tôn giáo. Thế giới cần những tấm gương tốt thể hiện sự chấp nhận khoan dung với phần còn lại của thế giới. Hành động như vậy sẽ nâng cao danh tiếng vốn đã mạnh mẽ của Phật giáo trên toàn cầu. Đổi lại, điều này sẽ làm tăng số người tìm được nơi nương tựa trong giáo huấn của nó và có thể giảm bớt đau khổ.
-
- PHẦN KẾT LUẬN
Sự dịch chuyển của con người là do những xung đột hoặc thảm họa môi trường, gây ra nỗi đau khổ tột cùng. Suy thoái môi trường sẽ làm tăng số lượng người bị di dời vốn đã quá nhiều trên toàn cầu, qua cả hai thảm họa môi trường và xung đột bạo lực. Điều này sẽ gây ra vô kể những nỗi đau khổ. Trí tuệ Phật giáo có thể giúp ngăn chặn suy thoái môi trường và nuôi dưỡng lòng từ bi cho những người bị ảnh hưởng xấu bởi nó.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Barnett, J. 2011. Dangerous climate change in the Pacific Islands: food production and food security. Regional Environmental Change, 11, 229-237.
Barnosky, A. D., Matzke, N., Tomiya, S., Wogan, G. O. U., Swartz, B., Quental, T. B., Marshall, C., Mcguire, J. L., Lindsey, E. L., Maguire,
K. C., Mersey, B. & Ferrer, E. A. 2011. Has the Earth’s sixth mass extinction already arrived? Nature, 471, 51-57.
Baumann, H., Talmage, S. C. & Gobler, C. J. 2012. Reduced early life growth and survival in a fish in direct response to increased carbon dioxide. Nature Climate Change, 2, 38-41.
Bowles, D. C. 2014. The concept of dependent arising in reducing the likelihood and effects of climate-related conflict. In: THICH, N. T. & THICH, D. T. (eds.) Buddhist Response to Environmental Protection. Religion Press.
BOWLES, D. C. Year. Religious regulation of humanity’s interactions with the environment: Can Buddhism meet the challenges of modernity? In: Vuddhikaro, P. S., Shammahaso, P. H., Cittapalo, R.
R. & Peoples, D., eds. Buddhism and World Crisis, 2015 Thailand. Mahachulalalongkornrajavidyalaya University, 248-255.
Bowles, D. C., Braidwood, M. & Butler, C. D. 2014a. Unholy Trinity: Climate change, conflict and ill health. In: BUTLER, C. D. (ed.) Climate change and global health. Wallingford: Cabi.
Bowles, D. C. & Butler, C. D. 2014. Socially, politically and economically mediated health
effects of climate change: Possible consequences for Africa. South African Medical Journal, 104.
Bowles, D. C., Butler, C. D. & Friel, S. 2014b. Climate change and health in Earth’s future. Earth’s Future, 60-67.
Bowles, D. C., Butler, C. D. & Morisetti, N. 2015. Climate change, conflict and health. Journal of the Royal Society of Medicine, 108, 390-395.
Bowles, D. C., Reuveny, R. & Butler, C. D. 2014c. Moving to a better life?
Climate, migration and population health. In: BUTLER, C. D. (ed.)
Climate change and global health. Wallingford: CABI.
Bradbury,R.2012.Aworldwithoutcoralreefs.NewYorkTimes.NewYork: The New York Times Company.
Butler, C. D. 2009. Food security in the Asia-Pacific: Malthus, limits and environmental challenges. Asia Pacific journal of clinical nutrition, 18, 577-84.
Butler, C. D. 2014. Famine, hunger, society and climate change. In: BUTLER, C. D. (ed.) Climate Change and Global Health. Wallingford: Cabi.
Butler, C. D., Mathieson, A., Bowles, D. C. & Godson, A. 2014. Climate Change And Health In Africa. In: Butler, C. D. (ed.) Climate change and global health. Wallingford: CABI.
Cooley, S. R. & Doney, S. C. 2009. Anticipating ocean acidification’s economic consequences for commercial fisheries. Environmental Research Letters, 4, 024007.
Department Of Defense 2014. Quadrennial Defense Review 2014.
Washington, D.C.: Department of Defense.
Gemenne, F. 2011. Why the numbers don’t add up: A review of estimates and predictions of people displaced by environmental changes. Global Environmental Change, 21, Supplement 1, S41-S49.
Gleick, P. H. 2014. Water, drought, climate change, and conflict in Syria.
Weather, Climate and Society, 6, 331-340.
Hanna, E. G., Kjellstrom, T., Bennett, C. & Dear, K. 2011. Climate Change and Rising Heat: Population Health Implications for Working People in Australia. Asia-Pacific Journal of Public Health, 23, 14S-26S.
Kahl, C. H. 2006. States, Scarcity and Civil Strife in the Developing World,
Princeton, Princeton University Press.
Kelley, C. P., Mohtadi, S., Cane, M. A., Seager, R. & Kushnir, Y. 2015.
Climate Change In The Fertile Crescent and implications of the
recent Syrian drought. Proceedings of the National Academy of
Sciences, 112, 3241-3246.
Kjellstrom, T., Holmer, I. & Lemke, B. 2009. Workplace heat stress, health and productivity–an increasing challenge for low and middle-income countries during climate change. Global Health Action, 2.
Macgregor-Bowles, I. & Bowles, D. C. 2017. Trump, Brexit, Right-wing Anti-globalisation, and An Uncertain Future for Public Health. AIMS public health, 4, 139-148.
Ministry Of Defence 2010. Securing Britain In An Age Of Uncertainty: The strategic defence and security review. London: HMSO.
Rockström,J.,Steffen,W.,Noone,K.,Persson,A.,Chapin,F.S.,Lambin,
E. F., Lenton, T. M., Scheffer, M., Folke, C., Schellnhuber, H. J.,
Nykvist, B., De Wit, C. A., Hughes, T., Van Der Leeuw, S., Rodhe,
H., Sorlin, S., Snyder, P. K., Costanza, R., Svedin, U., Falkenmark,
M., Karlberg, L., Corell, R. W., Fabry, V. J., Hansen, J., Walker, B.,
Liverman, D., Richardson, K., Crutzen, P. & Foley, J. A. 2009. A
Safe Operating Space For Humanity. Nature, 461, 472-475.
Schwartz, P. & Randall, D. 2003. An Abrupt Climate Change Scenario And Its Implications For United States National Policy. Pasadena: Jet Propulsion Laboratory.
Tawatsupa, B., Lim, L. L., Kjellstrom, T., Seubsman, S.-A. & Sleigh, A.
2012. Association Between Occupational Heat Stress and kidney
disease among 37 816 workers in the Thai Cohort Study (TCS). J
Epidemiol, 22, 251-260.
UNESCO. 2019. Displaced Person/Displacement [Online]. Available: http://www.unesco.org/new/en/social-and-human-sciences/ themes/international-migration/glossary/displaced-person- displacement/ [Accessed 30 January 2019].
United Nations High Commissioner For Refugees. 2019 Figures at a Glance [Online]. UNHCR. Available: https://www.unhcr.org/ figures-at-a-glance.html [Accessed 30 January 2019].
Welzer, H. 2012. Climate Wars: Why people will be killed in the twenty- first century, Cambridge, Polity Press.