CHO MỘT TƯƠNG LAI BỀN VỮNG: GÓC NHÌN ĐẠO PHẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VỚI NHỮNG THAM CHIẾU VỀ ĐẠO PHẬT NGUYÊN THỦY
Ms. Kaushalya Karunasagara*
TÓM TẮT
Trẻ em được coi là thế hệ tương lai của nhân loại. Sức khỏe thể chất và tinh thần của các em rất quan trọng, cần được chăm sóc bởi những người lớn có trách nhiệm bảo vệ các em và bảo vệ nhân quyền của các em. Trong số các triết lý xã hội của đạo Phật, sự thiếu quan tâm được đưa ra nghiên cứu về chủ đề thái độ đối với trẻ em khi so sánh với các đóng góp mang tính học thuật khác. Nhưng điều quan trọng là cần phải quan tâm đến những lạm dụng về tinh thần lẫn thể chất nhắm đến trẻ em và có thể biến chúng trở thành người lạm dụng trong tương lai. Vì thế, mục tiêu của bài viết này là nghiên cứu góc nhìn của đạo Phật về trẻ em và bảo vệ trẻ em, có tham khảo tới những giáo lý Phật giáo thời kỳ đầu thông qua việc xem xét tình trạng của các lời dạy này trong xã hội Phật giáo thời kỳ đầu. Khích lệ thay, kinh tạng Pali được coi là nguồn tư liệu chính để tìm hiểu về góc nhìn Phật giáo thời kỳ đầu đối với chủ đề được chọn và những nguồn thứ yếu khác cũng được xem xét để hoàn thành bài nghiên cứu thông qua việc tiếp nhận phương pháp nghiên cứu định tính.
Chúng ta không thể thấy lạm dụng cảm xúc trừ phi nó được biểu
* Lecturer in Buddhist Studies, Department of Pali and Buddhist Studies, Sri Lanka Inter- national Buddhist Academy (SIBA), Pallekele, Kundasale, Sri Lanka
Người dịch: Mai Trường Quang
hiện. Nó có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của nạn nhân và gây ra nhiều tác hại hơn cả lạm dụng thể chất. Loại lạm dụng này tạo ra không chỉ thông qua lời nói, mà còn thông qua sự cách ly hoặc ruồng bỏ của các thành viên gia đình.
Cũng như thế, lạm dụng thể chất là những cách đối xử với trẻ em như là bạo lực, nạn buôn bán trẻ em, bóc lột lao động trẻ em và tảo hôn đã xảy ra thường xuyên ở đa số quốc gia đang đấu tranh đòi hỏi nhân quyền nhưng quy trình thực tế lại cần phải được xem xét cẩn thận.
Dù là tôn giáo hay triết lý, điều cần thiết là hướng dẫn con người trở nên thân thiện với xã hội và với bản thân (theo ý nghĩa thông thường) bằng cách coi trọng đạo đức khi hành động để đạt được mục tiêu tối hậu của sự cứu cánh, Niết Bàn theo giáo lý đạo Phật.
Giáo lý đạo Phật không bao giờ xem nhẹ tình trạng của con người chỉ bởi độ tuổi, chủng tộc, nhóm dân tộc, giai cấp hay tôn giáo; nhưng chính cách cư xử là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau. Theo lẽ tương tự, trẻ em cũng là một phần của xã hội, có quyền được bảo vệ và giáo dục mà không bị xúc phạm hay bị bỏ rơi. Theo lý thuyết thì giáo lý đạo Phật đóng góp rất lớn vào việc nhấn mạnh yêu cầu này để hướng đến một tương lai bền vững.
Keywords: Early Buddhism, Human Rights, Pāli Canon, Sus- tainable Future, Nibbāna.
Sự tồn tại của các sinh vật sống phụ thuộc vào quá trình sinh sản trong cùng giống loài. Được xác định là sinh vật sống có nhận thức phát triển nhất, con người, thuộc lớp động vật có vú có một lịch sử các thế hệ liên tục lâu dài, kể từ hơn hai trăm ngàn năm trước.
Trong suốt lịch sử, con người tham gia vào nhiều quá trình phát triển để duy trì tuổi thọ hoặc chấp nhận các quá trình phát triển tự nhiên (chủ yếu là các quá trình sinh học) hoặc theo yêu cầu phát triển vật chất hoặc công nghệ.
Vì thế, sự phát triển của từng cá nhân loài người có thể được phân loại theo ba quy trinh chính như sau:
- Quá trình thể chất
- Quá trình nhận thức
- Quá trình cảm xúc xã hội (1)
Những thay đổi của bản chất sinh học phản ánh vai trò của các quá trình thể chất và tất cả các quá trình tăng trưởng sinh học được gọi là sự trưởng thành. Trưởng thành có thể được chia thành bốn giai đoạn chính là “thời sơ sinh, thời thơ ấu, thời thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành”. Quá trình nhận thức liên quan đến những thay đổi trong suy nghĩ và trí thông minh của từng cá nhân, vì ngôn ngữ và quá trình cảm xúc xã hội liên quan đến những thay đổi trong mối quan hệ cá nhân với người khác về cảm xúc và tính cách. Do đó nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào thời sơ sinh và thời thơ ấu theo ba quy trình chính được nói ở trên thông qua việc xem xét bảo vệ trẻ em và có sự tham khảo về góc nhìn của đạo Phật nguyên thủy.
Thuật ngữ “Trẻ em” có nguồn gốc từ tiếng Anh cũ “cild”, có nguồn gốc từ tiếng Đức với ý nghĩa là thai nhi, trẻ sơ sinh, người chưa sinh hoặc người mới sinh. Theo Từ điển Oxford, “Trẻ em” là một người trẻ dưới độ tuổi dậy thì hoặc dưới độ tuổi trưởng thành hợp pháp, và Từ điển Cambridge đã định nghĩa “Trẻ em” là một bé trai hay bé gái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành hoặc con trai hay con gái ở mọi lứa tuổi
Với cách tiếp cận này, trẻ em được công nhận là con người chưa trưởng thành, cần sự bảo vệ cũng như chú ý hơn để tồn tại trong xã hội như một sinh vật quý giá. Ngoài việc là tổ chức lớn nhất và phổ quát nhất của con người, Liên Hợp Quốc đã đặc biệt quan tâm đến trẻ em. Năm 1959, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên bố về quyền trẻ em, trong đó xác định các quyền trẻ em về bảo vệ, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, nơi ở và dinh dưỡng tốt.
1. King, 2008, p. 306
Theo Điều 1 của Công ước về Quyền trẻ em, Liên Hợp Quốc đã định nghĩa “Trẻ em” là một người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp của một quốc gia cụ thể quy định độ tuổi nhỏ hơn cho người trưởng thành hợp pháp. Ủy ban về Quyền trẻ em, cơ quan giám sát Công ước, đã khuyến khích các quốc gia xem xét lại độ tuổi trưởng thành nếu nó được ấn định dưới 18 tuổi và nên tăng mức độ bảo vệ cho tất cả trẻ em dưới 18 tuổi.
Theo góc nhìn của đạo Phật, kinh tạng Pali đề cập đến nhiều định nghĩa về trẻ em như sau:
-
- Apacca(2)
- Atraja(3)
- Bālaka(4)
- Bālikā(5)
- Dahara(6)
- Daharaka(7)
- Dāraka(8)
- Dārikā(9)
- Dhītu(10)
- Kumāra(11)
- Kumāraka(12)
- Kumārī(13)
-
M. I :50
- D. III :30
- S. VII : 14
- Thi. Ap. :14
- D. I: 80
- Miln. : 310
- Ud. II : 8
- J. III : 173
- S. VII : 24
- A. III : 37
- S. III : 190
- A. III : 76
-
- Putta(14)
- Susu(15)
- Tanaya(16)
- Tanuja(17)
- Tanuya(18)
- Uttānaseyyaka (Infant)(19)
Ngoài những định nghĩa trên, trong khoảng thời gian em bé nằm trong tử cung người mẹ, đứa bé được gọi là ‘gabbha’. Giáo lý Phật giáo thảo luận sâu sắc về sự hình thành cơ thể con người kể từ khi anh ấy/cô ấy bắt đầu phát triển thể chất từ bụng mẹ như sau.
‘Đầu tiên có một giọt máu; từ đó một nụ nhỏ xuất hiện; tiếp theo nó trở thành một mẩu thịt và lớn dần lên. Từ đó chân tay xuất hiện, kế đến là tóc, lông cơ thể và răng. Và khi người mẹ ăn uống, thức ăn và đồ uống mà cô ấy tiêu thụ sẽ nuôi dưỡng đứa bé tại đây. Hình thành một người trong bụng mẹ’(20) (21)
Thông qua lời giải thích này, rõ ràng là đức Phật có một kiến thức rộng rãi về quá trình vật lý của con người, không chỉ sau khi sinh, mà còn trước khi sinh ra, khi phôi thai phát triển bên trong tử cung của mẹ. Đoạn trích ở trên được lấy từ kinh Indaka đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của dưỡng chất mà người mẹ tiêu thụ cho sự phát triển dần của đứa trẻ. Với các tiếp cận bảo vệ trẻ em như thế này, cần xem xét rộng hơn để quan tâm đến quá trình phát triển thể chất cũng như tâm lý của phôi thai để sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh. Là một quốc gia sở hữu văn hóa gắn liền với đạo Phật, người Sri Lanka có một số nghi lễ liên quan đến sức khỏe thể chất và tâm lý của phôi
-
J. Iv : 115
- Snp. III : 1
- S. I : 7
- Ja. 184
- Ja. 444
- M. I : 432
- S. I : 205
- Sujato, 2018
thai thể hiện trách nhiệm của các thành viên trong gia đình cũng như sự hạnh phúc của người mẹ khi mang thai. Ngay cả trong xã hội Sri Lanka ngày nay, với sự quan tâm đến sức khỏe thể chất của các bà mẹ mang thai, họ được các thành viên trong gia đình chú ý đặc biệt bằng cách tránh cho họ tiêu thụ một số thực phẩm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của phôi thai cũng như người mẹ. Ngoài ra, tình trạng tâm lý của mẹ cũng được xem xét cao độ và hầu hết thời gian, xã hội Phật giáo sắp xếp môi trường tôn giáo để người mẹ quen thuộc hơn với các nghi lễ liên quan đến văn hóa Phật giáo. Thêm nữa, trong tài liệu Phật giáo đã đề cập rằng nếu phụ nữ mang thai nghe được lời chúc tụng Aṅgulimāla, quá trình sinh nở của họ sẽ được dễ dàng do phước lành từ việc tụng kinh paritta. Do đó, rõ ràng là ngay cả trước khi sinh, trẻ em được bảo vệ dưới nền văn hóa Phật giáo, ảnh hưởng từ giáo lý đạo Phật nguyên thủy.
Thêm vào đó, dựa theo từng giai đoạn của tuổi thọ thì con người có những giai đoạn quan trọng trải qua ở thời thơ ấu.
-
- Phát triển tiền sản (Giai đoạn thụ thai và phát triển cấu trúc cơ thể)
-
- Sơ sinh và tập đi (1-2 năm)
-
- Đầu thời thơ ấu (3-5 năm)
-
- Giữa thời thơ ấu ( 6-11 năm)
-
- Thiếu niên (12-18 năm)(22)
Phật giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em thông qua việc chăm lo đến tất cả các giai đoạn trên của cuộc đời bao gồm cả sự phát triển trước khi sinh. Trong thực tế, Bổn sự Soṇananda đã giải thích rõ ràng trách nhiệm một người mẹ và cha phải gánh chịu để bảo vệ và nuôi dạy đứa con của họ trở thành một đứa trẻ khỏe mạnh. Như đã giải thích trước đây, tầm quan trọng song song giữa sức khỏe tinh thần cũng như sức khỏe thể chất của trẻ em rất được đảm bảo trong các giáo lý của đạo Phật và được trích dẫn từ Bổn sự Soṇananda như sau:
-
Lumen, n.d.
“Ngay cả trước khi thụ thai, người mẹ rất lo lắng trong việc ‘thờ cúng các vị thần và tham vấn những vì sao và mùa màng’, tự hỏi rằng ‘chòm sao nào sẽ sinh ra một đứa con trai có tuổi thọ cao?’ Ngay khi người mẹ có thai, người mẹ lập tức ‘yêu thương đứa con trong bụng mình’; và ngay khi đứa bé được sinh ra, người mẹ xoa dịu đứa bé đang khóc bằng dòng sữa mẹ và những bài hát ru’, ‘ôm ấp đứa bé trước ngực, dùng cơ thể mình xoa dịu đứa bé, và dùng đôi bàn tay mình như tấm áo khoác ôm chặt đứa bé’. Người mẹ ‘dỗ dành và xoa dịu đứa bé’, ‘bảo vệ đứa con ngây thơ khỏi cơn gió và hơi nóng đáng sợ, ‘đối xử dịu dàng với con’, và ‘nhìn đứa con với đầy ắp tình thương’(23) (24)
Với lời giải thích về tình yêu của người mẹ đối với con cái ở trên, bảo vệ trẻ em nên được bắt đầu từ gia đình. Một đứa trẻ được nuôi dạy tốt sẽ tự động tạo ra khả năng tự điều chỉnh để không làm hại người khác bằng lời nói, thể chất hoặc tinh thần vì nó nhận thức rõ các thói quen tốt và các hành vi đạo đức được dạy dỗ trong gia đình mình. Đơn giản là đứa trẻ được bảo vệ hiểu giá trị của việc bảo vệ người khác mà không gia tăng bạo lực đối với bất kỳ sinh vật sống nào khác.
Khoảng thời gian mà đứa trẻ trải qua cho đến khi nó trở thành người lớn được gọi là thời thơ ấu. Theo cách tiếp cận tâm lý học, trong cuốn sách Nguồn gốc của trí thông minh ở trẻ em, Jean Jean- get đã giải thích sự phát triển nhận thức của thời thơ ấu theo bốn giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn cảm giác hoạt động (từ lúc sinh tới 2 tuổi)
- Giai đoạn tiền thao tác (từ 2 đến 7 tuổi)
23 ‘‘Tassā utumhi nhātāya, hoti gabbhassa vokkamo; Tena dohaḷinī hoti, suhadā tena vuc- cati. Saṃvaccharaṃ vā ūnaṃ vā, pariharitvā vijāyati; Tena sā janayantīti, janetti tena vuccati. Thanakhīrena gītena, aṅgapāvuraṇena ca; Rodantaṃ puttaṃ toseti, tosentī tena vuccati. Tato vātātape ghore, mamaṃ katvā udikkhati; Dārakaṃ appajānantaṃ, posentī tena vuccati.” Ja. V : 317
- Ohnuma, 2016
- Giai đoạn thao tác cụ thể. (từ 7 đến 11 tuổi)
- Giai đoạn thao tác chính thức (từ 11 tuổi đến đổ tuổi thiếu niên và trưởng thành)(25)
Trong giai đoạn cảm giác hoạt động, trẻ em bắt đầu sử dụng những khả năng và kỹ năng bẩm sinh của chúng để trải nghiệm môi trường xung quanh. Chúng bắt đầu học thông qua các giác quan và dần dần phản ứng với môi trường với sự phát triển của các giai đoạn nhận thức. Trên hết, sự vĩnh cửu của sự vật là sự phát triển chính của giai đoạn này, có nghĩa là đứa trẻ sẽ hiểu rằng sự vật tồn tại ngay cả khi nó không thể thấy hay chạm vào sự vật đó.
Khi tới giai đoạn tiền thao tác, đứa trẻ có xu hướng phát triển nền tảng tâm thức hướng về bản thân bởi vì chúng không thể hiểu được người khác. Ở giai đoạn này, chúng bắt đầu những trò chơi tượng hình và đóng giả làm cha mẹ hay người chăm sóc. Ngôn ngữ của chúng cũng dần được phát triển trong giai đoạn này.
Trẻ em có thể suy nghĩ logic hơn ở giai đoạn thao tác cụ thể. Mặc dù trẻ em ở giai đoạn này có thể logic hơn về các sự việc cụ thể hay rõ ràng, chúng vẫn gặp khó khăn với các ý tưởng trừu tượng. Ở giai đoạn cuối, giai đoạn thao tác chính thức, trẻ em có thể tư duy về các khái niệm mang tính lý thuyết cũng như trừu tượng và chúng cũng có thể tìm ra giải pháp cho những vấn đề theo một hướng sáng tạo. Nhưng điều này không có nghĩa là khả năng giải quyết vấn đề của chúng đã được phát triển toàn diện bởi vì ngay cả đối với người lớn cũng không thể chắc chắn về điều này.
Theo quan điểm của đạo Phật, đức Phật đã xem đứa trẻ như một chúng sinh có tình trạng tâm lý không bị giới hạn khi so sánh với người lớn. Để minh họa, trong kinh Mahāmālukya, đức Phật đã bàn về tình trạng tâm lý của trẻ sơ sinh như sau thông qua so sánh với người lớn.
“Một đứa bé sơ sinh mỏng manh còn đang nằm nôi chưa hề có
-
Mcleod, 2018
ý niệm về ‘danh tính’, vậy làm sao mà cái thấy về danh tính lại phát khởi từ đứa bé? Thế mà xu hướng căn bản của cái thấy về danh tính lại nằm trong đứa bé. Một đứa bé sơ sinh mỏng manh còn đang nằm nôi chưa hề có ý niệm về ‘những lời dạy’, vậy làm sao mà những nghi ngờ về những lời dạy đó lại phát khởi từ đứa bé? Thế mà xu hướng căn bản của nghi ngờ lại nằm trong đứa bé. Một đứa bé sơ sinh mỏng manh còn đang nằm nôi chưa hề có ý niệm về ‘quy tắc’, vậy làm sao sự tuân thủ quy tắc và sự quan sát lại phát khởi từ đứa bé? Thế mà xu hướng tuân thủ quy tắc và quan sát lại nằm trong đứa bé. Một đứa bé sơ sinh mỏng manh còn đang nằm nôi chưa hề có ý niệm về ‘khoái cảm giác quan’, vậy làm sao mà khoái cảm giác quan lại phát khởi từ đứa bé? Thế mà nền tảng căn bản của khoái cảm giác quan lại nằm trong đứa bé. Một đứa bé sơ sinh mỏng manh còn đang nằm nôi chưa hề có ý niệm về ‘sống’, vậy làm sao mà bệnh sẽ xảy ra cho sự sống lại phát khởi trong đứa bé? Thế mà nền tảng căn bản của bệnh lại nằm trong đứa bé. Không phải những du sĩ của các giáo phái khác sẽ phủ nhận bạn với sự so sánh như thế này về đứa bé sơ sinh sao?”(26) (27)
Lời giải thích trên liên quan đến tình trạng tâm lý của một đứa bé sơ sinh cho thấy rằng trong suốt giai đoạn đầu của thời thơ ấu (giai đoạn cảm biến thao tác theo Piaget), khả năng nhận thức của đứa trẻ không được phát triển. Nói ngắn gọn, đứa trẻ không có khả
26 ‘‘Kassa kho nāma tvaṃ, mālukyaputta, imāni evaṃ pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni desitāni dhāresi? Nanu,
mālukyaputta, aññatitthiyā paribbājakā iminā taruṇūpamena upārambhena upārambhis- santi? Daharassa hi, mālukyaputta, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa sakkāyotipi na hoti, kuto panassa uppajjissati sakkāyadiṭṭhi? Anusetvevassa [anuseti tvevassa (sī. pī.)] sakkāyad- iṭṭhānusayo. Daharassa hi, mālukyaputta, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa dhammātipi na hoti, kuto panassa uppajjissati dhammesu vicikicchā? Anusetvevassa vicikicchānusayo. Da- harassa hi, mālukyaputta, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa sīlātipi na hoti, kuto panas- sa uppajjissati sīlesu sīlabbataparāmāso? Anusetvevassa sīlabbataparāmāsānusayo. Daharassa hi, mālukyaputta, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa kāmātipi na hoti, kuto panassa up- pajjissati kāmesu kāmacchando? Anusetvevassa kāmarāgānusayo. Daharassa hi, mālukyaput- ta, kumārassa mandassa uttānaseyyakassa sattātipi na hoti, kuto panassa uppajjissati sattesu byāpādo? Anusetvevassa byāpādānusayo. Nanu, mālukyaputta, aññatitthiyā paribbājakā iminā taruṇūpamena upārambhena upārambhissantī’’ti? M. I.: 432
- Bodhi 2009
năng làm hại bất kỳ ai bởi vì chúng không có ý niệm về tham lam, giận dữ và si mê ngoại trừ xu hướng căn bản nằm trong chúng. Cũng như thế, chúng không có khả năng tự bảo vệ bản thân và sự bảo vệ chúng nhận được phải lệ thuộc vào những người xung quanh.
Trong cuốn sách được hiệu chỉnh “Những vị Phật nhỏ: Trẻ em và Thời thơ ấu trong văn bản và truyền thống Phật giáo” (2013), Ve- nessa R. Sasson đặt câu hỏi về cách làm cha của đức Phật trong kiếp sống trước của Ngài, cũng như trong kiếp sống hiện tại dưới danh nghĩa thái tử Siddhārtha. Đầu tiên, cô ấy chất vấn sự quan trọng của cam kết Bố thí Ba la mật của vua Vessantara hơn hai đứa con của ông. Cô ấy đã cảm thấy bất mãn vì vua Vessantara đã đem hai đứa con đang khóc thút thít của mình cho một người lạ với mục đích hoàn thành sự bố thí Ba la mật. Thế nhưng cam kết của vua Vessan- tara còn vượt xa hơn cái nhìn của Sasson về hành động này. Mục đích của ông là để thay mặt cho toàn thể chúng sinh tìm ra chân lý về con đường diệt khổ, thậm chí nếu phải cống hiến cả hạnh phúc của ông cũng như hạnh phúc của các con ông và vì đạo Phật giảng dạy một mục đích tột cùng để chấm dứt toàn bộ gốc rễ khổ đau. Kế đến, một lần nữa, cô ấy chất vấn sự ra đi vĩ đại của thái tử Siddhārtha trong khi hoàng nam Rahula vẫn đang ngủ. Cô ấy nói thêm rằng trong kiếp sống cuối cùng của ông, thái độ tiêu cực về trẻ em của đạo Phật đã được trích dẫn rõ ràng như là những bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, một lần nữa, có vẻ là cô ấy đã quên mất mục tiêu tối hậu của đạo Phật và của việc xoay chuyển bánh xe chánh pháp là khổ ở hiện tại nhưng kết quả hạnh phúc ở tương lai. Vì thế, tranh luận của cô ta chỉ trích đạo Phật là chống lại mối quan hệ gia đình là không có giá trị, bởi vì đạo Phật là một nền giáo lý toàn vũ và vị tha, hướng dẫn con người dứt bỏ tái sinh, không xem xét đến bất kỳ tham số xã hội hạn hẹp.
Khi chú ý đến dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ em, kinh Bốn loại thức ăn đã thảo luận về bốn loại thực phẩm quan trọng cho sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em như sau:
-
- Đoàn thực (Thức ăn cho thể chất)
-
- Xúc thực (Thức ăn cho các giác quan)
- Tư niệm thực (Thức ăn cho sự tự do tư duy)
- Thức thực (Thức ăn của ý thức) (28)
Thực phẩm thể chất lành mạnh rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất của trẻ em và thông qua thức ăn cho các giác quan, trẻ em có thể trải nghiệm môi trường xung quanh. Thông qua tư niệm thực, năng lực tư duy logic của chúng được phát triển và thức thực dẫn dắt chúng nhận dạng hình hài, mùi hương và âm thanh. Do đó, để tồn tại, đứa trẻ cần tất cả các loại thực phẩm và dinh dưỡng nêu trên cho sự tồn tại mang tính bảo vệ của mình.
Quan điểm của Liên Hiệp Quốc về bảo vệ trẻ em cũng có một tầm nhìn rộng hơn để bảo vệ từng đứa trẻ trên thế giới với sự chăm sóc đặc biệt. Họ tin rằng mỗi đứa trẻ có quyền phát triển trong một môi trường an toàn và được che chở. Nhưng họ cũng cảnh báo xa hơn là nếu thế giới không tấn công sự bất bình đẳng hiện đang diễn ra, những vấn đề lớn sau có thể phát sinh vào năm 2030.(29)

Hình 01: Các vấn đề lớn có thể xảy ra trong năm 2030
(Nguồn: https://www.unicef.org/sowc2016/)
-
Ibid. : 260
- UNICEF, 2019
Ngăn cản đói nghèo, bạo lực chống lại sinh vật sống và tầm quan trọng của giáo dục được đạo Phật đề cập đến trong các giáo lý với các giải pháp thực tiễn. Là giáo lý giành cho người tại gia, kinh Thiện Sinh nhấn mạnh đến trách nhiệm của cha mẹ đối với đời sống của con cái như sau:
-
- Ngăn cản con làm điều xấu,
-
- Hướng dẫn con làm điều thiện,
-
- Dạy dỗ nghề nghiệp cho con,
-
- Dựng vợ gả chồng cho con,
-
- Trao thừa kế đúng thời cho con (30)
Theo đạo Phật, cha mẹ được biết đến như những giáo viên đầu đời của con. Ngay cả khi lần đầu tiên một đứa trẻ nhìn thế giới, người mẹ là người dạy trẻ cách hút sữa từ vú của mình. Kể từ thời điểm đó, tất cả các lời dạy cơ bản về cuộc sống cũng như các hướng dẫn trong cuộc sống sau này cũng được cha mẹ đưa ra mặc dù có thể có một số kinh nghiệm đặc biệt mà một số trẻ em không may gặp phải. Do đó, trách nhiệm của cha mẹ như đã đề cập ở trên, có thể ảnh hưởng đến việc duy trì mối quan hệ lành mạnh với nhau, đặc biệt là để bảo vệ con của họ cũng như xã hội.
Tầm quan trọng của cuộc sống của bé gái không được coi trọng ở Ấn Độ cổ đại và ngày nay cũng có thể thấy ảnh hưởng của nó ở hầu hết các quốc gia Châu Á. Mānava Dharma Sāstra hoặc Manusmṛti (luật Manu) được cho là bao gồm những lời của Brahma trong thần thoại Hindu. Chúng ta có thể tìm thấy ở đó một số ví dụ liên quan đến bài viết này như sau.
“Một đứa bé gái, người nữ trẻ hay phụ nữ già không được hoạt động độc lập, ngay cả tại nơi cư trú của cô ta”.
Thực tế, I.B Horner nghĩ rằng vị trí của phụ nữ đã rất thấp và không được coi trọng. Bà còn nói thêm rằng,
‘Vào thời tiền Phật giáo, địa vị của phụ nữ ở Ấn Độ hoàn toàn
-
D. III : 180
thấp và không có danh dự. Một người con gái chẳng là gì ngoài việc là nguồn lo lắng cho bố mẹ; vì đó là một sự ô nhục đối với họ và cũng không thể tránh khỏi nếu họ không thể gả cưới cô ta; nhưng nếu có thể, cuộc sống của họ thường gần như bị hủy hoại bởi chi tiêu xa hoa cho các đám cưới. Cô ta cũng không có bất kỳ lợi ích nào về mặt nghi lễ đối với cha mình, vì cô ta không thể tham gia các nghi thức tang lễ của người cha và trong trường hợp ở những gia đình chưa được bảo đảm bởi việc sinh một đứa con trai, phiền não từ việc sinh con gái đã hầu như là không thể tránh khỏi’.
Phá thai chọn lọc giới tính là một vấn đề khác xảy ra chủ yếu ở các nước Nam Á. Trẻ sơ sinh nữ bị giết một cách có chọn lọc do giới tính của chúng bởi vì là phụ nữ và không được coi trọng như nam giới theo tín ngưỡng văn hóa và truyền thống ở một số xã hội. Tuy không có ghi chép nào ở Sri Lanka về phá thai chọn lọc giới tính, nhưng Giáo sư K.K. Karunathilake đã nói rằng khoảng 658 vụ phá thai bất hợp pháp đang diễn ra hàng ngày kể từ khi có luật cấm phá thai tại nước này.
Tuy nhiên, đức Phật có một cái nhìn hoàn toàn khác về bé gái và sự bảo vệ bé gái. Có lần vua Pasenadī Kosala thất vọng về sự ra đời của cô con gái, lời khuyên của đức Phật rất khác thường khi so sánh với bối cảnh ở Ấn Độ thời kỳ đầu. Trong Mallikāsutta, Ngài đã tuyên bố với vua rằng đôi khi con gái tốt hơn con trai vì chúng khôn ngoan và đạo đức. Quan điểm này của Ngài nói đến bé gái khi mới sinh, là một sự chỉ trích đối với những quan điểm hẹp hòi và rập khuôn ở Ấn Độ thời kỳ đầu ảnh hưởng bởi một số triết gia. Đó là một trong những bước tốt nhất của truyền thống Phật giáo, thể hiện rõ ràng tầm quan trọng của việc bảo vệ các bé gái khi chúng phải chịu cảnh bị giết chết ngay từ lúc mới sinh.
Mỗi đứa trẻ nên có những kỹ năng thực tiễn trước khi chúng nhận được sự giáo dục chính thức. Chúng không có khả năng tự bảo vệ mình trong thời thơ ấu, vì thế, những kẻ xâm hại có thể làm hại chúng dễ dàng thông qua xâm hại tình dục, xâm hại bằng lời nói, thể chất hay cảm xúc bởi vì chúng thiếu kiến thức tự bảo vệ mình. Vì thế, kinh Kamasutta của Tăng chi bộ kinh đã nêu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em cho đến khi chúng trưởng thành như sau:
‘Giả sử có một đứa bé sơ sinh ngây thơ còn ẵm ngửa, bị một khúc gỗ hoặc viên sỏi kẹt trong miệng vì sự bất cẩn của người y tá. Người y tá này sẽ nhanh chóng tiếp cận đứa bé và lấy nó ra. Nếu cô ấy không thể nhanh tay lấy nó ra thì cô ta sẽ ôm lấy đầu đứa bé bằng tay trái và dùng ngón tay của tay phải móc vật đó ra, dù cho việc đó có thể làm đứa bé chảy máu. Vì sao thế? Việc đó có thể gây ra tổn thương cho đứa bé và Ta không phủ nhận điều này, nhưng người y tá phải làm như thế vì lợi ích và sức khỏe của đứa bé, đến từ lòng thương của cô ta. Tuy nhiên, khi đứa bé lớn lên và phát triển đầy đủ các giác quan, cô y tá này sẽ không còn phải lo lắng cho đứa bé, và nghĩ rằng “Đứa bé này có thể tự chăm sóc bản thân. Nó sẽ không bất cẩn nữa”.
Đoạn văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ trẻ em cho đến khi chúng có thể tự bảo vệ mình. Do đó, điều quan trọng là phải có một kiến thức xã hội phù hợp để bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề bên ngoài trước khi chúng bắt đầu tiếp nhận giáo dục chính thức. Mở rộng hơn, trong bài viết Đạo Phật là phương tiện cho giáo dục và an toàn cho con gái ở Thái Lan (2013) Monica Lindberg Fark đã nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục để bảo vệ chính mình:
‘Trường học theo trường phái truyền thống coi trọng kiến thức và kỷ luật đạo đức và nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giảng dạy đạo Phật. Để đạt được giáo dục cơ bản, thấm nhuần cách cư xử tốt của Phật giáo và trở thành một người tốt được coi là một biện pháp bảo vệ cá nhân, hoàn toàn phù hợp với các giá trị xã hội truyền thống của Thái Lan về những gì được coi là cần thiết để tạo ra một xã hội hòa bình và không rắc rối’.
Vì đức Phật luôn nhấn mạnh đến nhu cầu giáo dục đạo đức có khả năng hướng dẫn trẻ em tự bảo vệ mình,và tránh gây ra bất kỳ loại bạo lực nào đối với người khác là rất quan trọng để thiết lập một xã hội hài hòa. Một người không có phẩm chất đạo đức sẽ không bảo vệ mình cũng như người khác. Do đó phân bổ các cơ sở để có giáo dục đạo đức là quan trọng hơn nhiều để bảo vệ trẻ em khỏi những hậu quả phi đạo đức.
Trong văn hóa Phật giáo, các trường dạy chánh pháp được thành lập để nuôi dưỡng sự giáo dục đạo đức cho trẻ em bằng cách dạy chúng về tầm quan trọng của việc có một lối sống đạo đức. Tỳ kheo và Tỳ kheo ni trở thành những người lãnh đạo chương trình hàng tuần này và hầu hết trẻ em ở làng quê có xu hướng theo học tại các trường dạy chánh pháp. Và dần dần, trẻ em thành thị cũng được cha mẹ hướng dẫn với sự hiểu biết về giáo dục Phật giáo để bảo vệ trẻ em khỏi những suy nghĩ sai lầm phát sinh từ bên trong cũng như từ ảnh hưởng bên ngoài gắn với hành vi sai lầm mà có thể là mối đe dọa cho sự an toàn của chúng.
Điều 25 (2) của Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người (UDHR) tuyên bố rằng, người mẹ và trẻ em có quyền được chăm sóc và hỗ trợ đặc biệt. Tất cả trẻ em, dù được sinh ra trong hoặc ngoài giá thú, sẽ được hưởng sự bảo vệ xã hội như nhau. Theo cách tương tự, đạo Phật cung cấp một giáo lý có thể áp dụng phổ quát thông qua sự quan tâm đến việc làm mẹ và trẻ em như,
‘Như một người mẹ hy sinh tính mạng để yêu thương và bảo vệ đứa con duy nhất của cô ta, con người nên phát triển tình thương không giới hạn đến với các chúng sinh trong toàn vũ trụ’.(31) (32)
Nếu khái niệm phổ quát này trở nên khái quát trong cuộc sống của con người thì những trẻ em không có cha mẹ sẽ có một thế giới tốt hơn mà không phải là những nạn nhân của xã hội.
Có một cuộc thảo luận lớn về việc xuất gia cho trẻ em trong đó nhấn mạnh việc đó như là lạm dụng trẻ em. Nhưng cần phải nói rằng theo chỉ dẫn của đức Phật, các Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni không được phép xuất gia cho trẻ em làm sa di mới mà không có sự cho phép của cha mẹ.
-
Mills, 2015
- “Mātā yathā niyaṃ puttamāyusā ekaputtamanurakkhe; evampi sabbabhūtesu, māna- saṃ bhāvaye aparimāṇaṃ” Snp.: 25
Đầu tiên, tuổi được đức Phật chấp nhận được phép xuất gia là mười lăm tuổi và trẻ em dưới mười lăm tuổi không được phép xuất gia. Sau khi ban hành luật Vinaya này, cha mẹ của một trong những gia đình thân thiết đã ủng hộ Đại đức Ananda qua đời vì bệnh sốt rét và để lại hai đứa con trai dưới mười lăm tuổi. Khi Ven. Ananda đã đưa ra vấn đề này với đức Phật bằng cách xem xét sự bảo vệ và tương lai của hai đứa bé, Ngài đã sửa đổi quy tắc Vinaya được ban hành trước đây về việc xuất gia như sau,
“Này các khất sĩ, Ta cho phép các ông làm lễ xuất gia cho những đứa bé nhỏ hơn mười lăm tuổi”.
Nền tảng của luật Vinaya trên là sự xem xét của đức Phật về khả năng thể chất cũng như khả năng về nhận thức của một đứa trẻ nhằm bảo vệ đứa trẻ khỏi những xâm hại từ bên ngoài.
Mặc dù một đứa trẻ được xuất gia làm sa di, chúng vẫn có các quyền được bảo vệ trong xã hội của một đứa trẻ thông thường.
Để xác nhận điều này theo quan điểm của đạo Phật, Bổn phận đối với học trò của Luật Đại phẩm phân tích trách nhiệm của người thầy đối với học trò của anh ta. Vì sự phát triển của người học trò, người thầy phải giúp đỡ học trò, … Nếu học trò bị bệnh, người thầy phải bảo vệ học trò và chờ đến khi anh ta khỏe lại.
Người thầy mang theo trách nhiệm của mình xuyên suốt cuộc đời và bảo vệ nhẹ nhàng cho những sa di và sa di ni như là cha mẹ bảo vệ đứa con nhỏ của mình.
Thêm vào đó, Tiểu bộ kinh cũng phân tích góc nhìn về một người sống trong chánh pháp được chánh pháp bảo vệ và chánh pháp không bao giờ dẫn người đó đi sai đường.
Do đó, sẽ không có một kết quả tiêu cực nào trong việc cho phép trẻ em xuất gia làm sa di hay sa di ni bởi vì chúng sẽ trở thành những thành viên của Tăng đoàn Phật, được bảo vệ và hướng dẫn chấm dứt khổ đau của cuộc sống.
Nhưng có một điều đáng chú ý là những lo lắng về bảo vệ trẻ em được nhắc ở trên phát khởi từ những hành vi của một số người không đồng ý với giáo lý minh triết của đạo Phật, nhưng vẫn giả vờ là tín đồ của đức Phật. Vì thế, vấn đề ở đây không phải là những lời dạy của đức Phật mà là những vấn đề về thái độ và hành vi cần sự quan tâm kỹ lưỡng và những hành động cần thiết.
KẾT LUẬN
Mặc dù cuộc thảo luận vẫn tiếp tục nhấn mạnh quan điểm của đạo Phật về bảo vệ trẻ em được tham khảo từ đạo Phật nguyên thủy, đạo Phật không đồng ý với bất kỳ loại bạo lực nào đối với sinh vật sống. Trẻ em được bảo vệ dưới sự dạy dỗ của đạo Phật kể từ khi chúng được thụ thai và chúng được phép có tự do trong cuộc sống như một cư sĩ hoặc như một vị Tăng hoặc Ni trong Tăng đoàn Phật. Hơn nữa, những giáo lý này dẫn dắt chúng phát triển đạo đức và trở thành thế hệ tương lai của loài người cũng như hình mẫu cho con cái sau này.
Có một sự khác biệt lớn giữa triết lý đạo Phật do đức Phật trao tặng và cách mọi người đang làm theo nó. Do đó, người ta không thể chỉ trích giáo lý đạo Phật thông qua việc giải thích sai các giáo lý và quan sát hành vi của những người được gọi là Phật tử đang gây hiểu lầm cho xã hội thông qua việc cho thấy rằng họ tuân theo lời dạy của đức Phật.
Vì thế, vấn đề không phải nằm ở lời dạy của đức Phật, mà là ở những người đang làm theo nó một cách sai lệch. Cuối cùng, điều quan trọng nhất được nhấn mạnh trong suốt bài viết này có thể được ứng dụng không chỉ cho trẻ em Phật tử mà là cho tất cả trẻ em trên thế giới. Xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn như mong đợi khi mọi người đối xử với trẻ em như con mình và trẻ em cần sự chăm sóc và quan tâm để được phát triển đầy đủ.
Primary Sources
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dīgha Nikāya I (1995) London: PTS. Dīgha Nikāya II (1995) London: PTS. Dīgha Nikāya III (2005) London: PTS. Majjhima Nikāya I (2002) London: PTS. Saṃyutta Nikāya I (1998) London: PTS. Saṃyutta Nikāya III (2000) London: PTS. Saṃyutta Nikāya VII (1994) London: PTS. Aṅguttara Nikāya III (1995) London: PTS. Suttanipāta (2000) London: PTS.
Kawasaki, K. &. (2009). Jataka Tales of the Buddha. Kandy: BPS.
Nettippakaraṇa (1902) London: PTS.
Vinayapiṭaka II (1995) London: PTS. Vinayapiṭaka IV (2001) London: PTS. Secondary Sources
Falk,M.L.,(2013).BuddhismasaVehiclefrGirls’SafetyandEducationinThailand.In:V.R.Sasson,ed.LittleBuddhas:ChilrenandChildhoodsinBud- dhistTextsandTraditions.NewYork:OxfordUniversityPress,p.267.
Horner, I., (1989). Woman under Primitive Buddhism - Lay Woman and Alms Woman. Delhi: Motilal Banarsidass Publishers Private Limited.
King,L.A.,(2008).TheScienceofPhychology.NewYork:McGraw-Hill. Piaget, J., (1952). The Origins of Intelligence in Children. New
York: International Universities Press, INC..
Sasson, V. R. .., (2013). Little Buddhas: Children and Childhoods in Buddhist Texts and Traditions. New York: Oxford University Press.
Bodhi, B., (2012). https://suttacentral.net. [Online] Available at: https://suttacentral.net/an5.7/en/bodhi [Accessed 31 01 2019].
Cambridge,U.o.,(2019).CambridgeDictionary.[Online]
Availableat:https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english/Child [Accessed 24 01 2019].
Harper, D., (2001). Online Etimology Dictionary. [Online] Available at: https://www.etymonline.com/word/Child [Accessed 24 01 2019].
Horner, I. a. B. b., (1951). https://suttacentral.net. [Online] Available at: https://suttacentral.net/pli-tv-kd1/en/horner-brahmali [Accessed 02 02 2019].
Information, D. o. G., (2016). http://www.news.lk. [Online] Available at: http://www.news.lk/news/sri-lanka/item/13281-ex- perts-debate-on-the-issue-of-legalizing-abortion-
[Accessed 31 01 2019].
Lumen, (n.d). https://courses.lumenlearning.com/. [Online] Available at: https://courses.lumenlearning.com/lifespandevelop- ment2/chapter/periods-of-development/
[Accessed 31 01 2019].
Mcleod, S., (2018). https://www.simplypsychology.org. [Online] Available at: https://www.simplypsychology.org/piaget.html [Accessed 26 01 2019].
Mills, L. K., (2015). https://suttacentral.net. [Online] Available at: https://suttacentral.net/snp1.8/en/mills [Accessed 02 02 2019].
Ohnuma, R., |
(2016). |
https://www.bud- |
dhismuskunde.uni-hamburg.de. |
|
[Online] |
Available at: https://www.buddhismuskunde.uni-hamburg.de/
pdf/6-woman-in-buddhism/2016-e-learning/lecture02.pdf [Accessed 30 01 2019].
Oxford, U. o., (2019). oxforddictionaries.com. [Online] Available at: https://en.oxforddictionaries.com/definition/Child [Accessed 24 01 2019].