165
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY
Hoàng Thúc Lân* Nguyễn Thị Huệ**
TÓM TẮT
Con người luôn gắn bó mật thiết với tự nhiên, tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Vì thế, con người không có ý thức bảo vệ môi trường sẽ khó có thể tồn tại và phát triển được. Gần đây, nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiểm họa môi trường do con người thiếu ý thức gây ra. Vì thế, việc thực hiện công bằng môi trường là nhu cầu khách quan tất yếu trong bối cảnh nhân loại đang đối mặt với những thảm họa do thiên nhiên gây ra. Bão lũ, hạn hạn, nóng lên toàn cầu, v.v…. là những vấn đề đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của con người. Do đó, việc được hưởng thụ một môi trường trong lành cũng như việc phải có nghĩa vụ chia sẻ những rủi ro từ môi trường là việc làm cần thiết phải được thực hiện lâu dài, bền bỉ. Một trong những giải pháp khắc phục những hậu quả về môi trường do con người gây ra là giáo dục đạo đức Phật giáo. Giáo dục đạo đức Phật giáo được xây dựng trên nguyên tắc: phổ quát vượt qua ranh giới không gian địa lý, nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ và nguyên tắc vượt qua ranh giới loài, là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần vào thực hiện mục tiêu công bằng môi trường, bảo vệ ngôi nhà chung của trái đất.
*Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
** Tiến sĩ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Ngày nay, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI. Nguyên nhân dẫn đến BĐKH bao gồm hai nhóm: nguyên nhân khách quan là do sự biến đổi của tự nhiên và nguyên nhân chủ quan là do sự tác động của con người. Trong đó, hoạt động của con người được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến BĐKH. Trong vài thập kỷ gần đây, hệ lụy cực đoan của BĐKH như: bão lụt, hạn hán, lốc xoáy, sóng thần, băng tan từ hai cực trái đất và các đỉnh núi cao, v.v… đang ngày một gia tăng với tần suất ngày càng cao ở mọi nơi trên thế giới, điều đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đến tình hình cung cấp lương thực toàn cầu, vấn đề di dân và đe dọa nền hòa bình, an ninh thế giới. Nước biển dâng cao sẽ thu hẹp dần diện tích đất cư trú và sản xuất, nhấn chìm nhiều đảo, quần đảo và BĐKH sẽ làm diệt chủng nhiều loài động - thực vật trên trái đất. Tuy nhiên tác động của BĐKH đến đời sống kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, các khu vực dân cư là không giống nhau. Đối với các nước nghèo, khu vực dân cư nghèo là những người không trực tiếp gây ra tác động BĐKH nhưng họ lại là đối tượng đầu tiên phải chịu thiệt hại nghiêm trọng của BĐKH. Với những tác động của BĐKH đe dọa đến vấn đề sinh tồn của con người, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã và đang nỗ lực trong công cuộc ứng phó với BĐKH nhằm thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, đảm bảo vấn đề an ninh môi trường cho người dân. Xuất phát từ thực tiễn ứng phó với BĐKH, đòi hỏi sự cần thiết phải “thực hiện công bằng môi trường” nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong việc hưởng thụ cũng như chia sẻ trách nhiệm rủi ro từ môi trường trong điều kiện BĐKH, giải quyết những vấn nạn của ô nhiễm môi trường. Thực hiện công bằng môi trường - trách nhiệm không phải chỉ ở chủ thể nhà nước mà còn ở các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân. Phật giáo là một tôn giáo lớn được xem là tổ chức tôn giáo có nhiều nỗ lực trong công cuộc ứng phó với BĐKH, bảo vệ môi trường toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bản chất từ, bi, hỷ, xả và hướng thiện, cứu khổ, cứu nạn, nên đạo đức phổ quát, đạo đức bình đẳng giữa các thế hệ, đạo đức vượt qua ranh giới loài người của đạo phật có ý nghĩa nhất định đối với việc “thực hiện công bằng môi trường” ngày nay.
- KHÁI LƯỢC VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ cách đây khoảng 2500 năm trước công nguyên do thái tử Tất Đạt Đa con vua Tịnh Phạn sáng lập. Mong muốn cuối cùng của Phật giáo ra đời là cứu khổ, cứu nạn, giải thoát con người khỏi khổ đau, vì thế giáo lý của Phật giáo chứa đựng những giá trị đạo đức, nhân văn sâu sắc. Từ khi ra đời đến nay Phật giáo luôn hướng tới thực thi giá trị đạo đức trong đời sống hiện thực.
Trong giáo lý Phật giáo bàn nhiều về các giá trị đạo đức, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào khai thác và khẳng định giá trị đạo đức ở một số vấn đề như: lối sống thiện – nhân tố cốt lõi của đạo đức Phật giáo; đức tính từ, bi, hỷ, xả; Bát chính đạo, ngũ giới, lục độ, lục hòa... Đây là những giá trị đạo đức cơ bản, cần thiết trong giáo dục tính thiện và ý thức của con người. Được thấm nhuần các giá trị đạo đức trên sẽ giúp con người có tâm sáng, hành vi thiện, vì cái chung của cộng đồng nhân loại, vì sự tồn tại và phát triển bền vững của loài người.
- THỰC HIỆN CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
“Công bằng môi trường” và “thực hiện công bằng môi trường” là những khái niệm mới, được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong công tác ứng phó với BĐKH của các quốc gia hiện nay. “Công bằng môi trường” được hiểu là quyền được hưởng một cách bình đẳng và hợp lý một môi trường lành mạnh với mục đích là bảo vệ các thành phần dân số thiểu số và dân số có thu nhập thấp, những đối tượng dễ bị tổn thương không phải gánh chịu những ảnh hưởng quá mức về môi trường khi thực hiện công cuộc phát triển. Và “thực hiện công bằng môi trường” thực chất là quá trình thực hiện hiệu quả bình đẳng về sự thụ hưởng môi trường lành mạnh cũng như việc chia sẻ trách nhiệm đối với các rủi ro môi trường giữa các chủ thể kinh tế, các cá nhân, nhóm cộng đồng dân cư trong xã hội. Ngày nay, công bằng môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Bởi lẽ, việc thực hiện công bằng môi trường hiệu quả sẽ giải quyết được vấn đề hài hòa lợi ích giữa các chủ thể xã hội trong việc thụ hưởng những lợi ích từ môi trường cũng như sự chia sẻ, trách nhiệm đối với những rủi ro môi trường. Đồng thời, thực hiện công bằng môi trường sẽ bảo
đảm được sự phát triển ổn định, bền vững trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở hiện tại và tiếp tục phát triển trong tương lai. Và suy đến cùng, thực hiện công bằng môi trường không nằm ngoài mục đích đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống của bản thân con người. Trong bối cảnh ứng phó với BĐKH, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường hiện nay, thực hiện công bằng môi trường là một trong những giải pháp bền vững, công bằng cần thực thi của quốc gia. Và đó cũng chính là những đòi hỏi về mặt đạo đức xã hội mà tất cả chúng ta phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với việc bảo vệ môi trường.
Thực hiện công bằng, bình đẳng là thực hiện quyền tự nhiên, vốn có của con người và cũng chính là thực hiện một trong những nội dung của ‘cái thiện’ trong Phật giáo. Công bằng theo quan niệm của đạo đức Phật giáo đó chính là trách nhiệm, nghĩa vụ, lương tâm của con người trong quan hệ ứng xử với người khác, với xã hội và với muôn loài. Hơn hết nữa, qui luật chi phối mối quan hệ đó theo đạo phật luôn chịu tác động của quy luật nhân quả. Với chủ trương thay đổi tư tưởng để từ đó chế ngự hành động, đạo phật là triết học tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc thực hiện công bằng môi trường cũng như giải quyết những vấn nạn ô nhiễm môi trường, góp phần ứng phó với BĐKH hiện nay. Một môi trường sống trong lành, không ô nhiễm khi và chỉ khi tất cả mọi người đều có ý thức, trách nhiệm trong việc thụ hưởng môi trường trong lành cũng như chia sẻ những rủi ro từ môi trường. Vì lẽ đó, việc nghiên cứu đạo đức phật giáo chúng ta thấy có ý nghĩa nhất định đối với “thực hiện công bằng môi trường” hướng tới xây dựng một xã hội phát triển bền vững. Đúng như tinh thần lời dạy của Phật Thích ca trong Kinh từ bi: “Nguyện cho mọi người và mọi loài được sống trong an toàn và hạnh phúc, tâm tư hiền hậu và thảnh thơi, nguyện cho tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều được sống an lành, những loài yếu, những loài mạnh, những loài cao, những loài thấp, những loài lớn, những loài nhỏ, những loài ta có thể nhìn thấy, những loài ta không thể nhìn thấy, những loài ở gần, những loài ở xa, những loài đã sinh và những loài sắp sinh; nguyện cho đừng loài nào sát hại loài nào, đừng ai coi nhẹ tính mạng của ai, đừng ai vì giận hờn hoặc ác tâm mà mong cho ai bị đau khổ và khốn đốn”.1
-
-
Ayya Khema, Hãy Đến Để Thấy Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc , đăng
- VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CỦA PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG
Thứ nhất, đạo đức Phật giáo tạo dựng nguyên tắc phổ quát cho con người - một vấn đề chung của nhân loại, không có giới hạn không gian và ở đó, mọi người trong xã hội đều có ý thức, trách nhiệm chung trong việc gìn giữ, bảo vệ thụ hưởng môi trường trong lành cũng như cùng nhau chia sẻ những rủi ro, hiểm họa từ môi trường. Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với thảm họa cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật mới xuất hiện, thiên tai, lũ lụt, hạn hán ngày càng nặng nề. Tất cả những thảm họa đó và cả những hiện tượng bất thường về thời tiết trong những năm qua tại nhiều vùng trên thế giới đã, đang gây tác hại vô cùng nghiêm trọng đến sinh kế của con người. Thực tế cho thấy, động lực phát triển kinh tế được xem là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những BĐKH, ô nhiễm môi trường và nó đã, đang ảnh hưởng đến đời sống dân cư toàn cầu, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là không giống nhau. Đối với những quốc gia đang phát triển, quốc gia có thu nhập thấp, trung bình, nhóm người nghèo, nhóm dân cư sống ở những vùng dễ bị tổn thương lại thường bị ảnh hưởng nặng nề và sớm nhất, mặc dù mức sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh tế của họ chiếm tỉ lệ ít hơn so với các quốc gia phát triển, những người giàu.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (IPCC - 2007) về tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, thì dự kiến trong thế kỷ 21 khi nhiệt độ thế giới có thể tăng thêm 20C và nếu vượt ngưỡng thì kết quả phát triển con người sẽ bị đẨy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra. Trong đó, những nước nghèo, người nghèo sẽ là đối tượng phải hứng chịu các tác động đầu tiên của BĐKH. Cũng theo báo cáo của IPCC (2007), thiên tai thường tập trung chủ yếu ở các nước nghèo, nước đang phát triển, trong 4 năm từ 2000 - 2004, trung bình thế giới có 326 thiên tai mỗi năm với khoảng 262 triệu người bị ảnh hưởng, trong đó hơn 98% ở các nước đang phát triển. Mức chênh lệch rủi ro giữa các nước phát triển và đang phát triển là 79 lần. Động lực của sự phát triển kinh tế bất chấp lối sống thân thiện với môi trường tự nhiên đưa đến hệ
trên http://www.quangduc.com/kinhdien-2/295haydendethay10.html
quả là sự đói nghèo, suy dinh dưỡng, đe dọa sức khỏe cộng đồng và cuộc sống của con người, đặc biệt là đối với các quốc gia nông ng- hiệp, những vùng dễ bị tổn thương. Trước những vấn nạn nêu trên, để phòng, chống và khắc phục rủi ro do thiên tai gây ra, thì một trong những vấn đề cấp bách đặt ra cần phải “thực hiện công bằng môi trường”. Mà ở đó, các quốc gia phát triển phải chịu trách nhiệm về những vấn nạn ô nhiễm môi trường, hệ lụy của BĐKH mà họ đã gây ra trong quá khứ cũng như hiện tại, đồng thời, các nước đang phát triển, các nước nghèo trong quá trình khai thác các nguồn lực cũng phải hành động và chịu trách nhiệm chung về việc bảo vệ môi trường. Để thực hiện được điều đó, cùng với những giải pháp mang tính đồng bộ như: tiết kiệm nguồn nguyên liệu, tăng hiệu năng sử dụng năng lượng, ổn định hệ sinh thái và xử lí tốt ô nhiễm môi trường, v.v… thì sự cần thiết phải giáo dục ý thức và hành động bảo vệ môi trường theo nguyên tắc phổ quát trong đạo đức Phật giáo. Nội dung xuyên suốt trong bản thể luận của triết lý Phật giáo luôn đặt con người trong mối quan hệ phổ biến với thế giới. Con người không thể tồn tại nếu không có thiên nhiên môi trường và khi thiên nhiên môi trường bị phá hoại thì cuộc sống của con người cũng bị tổn thương. Hơn bao giờ hết là con người phải có ý thức và trách nhiệm trong việc thụ hưởng nguồn lợi từ môi trường tự nhiên nhưng cũng phải có sự chia sẻ rủi ro hiểm họa từ môi trường. Theo Phật giáo, con người phải đối xử với giới tự nhiên theo nguyên tắc trung đạo, phải sống dựa vào tự nhiên, bảo tồn tự nhiên để tồn tại. Phật giáo muốn xây dựng một môi trường sống trong lành theo hướng thiện, mang tính nhân bản và ở đó mọi người đều ý thức và hành động theo nguyên tắc là sống từ bi, luôn tạo nghiệp thiện, tránh nghiệp ác, tránh sát sinh, tránh tham, sân, si: “Giới không sát là giới thứ nhất trong ngũ giới và thập thiện. Lối sống ăn chay không ăn thịt của nhà Phật còn có cơ sở từ thuyết Nghiệp và Nhân quả”2. Điều này rất có ý nghĩa đối với ý thức và hành động trong việc thực hiện công bằng môi trường trong điều kiện giải quyết những vấn nạn ô nhiễm môi trường, ứng phó với BĐKH hiện nay.
Thứ hai, đạo đức Phật giáo đem lại cho con người những nguyên tắc
bình đẳng giữa các thế hệ. Điều này là sự cần thiết giảm sự vô độ,
-
Doãn Chính (1997), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
sự xa hoa trong tiêu dùng cũng như điều chỉnh khai thác tài nguyên thiên nhiên hướng đến việc giảm thiểu những tác hại mà các thế hệ sau phải gánh chịu do phá vỡ môi trường tự nhiên. Đây cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần vào việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của con người trong việc thụ hưởng môi trường trong lành, chia sẻ rủi ro từ môi trường. Những vấn nạn ô nhiệm môi trường, hệ lụy của BĐKH mà chúng ta đang gánh chịu hôm nay cũng thế hệ tương lại phải gánh đó chính là do nghiệp chúng ta đã tạo tác. Bởi lòng vị kỷ, với nhu cầu, động lực phát triển kinh tế bằng mọi giá bất chất sự thân thiện với môi trường đã dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái, BĐKH, nước biển dâng đe dọa cuộc sống của con người cả hiện tại và cả tương lai. Phật giáo đưa ra thuyết nghiệp báo luân hồi, là định luật chi phối toàn bộ chúng sanh. Do vậy, những việc làm của con người trong quá khứ là nhân đưa đến quả đời sống hôm nay, những tạo tác hôm nay sẽ là nền móng kiến tạo một cảnh giới trong tương lai mà ở đó mỗi người tự nhận lấy cho riêng mình. Đây là sự bình đẳng tuyệt đối, bình đẳng trên vấn đề nghiệp lực. Ng- hiệp là quy luật tất yếu, khách quan: “Con người tạo nên mọi thứ, tất cả những buồn đau và bất hạnh cũng như hạnh phúc và thành công của mình. Những người khác có thể sử dụng ảnh hưởng vì cuộc sống của họ, nhưng chính con người ấy lại tạo ra nghiệp của mình. Cho nên người ấy chịu trách nhiệm về những hậu quả”3. Sinh thời, Phật Thích Ca khẳng định, “vạn vật nhất thể” do vậy, giữa muôn vật, muôn người, giữa con người với xã hội, với môi trường thiên nhiên, vũ trụ luôn có mối tương quan tương sinh mật thiết “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt”, cho nên cái này mất thăng bằng sẽ dẫn đến nhiều cái khác cũng bị ảnh hưởng. Hành động sai biệt của chúng ta hôm nay sẽ dẫn đến hệ quả môi trường ô nhiễm, hệ lụy của BĐKH sẽ là tất yếu, đe dọa sinh kế hiện tại và tương lai của mọi người dân toàn cầu. Sống và hưởng thụ môi trường trong lành là nhu cầu tất yếu của con người trong xã hội song, việc khai thác cạn kiệt tài nguyên trong quá khứ cũng như hiện tại sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ tương lai. Ngày nay, chúng ta cũng đang chứng kiến nhiều cuộc di cư trên toàn cầu mà động lực của nó chính là ô nhiễm môi trường và BĐKH.
-
Nhiều tác giả, Thích Tâm Quang dịch, Những Viên Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo. Hà Nội: Nxb Tôn Giáo, 2002, tr 209
Vấn đề di cư kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an ninh quốc gia và nhiều hệ lụy trên các lĩnh vực đối với các bên tham gia. Theo đó, tổ chức di dân Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (IOM) cũng dự đoán, tính đến 2050, sẽ có khoảng 200 triệu người tị nạn vì môi trường4. Với ý nghĩa đó, sự cần thiết chúng ta phải ý thức và hành động trong việc bảo tồn các loài khác, người khác, bảo tồn môi trường và bảo tồn chính cuộc sống hiện tại, thế hệ tương lai. Phương thức sống của Đức Phật luôn khuyên: “sống giản dị”, “vui với đời”, “thiểu dục tri thúc”, nghĩa là xây dựng cuộc sống giản dị, biết giới hạn nhu cầu của mình trong một chừng mực cần thiết, biết tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, góp phần làm giảm sức ép lên môi trường và hệ sinh thái tự nhiên, góp phần bảo vệ ngôi nhà chung toàn cầu.
Thứ ba, đạo đức Phật giáo tạo cho con người phương pháp nhận thức theo nguyên tắc vượt qua ranh giới loài người, nghĩa là đạo đức phật giáo tính đến cả những gì không thuộc con người như cỏ cây, muông thú, thiên nhiên, hệ sinh thái5. Phật giáo luôn đề cao sự bền vững của môi trường sống, coi sự thiếu tôn trọng đối với môi trường cỏ cây, muông thú… như là chưa đạt tới Phật tính của mỗi người. Tôn trọng sự sống là nguyên tắc được đề cao trong Phật giáo. Việc tôn trọng sự sống không chỉ vì đức từ bi, vì niềm tin vào luân hồi và nghiệp báo, mà còn vì ý thức rằng mọi loài sinh vật, mọi loài đều có quyền sống bình đẳng và quyền hưởng thụ môi trường trong lành chứ không phải chỉ dành riêng cho con người. Tục ăn chay và giới cấm sát sinh và làm hại thú vật là một trong những giới cấm căn bản thể hiện nguyên tắc bình đẳng của Phật tử đối với sự sống của muôn loài. Từ quan điểm về thái độ tôn trọng sự sống của muôn loài đã hình thành quan điểm đạo đức hành xử đối với các loài không thuộc con người của đạo phật: con người cần từ bỏ quan điểm xem mình là loài định đoạt tất cả những loài khác; cần phải xem mình và các loài sinh vật khác như là những “láng giềng” của nhau6. Theo Phật giáo, con người chỉ là một loài trong sự cộng sinh đa dạng của các loài hữu tình nơi một thế giới có điều kiện, dù vẫn có những niềm vui và hạnh phúc nào đó, thế giới vẫn chất chứa nhiều đau khổ, không chỉ cho con người mà cho tất cả mọi loài. Do
-
https://cvdvn.net/2017/09/07/di-dan-ti-nan-do-bien-doi-khi-hau
- Padmasiri de Silva, 1998, tr.15)
- Peter Harvey, tr.185
vậy, thiếu tôn trọng muôn loài và không nỗ lực trong hành động thì tất yếu đến một lúc nào đó con người sẽ hủy diệt các loài sinh vật khác cũng sẽ hủy diệt chính bản thân mình. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện công bằng môi trường. Tôn trọng muôn loài, không làm tổn hại đến môi trường, không làm tổn hại đến tha nhân và các loài khác, đảm bảo môi trường trong lành cho muôn loài cũng chính là mục tiêu mà thực hiện công bằng môi trường đang vươn tới.
4. Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ THỰC HIỆN CÔNG BẰNG MÔI TRƯỜNG
Suy đến cùng, thực hiện công bằng môi trường là nhằm đạt được mục tiêu đảm bảo mọi người trong xã hội được hưởng một cách bình đẳng và hợp lý một môi trường lành mạnh cũng như có trách nhiệm trong việc khắc phục những vấn nạn của ô nhiễm môi trường trong điều kiện ứng phó với BĐKH. Sự bất bình đẳng trong công bằng môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc thụ hưởng môi trường trong lành cũng như chia sẻ rủi ro từ môi trường giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa người giàu và người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương trong phạm vi từng quốc gia. Thực hiện công bằng môi trường đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi cho mọi người trong xã hội không chỉ dừng lại ở những chính sách, giải pháp cụ thể mang tính đồng bộ với chủ thể nhà nước mà còn ở cả lĩnh vực giáo dục đạo đức. Đạo đức Phật giáo được xây dựng trên các nguyên tắc phổ quát; nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ; nguyên tắc vượt qua ranh giới loài người có ý nghĩa tương đồng với việc thực hiện công bằng môi trường.Vì thế, giáo dục đạo đức Phật giáo có ý nghĩa:
Một là, đạo đức Phật giáo giúp bản thân mỗi con người phải luôn ý thức và chịu trách nhiệm về hành động của mình trong việc ứng xử với môi trường theo phương thức tích nghiệp “thiện”. Với ba nguyên tắc: phổ quát; bình đẳng giữa các thế hệ, vượt qua ranh giới loài của đạo đức phật giáo sẽ góp phần lay chuyển tâm thức của mỗi chủ thể trong xã hội theo theo hướng tích cực, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu công bằng môi trường cũng như phù hợp với đạo đức môi trường trong bối cảnh ứng phó với BĐKH toàn cầu.
Hai là, giáo dục đạo đức Phật giáo trong việc thực hiện công
bằng môi trường sẽ góp phần phát huy hơn nữa khả năng dự báo và ngăn chặn xâm phạm môi trường bằng mọi giá trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia, giúp mỗi chủ thể trong xã hội thực hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường thiên nhiên mà mình sinh kế cũng như trách nhiệm đối với muôn loài.
Ba là, với đạo đức phổ quát vượt qua ranh giới không gian địa lý, đòi hỏi mọi người trên toàn cầu phải chung tay thực hiện mục tiêu công bằng môi trường. Trong đó, nhấn mạnh hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các quốc gia đã và đang tác động nhiều nhất đến môi trường, đưa lại hệ lụy BĐKH mà các quốc gia khác, khu vực dân nghèo phải gang chịu đầu tiên. Đồng thời khẳng định việc thiếu trách nhiệm trong chia sẻ những rủi ro từ môi trường là hành vi vô đạo đức.
Thứ tư, giáo dục đạo đức Phật giáo còn giúp con người hướng thiện, có tâm sáng, hành vi đẹp, qua đó hạn chế chiến tranh, hành vi tàn sát, đau thương để cùng nhay chung tay xây dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững. Thấm nhuần đạo đức Phật giáo, cùng với các khoa học sẽ giúp con người có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, cộng đồng, nhân loại....
Thứ năm, giáo dục đạo đức Phật giáo còn đẨy lùi chiến tranh xâm lược, chạy đua vũ trang, xóa bỏ tội ác, không chỉ bảo vệ con người mà còn có trách nhiệm hơn trong bảo vệ môi trường tự nhiên; nâng cao ý thức trạch nhiệm của mỗi quốc gia, dân tộc trong gìn giữ hòa bình, bảo vệ trái đất và hành tinh xanh.
KẾT LUẬN
Qua trên cho thấy, giáo dục đạo đức Phật giáo có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao trách nhiệm và hình thành, phát triển nhân cách cho con người. Đạo đức Phật giáo chứa đựng những nội dung quan trọng về nhận thức và điều chỉnh hành vi của con người như con người phải hiểu và vận dụng sáng tạo những giá trị đạo đức như lối sống hướng thiện, lòng tư bi, hỷ, xả; Bát chính đạo, Ngũ giới, lục độ, lục hòa để hạn chế hành vi sát sinh, nói dối, lừa lọc, trộm cắp... biết coi trọng thiên nhiên để hướng tới sự bình đẳng, hạnh phúc cho nhân loại... Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức Phật giáo trong thực hiện bình đẳng môi trường ở Việt Nam hiện nay cần: (i) Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp để khai thác giá trị
của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng; (ii) Giáo hội Phật giáo cần nâng cao hiệu quả quản lý và thực hiện chính sách “tốt đời, đẹp đạo”, tăng cường hơn nữa công tác từ thiện, công tác nêu gương về bảo vệ môi trường; (iii) Nâng cao nhận thức của nhân dân về giá trị nhân văn của Phật giáo; (iv) Đưa phần kiến thức tôn giáo vào trong chương trình giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp, v.v... Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ mang lại giá trị gắn kết giữa tôn giáo với ý thức bảo vệ môi trường nhằm thực hiện hiệu quả công tác thực hiện bình đẳng môi trường ở Việt Nam hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ayya Khema, Hãy Đến Để Thấy Phật Giáo, Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc, đăng trên http://www.quangduc.com/kinhdien- 2/295haydendethay10.html.
Doãn Chính, 1997, Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nhiều tác giả, Thích Tâm Quang dịch, Những Viên Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo. Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2002, tr.209
https://cvdvn.net/2017/09/07/di-dan-ti-nan-do-bien-doi- khi-hau.
Padmasiri de Silva, 1998, tr.15.
Peter Harvey, tr.185.