PAÑCAŚĪLA:
ĐẠO ĐỨC PHỔ QUÁT, NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐỐI VỚI CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
Tỳ kheo Nguyễn Ngọc Anh*
TÓM TẮT
Phật giáo, một giáo lý thiết thực, bao gồm cách chúng ta sống và trải nghiệm. Lời Phật dạy là hướng dẫn để đạt được giác ngộ thông qua ba phương diện: đạo đức, thiền định và trí tuệ. Để đạt đến mục đích của Phật, các phương hướng đạo đức hay các yếu tố đạo đức (cariyā dhammas) là đỉnh cao của nghệ thuật sống cho chúng sinh và là nền tảng của con đường dẫn đến Nibbāna (hạnh phúc đích thực). Pañcaśīla (năm giới ), tâm điểm của đạo đức Phật giáo, cung cấp các giải pháp cho các vấn đề thời đại. Thực hành pañcaśīla dẫn đến sự giải thoát khỏi thái độ, lời nói và hành động tiêu cực. Ngoài ra, những đức tính đạo đức này cho phép mọi người cùng tồn tại trong cộng đồng, công bằng, trung thực, hài hòa và an bình bằng đạo đức phổ quát. Bài viết sau đây sẽ chứng minh cách mà pañcaśīla có thể giải quyết những khó khăn thời đại.
Từ khóa: Pañcaśīla, đạo đức Phật giáo, đạo đức phổ quát, Cách mạng công nghiệp 4.0, thách thức toàn cầu.
GIỚI THIỆU
Phật giáo là giáo lý của sự thực tập, Đức Phật đã dạy rằng “Ta chuyển bánh xe Pháp bằng sự an lạc” (Bodhi 2017, tr. 253-4 / Sn 3.7.5-8). Đặc biệt ở đây, pañcaśīla là giáo lý của giải thoát, tập trung vào chuyển hoá cả biến đổi cá nhân và biến đổi xã hội. Những giới luật này là đạo đức hoàn thiện chung cho mọi người và cũng là đạo đức hoàn thiện đặc trưng cho mỗi người. Thảo luận sau sẽ cho thấy, Pañcaśīla, đạo đức phổ quát là như thế nào và giá trị của chúng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- PAÑCAŚĪLA TRONG TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
Trong tiếng Phạn, pañcaśīla là sự kết hợp của pañca (năm) và śīla (đạo đức). Pañcaśīla trong các văn bản Phật giáo là năm giới luật hoặc kỷ luật đạo đức được truyền dạy trong truyền thống Phật giáo. Đó là
(i) Không giết hại sinh vật sống (pānātatipātā); (ii) Không lấy của người (adinnādānā); (iii) Không tà dục (kāmesu micchācārā); (iv) Không nói sai sự thật (musāvādā); và (v) Không sử dụng chất gây say (surāmeraya majjapamādatthāna) (Bodhi 2012, trang 790-792 / AN 10.178-79 hoặc Gunabhadra, T.24 số 1476 trang 001). Pañcaśīla cũng chính là trọng tâm trong các nguyên tắc đạo đức khác, như uposadhaśīla, rāmanera, rāmanerikā, daśaśīla, bhiksu, bhiksunī.
Cùng xem lại vị trí của pañcaśīla trong triết học Phật giáo, ba giá trị của đạo đức, pañcaśīla, thảo luận về cách pañcaśīla thể hiện trong các văn bản Phật giáo nêu bật lên sự đổi mới đầu tiên của đạo đức Phật giáo trong lý thuyết nghiệp lực hoặc cách tiếp cận đạo đức học.
Pañcaśīla chứa đựng yếu tố quan trọng trong triết học Phật giáo bởi vì năm nguyên tắc này là các thành phần không thể thiếu của công thức đạo đức qua nhiều minh chứng về đạo đức Phật giáo (prātimoksa). Theo truyền thống Theravada, đạo đức là một phần của triśiksā (ba phương pháp được biết đến như là ‘śīla samātha và Prajñā’) liên hệ với lời nói đúng (samyagvāc), hành động đúng (samyakkarmānta) trong Bát Chánh Đạo (āryāstāngamārga). Trong Đại thừa, đạo đức đứng vị trí thứ hai của pāramitā (sáu sự hoàn hảo). Śīla nghĩa là đạo đức, là ba điều kiện hợp lệ. Thứ nhất, śīla được xem như là những bước đi đầu tiên trong truyền đạt thúc đẩy các hành động đạo đức (kuśalakarman). Thứ hai, śīla kiềm chế những hành vi vô đạo đức từ hành động đến lời nói. Thứ ba, śīla sửa chữa ý định hoặc ý niệm (cetanā) xúi dục đưa đến thân hành. Kết quả là, giới luật đi kèm với từng khoảnh khắc của tâm, kiểm soát ý định của thức, hướng tới con đường thiện nghiệp (kuśala) và loại bỏ tất cả những bất thiện nghiệp (Akuśala). Tất cả hành động tạo tác không ngoài sự hướng dẫn của tâm như khi ta bắt đầu khởi niệm, hành động sẽ thông qua cơ thể và lời nói mà được thực hiện, do đó chức năng của cetanā là dẫn dắt ý niệm đến hành động. Cho nên, người học Phật muốn tu tập cả thiền định (samātha) và trí tuệ (Prajñā), thì phải hoàn toàn gìn giữ các nguyên tắc đạo đức để làm chủ tư duy, đưa đến việc làm trí tuệ, và từ bỏ những hành vi chưa được xem là đạo đức. Điều đó có nghĩa, śīla là nền tảng để đạt được thiền định và trí tuệ, và là con đường đầu tiên để giúp một cá nhân có được sự giải thoát qua sự tuân thủ các nguyên tắc đạo đức. Vì lý do đó, hệ thống đạo đức thiết yếu trong Phật giáo là pañcaśīla, là hình thức cơ bản của đạo đức Phật giáo. Pañcaśīla là những nguyên tắc cơ bản để kiềm chế giết hại, trộm cắp, lạm dụng tình dục, nói sai và say xỉn. Theo nghĩa này, pañcaśīla đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong tâm tưởng (cetanā) của cá nhân đối với hành động tích cực hoặc tiêu cực. Mối quan hệ giữa pañcaśīla và cetanā cũng là sự đổi mới đầu tiên trong đạo đức Phật giáo về thuyết nghiệp lực cũng như tâm lý học đạo đức.
Ở đây tác giả xin thảo luận chi tiết hơn về pañcaśīla như sau:
Nguyên tắc đạo đức đầu tiên là kiêng giết hại các sinh vật sống (pānātatipātā: pānā có nghĩa là những sinh vật có hơi thở và ý thức; atipātā nghĩa là hạ gục, giết hoặc tiêu diệt). Không lấy mạng sống của các sinh vật bị cấm, cũng như làm bị thương, làm hại, làm tổn thương hay tra tấn. Quá trình giết chết chúng sinh có ba giai đoạn: ý định (yếu tố tinh thần hoặc ý chí chịu trách nhiệm hành động), ra lệnh lấy sự sống bằng lời nói (viết, cử chỉ, nói) và tự mình thực hiện hành vi giết hại. Cũng nghiêm cấm tất cả các hành vi như xử phạt nặng, tự tử, phá thai và trợ tử (Keown, 1998, tr.400). Do đó, giới này bảo vệ sự sống của chúng sinh.
Nguyên tắc đạo đức thứ hai, bao gồm không lấy vật khi chưa có sự đồng ý của người (adinnādānā: adinnā nghĩa là những gì thuộc về ai đó hoặc những gì ta chưa có quyền sở hữu hợp pháp). Giới luật này nghiêm cấm các hành vi trộm cắp và gian lận qua nhiều hình thức như, lấy mà chưa có sự đồng ý của chủ, buôn bán trái phép, đánh bạc, lừa đảo, hối lộ và gian dối (Leaman 2000, tr. 139). Hành vi lấy vật của người ra được chia thành hạng như ăn cắp, ăn cướp, lừa đảo hay gạc gẫm. Cho nên, mục đích căn bản của giới này là bảo vệ tài sản cá nhân khỏi sự chiếm đoạt bất hợp pháp của người khác. Do đó, giới luật này khuyến khích sống đúng và trung thực.
Nguyên tắc đạo đức thứ ba là sự kiêng kị đối với các hành vi sai trái trong hoạt động tình dục (kāmesu micchācārā) nghĩa là không quan hệ tình dục bất chính hoặc có hành vi sai trái liên quan đến khoái cảm nhục dục. Ngoại tình là ý định thực hiện hành vi dục nhiễm qua thân, gây ra sai phạm với đối tác bất hợp pháp. Vi phạm ở đây là do lực thúc đẩy bởi dục vọng làm gốc rễ lòng tham kèm theo ảo tưởng. Việc nghiêm cấm nhiều hình thức trong giới này bao gồm cưỡng bức, loạn luân, thủ dâm, qua lại với chồng hoặc vợ của người khác và giao cấu ở thời điểm không thích hợp hoặc không phù hợp. Qua đây, mục đích của giới này là để bảo vệ mọi người và củng cố lòng chung thuỷ với người đồng hành. (Wijayaratna, 1990, trang 166-7).
Nguyên tắc đạo đức thứ tư là sự kiêng khem lời nói sai quấy (musāvādā). Giới luật này nghiêm cấm mọi hành vi của thân thể và lời nói với ý định sai lầm để lừa phỉnh hoặc nói dối. Ham muốn tội lỗi là chưa hiểu nguyên nhân của sự vi phạm. Có nhiều loại lời nói sai khác nhau bao gồm nói dối, lời nói ác, nói lời thêu dệt và lời nói khó nghe (Segall, 2003, trang 169). Đây cũng là cách để có lời nói đúng [samyagvāc] (Guabhadra, p.0203b). Nền tảng của giới này là bảo vệ sự chân thành, trung thực, trung thành, biết ơn, với mục đích loại bỏ đi sự thiếu trung thực, là nguyên nhân gây ra mọi khổ đau trên đời.
Nguyên tắc đạo đức thứ năm là không sử dụng các chất gây say, nghiện (surāmeraya majjapamādatthāna). Trong trường hợp này, giới hạn chế các chất gây say là rượu, rượu cất và mở rộng nghiêm cấm với các chất khác như rượu, ma túy, thuốc phiện, cần sa, thuốc mê…Mục đích của kỷ luật này là ngăn chặn sự vô tâm, và tạo ra những đức tính của sự lưu tâm, nhận thức, chánh niệm, trách nhiệm và thiền định. Do đó, nguyên tắc đạo đức thứ năm nhằm mục đích tránh các nguyên nhân của hành động ngu ngốc, sự lỏng lẻo, biếng nhác, thể trạng kém và các vấn đề về thần kinh (Benn, 2005, trang 225).
Do đây, Pañcaśīla tạo ra nền tảng cho việc phát triển tâm lý của cá nhân và cộng đồng. Tất cả các hành động được thực hiện thông qua ba cửa “thân thể, lời nói và tâm ý” thì đều bị hạn chế bởi các nguyên tắc đạo đức - bạo lực, giết chóc, ăn cắp, ngoại tình, dối trá,
v.v. Do đó, chúng ta tuân thử các nguyên tắc đạo đức bằng cách thực hành pañcaśīla để thay đổi tâm ý từ trạng thái tinh thần bất thiện sang trạng thái lành mạnh, cũng được gọi là quá trình thay đổi nhân tố hoặc tự chuyển đổi. Đây là một phép lạ tuyệt vời để phát triển suy nghĩ cá nhân và nhận thức xã hội. Theo tâm lý học Phật giáo, pañcaśīla làm giảm tất cả những cảm xúc tiêu cực, cái mà khiến con người ta phải đối mặt những cảnh giới đau khổ. Trong văn bản Phật cũng có sáu cõi được hiểu như là các giai đoạn sinh khởi khác nhau của tâm lý hoặc con đường nhận thức về thế giới có mối quan hệ tương quan đến sự tức giận, tham lam, ngu xuẩn, ham muốn, cạnh tranh và tự mãn (McLeod 2002, trang 146-51). Điều này có nghĩa là các nguyên tắc đạo đức phát triển những cảm nhận tốt nhất dẫn dắt người ta đến cảnh giới tốt, một thế giới hạnh phúc hơn. Đây là nguyên tắc phát triển thông qua sự lặp lại bởi quá trình tự biến đổi là vậy.
Pañcaśīla, tâm lý đạo đức, sự đóng góp đáng kể nhất của đạo đức Phật giáo. Thuyết duyên khởi (pratītyasamutpāda) là khái niệm cơ bản về điều kiện của sự tồn tại, tạo ra cầu nối giữa tâm lý học và đạo đức học để giải thích cho lý do của mọi hành động. Ngoài ra, nguồn gốc phụ thuộc này còn tạo ra một quy tắc cụ thể trong mối liên hệ giữa ba phương pháp tu tập, đó là: đạo đức (śīla), thiền định (samātha) và trí tuệ (Prajñā); cái này phụ thuộc vào cái kia để thực hiện kiểm xoát đối với các hành vi vô đạo đức từ thân, khẩu và ý nghiệp. Bởi, mọi khó khăn, sai lầm đều bắt nguồn từ ba loại độc (trivisa: ba gốc bất thiện): tham lam (rāga hoặc lobha), hận thù (dvesa) và si mê (moha), những yếu tố tinh thần này làm xáo trộn tâm trí và kích động các hành vi sai phạm của thân và miệng. Do đó, pañcaśīla là những nguyên tắc đạo đức hướng dẫn lối đi, gạn lọc tư tưởng tiêu cực và nuôi dưỡng những tâm thức thiện lành. Đây cũng là nghĩa của sự giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, bất thiện nghiệp - cái mà luôn được biểu lộ qua thân thể, lời nói và tâm tưởng.
Nói tóm lại, pañcaśīla, qua sự hướng dẫn của các tu sĩ Phật giáo đã tạo ra hiệu ứng tâm lý (Harvey, 2000, trang 80), như một đạo đức kiểm xoát ba nghiệp của tự thân. Những nguyên tắc đạo đức này đưa đến sự giải thoát cá nhân (moksa) khỏi phiền muộn (kleśa) như là kết quả của sự hỗ tương giữa tập trung và hiểu biết trong pháp duyên sinh (pratītyasamutpāda). Do đó, pañcaśīla là sự bảo vệ hoặc hỗ trợ chống lại các hành vi phi nhân đạo, là đạo đức thiết yếu của một công dân toàn cầu.
- PAÑCAŚĪLA, ĐẠO ĐỨC PHỔ QUÁT
Ở đây, tác giả mong muốn thảo luận về pañcaśīla như là đặc điểm chung cho công dân trên toàn cầu: đạo đức phổ quát, điều cần thiết cho thời đại; cho thấy mối quan hệ của pañcaśīla với thuyết mục đích đạo đức (teleological virtues), chủ nghĩa vị lợi và thuyết mệnh lệnh đạo đức của Kant. Do vậy, pañcaśīla đã được chấp nhận như là đạo đức toàn cầu.
Đạo đức phổ quát là các nguyên tắc đạo đức hoặc tiêu chuẩn đạo đức được chấp nhận đối với mọi người, có thể áp dụng cho cả những người theo đạo cũng như không theo đạo. Đạo đức phổ quát cũng được gọi là toàn cầu hóa đạo đức, tìm kiếm các tiêu chuẩn đạo đức nghiêm túc để giải quyết các bất đồng và xung đột xuyên biên giới, quốc gia, tôn giáo, văn hóa, kinh tế và chính trị (Kymlicka 2007, tr.1).
Theo Kant, nghĩa vụ đạo đức hoặc nguyên tắc phổ quát; luật đạo đức có thể áp dụng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh như là một công thức chung cho toàn nhân loại. Các quy tắc ứng xử, giải quyết vấn đề, hành vi đạo đức - tiêu chuẩn đạo đức toàn cầu hóa được coi là bằng chứng hiển nhiên tồn tại trong suốt bề dày lịch sử xã hội. Mục đích của hệ thống đạo đức này là mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
John Locke (1988, tr.271), trong tự nhiên có luật tự nhiên, để kiềm chế hành vi của con người; đó là luật, để dạy cho toàn nhân loại rằng, tất cả đều bình đẳng và độc lập, không ai có quyền làm hại ai trong quyền sống, sức khỏe, tự do cũng như quyền sở hữu cá nhân... Điều đó, đạo đức phổ quát là quy tắc đạo đức độc lập với quan điểm cá nhân, văn hóa, được áp dụng cho tất cả mọi người, mọi hành động, không gây bất kỳ mâu thuẫn nào, và có căn cứ trong thực tế thực nghiệm.
Từ những quan điểm trên, đạo đức Phật giáo có thể là đạo đức mà ai cũng có thể thực hành và tu tập. Theo Suwanbubbha (2011, trang 131), các giá trị Phật giáo có thể áp dụng cho cả tín đồ Phật giáo và ngoại giáo, mang lại lợi ích cho toàn nhân loại. Ở đây, có ba lý do tại sao đạo đức Phật giáo luôn đi đôi với lý thuyết nghiệp lực (P. kamma / S. karma); vì các giá trị đạo đức và hành vi khác được phân loại theo mạng lưới của sự huyền bí hay sự tự đánh giá hoặc sự xa rời, còn đạo đức Phật giáo bắt nguồn từ luật tự nhiên không phải là phần thưởng cũng không phải là phần phạt (Suwanbubbha, 2011, trang 114-5).
Ngoài ra, Nosco còn cho rằng, pañcaśīla là đạo đức phổ quát bởi vì những tuyên bố đạo đức hoàn toàn là căn bản cho mỗi người như là không giết hại, trộm cắp, nói sai, uống nhầm, và sự chung thủy một vợ một chồng. Lòng từ, vị tha đóng vai trò giá trị mới trong nền tảng toàn cầu hóa đạo đức, thuyết duyên khởi, cũng như sự liên kết của tất cả các sự vật hiện tượng. Do đó, đạo đức Phật giáo có thể giống với một hệ thống đạo đức toàn cầu hóa hơn bất kỳ truyền thống nào như Abraham hay Nho giáo (Nosco 2007, trang 90 & 92).
Tất cả các hành động đều có ba tính năng, như thay đổi tư duy, hành động và kết quả. Mỗi hành động hoặc tốt hoặc xấu đều trải qua sự chi phối trực tiếp của pañcaśīla. Nó có nghĩa là, pañcaśīla có thể đưa đến ba phương diện của một hành động đúng về mặt đạo đức. Phương diện đầu tiên, pañcaśīla được xem là trọng tâm trong đạo đức của Phật giáo vì ý thức được tự do lựa chọn theo đạo đức như quan điểm của Kant, (Mittal, 1989, trang 1). Ở đây, pañcaśīla cũng chính là không bạo lực, vị tha, biết đủ, trung thực, chánh niệm,
-
- Do đó, pañcaśīla rất quan trọng đối trong vai trò nuôi dưỡng nội tâm để hướng đến chấm dứt khổ đau và thoát khỏi vòng tròn tái sanh. Về phương diện thứ hai, pañcaśīla là hành động thuần tịnh, cũng là cách để loại bỏ mọi khổ sầu, cùng nhắm đến phúc lợi thế giới với sự vắng mặt của ham muốn, hận thù và si mê.
Theo Nishijima (1998, trang 183), đạo đức Phật giáo là một “hành động trong đạo đức” (nghĩa là hành động mà thực tế cho thấy, khác hoàn toàn với khái niệm hành động bình thường, có thể nói pañcaśīla là một kho báu của con mắt sự thật hay con mắt pháp chân thật), pañcaśīla khác hẳn với “đạo đức dựa trên tâm trí” - đạo đức duy tâm và “đạo đức dựa trên các giác quan” - đạo đức duy vật. Điều đó có nghĩa là, khi chúng ta hành động, chúng ta thấu hiểu bản chất của sự vật sự việc, trở thành một người hoàn toàn tự chủ trong hành động - có sự đồng nhất giữa thân và tâm, đồng nhất giữa chủ thể và đối tượng, và đồng nhất giữ người làm và việc làm (Nishijima 1998 , trang 185). Hành động, tạo tác trong Phật giáo được nhận biết qua “ bây giờ và ở đây” là một sự hiểu rõ thực sự điều gì đang diễn ra trong thời điểm hiện tại. Điều này làm cho đạo đức Phật giáo khác với cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Tịnh nghiệp hay thiện nghiệp luôn được sự dẫn dắt đúng đường của pañcaśīla bởi lẽ các pháp vốn dĩ luôn gắng liền với các nguyên tắc đạo đức phổ quát.
Do đó, đạo đức Phật giáo (pañcaśīla) là hệ thống đạo đức hoàn thiện đưa ra những khuôn phép cho sự sửa đổi cá nhân và dần dần hoàn thiện thông qua đời sống, điều này được cơ cấu từ các khái niệm về bản chất con người và các mục tiêu của sự sống (Keown 1992, trang 203 & 230). Cuối cùng, kết quả của hành động hoặc ảnh hưởng của chúng là tiêu chí quan trọng trong đạo đức Phật giáo. Pañcaśīla cũng được áp dụng trong các tình huống đạo đức của chủ nghĩa thực dụng bởi vì đạo đức Phật giáo đòi hỏi cả việc vượt qua sự yêu qúy bản thân và lòng trắc ẩn đối với người khác (Swearer 1998, tr.71). Như Abe (1983, trang 60) đã nói, đạo đức Phật giáo là đạo đức từ bi…dựa trên việc nhận biết hoàn cảnh, đó là thấy được tường tận bước đi của hiện tại. Ví như một người nói dối để giúp đỡ cho người khác, đây được gọi là phương tiện thiện xảo hay kỹ năng khéo léo (upāya). Cũng như cách mà Đức Phật sử dụng các phương pháp giảng dạy biến hoá độc đáo nhưng mục đích chỉ hướng đến thiện nghiệp (Keown, 1992, tr. 190). Do đó, hành giả có thể khéo dùng các phương tiện khéo léo để tự chấm dứt đau khổ bản thân và truyền đạt diệu pháp đến với mọi người. Upāya ở đây, bắt buộc phải đi cùng với trí tuệ (Prajñā), hai thành phần thiết yếu của việc thực tập sống hạnh phúc qua thực hành pañcaśīla.
Do đó, đạo đức Phật giáo đã trao cho con người tự trách nhiệm trong hành động đạo đức, Đức Thế Tôn từng dạy:
“Tự mình, làm điều ác, Tự mình làm nhiễm ô, Tự mình không làm ác, Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình, Không ai thanh tịnh ai!” (Bản dịch Thích Minh Châu)
Như thế, Pañcaśīla, đạo đức phổ quát là chìa khoá cho cuộc sống hòa bình và vui tươi . Trong Phật giáo, một hành động là phi đạo đức khi bị thúc đẩy bởi những gốc rễ như tham lam, thù hận và si mê. Ngược lại, một hành động đạo đức, khi hành động đó bắt nguồn từ tâm giải thoát, lành thiện và trí tuệ. Vậy thì, Đức Thế Tôn đã hướng dẫn pañcaśīla như một kỹ thuật thiện xảo cho một nền tảng của đạo đức hoà cùng nhịp điệu phát triển với xã hội. Những nguyên tắc đạo đức này tạo ra cảm giác thân thiện phổ quát chung, không tham cầu, cảm giác xem xã hội như chính gia đình mình, vô cùng chân thực, và trạng thái tâm trí được cân bằng (Shukla, 1989, tr. 86). Theo quan điểm xa hơn, pañcaśīla được liên kết với các đức tính (Gwynne 2017, trang 79-80) và liên quan đến quyền con người (Keown 2012, tr.33) như sơ đồ bên dưới (Wikipedia, 2018):
Giới |
Liên hệ đạo đức |
Tương đương nhân quyền |
1. Không giết hại chúng sanh |
Nhân đạo và từ bi |
Quyền được sống |
2. Không lấy vật của người |
Rộng lượng và cho đi |
Quyền sở hữu |
3. Không tà dâm |
Biết đủ và thuỷ chung |
Quyền chung thuỷ trong hôn nhân |
4. Không nói lời sai lầm |
Chân thật và tin tưởng |
Quyền nhân phẩm |
5. Không sử dụng các chất gây nghiện |
Chánh niệm và trách nhiệm |
Quyền an ninh |
Theo cùng một hướng, pañcaśīla nghiêm cấm bạo lực, trộm cắp, tham dục, không trung thực và sử dụng chất kính thích. Tương tự như vậy, các nguyên tắc đạo đức luôn tôn trọng cuộc sống, tài sản, tính trung thực, dục thế phải thời và sự tỉnh táo là nền tảng đạo đức cho nhân loại. Do vậy, pañcaśīla là tâm điểm cho hành vi đạo đức trong thời hiện đại vì năm giới này dẫn đến hành vi cử chỉ đẹp đem lại bình an, giàu có, hạnh phúc và thành công, do đó hành vi trở nên trong sáng hơn (Terwiel 2012, p .182). Tóm lại, Pañcaśīla cho thấy các giá trị chính xác không chỉ là lý thuyết thực tiễn để cá nhân được lợi ích mà còn là các quy luật phổ quát cho toàn nhân loại.
- CÁC GIẢI PHÁP ĐƯỢC RÚT RA TỪ PAÑCAŚĪLA CHO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không giống như những kinh nghiệm trước đây của con người. Cuộc cách mạng công nghệ mới có thể được mô tả như là “các hệ thống mạng vật lý không gian” và đã thay đổi về quy mô, tốc độ và phạm vi. Có nhiều vấn đề đa dạng và nhưng khó khăn cho sự thách thức toàn cầu là: bạo lực, chiến tranh, tội phạm, bất bình đẳng, gia đình ly tán, tin giả mạo, và các bệnh về thể xác lẫn tinh thần...Nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của tất cả mọi người trên thế giới. Theo Davis (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ba mối quan tâm lớn: bất bình đẳng, an ninh và sắc tộc. Tương tự, Wells (2017, trang 5 & 13) đã khẳng định rằng thời đại công nghiệp mới có lợi cho vô số luồng thông tin đối nghịch, nhiều trong số đó là những lý thuyết âm mưu, thông tin xấu, độc hại, tồi tệ, được khuếch đại bởi sự gia tăng của kết nối mạng không gia và phạm vi tiếp cận, truyền tải của các công cụ thông tin.
Do đó, môi trường ngày nay tạo ra mâu thuẫn về nhận thức - cảm xúc, phát triển mạnh trong môi trường tương tác, năng động và “vũ khí hóa thông tin” như một thách thức đối với trật tự đã được thiết lập hoặc khung pháp lý. Thuyết Phật giáo đề xuất giải quyết một số vấn đề quan trọng trên thế giới hiện nay: hòa bình thế giới, giải trừ quân bị, công bằng kinh tế, nhân quyền, bảo vệ môi trường và tồn tại phổ quát (Weiqun, 2006, tr.144). Sau đây sẽ thảo luận về pañcaśīla như là những ý tưởng hữu ích với vai trò đóng góp trong các vấn đề ngày hôm nay:
Pañcaśīla vô cùng hữu ích trong việc giải quyết các vấn đề về con người, vì vậy thực hành năm giới luật của Đức Phật đưa đến sự giải thoát khỏi những thái độ, lời nói và hành động xấu. Có ba khía cạnh mà pañcaśīla cung cấp như là giải pháp nguyên tắc của cuộc sống đối với các thách thức toàn cầu.
Đầu tiên, sự đóng góp của pañcaśīla là giáo dục trái tim thông qua việc rèn luyện tâm trí, và khiến cho tâm trí được thuần khiết. P añcaśīla được gọi là” hiện thân của các điều răn trong trái tim của người tu tập” (Vô tác giới thể/ 無 作 戒 / Avijnapti). Việc tuân theo đúng các giới của pañcaśīla là thực hành từ bi (karunā), bố thí (dāna), nhẫn nhục (ksānti), và dũng cảm (vīrya) trong việc áp dụng các phương tiện giáo hoá (Phương tiện quyền xảo/ upāya), và đồng phụ thuộc (prattyam), có nghĩa là sự gia tăng về nhận biết và tỉnh thức đối với việc kiểm soát tất cả các vấn đề thế giới ngày nay là thách thức của cuộc cách mạng công nghệ mới.
Tiếp theo, pañcaśīla là khuôn khổ cho những việc làm đạo đức trong đời sống công nghệ, vạch ra đạo đức cốt lõi và nêu bật trách nhiệm của nhân loại. Do đó, pañcaśīla trau dồi các giá trị bên trong như lòng từ bi, rộng lượng, biết đủ, trung thực và chánh niệm.
Cuối cùng, năm nguyên tắc đạo đức, truyền cảm hứng cho sự chung sống, lấy con người làm trung tâm, hỗ trợ hòa hợp trong mô hình xã hội, bởi pañcaśīla có thể trau dồi đạo đức và mang lại sự an bình nơi tâm cho tất cả mọi người. Từ đức tính đạo đức này mọi người có thể cùng tồn tại trong cộng đồng một cách công bằng, trung thực, hòa hợp và thanh bình. Cho nên, các cá nhân và cộng đồng, công nghệ và xã hội có thể hoà hợp trong pañcaśīla, cách duy nhất để có thể giải cứu những khủng hoảng, bế tắc của nhân loại hiện tại.
Theo một cách khác, để phân tích thực tế hơn, pañcaśīla là công cụ cực kỳ quan trọng để duy trì hòa bình, khí giới, công bằng kinh tế, nhân quyền, thông tin đúng, an ninh cộng đồng và bảo vệ môi trường. Cốt lõi nguyên tắc đạo đức đầu tiên là bất bạo động (ahimsā), là tâm từ bi (karunā), là loại bỏ tất cả những ý thức bạo lực gây hại cho mọi người, mọi loài thông qua các hành động của thân. Những ý tưởng mà ahimsā đề xuất là từ bỏ khí giới trên đường lối chính trị để giải quyết các vấn đề gây tranh cãi hoặc xung đột xã hội, bằng ý thức của “lòng vị tha” chắc chắn sẽ đem lại hòa bình cho toàn thế giới. Đặc biệt, phi bạo động được áp dụng để bảo vệ môi trường với nguyên tắc lợi ích cho cả người và vật, mục đích là để ngăn cấm các hành vi tạo ra tác hại cưỡng bách đối với người khác.
Nguyên tắc đạo đức thứ hai yêu cầu con người phải vị tha và trung thực, điều này có ích trong công bằng về mặt kinh tế. Ngày nay, mọi người đều cần thu lợi từ việc trao đổi kinh doanh hoặc giao thương giữa người dân với người dân, quốc gia với quốc gia. Do vậy, mọi người không nên gian lận hoặc vi phạm các giao dịch tài chính. Từ quan điểm này, nguyên tắc công bằng trong nền kinh tế là hữu ích để có lợi nhuận và tạo ra một xã hội thịnh vượng.
Nguyên tắc đạo đức thứ ba nhấn mạnh vào sự hài lòng biết đủ. Đó là cách để chấm dứt động lực tham lam (ham muốn), để thúc đẩy sự hưng thịnh bền vững của con người. Ngày nay, vấn đề nóng bỏng của toàn cầu là xâm lược tình dục và phá thai. Có nhiều kết quả xâm hại tình dục như hiếp dâm, cưỡng bức, quay lén và các hình thức quấy rối tình dục khác, kể cả dẫn đến phá thai (46%) nếu mang thai là kết quả của tấn công tình dục (Lavelanet 2018, tr.58). Do đó, giới luật này rất hữu ích để giải quyết cả những thách thức lớn. Theo cách hiểu truyền thống, điều này bảo vệ sự chung thủy trong hôn nhân, tạo nên một gia đình hạnh phúc cũng như bảo vệ quyền sống của người phụ nữ.
Nguyên tắc thứ tư nghiêm cấm tất cả các bạo lực ý thức hệ đối với người khác thông qua các hành vi nói. Giới này đóng góp quan trọng trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu về tin tức giả, thông tin sai sự thật trong đời sống và mạng xã hội. Quy tắc này tập trung vào chuyển đổi cá nhân để tuân thủ một cách trung thực qua việc luôn nói sự thật hoặc cung cấp thông tin đúng.
Nguyên tắc năm liên quan đến ẩm thực lành mạnh, an ninh và sống chánh niệm. Lợi ích của nguyên tắc này là ngừng sử dụng, buôn bán các loại thuốc gây nghiện cho cả người cung lẫn người cầu. Đạo đức Phật giáo không những hướng dẫn con người xa lánh các hành vi gây hại cho người khác, mà khuyến khích đem lại hạnh phúc cho mọi người. Do đó, pañcaśīla phản ánh tầm quan trọng của lòng từ trong đời sống đạo đức của Phật giáo. (Lee và cộng sự 2014, tr.558)
Như đã rõ, năm giới rất gần với khái niệm về quyền con người. Năm nguyên tắc này là sự tôn trọng chung/phổ quát gồm quyền được sống, quyền sở hữu, quyền chung thủy trong hôn nhân, quyền bảo vệ nhân phẩm, và quyền an ninh. Như đã thảo luận năm tiêu chuẩn về trách nhiệm của một công dân toàn cầu đối với việc giải quyết các thử thách của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nay xin tóm lại:
Một là tránh bạo lực, bảo vệ sự sống, sống hài hòa và an bình, thúc đẩy sự tương tác và công bằng giữ mọi người.
Hai là thực hành chánh mạng, rộng lượng, và kinh tế công bằng. Ba là giảm thiểu các đòi hỏi, thúc đẩy sự hài lòng - biết đủ.
Bốn là thực hành chánh ngữ, biết lắng nghe và nói lời từ ái.
Năm là hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc đem lại hạnh phúc, tránh chất kích thích, giữ gìn sức khỏe của thân và tâm.
Bằng cách nhấn mạnh năm giới, tác giả hy vọng sẽ truyền cảm hứng đến mọi người nhận thức rõ vai trò của pañcaśīla, quyền lợi và tránh nhiệm như những tác nhân đạo đức trong giải quyết những vấn nạn của cuộc cách mạng lần thứ tư. Thông qua những phân tích quy chuẩn đạo đức mà năm giới có sức mạnh to lớn đến sự thay đổi suy nghĩ, hành động để chuyển từ khổ đau đến hạnh phúc. Đây cũng là ý nghĩa quan trọng để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn, không phải phép mầu để bay lên nhưng là phép mầu của bất bạo động, tình yêu, lòng từ bi, sự rộng lượng, bao dung, biết đủ, trung thực và chánh niệm. Những phép mầu này của năm giới sẽ giải quyết những vấn nạn chúng ta đang gặp phải, để duy trì sự hòa bình, từ bỏ vũ khí, công bằng kinh tế, quyền con người, thông tin đúng, an ninh, và bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN
Năm giới là lời dạy của đức Phật để chuyển hóa cá nhân và xã hội. Năm giới này là đạo đức phổ quát, là đặc tính đạo đức của công dân toàn cầu. Khi năm giới trở thành trái tim của cộng đồng, thì tất cả các vấn đề bức bách của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ không còn nữa. Và thì, đạo đức phổ quát có thể mang hạnh phúc đến từng gia đình, quốc gia, xã hội, bởi thấu hiểu đâu là nhân duyên và vận dụng đúng phương pháp.
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- Abe, M., 1983, ‘God, Emptiness and ethics’, Buddhist- Christian Studies, University of Hawai’i Press, Vol. 3, pp. 53-60.
-
- Benn, James A. 2005, “Buddhism, Alcohol, and Tea in Medieval China”, in Sterckx, R., Of Tripod and Palate: Food, Politics, and Religion in Traditional China, Springer Nature, pp. 213–36.
-
- Bodhi, B. (trans.) 2012, The Numerical Discourses of the Buddha, (Anguttara Nikaya/ AN) Wisdom Publications, United States of American.
-
- Bodhi, B. (trans.) 2017, An Ancient Collection of the Buddha’s Discourses Together with Its Commentaries, (The Sutta Nipata/ Sn), Wisdom Publications, United States of American.
-
- Davis, N., 2016, What is the Fourth Industrial Revolution. [online]. Available at: https://www.weforum.org/ agenda/2016/01/what-is-the-fourth-industrial-revolution/ [Accessed 19 Jan 2015]
-
- Dhammananda, K., 1994, Treasure of the Dhamma, Trans. of Dhammapada (Dhp), Buddhist Missionary Society, Kuala Lumpur.
- Gunabhadra [求那跋陀罗], ‘785 of 雜阿含經’, in 大 正藏, Vol.2, No.0099, book 28, p. 0203b11. [online]. Available at: http://tripitaka.cbeta.org/T02n0099_028 [Accessed 1998]
- Gunavarman [求那跋摩], “佛說優婆塞五戒相經 (Upāsikaśila Sūtra)”, 大正藏, Vol. 24, No. 1476. [online]. Available at: http://tripitaka.cbeta.org/T24n1476_001
-
- Gwynne,P.2017,WorldReligionsinPractice:AComparative Introduction, John Wiley & Sons.
-
- Harvey, P. 2000, An Introduction to Buddhist Ethics: Foundations, Values and Issues, Cambridge University Press.
-
- Keown, D. 1992 [2001], The Nature of Buddhist Ethics, London: Palgrave.
-
-
- Keown, D. 2012, “Are There Human Rights in Buddhism?”, in Husted, W. R., Keown, D., Prebish, C.S. Buddhism and Human Rights, pp. 15-42, Routledge.
-
-
- Kymlicka, W., 2007, ‘Introduction: The Globalization of Ethics’ in Sullivan, W.M. & Kymlicka, W. (eds) 2007, The Globalization of Ethics Religious and Secular Perspectives, pp. 1-16, Cambridge university press, New York.
-
-
- Lavelanet, A.F. Schlitt, S., Johnson, B.R. & Ganatra, B. 2018, “Global Abortion Policies Database: a descriptive analysis of the legal categories of lawful abortion”, BMC international health and human rights, vol. 18, no. 1, pp. 44-54.
-
-
- Leaman, O., 2000, Eastern Philosophy: Key Readings, Routledge.
-
-
- Lee, W.T, Blumenthal, J.A., Funk II, K.H. 2014, ‘A Buddhist Perspective on Industrial Engineering and the Design of Work’, in Science and Engineering Ethics, Springer, Vol.20, p. 551–569.
-
-
- Locke, J. 1988, Two Treatises of Government, Cambridge University Press.
-
-
- McLeod, Ken, 2002, Wake Up To Your Life: Discovering the Buddhist Path of Attention, New York: HarperCollins. (https:// plato.stanford.edu/entries/ethics-indian-buddhism/)
-
-
- Mittal, K.K., 1989, ‘Buddhist Ethics-A Brief Appraisal’, in Tiwary, M., (ed), Perspectives on Buddhist Ethics, pp. 1-7, Department of Buddhist studies, Delhi.
-
-
- Nishijima, W.G., 1998, ‘The Ethics of Action’, Buddhist- Christian Studies, University of Hawai’i Press, Vol. 18, pp. 183-185.
-
-
- Nosco, P., 2007, ‘Introduction: The Globalization of Ethics’ in Sullivan, W.M. & Kymlicka, W. (eds) 2007, The Globalization of Ethics Religious and Secular Perspectives, pp. 75-92, Cambridge university press, New York.
-
-
- Schwab, K. 2016, The Fourth Industrial Revolution, World Economic Forum, Switzerland.
-
-
- Segall, Robert, S. 2003, Encountering Buddhism: Western Psychology and Buddhist Teachings, State University of New York Press.
-
-
-
- Shukla, H.S. 1989, ‘Pañca Sīla’, in Tiwary, M., (ed), Perspectives on Buddhist Ethics, pp. 80-93, Department of Buddhist studies, Delhi.
-
-
-
- Suwanbubbha P. 2011, ‘Aplying Buddhist Values to Interreligious Dialogue on Ethics’, Cisneros, A.H., Premawardhana, (eds), S., Sharing Values A Hermeneutics for Global Ethics, pp. 113-132, Globethics.net Series No. 4.
-
-
-
- Swearer, D.K. 1998, ‘Buddhist Virtue, Voluntary Poverty, and Extensive Benevolence’, The Journal of Religious Ethics, Vol. 26, No. 1, pp. 71-103.
-
-
-
- Terwiel, B.J. 2012, Monks and Magic: Revisiting a Classic Study of Religious Ceremonies in Thailand, Nordic Institute of Asian Studies: NiAS Press. [online]. Available at: http://www. diva-portal.org/smash/get/diva2:867441/FULLTEXT01.pdf
-
-
-
- Weiqun, Y. 2006, ‘Buddhist Thought and Several Problems in the World Today’, Frontiers of Philosophy in China, Vol. 1, No. 1, p. 144-47. [online]. Available at: https://www.jstor.org/ stable/30209959 [Accessed 11 Dec 2018]
-
-
-
- Wells, L.II. 2017, ‘Cognitive-Emotional Conflict: Adversary Will and Social Resilience’, The Fifth Domain, PRISM , Vol. 7, No. 2, p. 4-17, Institute for National Strategic Security, National Defense University. [online]. Available at: https://www.jstor.org/ stable/10.2307/26470514
-
-
-
- Wikipedia, 2018, Five Precepts [online]: Available at: https://en.wikipedia.org/wiki/Five_precepts
-
-
-
- Wijayaratna, M. 1990, Buddhist monastic life: According to the Texts of the Theravāda Tradition, Cambridge University Press.