187
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG

![]()
Nguyễn Thành Hưng (ĐĐ. Thích Hạnh Chơn)*

![]()
TÓM TẮT
Xã hội ngày càng phát triển theo quy luật tiến bộ. Sự phát triển đó là điều tất yếu bởi dân số ngày càng tăng và đời sống vật chất càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển cũng đem đến không ít vấn nạn cho xã hội như bất ổn về an ninh, tệ nạn xã hội… Nhiều giải pháp được nghiên cứu để áp dụng nhằm hạn chế vấn nạn trên. Đạo Phật được đức Phật khai sáng cũng đóng góp những giải pháp từ hơn 25 thế kỷ qua. Bài viết sẽ nêu vài giải pháp của Phật giáo có thể giúp cho xã hội phát triển bền vững: (i). Nền giáo dục nhân bản Phật giáo thông qua việc phát huy mặt thiện bằng thực hành đạo đức Phật giáo và bảo vệ môi trường, (ii). Cân bằng đời sống vật chất và tinh thần qua việc thực hành trung đạo, thiểu dục tri túc, (iii). Quyền bình đẳng trong xã hội thông qua sự tôn trọng, không phân biệt giới tính, và (iv). Mối tương quan không thể tách rời trong xã hội qua thuyết duyên sinh. Qua đó, bài viết cũng đưa ra đề xuất gợi ý từ những giải pháp trên.
***
Một xã hội phát triển bền vững cần phải có sự phát triển đồng bộ các mặt, trong đó con người làm trung tâm. Nói cách khác, con người đóng vai trò quyết định cho một xã hội phát triển bền vững bởi chính con người tạo nên xã hội hay cộng đồng và con người tác động đến thiên nhiên môi trường trực tiếp hay gián tiếp. Cách đây

![]()
*. TS., Giảng viên, Trường Trung cấp Phật học Bình Định, Việt Nam.
188
GIA ĐÌNH HÒA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã xác định con người là yếu tố chính tạo nên xã hội hạnh phúc và đã dạy những giáo lý hay phương pháp nhằm giúp con người trở nên hoàn thiện. Trong bài viết ngắn này, tôi trình bày bốn điểm căn bản được xem như là những đóng góp thiết thức của Phật giáo cho vấn đề phát triển xã hội bền vững:
- NỀN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN PHẬT GIÁO
Bất cứ ai tìm hiểu để học và thực hành Phật giáo đều có thể nhận ra rằng Phật giới thiệu một nền giáo dục đạo đức nhân bản. Trong Phật giáo, dù bạn tu theo trường phái nào và hình thức ra sao thì cũng đều thống nhất thực hành giáo lý Bát chánh đạo. Trong Bát chánh đạo, có thể phân ra ba nhóm là giới, định, tuệ và giới được xem là đạo đức Phật giáo. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về giới hay đạo đức. Nếu phân tích cụ thể dựa trên 5 giới hay 5 điều đạo đức của người Phật tử1 thì chánh ngữ tương đương với giới thứ 4. Chánh nghiệp gồm giới thứ nhất, giới thứ 2, giới thứ 3 và giới thứ 5 liên quan đến thân nghiệp. Tất nhiên, ý nghiệp không kể ra nhưng nó là động lực đứng phía sau. Nếu dựa trên 10 điều lành2 thì chánh nghiệp bao gồm nghiệp của thân, khẩu, ý được chia thành 10 điều. Thực tập 5 điều đạo đức hay 10 điều thiện là nền tảng đạo đức vững chắc góp phần làm cho xã hội ổn định. Ngoài ra, phần chánh mạng nêu ra một số nghề nghiệp phải từ bỏ hay ít nhất là hạn chế để xã hội phát triển bền vững bao gồm buôn bán vũ khí (đao kiếm), buôn bán người, buôn bán thịt, buôn bán rượu, buôn bán thuốc độc.3
Các nghề nghiệp vừa nêu cần hiểu và áp dụng linh hoạt để đem lại kết quả tích cực cho xã hội. Buôn người cần phải cấm vì con người không thể xem như hàng hoá. Còn lại buôn bán vũ khí cần kiểm soát vì khó cấm triệt để. Buôn bán thịt hay đúng hơn là nghề giết mổ động vật, buôn bán rượu và buôn bán thuốc độc cần quản lý, thực hiện hợp lý thì sẽ tốt cho xã hội vì không thể cấm hoàn toàn. Ví dụ chúng ta không thể cấm buôn bán thịt vì con người còn có

![]()
-
- Thích Minh Châu dịch. (2015). Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, Chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, mục Gia Chủ. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 793.
- Thích Minh Châu dịch. (2012). Kinh Trung Bộ, Kinh Sàleyyaka, số 41. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 352-353.
- Thích Minh Chậu dịch. (2015). Kinh Tăng Chi Bộ, tập 1, chương 5, phẩm Nam Cư Sĩ, mục Người Buôn Bán. Hà Nội, Nxb Tôn Giáo, tr. 790.
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG 189
nhu cầu sử dụng thịt. Do vậy, việc cần làm là quản lý giết mổ như thế nào cho hợp vệ sinh. Buôn bán rượu hay buôn bán thuốc độc cần quản lý rõ ràng như nơi được buôn bán, thời gian buôn bán và đối tượng được mua bán. Điều này đã được một số nước thực hiện tốt và thực tế, những chất này vẫn cần thiết để sử dụng cho mục đích khác nhau.
Thực hành các điều thiện qua 5 điều đạo đức hay 5 giới và 10 điều thiện là mỗi người đóng góp xây dựng một cộng đồng, một xã hội ổn định, hoà bình. Từ đó, đạo đức Phật giáo mở rộng ra bằng việc thực hành bảo vệ môi trường xung quanh thông qua việc không giết hại bừa bãi, không tàn phá môi sinh vì nó liên quan đến chánh mạng và chánh nghiệp. Vấn đề là làm sao tạo động lực để nhiều người cùng thực hành. Nếu nhà nước dùng luật pháp, hình phạt; các tôn giáo dùng giáo lý răn đe như thượng đế, chúa trời phạt…thì Phật giáo nhấn mạnh nhân quả. Giáo lý nhân quả giúp con người biết sợ quả xấu, biết có phước lành mà thực hành đạo đức Phật giáo. Do đó, chương trình học đạo đức Phật giáo nếu được áp dụng rộng rãi thì kết quả cho sự phát triển xã hội bền vững là rất khả quan và đáng tin cậy. Tất cả đều do con người quyết định chứ không một đấng siêu nhiên nào khác.
- LỐI SỐNG TRUNG ĐẠO
Một sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời của đức Phật trước khi giác ngộ là từ bỏ khổ hạnh quay lại đời sống quân bình. Cách sống quân bình ấy sau này được đức Phật dạy qua giáo lý Trung đạo. Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân – bài kinh đầu tiên được đức Phật thuyết giảng sau khi thành đạo, đức Phật đã trình bày giáo lý Trung đạo mà ngài đã khám phá ra. Đức Phật dạy: “Hỡi này các tỳ kheo, có hai cực đoan hàng xuất gia phải tránh. Một là sự dễ duôi trong dục lạc. Hai là sự tha thiết gắn bó trong lối tu khổ hạnh.”4 Nói một cách khái quát là người tu hay con người nói chung cần phải tránh hưởng thụ dục lạc quá mức và tránh tự hành xác vì cả hai đưa đến khổ đau thuộc tâm và sự phát triển không bền vững thuộc xã hội. Hình ảnh người chơi đàn được đức Phật dạy cho Sona là một minh họa cho

![]()
- Thích Minh Châu dịch. (2013). Kinh Tương Ưng Bộ, tập 2, Phẩm Chuyển Pháp Luân, Như Lai Thuyết. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 783-784.
190
GIA ĐÌNH HÒA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
lối sống Trung đạo hay quân bình.5 Tiếng đàn hay khi nó được sử dụng đúng. Cũng vậy, lối sống Trung đạo đưa đến hạnh phúc lâu dài và chứng thánh quả theo Phật giáo. Trung đạo cũng chính là Bát chánh đạo vậy.
Đức Phật dạy hưởng thụ vật chất quá mức hay thực hành khổ hạnh đều không thể đưa đến kết quả tích cực. Đối với nguời xuất gia hay người thực hành tôn giáo thì họ không thể giác ngộ hay đạt mục đích tôn giáo nếu rơi vào hai cực đoan này. Đối với đời sống thế tục, sự hưởng thụ thiên về vật chất sẽ đưa đến nhàm chán và khổ đau khi thiếu chúng. Khi đời sống tinh thần ít được quan tâm thực hành thì khả năng kiểm soát tâm hay sự chịu đựng nghịch cảnh kém dẫn đến hành xử thiếu khôn ngoan, gây khổ đau cho mình và người. Hơn nữa, sự thoả mãn vật chất quá mức khiến con người làm nhiều hơn, tiêu thụ nhiều và khai phá môi trường cũng nhiều. Kết quả là con người dễ bị trầm cảm, căng thẳng, lo âu…; môi trường bị tàn phá do khai thác quá mức gây biến đổi khí hậu… Nghịch lý là một số nước giàu hay một bộ phận người giàu hưởng thụ nhiều gây ô nhiễm môi trường trong khi nhiều nước nghèo và nhiều người nghèo chịu hậu quả chung. Biến đổi khí hậu, môi trường thay đổi đưa đến thiên tai,… không chừa một ai.
Giáo pháp Trung đạo thực sự có lợi ích cho tất cả chúng ta và góp phần phát triển xã hội bền vững. Người xuất gia cần thực hành Trung đạo để đạt giải thoát. Người cư sĩ tại gia thực hành giáo lý này thì sẽ bớt tiêu thụ, tâm bớt căng thẳng, trầm cảm do tập thiền để cân bằng thân tâm. Phương pháp thiền giúp cho nhiều người trong xã hội phương tây giải quyết được vấn nạn trầm cảm, căng thẳng, tâm lý tiêu cực… bằng cách chuyển hoá cảm xúc.6 Khi con người có thể kiểm soát được những cảm xúc của mình thì các hành động gây khổ đau, bất ổn, tội ác… do tham, sân, si sai khiến được giảm và do đó xã hội bớt tệ nạn xã hội. Đó có lẽ cũng là mục tiêu của tất cả các nước trên thế giới hướng đến.

![]()
- Thích Minh Châu dịch. (2015). Kinh Tăng Chi Bộ, tập 2, chương 6, Đại Phẩm, mục Sona. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 110.
- Lama Willa B. Miller. (2018). Năm pháp tu góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trên toàn cầu, Giác Ngộ, tr. 15-17; Diễm Trang. (2018). 20 lợi ích của thiền đã được khoa học chứng minh, [online] Báo Mới. Tại https://baomoi.com/20-loi-ich-cua-thien-da-duoc-khoa- hoc-chung-minh/c/25031596.epi [truy cập 10/2/2019].
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG 191
Trong sự tiêu thụ, theo giáo lý Trung đạo chúng ta cần thực hành lối sống thiểu dục tri túc. Thiểu dục tri túc là lối sống khôn ngoan đưa đến hạnh phúc ngay trong hiện tại. Có ý cho rằng: “Nếu tâm hài lòng thì nằm trên đất cũng vui nhưng nếu tâm không hài lòng thì dù ở thiên đường cũng thấy khổ, bất an.”7 Chúng ta không biết tác giả là ai nhưng lời nói ấy quả không sai. Khi con người biết hài lòng với thành quả do nỗ lực đạt được và tiêu dùng thích hợp thì cuộc sống có hạnh phúc. Dân số béo phì và sự tiêu thụ quá mức sẽ giảm. Lượng dư thừa có thể chia sẻ cho những người nghèo. Khi con người biết chia sẻ, hỗ trợ nhau thì xã hội giảm sự phân hóa giữa giàu và nghèo và sẽ tạo điều kiện cho xã hội phát triển ổn định. Hơn nữa, giảm tiêu thụ thì con người bớt tàn phá thiên nhiên và có thời gian để tập sống làm chủ tâm. Sống chánh niệm là phương pháp tu tập hiệu quả giúp mỗi người làm chủ mình và sống an lạc, hạnh phúc ngay trong hiện tại. Hạnh phúc ấy không phải do vật chất mang lại mà là thứ hạnh phúc từ nội tâm biểu hiện ra.
- QUYỀN BÌNH ĐẲNG NAM NỮ
Quyền con người rất quan trọng trong việc ổn định xã hội. Tuỳ theo xã hội mà quyền giữa nam và nữ được quy định cụ thể. Ngày nay, quyền nam nữ được xem là bình đẳng nhưng để đạt được kết quả ấy con người đã phải đấu tranh suốt thời gian khá dài.8 Về quyền bình đẳng nam nữ, đức Phật đã đề cập cách đây hơn hai thiên niên kỷ. Phật nói về vai trò của người nữ nhân dịp con gái vua Ba-tư-nặc được sinh ra: “Người nữ có trí tuệ, có giới đức được thán phục. Người nữ sinh con trai để họ trở thành vua, anh hùng dân tộc thì xứng đáng là bậc thầy của dân.”9 Đặc biệt, Phật đã cho phép nữ giới xuất gia – một sự kiện chưa từng xảy ra lúc đó và ngay cả ngày nay đối với một số tôn giáo. Phật cũng khẳng định khả năng chứng thánh quả của người nữ. Những ghi chép về sự chứng thánh của các Tỳ kheo Ni trong Trưởng lão ni kệ chứng minh lời tuyên bố của đức Phật.10

![]()
- Thích Thiện Hoa (2010). Phật Học Phổ Thông, quyển 1. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 231.
- [2016]. Lịch sử phong trào đấu tranh đòi bình đẳng giới, [online] Phụ Nữ Việt Nam. Tại http://phunuvietnam.vn/lich-su-phong-trao-dau-tranh-doi-binh-dang-gioi-post12091.html [truy cập 7/2/2019].
- Thích Minh Châu dịch. (2013). Kinh Tương Ưng Bộ, tập 1, chương Kosala, phẩm 2, mục Người Con Gái. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 154-155.
- Thích Minh Châu dịch. (2015). Kinh Tiểu Bộ, tập 2, Trưởng Lão Ni Kệ. Hà Nội: Nxb
192
GIA ĐÌNH HÒA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
Trong xã hội ngày nay, phụ nữ đóng góp nhiều cho sự phát triển xã hội. Phụ nữ có thể là tổng thống, là thủ tướng, là CEO của các tập đoàn, là giáo sư của các trường đại học… và họ thành công trong vai trò được giao. Chính vì bình đẳng giới nên họ mới có cơ hội được bầu chọn vào các vị trí vừa nêu. Như vậy, cơ hội cạnh tranh đóng góp giữa nam và nữ bình đẳng nên tạo ra động lực thúc đẩy xã hội phát triển bền vững hơn. Trong lịch sử, sự bất công đã đưa đến đấu tranh lật đổ chính quyền, đấu tranh đòi công bằng gây bất ổn xã hội. Do đó, công nhận quyền bình đẳng là một sự tiến bộ của xã hội mà đạo Phật đã đi trước hơn 2000 năm.
Trong Phật giáo, người nữ được xuất gia đã đóng góp cho sự phát triển Phật giáo. Ở những nước theo Phật giáo Đại thừa và một vài nước theo Nam truyền/Theravada, nữ tu sĩ góp phần không nhỏ để hướng dẫn tín đồ tại gia tu tập như Làng Mai, vận động xây dựng chùa để tín chúng sinh hoạt, dạy trẻ qua hệ thống trường mầm non và làm từ thiện như Ni sư Chứng Nghiêm ở Đài Loan.11 Tất nhiên, giới luật đặt ra để bảo vệ cho nữ giới là cần thiết và họ cần tuân thủ.
- MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CON NGƯỜI TRONG XÃ HỘI
Sự hình thành và phát triển xã hội được quan niệm theo các thuyết khác nhau đưa đến lối sống khác nhau. Có thuyết thừa nhận sự can thiệp hay quyết định bởi thượng đế nên mặc nhiên chấp nhận. Phật giáo dạy rằng tất cả đều tương quan nhau theo quy luật duyên khởi. Do đó, không có cái gì có thể tách rời mà tồn tại. Vì vậy, mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng xã hội phát triển bền vững và có quyền thừa hưởng thành quả.
Ở các nước phương Tây, chính quyền xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi công dân. Tất cả người dân đều phải đóng thuế như là nghĩa vụ bắt buộc tùy theo thu nhập. Ngược lại, tất cả người dân đều có quyền lợi được hưởng các chính sách an sinh xã hội theo luật định. Luật pháp rõ ràng và người thực thi nghiêm minh nên người dân buộc phải có ý thức để xây dựng đất nước. Người dân no đủ thì tình trạng tội phạm được giảm thiểu, xã

![]()
Tôn Giáo, tr. 529.
11. Thích Hải Châu. (2010). Ni sư Chứng Nghiêm, nhà hoạt động từ thiện Phật giáo trong mọi thời đại. [online] Giác Ngộ. Tại https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Lan- guage=vi&ID=53F41B [truy cập 10/2/2019].
SỰ ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO CHO SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG 193
hội ổn định. Đặc biệt, có những nước không giàu nhưng vì được ảnh hưởng bởi đạo đức và người dân biết hài lòng nên cuộc sống con người khá bình yên, hạnh phúc như Bhutan. Ngược lại, những nước tồn tại sự bất công, lãnh đạo tham nhũng, dân đóng thuế nhưng không được hưởng các dịch vụ an sinh xã hội thì người dân chịu bất hạnh chung. Từ đó, xã hội dễ bất ổn vì tệ nạn xã hội phát sinh, đạo đức bị suy thoái…
Giáo lý duyên khởi là một khám phá vi diệu của đức Phật. Qua giáo lý duyên khởi, đức Phật chứng minh một cách thuyết phục về sự tương quan tương duyên của mọi sự vật hiện tượng trong đó có mối tương quan giữa con người trong xã hội. Kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ I, tập 1) ghi “do cái này có mặt, cái kia hiện hữu; do cái này sanh cái kia sanh…”12 Theo thuyết này, xã hội phát triển bền vững cần phải phát triển đồng bộ giữa đời sống vật chất và đời sống đạo đức. Sự giàu có vật chất làm cho xã hội văn minh phải đi đôi với bảo vệ môi trường thiên nhiên và con người. Sự giàu có dựa trên bóc lột người khác, tham nhũng, tàn phá môi trường, khai thác tài nguyên quá mức thì xã hội khó ổn định lâu dài. Tuy nhiên, nếu đời sống đạo đức và ý thức trách nhiệm được phát huy thì con người sẽ phát triển lòng từ bi để có thể nghĩ về đồng loại, nghĩ về cái chung trong đó có bản thân họ.
Áp dụng giáo lý duyên khởi vào đời sống thực tiễn là một thách thức lớn. Với nền giáo dục phát triển, con người có thể hiểu mối tương quan giữa con người với nhau và giữa con người với môi trường nhưng vì lòng tham, sự ích kỷ cá nhân, tội ác và sự tàn phá vẫn tồn tại. Do đó, các nhà lãnh đạo phải một mặt giáo dục ý thức con người, một mặt nâng cao đời sống của người dân. Sự phát triển hài hoà giữa vật chất và đạo đức là giải pháp hữu hiệu góp phần ổn định xã hội phát triển lâu dài.
- LỜI KẾT
Phật giáo có những giải pháp đóng góp thiết thực cho sự phát triển xã hội bền vững. Hơn hai thiên niên hỷ qua, những lời dạy của đức Phật vẫn còn giá trị ứng dụng. Nền giáo dục đạo đức nhân bản,

![]()
12. Thích Minh Châu dịch. (2015). Kinh Tiểu Bộ, Kinh Phật Tự Thuyết, tập 1, phẩm Bồ Đề. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, tr. 107.
194
GIA ĐÌNH HÒA HỢP VÀ XÃ HỘI BỀN VỮNG
lối sống trung đạo, quyền con người và giáo lý duyên khởi vừa nêu trên có thể góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững. Vấn đề còn lại là các tổ chức xã hội làm sao có thể ứng dụng những lời dạy ấy một cách rộng rãi trong cộng đồng. Đây cũng là hạn chế bài viết vì chưa thể đưa ra giải pháp thực hiện. Hy vọng rằng các học giả uyên thâm sẽ bổ sung sự thiếu sót này.
***