177
TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO HÔM NAY
Nguyễn Thanh Tú*
- PHẬT GIÁO TRONG LÒNG DÂN TỘC
Có nhiều căn cứ khẳng định Phật giáo truyền trực tiếp từ Ấn Độ vào nước ta từ đầu Công nguyên. Bắt rễ ở mảnh đất văn hóa Việt, dung hòa với tính cách dân tộc và một số tôn giáo ngoại lai cũng như bản địa khác, Phật giáo ở Việt Nam mang tư tưởng nhập thế rất rõ nét: “Đạo pháp bất ly thế gian pháp”. Trong tín ngưỡng người Việt có hệ thống các đấng tối cao là Trời, Ngọc Hòang, Thượng đế, Ông Xanh, Tiên, Bụt… thì ông Bụt bình dân và gần gũi với con người hơn cả, nhất là với những con người nghèo khổ, bất hạnh.
Phật giáo thẨm thấu rất sâu vào mỗi gia đình Việt để rồi trở thành một thành viên, thành một con người vừa cụ thể, vừa trừu tượng, vừa gần gũi thân quen vừa thành kính thiêng liêng, mà bằng chứng là có câu tục ngữ “Phật trong nhà không thờ lại đi thờ Thích Ca ngoài đường”. “Phật trong nhà” ở đây là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị đáng kính, đáng học, đáng chiêm ngưỡng tôn thờ. Còn “Thích Ca ngoài đường” là những gì có thể chỉ là danh chứ không thực tế. Người Việt có khái niệm “chân tu” theo cách của mình: “Tu đâu không bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”. Họ coi nhà mình là chùa, cha mẹ mình là Phật, do vậy “chân tu” đích thực là thờ cha
*. PGS.TS., Tạp Chí Văn Nghệ Quân Đội, Việt Nam.
kính mẹ. Thế nên “Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”. Điều này không nằm ngoài hay ngược lại với giáo lý nhà Phật, bởi Phật đã dạy: “Dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chân tâm, kiến tính thành Phật”. Dân gian có câu “Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt” có nghĩa là đất của vua, chùa của làng, phong cảnh của Bụt. Phong cảnh của Bụt tức là cảnh đẹp theo phong cách nhà Phật an lạc, hài hòa, yên bình, êm đềm. Như vậy tư tưởng Phật giáo còn ảnh hưởng, chi phối đến cả quan niệm thẨm mỹ của người Việt.
Trong quan niệm về đạo làm người của truyền thống Việt Nam thì chữ Hiếu đóng vai trò nền tảng: “Công Cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ Mẹ kính Cha/ Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con”. Hiếu kết hợp với Nghĩa trở thành hạt nhân trong cấu trúc nhân cách con người và là rường cột đạo đức xã hội. Nhưng chữ Hiếu vẫn đóng vai trò cơ bản: “Làm con Hiếu Nghĩa đi đầu/ Hiếu Cha, Hiếu Mẹ việc gì cũng xong”. Dĩ nhiên chúng ta không xem xét đến tính chất phiến diện cực đoan về ý nghĩa của tục ngữ này, xét ở góc độ giáo dục thì rõ ràng nó rất chú ý đến vệc răn dạy đạo lý mà ở thời nay con người đang rất thiếu. Quan niệm này phù hợp với quan niệm của Phật giáo cũng rất coi trọng chữ Hiếu đã được đề cập một cách khá toàn diện, hệ thống, trở thành một nội dung căn bản của Phật pháp. Trong kinh Thiện Sinh, bản kinh nguyên thủy trong bộ kinh Trường A Hàm ra đời đã 26 thế kỷ ghi lại lời Phật dạy, có nêu 5 điều con cái phải kính thuận cha mẹ. Phật coi “cha mẹ là phương Đông” có thể hiểu đó là phương mặt trời mọc, có mặt trời mới có sự sống. Phật còn ví những người con có hiếu ngang với Phạm Thiên nên luôn được cúng dương, trọng vọng, tôn kính. Theo luật nhân quả thì người nào nhân Hiếu sẽ nhận được quả Hiếu và ngược lại: “Nếu mình hiếu với mẹ cha/ Thì con cũng Hiếu với ta khác gì/ Nếu mình ăn ở vô nghì/ Đừng mong con Hiếu làm gì hòai công”. Phật cũng dạy kẻ nào ngược đãi cha mẹ thì chết phải đầu thai vào kiếp Atula bị đày xuống âm ty chịu cho quỷ dữ cắn xé. Kinh Tăng Chi dạy: “Ai thành tựu thân làm ác với cha mẹ, lời nói ác đối với cha mẹ, ý nghĩ ác đối với cha mẹ; không biết ơn, không trả ơn, sẽ tương xứng rơi vào địa ngục và hiện đời sẽ bị đau khổ”1. Trong kinh Vu lan-bồn Phật ca ngợi đức Hiếu của Mục Kiền Liên cứu mẹ thóat khỏi cảnh giới u minh. Trong kinh Báo ân Cha Mẹ Phật dạy cụ
-
-
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2009). Kinh Tăng Chi I. Nxb Tôn giáo, tr.637.
thể mỗi người cần làm gì báo ân cha mẹ, những người có công sinh thành dưỡng dục con cái. Kinh Tâm địa quán nói về người xuất gia và tại gia đền ơn cha mẹ như thế nào…
Chịu sự quy định của yếu tố địa chính trị và địa văn hóa mà Nho giáo có mặt ở Việt Nam đã từ rất lâu. Một trong những yếu tố tích cực của Nho giáo đã được Việt hóa như coi chữ Hiếu là giá trị đạo đức hàng đầu, “bách hạnh dĩ hiếu vi tiên” (trong trăm đức thì lấy
hiếu làm đầu). Theo lối chiết tự thì chữ Hiếu (孝) có hai bộ, gồm
bộ “lão” (老) chỉ người già ở phần trên và bộ “tử” (子), chỉ con cái,
ở phía dưới. Hàm ý tượng hình của chữ “hiếu” là chỉ hình ảnh một
người con cõng cha (mẹ) già.
Như vậy tâm lý, tính cách người Việt, tư tưởng Phật giáo và Nho giáo cùng gặp gỡ ở chỗ coi trọng chữ Hiếu. Điều này cũng góp phần lý giải các luồng tư tưởng triết học ảnh hưởng vào Việt Nam phù hợp với tính cách bản địa nên dung hòa lẫn nhau mà hiện tượng Tam giáo đồng nguyên là rất tiêu biểu.
Trong gia đình truyền thống Việt, chữ Hiếu được dạy bảo cho trẻ em từ rất sớm và luôn song hành với quá trình dạy/học chữ nên nó ăn sâu vào tính cách người để rồi trở thành một nét văn hóa bền vững. Theo lôgich thông thường thì con người ta có ứng xử tốt với những người trong gia đình thì mới có ứng xử văn hóa với người bên ngoài. Do vậy việc giáo dục chữ Hiếu càng được gia đình, xã hội và mọi người quan tâm, coi trọng.
Trong suốt trên dưới hai ngàn năm đồng hành cùng dân tộc Phật giáo đã góp phần hình thành bản sắc Việt, đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức, hòan thiện nhân cách đạo lý con người. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “…tôn chỉ, mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”2.
Hiện trạng đạo đức xã hội hôm nay đang tha hóa nhức nhối, xét ở gốc rễ thì một nguyên nhân chính là do nền tảng văn hóa gia đình bị lung lay dữ dội. Chữ Hiếu đang bị chà đạp không thương tiếc. Rất nhiều những hiện tượng đáng buồn được báo chí nêu ra hàng ngày như cha mẹ đánh đập, chửi rủa, sỉ nhục con cái. Con cái không
-
-
Hồ Chí Minh toàn tập (2002). Nxb Chính trị Quốc gia, tập 8, tr.290.
nghe lời, thậm chí đánh đập, có kẻ còn giết cả cha mẹ… Hiếu đi liền với Nghĩa. Trong nhà trường thì có hiện tượng thầy đánh trò rồi trò đánh lại thầy… Thế là những điều ác, điều xấu ấy nhanh chóng lan ra ngoài xã hội lại đang trong thời kỳ khủng hoảng những giá trị văn hóa nên sự tha hóa ngày càng đáng báo động. Vì thế rất cần sự chung tay, đồng lòng của các tổ chức chính trị - xã hội, các luồng tư tưởng triết học, các tôn giáo nỗ lực tìm ra các giải pháp khắc phục. Tư tưởng triết học Phật giáo về giáo dục đã hòa nhập sâu vào văn hóa dân tộc, qua thời gian đã khẳng định đó là những yếu tố tích cực, tiến bộ, do vậy cần phát huy, kế thừa, phát triển và nâng cao các tinh hoa giá trị ấy để góp phần làm lành mạnh hóa xã hội.
Từ “Niết bàn” (nirvara) quen thuộc có nghĩa từ nguyên là “dập tắt, không ham muốn”, nơi “niết bàn” là nơi thánh thiện, trong sáng tuyệt đối, không còn một sự khổ đau nào nữa. Phật chủ trương con người phải “giác ngộ” để đạt tới trạng thái “tâm bất biến/ Giữa dòng đời vạn biến”. Do vậy mỗi người phải tự mình rèn luyện. Phật không ở đâu xa mà ở ngay trong tim mình (Phật tại tâm). Vua Trần Thái Tông (đời Trần) nói: “Núi vốn không có Phật. Phật ở nơi tâm. Tâm lặng lẽ sáng suốt ấy là chân Phật”. Ba tông phái Phật giáo truyền sang Việt Nam là Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông. Phù hợp với tập quán tính cách văn hóa bản địa mà Thiền tông cắm rễ sâu hơn ở nước ta. “Thiền” tức “thiền na” (Dhiana) nghĩa là “tĩnh tâm”, tức tập trung trí tuệ để tự tìm ra chân lý.
Tư tưởng giáo dục của Phật giáo coi trọng yếu tố tinh thần, con người phải tự giáo dục, rèn luyện thì mới thành công. Điều này thống nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Dục thành đại sự nghiệp/ Tinh thần cánh yếu đại” (Muốn nên sự nghiệp lớn/ Tinh thần càng phải cao). Đó cũng là tư tưởng của giáo dục hiện đại coi người học quyết định thành bại việc dạy và học. Không một thầy giỏi nào có thể dạy thành công với người trò không thích học.
-
-
- BIỂU HIỆN CỦA TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VĂN HỌC
Ngày nay Phật giáo đang ảnh hưởng lớn đến thế giới đương đại, (hầu như ngành khoa học xã hội và nhân văn ở các nước đều có bộ môn/chuyên ngành chuyên nghiên cứu về Phật giáo), bởi có một nguyên nhân nằm trong chính tính chất đặc thù của Phật giáo là các
yếu tố cơ bản của giáo lý tình thương “Tứ vô lượng tâm”: Từ, bi, hỷ, xả. Đó là Tâm từ (Maitri) với khả năng hiến tặng niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Đó là Tâm bi (Karuna) khả năng làm vơi đi và chuyển hóa nỗi khổ. Đó là Tâm hỷ (Mudita) là từ tình thương đích thực sẽ đem đến niềm vui tới người khác. Đó là Tâm xả (Upekkha) là sự nhẹ nhõm, thư thái, khoan hòa. “Tứ vô lượng tâm” hiểu một cách khái quát cô đọng nhất là tình thương vô hạn. Khái niệm “từ bi” được coi là căn cốt của giáo lý Phật giáo: “Thương yêu chúng sinh, mang lại cho họ niềm an lạc, vui sướng gọi là Từ. Đồng cảm với nỗi khổ và làm cho chúng sinh bớt khổ là Bi. Vậy Từ bi là tình thương rất chân thật, không có hạn lượng, không phân biệt”3. Điều này hòan toàn phù hợp với xu hướng đối thoại đang diễn ra sâu rộng trên thế giới, mà muốn đối thoại thì phải có những yếu tố mang tính cơ sở như hiểu biết về nhau, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, chân thành lắng nghe nhau. Khái niệm “từ bi” của Phật giáo chính là điều các bên tham gia đối thoại cần phải có để ứng xử một cách văn hóa nhất.
Trái đất đang đứng trước tình hình cấp bách của thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một cao, rừng bị triệt phá, môi sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, tình trạng sa mạc hóa diễn ra ở nhiều nơi… Để góp phần ngăn chặn nguy cơ ấy, triết học đương đại ra đời một chuyên ngành mới là triết học môi trường chuyên nghiên cứu cái bản nguyên của thế giới là thiên nhiên và đặt nó trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng, chi phối đến cuộc sống và con người từ trước đến nay. Nhân loại đã đi qua một chu kỳ lịch sử dài bây giờ lại quay về với triết lý phương Đông cổ xưa “thiên địa nhân hợp nhất”. Người ta đang kêu gọi hãy coi cây xanh và thú vật (cả thú nuôi và thú hoang dã) như con người, bảo vệ nó như con người vì thiếu chúng loài người đứng trước nguy cơ không tồn tại. Điều này tư tưởng của Đức Phật đã đi trước thời đương đại hôm nay cả mấy ngàn năm: “Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng thích sống còn. Vậy hãy lấy lòng mình suy lòng người mà chớ giết, chớ bảo giết” (Kinh Pháp Cú). Nhân loại tiến bộ đang kêu gọi chống chiến tranh, muốn vậy phải tìm ra nguyên nhân gây ra. Người ta đã tìm thấy điều ấy trong thuyết Duyên Khởi của nhà Phật. Thuyết này cho rằng con người thích chiến tranh vì không biết phải dựa vào nhau mà sống, “mà trong lẽ phải có người
-
Phạm Kim Khánh (1991). Đức Phật và Phật pháp. Nxb Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, tr. 563.
có ta”, lợi ta thì cũng phải để người lợi, vì con người không biết coi trọng sự hòa giải, không tôn trọng sinh mệnh kẻ khác. Thế nên nhân loại đang lấy phương châm “không sát sinh” của nhà Phật làm bài học lớn để ngăn chặn, loại trừ khả năng chiến tranh và để trái đất này xanh tươi trở lại.
Những bài học đạo lý làm người, thương yêu con người, căm ghét cái ác, lòng từ bi hỷ xả, tinh thần hướng thiện được văn học Việt Nam tiếp thu từ Phật giáo để sáng tạo những hình tượng nghệ thuật thẨm mỹ đặc sắc.
Không ngẫu nhiên trong văn hóa Việt, Chử Đồng Tử được phong là “Tứ bất tử” (bốn vị thánh không chết). Truyền thuyết Chử Đồng Tử trước hết là sự minh hoạ sinh động, cụ thể bằng hình tượng rất mực cảm động và chân thực cho chữ Hiếu. Chuyện rằng nhà nghèo quá, lại mới gặp tai họa (cháy nhà) mà hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử phải chung nhau mặc một cái khố. Trước khi chết người cha dặn con cứ táng trần cho bố còn khố giữ lại để con mặc. Như vậy đến lúc chết người cha vẫn thương con, day dứt vì con không có cái che thân, lúc này còn lúc khác. Rất có thể ông còn ân hận vì không tròn trách nhiệm làm cha phải thu vén, chăm lo cho con trọn vẹn. Bao nhiêu nỗi niềm dồn tụ vào câu nói trăng trối ấy! Chử Đồng Tử không nỡ táng cha trần. Đây không chỉ là chữ Hiếu mà còn là phong tục tang ma ngày xưa với quan niệm “trần sao âm vậy” và “nghĩa tử là nghĩa tận” nghĩa là dành cho người đi xa mãi mãi những điều kính trọng, mến thương, luyến tiếc. Đồng Tử mong cha xuống âm phủ còn có cái khố mặc…Đồng Tử không chỉ tròn chữ Hiếu mà còn tròn với phong tục, tập quán, không chỉ làm tròn trách nhiệm người con mà tròn cả trách nhiệm, bổn phận, nghĩa vụ một công dân. Truyện là sự giao thoa các tư tưởng triết học lớn là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo. Sau này nhờ phép thuật mà Chử Đồng Tử có bình hùng tướng mạnh nhưng vẫn không chống lại quân của vua Hùng (tức bố vợ) vì chàng muốn giữ tròn chữ Hiếu!
Những truyện cổ tích đẹp như những giấc mơ khơi nguồn, nuôi dưỡng và thúc đẨy khát vọng lớn lao của con người. Sống có nghĩa là khát vọng. Hết khát vọng là dấu hiệu của sự sống dừng lại. Mà cổ tích thì là cả một thế giới vô tận những ước mơ. Hình tượng ông Bụt trở thành biểu tượng cho sức mạnh chính nghĩa, công lý giúp đỡ người nghèo, người bất hạnh, cô đơn... Cô Tấm (Tấm Cám) mỗi
lần gặp tai ách khổ nạn do mẹ con Cám gây ra là được Bụt hiện lên cứu giúp. Nghe thấy tiếng thở dài phiền não của anh chàng nghèo khổ phải đi kiếm cây tre trăm đốt mới cưới được vợ là Bụt hiện ra giúp anh thành công (Cây tre trăm đốt)… Bụt đã mang hạnh phúc đến cho cô Tấm, cho anh chàng nông dân nghèo… Bụt chẳng phải là một biểu trưng cho khát vọng được che chở, được giúp đỡ, được bình yên, hạnh phúc sao? Đó cũng là cách hiểu của người Việt về tư tưởng nhà Phật “cứu độ chúng sinh”. Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay cũng là cách hiểu như vậy. Phật có nghìn mắt để nhìn thấy mà thấu hiểu và thấu cảm nỗi khổ trầm luân của chúng sinh. Phật cũng có nghìn tay để cứu vớt con người!
Giáo dục đạo đức theo triết lý Phật giáo thì phải nói đến thế giới truyện Nôm bình dân. Có truyện nhà Phật đóng vai trò cứu giúp người gặp nạn như ở truyện Bạch Viên tân truyện. Bạch Viên vốn là Tiên nữ bị đày xuống trần gian mà hóa thành con vượn trắng. Một hôm nó đến nghe kinh ở chùa Phi Lai, được thầy Huyền Trang cho vào tu ở chùa và cho đôi xuyến vàng. Còn nặng tình duyên nên Bạch Viên bỏ chùa về chốn Thạch Tuyền nơi ở cũ và biến thành thiếu nữ xinh đẹp mà quyến luyến rồi kết hôn với chàng thư sinh Tôn Các. Đạo sĩ Nhàn Vân tình cờ gặp và nghi Bạch Viên là yêu tinh nên hóa phép trừ diệt. Bạch Viên nhờ đến xuyến vàng của sư Huyền Trang mới thóat nạn. Về sau nhờ chăm chỉ niệm Kinh Phật mà gia đình Bạch Viên hạnh phúc, vinh hiển. Truyện Thoại Khanh - Châu Tuấn là bài ca ca ngợi đức hiếu thảo của nàng dâu Thoại Khanh thay chồng nuôi mẹ, từng cắt thịt cánh tay mình nướng cho mẹ chồng ăn thóat qua cơn đói. Từng tự khoét mắt mình dâng thần để mẹ khỏi bị bắt đi. Phật Thích Ca thương tình cho nàng cây đàn thần, nàng dùng tiếng đàn kiếm cơm nuôi mẹ, lấy tiếng đàn ai oán não nề nhắn gửi tới chồng Châu Tuấn… Phật đã trở thành ân nhân của vợ chồng Thoại Khanh - Châu Tuấn. Truyện thơ Mục Liên Thanh Đề minh hoạ bằng cách thơ Nôm hóa cho câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ trong Kinh Phật. Truyện rằng La Bốc mê đạo Phật nhưng người mẹ là Thanh Đề ngược lại. Bà ta lấy thịt chó làm nhân bánh rồi mời các sư. Các sư biết bèn mang bánh đổ ở gốc cây, về sau bánh hóa thành hành, hẹ, húng dổi (nên cúng Phật không bao giờ được có những thứ này). Con chó bị Thanh Đề giết xuống âm phủ kiện. Diêm Vương cho bắt Thanh Đề chịu trọng tội. La Bốc sang Tây phương cầu Phật.
Phật đổi tên La Bốc thành Mục Liên và cho quy y rồi ban sắc Phật cho xuống âm phủ tìm mẹ. Qua mười cửa ngục, Chúa ngục đòi có phép Tam giới công đồng: “Ta vâng phép Phật tha người/ Phép Phật thời có, phép trời thời không”. Nhờ Mục Liên mà mẹ được tha: “Ngày sau khi đến Phật tiền/ Mẹ con khi ấy đoàn viên một nhà”. Truyện minh họa sinh động giáo lý nhà Phật, miêu tả sinh động chốn âm phủ nơi con người chịu tội. Đó cũng là cách giáo dục con người ta khi sống phải thật thà, chân thành, không sát sinh… Truyện Tam Nương kể vợ chồng Lưu Đạt sinh được ba con gái nhưng cô út Tam Nương thì quá xấu đến mức người mẹ muốn chém bỏ. Phật hóa thành thợ đúc tượng đúc số vàng mà cha Tam Nương cho thành hình cha nàng rồi chỉ nàng tới Tô Châu sinh sống. Về sau nàng trở nên xinh đẹp và lấy Thái tử. Bố mẹ Tam Nương được rước về cung nhưng giữa đường mẹ nàng bị Thiên Lôi đánh chết. Truyện thể hiện rõ khát vọng của người nghèo hèn được trở thành giàu sang phú quý và khát vọng công lý có ân trả ân, có oán trả oán và tư tưởng cứu độ chúng sinh của nhà Phật. Hai truyện Quan Âm Thị Kính và Phật Bà Quan Âm đã quá quen thuộc. Thị Kính sau hết nghiệp oan được siêu thoát: “Truyền rằng nào tiểu Kính Tâm/ Phi thăng là Phật Quan Âm tức thì” là cái kết có hậu. Còn Thiện Sỹ thì: “Kìa như Thiện Sỹ lờ đờ/ Cho làm con vẹt đứng nhờ một bên”. Công chúa Diệu Thiện qua bao tai nạn được Phật Thích Ca thử thách rồi đưa vào tu hành ở chùa Hương và cho ăn quả đào tiên. Tu hành chín năm nàng được tôn làm Bồ tát ngồi tòa sen về sau được phong Quan Thế Âm Bồ tát. Cả hai truyện đều khuyên con người ăn ở hiền lành, đức độ, thiện tâm sẽ sớm toại nguyện, hạnh phúc. Dưới thời phong kiến những truyện này có sức ảnh hưởng lớn trong dân gian, trở thành một phương tiện giáo dục đạo lý rất hiệu quả của cha ông ta.
Chúng tôi xin phép không đi sâu vào thơ văn Lý Trần và Truyện Kiều đã được nghiên cứu sâu, đã tìm thấy ở đó tư tưởng Phật giáo về giáo dục đạo lý con người. Chỉ xin nhấn mạnh Truyện Kiều, một viên ngọc quý trong kho tàng văn học, một đỉnh cao tư tưởng về tình yêu thương đậm tinh thần Việt đã được nhiều người khẳng định hình tượng nhân vật Kiều là sự kết tinh của quan niệm truyền thống và tư tưởng Phật giáo về chữ Hiếu và chữ Nghĩa. Tác phẨm khuyên răn con người hướng về chữ Hiếu: “Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn”; “Thấy nàng hiếu trọng tình thâm”; “Hiếu tình, khôn
lẽ hai bề vẹn hai”; “Bán mình là hiếu cứu người là nhân”; “Tình kia hiếu nọ ai đền cho đây?”; “Như nàng lấy hiếu làm trinh”. Và những biến thể của chữ Hiếu, là “hiếu phục”: “Sinh rằng: Hiếu phục vừa xong”; là “hiếu nghĩa”: “Mấy người hiếu nghĩa xưa nay”; “Người sao hiếu nghĩa đủ đường”. Là “hiếu tâm”: “Bán mình đã động hiếu tâm tới trời”. Là “hiếu tử”: “Khen rằng: Hiếu tử đã nên”…Cuộc đời Kiều được tác giả để cho một đạo nhân (ở Lâm Truy) giải thích theo quạn niệm “duyên nghiệp” của Phật giáo: “Người này nặng kiếp oan gia/ Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho”. Thuý Kiều từng ba lần đi tu, lần đầu tu ở Quan Âm các, lần hai tu ở Chiêu Ẩn am, lần ba đi tu sau khi được Giác Duyên cứu vớt từ sông Tiền Đường. Vì nghiệp đời còn quá nặng mà Kiều chưa thể gột rửa hẳn cái vẨn đục phàm tục của trần thế để toàn tâm theo Phật. Nhưng cuộc đời Kiều, Phật đã tỏ tường. Không ngẫu nhiên Nguyễn Du để cho vãi Giác Duyên khái quát đạo đức của Kiều: “Người sao hiếu nghĩa đủ đường” và để Sư Tam Hợp tổng kết lại cuộc đời Kiều, gạt bỏ màu sắc duy tâm thì đó là lời tổng kết đúng với tính cách và cuộc đời nhân vật: “Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan/ Vô duyên là phận hồng nhan đã đành/ Lại mang lấy một chữ tình/ Khư khư mình buộc lấy mình vào trong/…Hết nạn nọ đến nạn kia/ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần/ Trong vòng giáo dựng gươm trần/ Kề lưng hùm soi, gửi thân tôi đòi…”. Chứng tỏ nhà Phật thấu hiểu và thấu cảm, thương mến và cảm thông, xót xa và trân trọng tấm gương hiếu nghĩa của Kiều. Cũng chứng tỏ màu sắc Phật giáo thấm đẫm trong một tác phẨm đỉnh cao, để rồi bật ra cái ý chủ quan của Đại thi hào, Đại tư tưởng muốn giáo dục cuộc đời bằng tư tưởng Phật giáo thông qua tấm gương nhân vật Kiều!
Xin đề cập tới thơ văn trước tác Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hồ Chí Minh, hai đại thụ về thơ văn, hai vĩ nhân kiệt xuất về giáo dục.
Là nhà Nho nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) học Phật, hiểu Phật và sùng Phật. Ngoài mở quán Trung Tân, ông còn dựng chùa, mở chợ ở làng Trung Am mà nay vẫn còn truyền lại câu thành ngữ “Chùa một Bụt chợ một phiên” và làm nhiều việc tích thiện cũng như khuyên mọi người tích thiện theo lời Đức Phật dạy. Bài Trung Tân quán bi ký mang tính tuyên ngôn: “Trung nghĩa là trung chính vậy. Giữ được toàn vẹn tính thiện của mình là trung, không giữ được toàn vẹn tính thiện của mình thì không phải là trung vậy. Tân tức là bến vậy. Biết chỗ dừng, đó là đúng bến; không biết chỗ dừng, thì là lạc
bến vậy”, có thể hiểu “bến” là bến bờ Giác Ngộ. Muốn cập bến Giác Ngộ, phải có hiểu biết, còn không sẽ bị lạc bến mà đi vào bể khổ của tham, sân, si… Các khái niệm Tĩnh, Tri, Trí, Hòa xuất hiện nhiều trong thơ ông như bốn đỉnh tháp tư tưởng sừng sững trong thế giới thơ mang đậm sắc Thiền. Hình như nhà thơ muốn nói với hôm nay: Xây tòa nhà giáo dục cho xã hội và xây ngôi nhà nhân cách cho mỗi người thì phải lấy bốn chữ này làm nền móng! Nếu thiếu Tĩnh con người sẽ không có bình tĩnh, điềm đạm mà dễ nóng giận; thiếu Tri sẽ dễ vô văn hóa; thiếu Trí sẽ không nhận ra đâu là phải trái; thiếu Hòa sẽ dễ gây ra xung đột… Mà thực tế hôm nay con người ta hình như đang thiếu cả bốn điều cơ bản ấy!
Có thể ví Hồ Chí Minh như cây đại thụ cường tráng cắm sâu rễ vào mảnh đất văn hóa truyền thống dân tộc, văn hóa Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo… và vươn cao cành lá quang hợp ánh sáng lý tưởng tiến bộ của thời đại mới nên trước tác của Người vừa cổ điển, truyền thống, dân tộc lại rất hiện đại, mới mẻ, nhân loại. Quan niệm về “trung hiếu” của Người vừa kế thừa vừa biến đổi cho phù hợp với hòan cảnh mới. Người giải thích, ngày xưa “Trung là trung với vua. Hiếu là hiếu với cha mẹ”, còn ngày nay “Trung là trung với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân”. Vì sao vậy? Vì: “Ta thương cha mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết yêu thương cha mẹ”4. Ta thấy trong lời giải thích ảnh hưởng rõ tư tưởng của Đức Phật. Người khẳng định: “Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất. Vì sao? Nếu không làm cách mạng thì chẳng những bố mẹ mình mà hàng chục triệu bố mẹ người khác cũng bị đế quốc phong kiến dày vò…Phải hiểu chữ hiếu của cách mạng rộng rãi như vậy”5. Cho nên cả cuộc đời Người đấu tranh để giành lại hạnh phúc cho dân, “nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Nhận được thư, quà của nhân dân, dù bận Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn chu đáo, ân tình. Đó là cách ứng xử hiếu thảo nhất của người cách mạng đối với nhân dân.
-
Hồ Chí Minh toàn tập (2002). Nxb Chính trị Quốc gia, tập 5, tr.640.
- Hồ Chí Minh toàn tập (2002). Nxb Chính trị Quốc gia, tập 7, tr.60.
Ngay trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh nêu một nguyên lý nổi tiếng: “Nước lấy dân làm gốc” để nhắc nhở cán bộ phải luôn biết dựa vào dân và phục vụ vì dân. Đấy là Đại Hiếu. Người giải thích: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”6. Đấy cũng chính là Đại Nhân, Đại Hiếu. Đó cũng là mục đích của nhà Phật cứu độ chúng sinh để đưa con người đến bờ an lạc. Hồ Chí Minh từng ca ngợi Đức Phật: “Đức Phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu, diệt lũ ác ma”7. Hồ Chí Minh là nhà thơ lớn, có những bài như bài Lên núi “mà thơ bay cánh hạc ung dung” như bay lên cõi Niết bàn: “Hai mươi tư tháng sáu/ Lên ngọn núi này chơi/ Ngẩng đầu mặt trời đỏ/ Bên suối: một nhành mai”. Theo GS. Phan Ngọc, “hai câu đầu nôm na để dẫn tới hai câu sau bất tử: một tứ thơ cách mạng hòa với một tứ thơ Phật giáo. Ngạn là cái bờ suối cụ thể nhưng cũng là cái bờ bên kia, cái bờ đạt đến sự giác ngộ. Mai là cây mai cụ thể nhưng cũng là kẻ thóat kiếp luân hồi”8. Đọc những bài như thế tâm hồn chúng ta như được “thanh lọc” để trở về với những gì thánh thiện, trong sáng nhất.
Hồ Chí Minh không là một Phật tử nhưng lý tưởng và hành động của Người hướng theo, làm theo Đức Phật “đại từ đại bi” để giải phóng đất nước đem lại tự do hạnh phúc cho mọi người.
-
-
- GIẢI PHÁP CHO HÔM NAY
Một - Dân ta có hàng chục triệu tín đồ Phật tử và ngày một đông đảo hơn, đó là lợi thế rất lớn trong việc giáo dục đạo đức theo tư tưởng Phật giáo. Nhưng hiện nay đang có hiện tượng “thần thánh hóa” Đức Phật. Về bản chất Phật giáo là một triết học, Đức Phật Thích Ca Mầu Ni là một nhà tư tưởng lớn chứ không phải là một vị thần. Có sự hiểu sai mang tính phổ biến là bất kỳ sự việc cầu cúng gì, từ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng thờ mẫu, nghi lễ hầu đồng…người ta đều “niệm”: “Nam mô A Di Đà Phật”. Vào chùa người ta cúng
-
-
-
-
Hồ Chí Minh toàn tập (2002). Nxb Chính trị Quốc gia, tập 5, tr.644.
- Hồ Chí Minh toàn tập (2002). Nxb Chính trị Quốc gia, tập 5, tr.197.
- Viện Văn học (1993). Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù. Nxb Giáo dục, tr.615.
đồ ăn mặn, đốt vàng mã… rồi nhét tiền vào tượng Phật và cầu xin Phật “phù hộ độ trì” cho tài cho lộc. Thế là “tầm thường hóa” nhà Phật. Như vậy Đức Phật và học thuyết tiến bộ của Ngài chưa được hiểu đúng về bản chất. Từ hiểu chưa đúng dẫn đến hoặc lạm dụng hoặc lợi dụng. Lại có hiện tượng coi nhà chùa là nơi bói toán, cầu đảo, “bắt ma”, gọi vong… mà một số nơi lại chính nhà sư đứng ra tổ chức. Thế là ngay nhà sư cũng hiểu sai triết lý Phật giáo. Vì vậy để làm tốt hơn nữa chức năng giáo dục, có lẽ Giáo hội Phật giáo Việt Nam quán triệt sâu sắc hơn nữa đến các cơ sở chùa chiền về tư tưởng chính thống, thanh khiết nguyên thủy của Đức Phật. Đến với Phật là đến với cái tâm thật sự chân thành, trong sáng chứ không đến bằng lễ lạt, càng không thể bằng tiền bạc. Người ta mang lòng tham đến chùa thì nhà chùa rất khó có thể giáo dục người ta rời bỏ “tham, sân, si”!
Hai - Triết học nói chung, triết/mỹ học Phật giáo nói riêng được giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng chưa đạt hiệu quả như mong đợi. Bằng chứng là có nhiều thầy cô giáo phổ thông khi giảng văn học dân gian vẫn truyền đạt cho học trò hình tượng Bụt là một vị thần có phép thần thông biến hóa khôn lường. Trong khi đó chữ “Bụt” được phiên âm theo tiếng Việt từ Buddha tức Bậc Giác Ngộ. Ông Bụt là hiện thân của Phật để cứu giúp người nghèo, kẻ bất hạnh. Hiểu sâu triết lý Phật giáo sẽ hiểu sâu hơn giá trị hình tượng Bụt đã vượt lên trên một hình tượng thẨm mỹ thông thường để trở thành biểu trưng cho một triết thuyết giàu tinh thần nhân văn, nhân ái, độ lượng phù hợp với đạo lý giàu tình thương người của bản sắc Việt.
Chúng ta không bắt học sinh phổ thông phải học triết học Phật giáo nhưng nên học những tác phẨm truyện Nôm bình dân về giáo dục đạo đức theo tư tưởng Phật giáo như đã sơ lược phân tích ở trên. Tại sao ngày nay giàu có, sung túc, trí tuệ, hiện đại, văn minh hơn ngày xưa nhiều nhưng đạo đức thì lại ngược lại. Có một lý do là nhà trường đang thiên về dạy chữ hơn là dạy người. Mà dạy người thì phải cần đào sâu vào kho tàng văn hóa cha ông để tìm những hạt ngọc đạo lý được lắng đọng, kết tinh trong những tác phẨm văn học như ở truyện Nôm kia. Trong chương trình phổ thông có truyện cổ tích, có Truyện Kiều, còn truyện Nôm chỉ được đưa vào diện tham khảo. Thế là vừa bỏ qua một mảng văn học tinh hoa truyền thống vừa bỏ lỡ một cơ hội giáo dục nhân cách cho học trò. Những ai đã
từng sống quá nửa đời người đều thấm, ngấm trong mình vài câu chuyện, ít nhiều câu Nôm, thời thơ ấu cũng từng ước ao khát khao có ông Bụt, có ông Phật luôn ở bên cạnh giúp đỡ…Những chi tiết có ý nghĩa răn dạy, giáo huấn được ông bà, bố mẹ đọc/kể cho nghe từ hồi bé tý mà đến già vẫn không quên.
Ba - Ở một số truyện cổ tích và nhiều truyện Nôm là sự phổ thông hóa, nghệ thuật hóa triết lý giáo dục của Phật giáo, như đã nói, nó ngấm nhanh và ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục con người. Ngày nay, trong nhà trường bị hạn chế, đúng ra là gần như bị bỏ qua nên tự nhiên triết lý giáo dục ấy càng cách xa với đời sống. Có cách nào để khắc phục tình trạng này? Chúng ta cần đến những nhà “truyền giáo” đích thực. Đạo Công giáo vào nước ta sau Phật giáo hơn cả ngàn năm nhưng sức lan toả rất nhanh nhờ những nhà truyền giáo tâm huyết, tài năng là những linh mục. Ngày nay chúng ta mong mỏi những nhà sư đồng thời cũng là những nhà giáo dục, nhà thuyết giáo đi vào các trường học, các cơ quan, đoàn thể, các khu dân cư… để giảng dạy, nói chuyện, kể chuyện về giáo lý thông qua các hình thức hấp dẫn, sinh động, thiết thực.
Bốn - Các nước láng giềng với ta như Lào, Thái Lan, Myanmar… do quan niệm truyền thống và đặc trưng chùa chiền của họ có quy môn lớn nên các khóa tu tập trở thành thường xuyên. Các Phật tử đều có ít nhất trong đời tu tập một lần trong khoảng thời gian linh hoạt và thường trước 19 tuổi. Ở Mianmar thời điểm tu tập thường khi còn nhỏ tuổi với quan niệm trẻ đuổi được chim ngoài đồng là có thể đến chùa tu tập. Các khóa tu tập này mang tính giáo dục cao nên được hưởng ứng rộng, có nơi trở thành quy định bắt buộc. Trẻ em vào chùa được thực hành gõ mõ tụng kinh và tập thiền định, quan trọng nhất là được tiếp nhận những giáo lý về tình thương yêu con người, về nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn phận của con cái với cha mẹ, với gia đình và xã hội. Vừa được học giáo lý vừa được trải nghiệm thực tế nên những kiến thức ngấm sâu vào tâm thức đi theo suốt đời mỗi người. Vì thế ở những nước này có tình trạng suy thóai đạo đức nhưng nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế thị trường chi phối nên không đến mức đáng ngại như ở ta. Xét dưới góc độ khoa học giáo dục và mỹ học tiếp nhận thì hình thức tu tập này có tác dụng cao, phù hợp độ tuổi “dạy con từ thuở còn thơ”, phù hợp với tinh thần giáo dục nhân cách của con người hiện đại hướng đến các giá
trị của chân, thiện, mỹ, cái tinh thần vị tha, hòa giải, biết tôn trọng, trân trọng và yêu thương... Ở Việt Nam với những chùa có quy mô tương đối lớn đang triển khai các “khóa tu mùa hè” có những kết quả tích cực, đầy triển vọng, nhưng nhiều chùa có quy mô nhỏ thì khó. Chúng tôi kiến nghị, trong điều kiện có thể nên mở rộng hơn quy mô không gian vật lý nhà chùa để các “khóa tu mùa hè” được phổ biến rộng rãi hơn. Hiện nay người ta đang đua nhau đưa con nhỏ vào các “Học kỳ quân đội” mặc dù phí tổn cao để rèn luyện tác phong, kỷ luật, đạo đức theo khuôn phép nhà binh. Nhà chùa Việt Nam rất có thể mở rộng cửa Thiền hơn nữa để đón con em Phật tử vào học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách.
***