SỰ TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ TIÊU DÙNG CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
GS. TS. Karam Tej Singh Sarao(*)
TÓM TẮT
Hiệp hội Kinh tế và Xã hội LHQ (ECOSOC) đã được giao nhiệm vụ giám sát việc huy động, tạo điều kiện và phối hợp về chuyên môn, chương trình cũng như nguồn lực trong hệ thống của LHQ để hỗ trợ các chiến lược mang tính chất khu vực, quốc gia cho đến toàn cầu nhằm xây dựng được các khối phát triển bền vững. “Tài liệu về kết quả của Rio + 20” (Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, 2012) - Tương lai mà chúng tôi mong muốn - là một bản kế hoạch hoạch định các đường lối chủ chốt của ECOSOC, đề xuất các chiến lược khác nhau cho việc thúc đẩy và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Trong bài tham luận này, chúng tôi sẽ thảo luận, nghiên cứu, xem xét quan điểm Phật giáo về phát triển bền vững dựa vào các tài liệu như: Tài liệu Rio
+ 20 (the Rio+20 document), Chương trình nghị sự 21 (Agenda
21) và Kế hoạch thực thi Johannesburg (the Johannesburg Plan of Implementation).
* K.T.S. Sarao, Head and Professor of Buddhist Studies, Delhi University, New Delhi, In- dia. Người dịch: NS. Như Quyệt
Chúng tôi nỗ lực để chứng minh một sự thật là có nhiều cơ sở chung giữa các mục đích và lý tưởng của ECOSOC và những lời dạy của đức Phật (Buddhavacana). Vì thế, bài tham luận sẽ đề xuất luận điểm rằng giáo pháp của đức Phật (Buddhavacana) đã và đang đề ra nhiều điều khoản cung ứng cho sự phát triển bền vững và có thể đóng góp quan trọng đối với những nỗ lực của ECOSOC trong vấn đề này. Giáo pháp Phật giáo liên quan đến thái độ tôn trọng đối với thiên nhiên, bình đẳng giới, chủ nghĩa bình đẳng trong xã hội và trong lĩnh vực kinh tế, phi bạo lực, từ bi đối với tất cả các loài, lối sống bình dị, thiểu dục tri túc, không lãng phí, khoan dung và đa nguyên - tất cả những điều này không chỉ hoàn toàn tương thích với lý tưởng và mục tiêu của ECOSOC mà còn có những đóng góp thực sự vào nỗ lực của ECOSOC để giải quyết và thực thi các vấn đề trên. Hơn nữa, chúng tôi sẽ nỗ lực chỉ ra rằng hệ thống toàn cầu hóa hiện tại thúc đẩy sự cạnh tranh hơn là sự hợp tác. Thái độ như vậy đã và đang tạo ra những xung đột và oán giận.Vì vậy, chúng ta cần xem xét một cách nghiêm túc không chỉ thái độ, lối sống của chúng ta mà còn cả chính sách của chúng ta về việc quản lý, sử dụng tài nguyên, công nghệ tái tạo và không tái tạo, khoa học kỹ thuật, quy mô và hướng công nghiệp hóa cũng như sự toàn cầu hoá.
Thêm vào đó, chúng tôi sẽ minh chứng để cho các bạn thấy, một xã hội được thành lập dựa trên nền tảng giáo pháp của Phật giáo để nhận ra rằng mỗi cá nhân nên nhắm vào việc thúc đẩy lợi ích của tập thể lớn hơn mà người ấy là thành viên và ít nhất là không tìm kiếm sự thỏa mãn cho chính mình theo những cách có thể gây hại cho người khác. Do đó, trong các giải pháp của Phật giáo liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội, tiêu chí chính yếu quyết định việc hình thành các chính sách phải là lấy sự thịnh vượng và phúc lợi của các thành viên trong xã hội nói chung. Bằng cách chỉ ra rằng sự theo đuổi lối sống xa hoa và trần tục là nguyên nhân sâu xa của đau khổ, Phật giáo khuyến khích mỗi cá nhân nên sống có chừng mực, tự nguyện đơn giản và biết đủ. Trên thực tế, lý tưởng
Phật Giáo đồng hành và cộng trụ với thiên nhiên chứ không phải là thống trị hay chi phối thiên nhiên. Vì vậy, một mối quan hệ mới phải được thiết lập giữa con người và thiên nhiên, một mối quan hệ hợp tác chứ không phải khai thác, sử dụng một cách cạn kiệt. Sản xuất phải phục vụ nhu cầu thực sự của con người, chứ không phải để đáp ứng các yêu cầu của hệ thống kinh tế. Thông qua bài tham luận, chúng tôi cũng sẽ chứng minh cho các bạn thấy rằng so với hệ thống tiêu dùng toàn cầu hóa gây lãng phí và làm cho con người ngày càng tham lam, Phật giáo lại đề bạt ra những giải pháp, kế hoạch làm cho con người sống không lãng phí và biết đủ, hạnh phúc với những gì mình có.
Khái niệm Phát triển bền vững được định nghĩa trong Báo cáo Brundtland (1987) là “sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu hiện tại của con người mà không ảnh hưởng, tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”1. Báo cáo này cũng lần đầu tiên nói về nhu cầu hội nhập phát triển kinh tế, quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, công bằng xã hội bao gồm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của con người mà không làm suy yếu tính toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của các hệ thống sinh học tự nhiên. Trước Báo cáo Brundtland, một sự e ngại đã được thể hiện rõ trong cuốn sách Giới hạn tăng trưởng (1972), trong đó kiểm tra 5 biến số (dân số thế giới, công nghiệp hóa, ô nhiễm, sản xuất lương thực và suy giảm tài nguyên) trên mô hình máy tính về tăng trưởng kinh tế và dân số theo cấp số nhân với nguồn cung cấp tài nguyên hữu hạn. Những phát hiện được tìm ra là ngay cả khi những nguồn tài nguyên mới được khai thác trong thời gian tới và dự trữ hiện tại thay đổi, nhưng nguồn tài nguyên vẫn là hữu hạn và cuối cùng sẽ cạn kiệt. Cuốn sách dự đoán rằng những thay đổi trong sản xuất công nghiệp, sản xuất thực phẩm và ô nhiễm, tất cả đều đi dần đến sự sụp đổ về kinh tế và xã hội sẽ diễn ra trong thế
- Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED: Chương 2.
kỷ XXI1. Nói một cách đơn giản, “các quy luật nhiệt động lực học là tuyệt đối và bất khả xâm phạm. Trừ khi nguồn năng lượng tái tạo từ năng lượng sinh khối ổn định, nền văn minh của nhân loại là không bền vững… Đơn giản là không có bể chứa sinh khối dự trữ cho hành tinh Trái đất. Trạng thái cân bằng là không thể khắc phục, vô ích và không có kết quả”2. Làm thế nào để chúng ta nắm bắt được vấn đề được nêu ở trên và đạt được sự tăng trưởng bền vững? Từ quan điểm của Phật giáo, xã hội loài người ngày nay đã chọn một con đường sai lầm (agatigamana) để phát triển và có nhu cầu cấp thiết với hai biện pháp để khắc phục. Thứ nhất, cần phải có một hệ thống để phát triển công nghệ thay thế không gây ô nhiễm với các kỹ năng chuyên môn tối thiểu và chỉ sử dụng các tài nguyên tái tạo như năng lượng gió và mặt trời. Thứ hai và quan trọng hơn nữa là cần phải thay đổi bản chất của loài người, theo đó con người có thể thay đổi và sự hồi sinh của tâm linh có thể được thể hiện bằng sự tôn trọng đối với thiên nhiên.
Hệ thống kinh tế toàn cầu định hướng lợi nhuận ngày nay, trong đó giá trị đạo đức không được xem là quan trọng vì bị kiểm soát và điều hành bởi chủ nghĩa tiêu thụ và những người kinh doanh. Trong hệ thống như vậy mục tiêu công khai của các tổ chức tài chính là kiếm tiền cho chính họ, điều mà các nhà kinh tế học gọi là tối đa hóa lợi nhuận nhưng luôn biếnthành chiếm đoạt quyền sở hữu của cải. Sản xuất và phân phối hàng hóa được độc quyền bởi các tổ chức lớn, thông qua việc sử dụng phương tiện thông minh tạo ra ham muốn vô độ cho quần chúng nhằm sở hữu ngày càng nhiều. Quảng cáo và áp lực tâm lý dưới những hình thức khác nhau được sử dụng để tăng cường sự thèm muốn tiêu thụ tối đa vì lối sống quá lố đang được quảng bá rầm rộ. Khách hàng bị dụ dỗ mua hàng càng nhiều càng tốt, bất kể họ có cần hay không hay liệu có đủ tiền để trả? Do đó, mọi thứ được mua không phải vì
-
- xem Meadows và Meadows 2004; Hecht 2008.
- Schramskia, Gattiea and Brown, 2015.
người ta cần dùng mà vì lòng ham muốn chúng. Trong thực tế, xã hội tiêu dùng được đặc trưng bởi niềm tin tưởng rằng việc sở hữu nhiều thứ là phương tiện chính để đạt được hạnh phúc; do đó tiêu thụ được chấp nhận “như một cách tự phát triển, tự thực hiện và tự hoàn thiện”1. Trong thực tế, chủ nghĩa tiêu thụ đã ăn sâu vào cuộc sống hiện đại mà các học giả như David Loy2 xem nó là một tôn giáo thế giới mới có quyền lực nằm trong kỹ thuật chuyển đổi cực kỳ hiệu quả. Tôn giáo này, đã được chỉ ra, hoạt động trên nguyên tắc không chỉ phát triển và tăng cường thương mại với thế giới sẽ có lợi cho tất cả, mà tăng trưởng cũng sẽ không bị hạn chế bởi các giới hạn vốn có của một hành tinh hữu hạn. Sai lầm cơ bản là nó làm cạn kiệt hơn là xây dựng “vốn đạo đức”3.
Fritjof Capra đã chỉ ra rằng: “Có lẽ khía cạnh bi thảm nhất của cảnh tiến thoái lưỡng nan trong xã hội này là hệ thống kinh tế đang gây ra mối nguy hiểm cho sức khỏe không chỉ bởi quá trình sản xuất mà còn do tiêu thụ nhiều hàng hóa được làm ra và được quảng cáo rầm rộ để duy trì tăng trưởng kinh tế”4. Tương tự như vậy, Erich Shumacher, tác giả cuốn sách “Nhỏ là đẹp”, đã cảnh báo thái độ sống tìm cách theo đuổi đến cùng của cải, mà thiếu sự kiềm chế đạo đức, mang trong nó những hạt giống của sự hủy diệt5. Như Erich Fromm đã chỉ ra, hệ thống kinh tế hướng về lợi nhuận không còn được xác định bởi câu hỏi: Điều gì tốt cho con người, mà được xác định với câu hỏi: Điều gì tốt cho sự phát triển của hệ thống? Hơn nữa, tiêu thụ có tính mập mờ: Nó làm giảm sự lo lắng, bởi vì những gì người ta đã có không thể bị lấy đi, nhưng nó cũng đòi hỏi người ta phải tiêu thụ nhiều hơn nữa, bởi vì mức tiêu thụ trước đó sẽ sớm mất đi tính chất thỏa đáng. Trên thực tế, hệ thống định hướng lợi nhuận toàn cầu hóa này hoạt động dựa trên nguyên tắc rằng tính vị kỷ,
1. Benton 1997: 51-52.
2. Loy 1997: 283.
3. Loy, 1997: 283.
4. Capra 1983: 248.
5. Schumacher 1973: 17-18, 56, 119.
ích kỷ, tham lam là điều kiện tiên quyết cơ bản cho sự hoạt động của hệ thống và cuối cùng chúng sẽ dẫn đến sự hòa hợp, hòa bình. Tuy nhiên, tính vị kỷ, ích kỷ, tham lam không phải là bẩm sinh trong bản chất con người cũng như không được nuôi dưỡng bởi nó. Chúng đa phần là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội. Hơn nữa, tham lam và hòa bình loại trừ lẫn nhau1. Từ quan điểm của Phật giáo, sản xuất nhiều của cải vật chất, tiêu thụ nhiều và lòng thèm muốn (taṇhā) đối với họ không nhất thiết dẫn đến gia tăng hạnh phúc. Đạo Phật dạy rằng để đi đến giai đoạn cao nhất của phát triển con người, người ta không khao khát sở hữu.
Một trong những lỗ hổng lớn của hệ thống tiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là nó thúc đẩy cạnh tranh hơn hợp tác. Thái độ cạnh tranh, thù địch hoặc cảm giác liên tục phải chống lại một cái gì đó không chỉ tạo ra xung đột và oán giận mà còn dẫn đến các tác dụng phụ không lành mạnh. Ở cấp độ quốc tế, sự đối kháng lẫn nhau giữa các quốc gia dẫn đến hàng tỷ đô la bị lãng phí mỗi năm trong việc sản xuất vũ khí mà còn một phần lớn nguồn nhân lực khoa học và công nghệ bị hướng vào công nghiệp chiến tranh. Chẳng hạn, các hoạt động quân sự trên thế giới thu hút khoảng 25% các nhân tài khoa học và sử dụng 40% tổng chi tiêu công và tư cho nghiên cứu và phát triển2. Đáng buồn thay, không chỉ các nhà kinh tế e ngại với thời gian chúng ta ngừng sản xuất vũ khí, mà “ý kiến rằng Nhà nước cần tạo ra nhà ở, những điều hữu ích và cần thiết khác cho dân chúng thay vì vũ khí, dễ dàng gây ra những cáo buộc gây nguy hiểm cho tự do và sáng kiến cá nhân”3. Tuy nhiên, như Bertrand Russell đã từng chỉ ra “Điều duy nhất sẽ cứu rỗi nhân loại là sự hợp tác và bước đầu tiên hướng tới sự hợp tác nằm trong trái tim của các cá nhân”4. Các cá nhân có kỹ năng hợp tác có nhiều sáng tạo hơn và tâm lý điều hòa tốt hơn. Với sự nhấn mạnh vào hợp
1. Fromm 2008: 5-8, 23.
- Pavitt và Worboys 1977.
- Fromm 1955: 5.
4. 1954: 204.
tác và phụ thuộc lẫn nhau, thực hành Phật giáo có thể truyền cảm hứng cho việc xây dựng các xã hội hợp tác với các nền kinh tế dựa trên nhu cầu và bền vững.
Các nhà lãnh đạo chính trị và giám đốc điều hành doanh nghiệp thường có những quyết định vì tư lợi được đánh giá cao nhất trách nhiệm xã hội. Hơn nữa, công chúng cũng rất ích kỷ khi chỉ chú tâm đến vấn đề riêng tư mà ít chú ý đến những gì vượt qua lĩnh vực cá nhân. Do đó, người mạnh mẽ, thông minh hơn hoặc gặp nhiều may mắn hơn, bằng vũ lực và bạo lực hoặc bằng lời đề nghị… (Xung đột trong xã hội) không thể biến mất khi tham lam ngự trị tâm hồn con người1. Một xã hội được thúc đẩy bởi lòng tham mất khả năng nhìn thấy mọi thứ trong sự hoàn hảo và chúng ta không biết khi nào là đủ. “Niềm hy vọng… chỉ theo đuổi sự giàu có mà không lưu tâm đến các câu hỏi tinh thần, đạo đức, chúng ta có thể thiết lập hòa bình trên trái đất,… là niềm hy vọng không thực tế, không khoa học và không hợp lý. Những nền tảng hòa bình không thể được đặt ra bằng cách… đưa ra những yêu cầu vô cùng to lớn đối với các nguồn lực hạn chế trên thế giới và… (đưa người giàu) vào một cuộc xung đột không thể tránh khỏi - không những với người nghèo (những người yếu đuối và kém tự vệ) mà còn với những người giàu khác”2. Trong hệ thống kinh tế hiện nay, theo Schumacher, bất cứ điều gì đem đến lợi nhuận (economic) đều bị xóa sạch3. Về vấn đề này, có thể nói Phật giáo xem lòng tham4 và tính ích kỷ như những khổ đau hàng đầu5. Vấn đề thực sự nằm trong xu hướng con người đi tìm điều đức Phật gọi là tham ái (taṇhā). Có thể chỉ ra rằng, Phật giáo không bận tâm đến sự giàu có và thịnh vượng miễn là chúng được mua và sử dụng phù hợp
1. Formm 2008: 10-11, 114.
- Schumacher 1973: 18-19.
3. 1973: 27.
- tâm tham - lobha: Morris và Hardy 1995 -1990: iv.96.
- vị kỷ - avaññattikāma: Morris and Hardy 1995-1900: ii.240; iv.1. asmimāna: Old- enberg 1879-1883: i.3; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.273; Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.139, 425; Morris and Hardy 1995-1900: iii.85.
với chuẩn mực đạo đức. Hơn nữa, từ quan điểm của Phật giáo, ngoài việc tính đến lợi nhuận của một hoạt động nhất định, ảnh hưởng của nó đối với con người và môi trường, bao gồm cả cơ sở tài nguyên cũng quan trọng không kém.
Một lỗ hổng khác của hệ thống tiêu dùng toàn cầu hóa hiện nay là sự mở rộng phân chia giữa người giàu và người nghèo. Theo Báo cáo tài sản toàn cầu của Credit Suisse, 1% người giàu nhất thế giới hiện nay đang sở hữu một nửa tài sản của hành tinh và ở một thái cực khác, 50% dân số nghèo nhất thế giới chỉ sở hữu 2,7% tài sản toàn cầu1. Tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng nghiêm trọng này dẫn đến sự ra đi và loại trừ phần lớn dân số thế giới có ý nghĩa đối với sự ổn định chính trị - xã hội giữa và trong các quốc gia. Sẽ là không thực tế để mong đợi hòa hợp tinh thần, tâm lý và xã hội trong một thế giới vẫn còn chia rẽ vật chất như vậy. Là thành viên của một gia đình nhân loại chung, mỗi cá nhân phải có quyền dự phần một cách hợp lý vào các nguồn lực của thế giới để họ có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình, nhận ra tiềm năng là một thành viên sản xuất và được tôn trọng trong gia đình toàn cầu. Điều này có nghĩa là nhu cầu cấp thiết cho việc tiếp cận bình đẳng nguồn tài nguyên không chỉ giữa các quốc gia, mà còn giữa những con người không phân biệt giới tính và quốc tịch. Vì sự tuyệt vọng của người nghèo đã được xem ở mức nào đó từ việc lạm dụng các nguồn lực hạn chế, bởi vậy bình đẳng kinh tế và công bằng xã hội rất quan trọng. Tuy nhiên, xã hội giàu có là vấn đề thực sự của thế giới ngày nay. Ví dụ, sự ra đời của một em bé Mỹ được ước tính như một mối đe dọa lớn hơn năm mươi lần đối với môi trường, so với sự ra đời của một em bé Ấn Độ2. Nghiên cứu cũng như các tài liệu được ghi chép đã chỉ ra rằng nạn đói thế giới gây ra bởi tình trạng khan hiếm lương thực là một huyền thoại, vì lương thực thực phẩm sản xuất trong thế giới hiện nay đủ cung cấp cho khoảng 8 tỷ người với
-
- Kentish 2017.
2. Jones 1993: 14.
chế độ ăn uống đầy đủ. Nguyên nhân chính là kinh doanh nông nghiệp trên thế giới bị hủy hoại bởi sự bất bình đẳng1. “Nếu không có một cuộc cách mạng về sự công bằng, thế giới sẽ gặp những cuộc xung đột kinh niên do cạn kiệt nguồn tài nguyên, điều này sẽ khiến những hợp tác khó có thể đạt mức độ cần thiết”2. Về vấn đề này, Phật giáo khuyến khích sự phân bố rộng rãi các nhu yếu phẩm cơ bản để không ai thiếu thốn, vì thiếu thốn là nguyên nhân gốc rễ của xung đột xã hội. Do đó, khi nói về nguyên nhân của xung đột xã hội, đức Phật chỉ ra rằng: “Hàng hóa không làm cho sự nghèo khó cơ cực lớn hoành hành, do đói nghèo ngày càng tăng, trộm cắp hoành hành cũng tăng lên, do trộm cắp lây lan nên bạo lực tăng trưởng nhanh chóng, do bạo lực phát triển nên sự tàn phá của cuộc sống trở nên phổ biến”3. Từ quan điểm của Phật giáo, một xã hội lý tưởng sẽ theo phương châm hạnh phúc và phúc lợi cho số lượng tối đa người dân4. Trong một xã hội như vậy, người ta sẽ không tìm hướng đến hài lòng của chính mình khi mà nó trở thành nguồn đau khổ (aghabhūta) cho người khác5. Tích trữ tài sản dưới mọi hình thức không được xem trọng trong Phật giáo6 và nếu một người giàu có tự hưởng thụ tất cả tài sản của mình, nó sẽ là nguồn gốc thất bại cho anh ta7. Trên thực tế, một người nào đó làm việc vì lợi ích của sự giàu có8, sự ham làm giàu9 hoặc tự hào về giàu sang, khoe khoang tài sản10 được coi là người thất bại, ngu dốt, làm hại chính mình và người khác. Như vậy, theo cách tiếp cận của Phật giáo về phát triển kinh tế - xã hội, tiêu chí chính trị hoạch định chính sách phải là hạnh phúc cho tất cả thành viên của xã hội như một đoàn thể, tức là sản xuất nên
1. Capra 1983: 257-258.
2. Elgin 1993: 42.
- Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.67.
- bahujanahitāya bahujanasukhāya: Oldenberg 1879-1883: i.21.
5. Feer 1884-1898: iii.189.
- Morris and Hardy 1995-1900: iii.222.
- Fausböll 1985: 102.
- dhanahetu, Fausböll 1985: 122.
- dhanatthiko, Fausböll 1985: 987; bhogataṇhā, Sarao 2009: 355.
- dhanatthaddho, Fausböll 1985: 104.
hướng tới phục vụ nhu cầu thực sự của người dân chứ không phải phục vụ nhu cầu của hệ thống kinh tế. Fromm nhấn mạnh: Phật giáo ủng hộ mọi người được cho ăn mà không cần trình độ chuyên môn theo như cách người mẹ nuôi con, họ không phải đạt được bất kì điều gì để thiết lập quyền được cho ăn và nó chống lại tâm lý tham lam và chiếm hữu. Trong một nhận thức như vậy, thu nhập của người dân không khác biệt với điểm tạo ra những trải nghiệm khác nhau trong cuộc sống cho các nhóm khác nhau1.
Hệ thống hiện nay tin rằng việc đáp ứng các nhu cầu vật chất của loài người sẽ dẫn đến hòa bình và hạnh phúc. Nhưng đây là quan điểm sai lầm. Theo Fromm, một động vật hài lòng khi các nhu cầu sinh lý, cơn đói, cơn khát, nhu cầu tình dục được thỏa mãn vì được bắt nguồn từ các yếu tố sinh hóa học trong cơ thể, nhưng chúng có thể trở nên thái quá nếu không được thỏa mãn. Vì con người cũng là động vật, những nhu cầu này cần được thỏa mãn, nhưng với tư cách của một con người, sự hài lòng những nhu cầu bản năng này không đủ để làm cho một người hạnh phúc, bởi vì hạnh phúc của con người phụ thuộc vào sự thỏa mãn những nhu cầu và đam mê. Những nhu cầu thiết yếu mà nền văn minh hiện đại không thể đáp ứng là “nhu cầu liên hệ, siêu việt, sâu sắc, nhu cầu có một bản sắc, sự cần thiết cho một khung định hướng và sự đam mê”2. Theo quan điểm của Phật giáo, vấn đề kinh tế và đạo đức không thể tách rời nhau vì sự thỏa mãn đơn thuần về nhu cầu kinh tế mà không phát triển tâm linh thì không bao giờ dẫn đến sự hài lòng giữa mọi người. Bằng cách chỉ ra rằng sự theo đuổi thô tục sự xa xỉ và phong phú là nguyên nhân gây đau khổ, Phật giáo khuyến khích kiềm chế, đơn giản và mãn nguyện. Cách sống thanh đạm bao trùm tiết chế tiêu dùng, ý thức mạnh mẽ bảo vệ môi trường, mong muốn quay trở lại với môi trường sống và làm việc vừa tầm con người và ý định thực hiện những tiềm năng cao hơn – cả tâm
1. Fromm 2008: 69.
2. Fromm 1955: 25, 28, 65, 67, 134.
lý lẫn tinh thần1. Thức tỉnh lối sống đơn giản sẽ tích hợp “các khía cạnh bên trong và bên ngoài của cuộc sống thành một tổng thể hữu cơ để… bề ngoài đơn giản hơn và bên trong phong phú hơn”2. Đơn giản giác ngộ là điều cần thiết để đạt được phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề toàn cầu về ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên, bất bình đẳng kinh tế - xã hội và các vấn đề vật chất hay tinh thần của sự tha hóa, lo lắng và lối sống thiếu ý nghĩa. Do đó, điều cần thiết hiện nay cho các nước phát triển là tuân theo những gì mà Arnold Toynbee gọi là “Luật đơn giản từng bước”, tức là bằng việc tiếp tục đơn giản hóa các khía cạnh vật chất của cuộc sống và làm phong phú hơn khía cạnh phi vật chất3. Quan điểm Phật giáo4 đã gợi ý rằng người chọn sống một cuộc sống đơn giản sẽ không chỉ hạ thấp mức tổng thể mà còn sửa đổi mô hình tiêu dùng của một người bằng cách mua các sản phẩm lâu dài, dễ sửa chữa, bảo dưỡng, tiết kiệm năng lượng và không gây ô nhiễm trong việc sử dụng cũng như sản xuất. Bên cạnh việc tin vào hệ sinh thái đa dạng, người ta sẽ thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với người nghèo và những nhu cầu cần thiết. Người ta sẽ thích một môi trường sống và làm việc với quy mô nhỏ hơn, thúc đẩy ý thức cộng đồng và quan tâm lẫn nhau. Người ta sẽ thay đổi một chế độ ăn uống theo hướng có lợi, lành mạnh, đơn giản và phù hợp hơn để duy trì môi trường sống các cư dân trên Trái đất.
Người ta không chỉ tái chế mà còn tiết chế bằng việc giảm bớt những tài sản hoàn toàn cần thiết. Người ta sẽ phát triển các kỹ năng cá nhân để xử lý các nhu cầu thông thường của cuộc sống trong việc tăng cường sự tự lực, giảm thiểu sự phụ thuộc vào người khác và phát triển toàn bộ tiềm năng của con người. Con người cũng sẽ dành thời gian thường xuyên để tình nguyện giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Đơn giản giác ngộ đòi hỏi
1. Elgin and Mitchell 1977: 5.
2. Elgin 1993: 25.
- Toynbee 1947: 198.
4. Elgin 1993: 32-35.
phải có sự hài lòng1, tránh lãng phí, tức là tính ham muốn ít (thiểu dục)2. Sự hài lòng trong Phật giáo được xem là sự giàu có nhất3, là tình trạng tinh thần của một người hài lòng với những gì hiện đang có hoặc với vị trí hiện nay4.
Như đã được chỉ ra bởi Karl Marx “Tài sản cá nhân đã làm cho chúng ta trở nên ngu ngốc và phiến diện, khi chỉ xem một sự vật là của chúng ta, khi nó tồn tại với tư cách tư bản làm vốn cho chúng ta… Như vậy, tất cả cảm quan và trí tuệ đã được thay thế bằng ý thức sở hữu”5. Erich Fromm đã chỉ ra, con người tìm cách chiếm hữu mọi thứ, bao gồm tài sản vô ích, bởi chúng “trao địa vị cho chủ chúng”6. Cách tồn tại sở hữu trong quan hệ với thế giới là một trong những cách sở hữu và chiếm hữu, xem tất cả mọi người và tất cả mọi thứ như tài sản cần được chiếm đoạt. Các yếu tố cơ bản trong mối quan hệ giữa cá nhân ở chế độ này là đối thủ cạnh tranh, đối kháng và sợ hãi. Trong chế độ như vậy, khi niềm hạnh phúc của một người vượt trội hơn những người khác, có quyền lực và khả năng để chinh phục, cướp, giết người. Sự nguy hiểm của chế độ sở hữu này là ngay cả khi tình trạng phong phú tuyệt đối có thể đạt được, những người có sức khỏe thể chất kém hơn và sức hấp dẫn, quà tặng, tài năng, đều ghen tị với những người sở hữu nhiều hơn7. Ngược lại, chế độ tồn tại, hạnh phúc của một người nằm ở sự sống động và liên quan đích thực với thế giới, yêu thương, chia sẻ, hy sinh và cho đi. Sự khác biệt giữa hai chế độ tồn tại này là trong khi chế độ sở hữu tập trung vào chủ thể người, chế độ hiện hữu tập trung vào những giá trị của cuộc sống8.
-
- saṃtuṭṭhi: Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: i.71; Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.13; Fausböll 1985: 265; Sarao 2009: 204; Morris and Hardy 1995-
1900: ii.27, 31, ii.219.
-
- appicchatā: Oldenberg 1879-1883: iii.21; Rhys Davids and Carpenter 1890- 1911: iii.115; Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.13; Feer 1884-1898: ii.202.
- saṃtuṭṭhiparamaṃ dhanaṃ, Sarao 2009: 204.
- saṃtussamāno itarītarena: Fausböll 1985: 42.
- Bottomore, 1963: 159.
6. Fromm 1955: 133.
7. Fromm 2008: 66-67, 91-92.
8. Fromm 2008: 15, 21, 66.
Hiện có một nhu cầu cấp thiết là mọi người cần có sự nhạy cảm với các vấn đề với thực tế kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả các sinh vật sống, kể cả con người và tài nguyên. Trái đất khôngng chỉ tràn đầy sức sống mà dường như là một sinh vật sống theo đúng nghĩa của nó. Một nghiên cứu khoa học cho thấy mỗi sinh vật sống trong sinh quyển đóng vai trò duy nhất như một phần của sự cân bằng tập thể. Như Capra đã chỉ ra, tất cả các vật chất sống trên Trái đất cùng với bầu khí quyển, đại dương và đất, tạo thành một hệ thống phức tạp có tất cả mô hình đặc trưng của sự có tổ chức. Do đó, Trái đất là một hệ thống sống và nó hoạt động không giống như một sinh vật nhưng thực sự nó là một sinh vật – Gaia, một loại hành tinh sống1. Từ góc độ Phật giáo, không chỉ cuộc sống vốn có giá trị, mà con người và các hình thức khác của cuộc sống cũng phụ thuộc lẫn nhau và tương tác. Do đó, tự nhiên và nhân loại là một mặt, con người đối với nhau trên mặt khác được xem là cùng có trách nhiệm với nhau. Một thực thể sống không thể tự cô lập khỏi mối quan hệ nhân quả này cũng như không có bản chất riêng của mình. Nói cách khác, nó là một phần của Lý Duyên khởi (paṭiccasamuppāda), con người ảnh hưởng đến môi trường không chỉ thông qua các khía cạnh vật chất thuần túy trong hành động của họ, mà còn thông qua các phẩm chất đạo đức và vô đạo đức của các hành động đó. Do đó người ta cho rằng, nếu một vị vua và thần dân của mình hành động sai trái, điều này ảnh hưởng xấu đến môi trường và các vị thần thánh, dẫn đến mưa ít, cây trồng xơ xác, dân chúng nghèo nàn, chết yểu2. Thông điệp này cũng là ngụ ý mạnh mẽ của Aggañña Suttanta của Dīgha Nikāya3 cho thấy ban đầu thiên nhiên rất phong phú nhưng sau đó trở nên ít đi khi con người bắt đầu tham lam. Khi con người bắt đầu thu hoạch lúa nhiều hơn so với cần thiết, cây lúa tự nhiên không thể phát triển nhanh chóng. Điều này đòi hỏi phải trồng trọt nhiều hơn, từ đó
1. Capra 1983: 284-285.
- Morris and Hardy 1995-1900: ii.74-76.
- Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.80-98.
đất đai được phân chia cho tư nhân và quyền sở hữu phát sinh. Nguồn gốc của sở hữu tư nhân đã trở thành gốc rễ của những căn bệnh kinh tế - xã hội khác. Vì vậy, theo quan điểm của Phật giáo, không đáng ngạc nhiên khi tính hiện đại hướng tới người tiêu dùng “bị từ chối bởi nó được xem như một hình thức của cuộc sống bóc lột cảnh quan và gây thiệt hại không thể khắc phục cho môi trường trong thời gian ngắn”1.
Giống như nghèo đói là nguyên nhân của nhiều tội phạm, sự giàu có cũng là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khác nhau cho con người. Phật giáo xem sự giàu có về vật chất chỉ được yêu cầu để đáp ứng những nhu cầu cần thiết và phải qua những phương thức đúng đắn và đạo đức. Sự rộng lượng (dāna) và tự do (cāga) luôn được liên kết trong Phật giáo với đức hạnh2. Hơn nữa, bằng cách này con người thoát khỏi tham lam, ích kỷ (macchariya) và tránh được nhiều điều xấu khác vì “khi san sẻ, một người sẽ có nhiều bạn bè hơn”3. Trên hết, không cần thiết phải rèn luyện sự hào phóng vì việc cho đi ngay cả từ một nguồn tài nguyên ít ỏi (dajjā appampi) được coi là rất có giá trị4. Sự hào phóng là một trong những phẩm chất rất quan trọng làm nên con người cao quý5. Đức Phật là người bạn tâm linh (kalyāṇamitta)6 và các thành viên sagha là người thừa kế tinh thần của ông (dhammadāyādo) cũng được kỳ vọng sẽ hành động như vậy7. Đức Phật so sánh người kiếm được sự giàu sang một cách đúng đắn và chia sẻ với những người nghèo như một người có cả hai mắt, trong khi người kiếm được sự giàu sang nhưng không chia bớt để có công đức
-
- Lancaster 2002: 1-2.
2. Sarao 2009: 177.
3. Fausböll 1985: 187; Morris and Hardy 1995-1900: iii.273. v.40, 209; Rhys Da- vids and Carpenter 1890-1911: iii.234.
4. Feer 1884-1898: i.18; Sarao 2009: 224.
5. Morris and Hardy 1995-1900: iv.218.
6. Feer 1884-1898: v.3.
7. Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: iii.84; Feer 1884-1898: ii.221.
giống như người một mắt1. Nói cách khác, nếu xây dưng một xã hội lành mạnh, sự tự do và hào phóng phải được củng cố như trụ cột nền tảng của nó.
Tránh lãng phí là một trong những trở ngại nghiêm trọng nhất trên con đường phát triển bền vững, là một khía cạnh quan trọng của sự đơn giản giác ngộ của Phật giáo. Phương pháp tham ăn cây vả (udumbarakhādika) bị đức Phật chỉ ra2, là phương pháp vứt bỏ một số trái cây bừa bãi từ cây vả để ăn một lượng rất ít, cũng giống như phương pháp đánh cá bằng lưới kéo, nơi mà sinh vật dưới nước bị phá hủy nhiều hơn mức sử dụng. Nhân loại không thể tiếp tục tiêu thụ tài nguyên hạn chế của hành tinh này với tốc độ cũ. Thông qua việc mở rộng không kiềm chế, nền kinh tế không chỉ hấp thụ vào chính nó ngày càng nhiều cơ sở tài nguyên của hệ sinh thái cực kỳ mong manh và hữu hạn mà còn gây gánh nặng cho hệ sinh thái với chất thải của nó. Khi dân số loài người phát triển hơn nữa, áp lực lên môi trường cũng tăng theo đến mức độ nguy hiểm hơn. Bùng nổ dân số xóa sạch những gì đạt được trong việc nâng cao mức sống. Như Paul và Anne Ehrlich đã chỉ ra, việc xem xét công nghệ và hành tinh của chúng ta hiện đang quá đông dân số, giới hạn khả năng sản xuất thực phẩm của con người bằng các phương tiện thông thường cũng đã gần đạt được. Nỗ lực tăng sản lượng lương thực hơn nữa sẽ có xu hướng đẩy nhanh sự suy thoái của môi trường, điều này cuối cùng sẽ làm giảm khả năng sản xuất thực phẩm của Trái đất.
Cuộc Cách mạng Xanh đang chứng minh “Sự không bền vững về mặt sinh thái, vì nó phụ thuộc vào một nền nông nghiệp hóa dầu, dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, chi phí cao”3. Mặt tối của nó thể hiện ở tính dễ bị tổn thương của cây trồng đối với các vấn đề dịch hại, mất sự đa dạng di truyền thông qua việc cắt xén và bỏ bê
1. Morris and Hardy 1995-1900: i.129-130.
2. Feer 1884-1898: iv.283.
3. Jones, 1993: 13.
các giống địa phương, làm tăng phân bón do cỏ dại, mối đe dọa ô nhiễm phân bón trong đất mỏng manh, độc tính do thuốc trừ sâu dẫn đến ung thư và ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, xói mòn tăng tốc do cắt xén nhiều lần và lãng phí tài nguyên nước. Tuy nhiên, “những kết quả đáng báo động này hầu như không ảnh hưởng đến việc bán và sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu”1. Thông qua sự xuống cấp về môi trường, tương lai rõ ràng đang bị hủy hoại bởi sự giàu có trong đua tranh của thế giới phát triển và người nghèo để sống sót bằng cách cứu vãn hiện tại và tương lai. Trên thực tế, chúng ta đang phải đối mặt với viễn cảnh rằng trước khi chúng ta cạn kiệt nguồn lực, chúng ta vẫn tự đầu độc mình đến chết với các chất gây ô nhiễm môi trường2. Sự nóng lên toàn cầu hiện không thể đảo ngược được và không gì có thể ngăn cản các phần lớn hành tinh trở lên quá nóng cho sự sống, dẫn đến di cư hàng loạt, nạn đói và dịch bệnh. Dấu hiệu của sự sụp đổ tiềm năng, môi trường và chính tri, dường như đang tăng lên, trong khi các chính trị gia và giới thượng lưu không nhận ra mức cấp bách của vấn đề và tập trung vào việc mở rộng sự giàu có và quyền lực của chính họ3. Theo nhận xét của Stephanie Kaza, tác động môi trường được tăng tốc bởi số lượng dân số tăng nhanh, công nghệ ngày càng hiệu quả và mức tiêu thụ vượt quá khả năng của hành tinh. Ba điều này được liên kết bởi phương trình I = PAT hoặc Tác động môi trường = Quy mô dân số x mức độ giàu có (mức độ tiêu thụ) x Công nghệ. Nếu có một trong những yếu tố trên được giảm, tác động sẽ được giảm xuống và nếu một hoặc cả ba yếu tố đều tăng, tác động sẽ tăng lên, trong một số trường hợp rất đáng kể4.
Vì con người là những sinh vật xã hội tự nhiên đến với nhau vì mục đích chung, điều này có ý nghĩa là một trật tự xã hội theo nguyên tắc Phật giáo sẽ bao gồm chủ yếu các cộng đồng quy mô
1. Capra 1983: 257.
- Elgin and Mitchell 1970: 5.
- Ehrlich and Ehrlich 2009: 68.
4. Kaza 2000: 23.
nhỏ với nền kinh tế địa phương, trong đó mỗi thành viên có thể đóng góp hiệu quả. Từ quan điểm của kinh tế học Phật giáo, sản xuất từ nguồn tài nguyên địa phương là cách sống hợp lý của đời sống kinh tế1. Để đạt được sự phát triển bền vững, điều chúng ta cần nhất là tinh giản và thu hẹp quy mô. Chỉ có công nghệ quy mô nhỏ và đơn giản sẽ không làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên vì việc sản xuất sẽ chủ yếu nhắm vào tiêu dùng tại địa phương, do đó sự tiếp xúc trực tiếp giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Các công nghệ quy mô lớn đang mất nhân tính và sai về mặt đạo đức khi chúng trở lên vô dụng, bị từ chối, không có tiếng nói, không có quyền lực, bị loại trừ và xa lánh. “Trí tuệ đòi hỏi một định hướng mới của khoa học và công nghệ theo hướng hữu cơ, nhẹ nhàng, bất bạo động, thanh lịch và tươi đẹp”2. Các giá trị của Phật giáo là môi trường không nên bị khai thác quá mức và hàng hóa không thể tái tạo chỉ được sử dụng nếu chúng rất cần thiết. Kinh tế học Phật giáo sẽ nhấn mạnh rằng dân số dựa trên đời sống kinh tế đối với nhiên liệu không thể tái tạo đang sống ký sinh”3. Do đó, từ góc độ Phật giáo, một mối quan hệ mới phải được thiết lập giữa con người và thiên nhiên, một sự hợp tác không bóc lột hay thống trị. Động lực của nền kinh tế như vậy sẽ là phân biệt giữa tình trạng nghèo đói (daḷiddatā)4, vừa đủ (yāpanīya)5 và dư thừa (accogāḷha)6. Cần có sự cân bằng giữa dư thừa vật chất và quá thiếu thốn, nghĩa là tránh chủ nghĩa duy vật vật chất vô cảm cũng như cảnh nghèo đói vô cùng, dẫn đến cách tiếp cận cân bằng để sống hài hòa cả sự phát triển bên trong và bên ngoài. Sẽ là không hợp lý khi coi hàng hóa quan trọng hơn con người và tiêu dùng quan trọng hơn hoạt động sáng tạo.
Để xây dựng một xã hội bền vững cần phải tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong mức độ và mô hình tiêu dùng chung. Chúng ta
- Schumacher 1973: 42.
- Schumacher 1973: 20.
- Schumacher 1973: 43-44.
4. Feer 1884-1898: v.100, 384, 404.
5. Oldenberg, 1879-1883: i.59, 212, 253.
- Morris and Hardy 1995-1900: iv.282.
phải chọn mức độ và mô hình tiêu thụ bền vững trên toàn cầu, tức là sử dụng tài nguyên của thế giới một cách khôn ngoan và không quá áp đảo hệ sinh thái của thế giới, tức là tiêu thụ theo cách tôn trọng phần còn lại của cuộc sống trên hành tinh này. Mục đích như vậy đã được nêu rõ trong Tuyên bố Phật giáo Xanh, được chuẩn bị bởi các thành viên của cộng đồng Phật giáo quốc tế để thảo luận tại Hiệp hội Phật giáo Thế giới ở Colombo (1980): “Chúng tôi tin rằng kể từ khi nguồn tài nguyên thế giới và hệ sinh thái không thể hỗ trợ tất cả dân tộc ở mức độ tiêu thụ như các quốc gia tiên tiến, những nỗ lực theo hướng tự nguyện đơn giản, trong phong cách sống từng cá nhân và thông qua các chính sách dân chủ. Cơ cấu kinh tế khuyến khích sự tham lam hưởng thụ và sự tha hóa phải được thay đổi”.
Từ quan điểm của Phật giáo, điều quan trọng là các chính sách phải dựa trên các giá trị đạo đức và tìm kiếm phúc lợi cho toàn thể nhân loại. Theo đề xuất của Alan Durning (1992), số phận của nhân loại liên kết với các lĩnh vực tự nhiên phụ thuộc vào chúng ta, những người tiêu dùng. Chúng ta có thể cắt giảm sử dụng những gì tiêu cực về mặt sinh thái và nuôi dưỡng nguồn lực sâu sắc, phi vật thể mang lại hạnh phúc: Gia đình và các mối quan hệ xã hội, công việc có ý nghĩa, giải trí. Áp dụng và thực hiện tinh thần cơ bản của Phật giáo Bát Chánh đạo (aṭṭhaṅgika-magga) bao gồm trí tuệ (paññā), đạo đức (sīla) và thiền định (samādhi) thật sự có thể đưa ra con đường dẫn đến phát triển bền vững. Chánh kiến (sammā-diṭṭhi) và Chánh niệm (sammā-saṃkappa) tạo thành trí tuệ; Chánh ngữ (sammā-vācā), Chánh mạng (sammā-kammanta) và Chánh nghiệp (sammā-ājīva) cấu thành đạo đức; Chánh tinh tấn (sammā-vāyāma) hình thành nên thực hành thiền định1. Bằng cách theo con đường này của trí tuệ, đạo đức và thiền định người ta có thể phát triển bên trong và sống giản dị. Đi theo con đường giác ngộ, con người có thể sống hài hòa (sống theo chánh pháp -
-
- Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: ii.311-315.
dhammacariya, samacariya)1 và từ bi (karuṇā) với “mong muốn loại bỏ những gì bất lợi cho người khác và bất hạnh của chính họ”2. Điều này là cơ sở của thế giới quan con người được điều chỉnh và cân bằng, người sẽ tìm kiếm hòa bình nội tâm3 và niềm vui hướng nội4 qua việc tự kiềm chế, hạn chế nhu cầu của mình, tránh ham muốn (ussuka)5, bởi vì con người không đáng được tôn trọng nếu có những ghen tị, ích kỷ và gian lận (issukī maccharī saṭho)6.
Đã đến lúc mỗi chúng ta chọn một lối sống đơn giản về mặt vật chất, hướng nội tâm và thân thiện với hệ sinh thái. Vấn đề cơ bản là năng lực của Trái đất hữu hạn để duy trì nền văn minh con người. “Đạo đức xuồng cứu đời” phải được thay thế bằng “Đạo đức tàu vũ trụ Trái đất”. Cuối cùng, có thể kết luật theo cách nói của Elgin:
“Để sống một cách bền vững, chúng ta phải sống có hiệu quả - không định hướng sai hoặc lãng phí nguồn tài nguyên quý giá của Trái đất. Để sống một cách có hiệu quả, chúng ta phải sống hòa bình, biết rằng chi tiêu quân sự phí phạm các nguồn lực đáp ứng nhu cầu cơ bản. Sống hòa bình, chúng ta phải sống với mức độ công bằng, vì thật phi thực tế khi nghĩ rằng, một thế giới truyền thông phong phú, một tỷ người hay hơn nữa sẽ chấp nhận sống nghèo đói tuyệt đối trong khi những người khác sống quá dễ dãi. Chỉ với sự công bằng hơn trong việc tiêu thụ nguồn tài nguyên thế giới, chúng ta mới có thể sống hòa bình và sống một cách bền vững như một gia đình nhân loại”7.
1. Trenckner and Chalmers 1888-1896: i.289; Feer 1884-1898: i.101.
-
- Fausböll 1985: 73.
- ajjhattasanti, Fausböll 1985: 837.
- ajjhattarata, Sarao 2009: 362; Rhys Davids and Carpenter 1890-1911: ii.107;
Feer 1884-1898: v.263.
5. Sarao 2009: 199.
6. Sarao 2009: 262.
7. Elgin, 1993: 41-42.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anonymous. 1983. Discussion Points for United Nations University Project on Perceptions of Desirable Societies in Different Religions and Ethical Systems.
Benton, Raymond. 1997. “Work, Consumption, and the Joyless Consumer,” in Goodwin, N.R., Ackerman, F., and Kiron, D. (eds.), The Consumer Society, Washington, DC: Island Press: 50-51.
Bottomore, T.B. (ed. and trans). 1963. Karl Marx: Early Writings.
New York: McGraw-Hill
Capra, Fritjof. 1983. The Turning Point: Science, Society, and the Rising Culture. Toronto: Bantam Books.
Durning, Alan. 1992. How Much is Enough? The Consumer Society and the Future of the Earth. New York: W.W. Norton and Co.
Ehrlich, P.R., Ehrlich, A.H. 2009, “Population Bomb Revisited,” The Electronic Journal of Sustainable Development, 3 (1), accessed 23 December 2013 (http://www.docstoc.com/ docs/12166078/Population-Bomb-Revisited)
Elgin, D. 1993. Voluntary Simplicity: Toward a Way of Life that is Outwardly Simple. Inwardly Rich, rev. ed., New York: Quill.
Elgin, D. and Mitchell, A. 1977. “Voluntary Simplicity,” CoEvolution Quarterly. Summer, no. 14, June 21 1977: 4-19.
Fausböll, V. (ed.). 1985. The Sutta-Nipāta. London: Pali Text Society.
Feer, M.L. (ed.). 1884-1898. The Saṃyutta Nikāya. 5 vols, London: Pali Text Society.
Fromm, Erich, 1955. The Sane Society. New York: Henry Holt and Company.
Fromm, Erich. 2008. To Have or To Be? New York: The Continuum Publishing Company (originally published 1976).
Hecht, Jeff. 2008. “Prophesy of economic collapse ‘coming true’,” New Scientist, 17 November (www.newscientist.com/article/ dn16058-prophesy-of-economic-collapse-coming-true. html#.UtYbRL7rZjo).
Hinüber, von O. and Norman, K.R. (eds.). 1994. The Dhammapada,
Oxford: Pali Text Society.
Jones, Ken. 1993. Beyond Optimism: A Political Buddhist Ecology.
Oxford: Jon Carpenter.
Kaza, Stephanie. 2000. “Overcoming the Grip of Consumerism,”
Buddhist-Christian Studies, vol. 20: 23-42.
Kentish, Ben. 2017. The Independent, 15 November, London. Lancaster, L. 2002. “The Buddhist Traditions in the Contemporary
World: History and Critique,” a keynote speech made at the
opening ceremony of the Fourth Chung-Hwa International Conference on Buddhism, January 18-20, 2002.
Loy, David. 1997. “The Religion of the Market,” Journal of the American Academy of Religion. 65 (2): 275-290.
Marx, K. and Engels, F. Selected Works (1945-1849), vol. I. Marxist Internet Archive (www.marxists.org/archive/marx/works/ sw/). Retrieved 15 January 2014.
Meadows, D.H. and D.L., et al. 2004. The Limits to Growth. updated version, White River Junction, VT: Chelsea Green Publishing Company and Earthscan.
Merchant, Carolyn. 1980. The Death of Nature. New York: Harper
& Row.
Morris, R. and Hardy, E. (eds.). 1995-1900. The Aṅguttara Nikāya.
5 vols, London: Pali Text Society.
Oldenberg, V. (ed.). 1879-1883. The Vinaya Piṭaka. 5 vols, London: Pali Text Society.
Pavitt, K. and Worboys, M. 1977. Science, Technology and the Modern Industrial State, London:
Rhys Davids, T.W. and Carpenter, J.E. (eds.). 1890-1911. The Dīgha Nikāya. 3 vols, London: Pali Text Society.
Russell, Bertrand.1954. Human Society in Ethics and Politics, London: George Allen & Unwin Ltd.
Sarao, K.T.S. (trans.). 2009. The Dhammapada: A Translators Guide, New Delhi: Munshiram Manoharlal.
Schramskia, John R., Gattiea, David K., and Brown, James
H. 2015. “Human domination of the biosphere: Rapid discharge of the earth-space battery foretells the future of humankind,” Proceedings of the National Academy of Sciences of the United States of America. www.pnas.org/content/ early/2015/07/14/1508353112.full.pdf
Schumacher, E.F. 1973. Small is Beautiful: Economics as if People Mattered. 1999 print with commentaries, Point Roberts, WA: Hartley & Marks.
Toynbee, Arnold. 1947. A Study of History. vol. 1, New York: Oxford University Press.
Trenckner, V. and Chalmers, R. (eds.). 1888-1896. The Majjhima Nikāya. 3 vols, London: Pali Text Society.
World Commission on the Environment and Development. 1987.
Our Common Future [The Brundtland Report]. Oxford: Oxford University Press. (Also www.UN-documents.net. Retrieved 16.07.2013).
World Fellowship of Buddhists. 1984. Green Buddhist Declaration.
World Fellowship of Buddhists.