PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN HÒA HỢP GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI ĐANG THAY ĐỔI
Giáo sư Kyoung-Hee Lee*
- NỀN TẢNG
Không thể phủ nhận rằng “gia đình” là một tổ chức xã hội quan trọng. Chức năng của gia đình là duy trì xã hội thông qua việc sinh sản và xã hội hóa. Cấu trúc gia đình đã thay đổi trong vài thập kỷ qua. Dù cấu trúc đã thay đổi như thế nào, gia đình vẫn luôn được kỳ vọng mang đến sự ổn định ở các mặt sinh lý, cảm xúc, trí tuệ và xã hội mà không gì khác có thể thực hiện được.OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về những thay đổi trong sự hình thành gia đình, cơ cấu hộ gia đình, cân bằng cuộc sống- công việc và hạnh phúc của trẻ em. Ngày nay, nhiều gia đình đang phải đối mặt với các vấn đề như ly thân, ly dị, tài chính, tình dục, nghiện rượu hoặc ma tuý, xâm hại giữa cha mẹ và con cái và xung đột gia đình. Những vấn đề này sẽ gây ra khổ đau và có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, rối loạn nhận thức và hành vi và các bệnh tâm thần. Do đó, một số gia đình có nguy cơ tan rã. Khi gia đình yếu đi, xã hội bắt đầu tan rã. Cuộc khủng hoảng gia đình và nhiệm vụ hội nhập xã hội đang là những thách thức cần phải vượt qua.Với tư cách là một trong những tác nhân quan trọng nhất của xã hội hóa và kiểm soát xã hội, tôn giáo đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và định hướng đời sống xã hội. Phật
giáo vạch trần thực tế cuộc sống của con người và cũng nhấn mạnh hạnh phúc thế tục cho người tại gia. Theo đó, mối quan tâm chính trong bài viết này nằm ở cách Phật giáo hỗ trợ để gia đình hòa hợp, thúc đẩy xã hội theo hướng thân thiện và cuối cùng duy trì xã hội trong thế giới đang thay đổi.
- MỤC TIÊU & PHƯƠNG PHÁP
Mục tiêu chính của bài viết này là xem xét cách tiếp cận của Phật giáo đối với hòa hợp gia đình để xã hội bền vững trong sự thay đổi. Nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu văn bản. Những dữ liệu thu thập được quan sát trên các cơ sở lịch sử, so sánh và phê bình.
- THẢO LUẬN
-
- Gia đình nghĩa là gì?
-
-
- Từ nguyên học
Gia đình, về mặt từ nguyên, có nghĩa là người hầu của một gia đình, từ tiếng Latin ‘familia’(1)- danh từ trừu tượng được hình thành từ từ‘famulus’(người hầu, nô lệ).Từ Latin hiếm khi xuất hiện theo nghĩa từ sinh ra giống hoàn toàn với từ gốc vì thế mà từ ‘domus’ đã được sử dụng. Các từ phát sinh của ‘famulus’ bao gồm ‘famula’ (người hầu nữ, người giúp việc nữ), ‘famulanter’ (theo cách của một người hầu), ‘famulitas’ (nô lệ), ‘familiaris’ (của một gia đình, tư nhân), ‘familiaricus’ ( của nô lệ gia đình) và ‘familiaritas’ (tình bạn thân thiết)(2).
-
-
- Định nghĩa
Trong định nghĩa cơ bản nhất, gia đình được định nghĩa là một nhóm người có liên kết hợp pháp (hoặc chung một dòng máu).Các gia đình bị ràng buộc về mặt pháp lý thông qua sinh sản, kết hôn, nhận con nuôi và giám hộ bao gồm các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của những khế ước hợp pháp đó. George Murdock và Talcott Parsons là những nhà lý luận chính thường được đề cập trong các cuộc thảo luận liên quan đến gia đình. George Murdock (1965) định nghĩa gia đình là một nhóm xã hội có đặc điểm là có chung nơi cư trú, cùng hợp tác kinh tế và sinh sản. Murdock lập luận rằng gia đình hạt nhân là một tổ chức xã hội phổ quát vì nó đáp ứng bốn chức năng cơ bản: sinh lý, sinh sản, kinh tế và giáo dục. Tuy nhiên, mô tả của ông mang lại rập khuôn về gia đình. Mặc dù gia đình hạt nhân vẫn được sử dụng làm cấu trúc cơ bản trong xã hội hiện đại, định nghĩa Murdock đã lỗi thời để bao hàm hết các dạng gia đình mới xuất hiện khác. Talcott Parsons (1951) đã phát triển quan điểm chức năng về gia đình bằng cách tập trung nhiều vào các gia đình hạt nhân, dị tính để loại trừ các hình thức gia đình khác. Ông nhận thấy rằng gia đình hạt nhân, chỉ bao gồm cha mẹ và những đứa con của họ, chiếm ưu thế trong xã hội công nghiệp.
-
- Gia đình trong giai đoạn chuyển đổi
“Gia đình” một từ đơn nhưng nó có nhiều nghĩa khác nhau. Hơn nữa, nó thường được sử dụng một cách ẩn dụ để tạo ra các phạm trù tổng quát hơn như cộng đồng, quốc gia, làng toàn cầu và chủ nghĩa nhân văn. Gần đây, số lượng thành viên gia đình đã giảm và các hình thức gia đình đã thay đổi. “Gia đình” là vấn đề quan trọng ngày nay và xã hội mới bắt đầu chấp nhận các dạng gia đình khác nhau- gia đình hạt nhân, gia đình đơn thân, gia đình nhiều thế hệ, gia đình nhận nuôi, gia đình không bao giờ kết hôn, gia đình hỗn hợp, ông bà là cha mẹ, cha mẹ đồng giới, v.v.(3)
Levine và Levine đã xác định Mười bốn Xu hướng xảy ra trong cấu trúc gia đình, quan hệ gia đình và các hiện tượng liên quan (Levine & Levine, 1996: 102-108).(4)Những xu
hướng đó có liên quan đến sự phát triển của trẻ em và cách cư xử của chúng trong hệ thống giáo dục và những tổ chức xã hội hiện đại khác. Ellwood và Jencks đã hướng đến các Xu hướng cơ bản và Tám giả thuyết về những thay đổi nhanh chóng trong cấu trúc gia đình (Ellwood & Jencks, 2001:6). (5)Mặc dù hình thức các gia đình có thể thay đổi, nhưng các giá trị khiến chúng hoạt động không biến mất. Nói cách khác, hệ thống gia đình truyền thống có thể biến mất, nhưng điều đó không có nghĩa là nó vô giá trị.
-
- Gia đình đang gặp nguy cơ
Trong hầu hết các xã hội, gia đình là tổ chức chính cho việc xã hội hóa trẻ em. Gần đây, những hệ thống gia đình đang phải đối mặt với những thách thức nảy sinh lớn hơn từ số lượng hôn nhân giảm, ly dị nhiều hơn, tỷ lệ sinh thấp hơn, dân số già tăng cao, bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và tỷ lệ tự tử cao hơn. Nhìn chung, “những gia đình đang gặp nguy cơ”, muốn nói đến các gia đình có thể gặp khó khăn trong việc giữ an toàn cho con cái họ. Các yếu tố rủi ro chủ yếu là do thất nghiệp, nghèo đói, nghiện ngập, bạo lực và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Những điều này đặc biệt liên quan đến việc xâm hại hoặc bỏ bê trẻ em.
làm, (3) quy mô gia đình nhỏ hơn, (4) bỏ bê và xâm hại con cái, (5) gia tăng tỷ lệ hộ gia đình không con cái, (6) con cái ở những gia đình kết hôn nhiều lần, (7) gia đình có thế hệ lỡ nhịp,
(8) gia đình không có cha, (9) gia tăngviệc sống thử, (10) gia tăng sự xuất hiện các nền văn hóa đồng đẳng trong giới trẻ, (11) ảnh hưởng ngày càng tăng của truyền hình và các phương tiện truyền thông khác, (12) mất sự chăm sóc từ ông bà, (13) gia tăng những gia đình đơn thân do cha làm chủ và (14) gia tăng tội phạm bạo lực ở giới trẻ.
- Gia đình đã thay đổi theo vô số cách. Hôn nhân đang bị hoãn lại và đôi khi bị tránh né hoàn toàn. Sống thử tăng lên, ly hôn cũng tăng. Tình trạng cha mẹ đơn thân đã phát triển. Chính xu hướng cuối cùng làm động cơ thúc đẩy chính bài viết này. Nếu người lớn thay đổi kiểu cam kết của họ, có lẽ đó không phải là một mối quan tâm lớn của công chúng vì sự thực là trẻ em thường không được quan tâm.Nhưng có bằng chứng mạnh mẽ rằng trẻ em trong gia đình đơn thân có cuộc sống tồitệ hơn so với những đứa trẻ ở gia đình có đầy đủ cha mẹ. Thu nhập của chúng thấp hơn mức tối thiểu và chúng thường làm việc kém hơn trong nhiều lĩnh vực từ học tập đến hoạt động tội phạm.
-
-
- Cha mẹ đơn thân trên toàn thế giới
Cha mẹ đơn thân rất phổ biến ở thế kỷ 17 và 18 và nguyên nhân phổ biến nhất là cái chết của người cha hoặc mẹ. Khoảng 1/3 đến 1/2 số trẻ em trong thời đại này đã trải qua cái chết của người cha hoặc mẹ trong thời thơ ấu. Kể từ đó, những tiến bộ và cải thiện y tế trong vệ sinh và chăm sóc bà mẹ đã làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong của những người trong độ tuổi sinh sản. Ngày nay, những lý do hàng đầu cho sự gia tăng số lượng cha mẹ đơn thân là do ly hôn, mang thai ngoài ý muốn và lựa chọn làm cha mẹ đơn thân. Theo cơ sở dữ liệu của OECD (2014), số gia đình đơn thân đang gia tăng trên toàn thế giới: 17% trẻ em trong độ tuổi từ 0 đến 14 sống trong các gia đình đơn thân, phụ nữ làm chủ khoảng 88% các gia đình này và phần lớn cha mẹ đơn thân đang đi làm. Sự gia tăng lớn nhất trong các gia đình đơn thân là ở các nước công nghiệp phát triển nhất như Mỹ, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Pháp, v.v. Theo Tổng điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2016, cha mẹ đơn thân đã tăng gấp ba lần trong tỷ lệ gia đình Mỹ kể từ năm 1960: 27% trẻ em dưới 18 tuổi sống trong các gia đình đơn thân ở Mỹ (hơn 23% trẻ em Mỹ đang được nuôi dưỡng mà không có cha và 4% trẻ em được nuôi dưỡng mà không có mẹ).Trong số các hộ gia đình này, 80% là bà mẹ đơn thân. 1/3 có bằng đại học và 1/6 chưa tốt nghiệp trung học. Khoảng 60% bà mẹ đơn thân ở Mỹ sống trong nghèo khó. Chỉ 29% bà mẹ đơn thân từng nhận được trợ cấp nuôi con hàng tháng.(6)
-
-
- Sự gia tăng lớn về số lượng bà mẹ đi làm
Sự gia tăng liên tục về số lượng các bà mẹ đi làm là một “đặc điểm chính” của thị trường lao động trên thế giới. Những bà mẹ đi làm đã nỗ lực để tạo ra một vị trí cho chính họ trong thế giới lao động, đồng thời cân bằng vai trò làm mẹ. Theo tổng quan số liệu thống kê về các bà mẹ đang đi làm ở Hoa Kỳ, lực lượng lao động với các bà mẹ đi làm có con ở mọi nhóm lứa tuổi có tỷ lệ cao hơn so
-
Spaced-Out Scientist (2017),“Cha mẹ đơn thân trên toàn thế giới: Số liệu thống kê và xu hướng”. Truy cập tại: https://spacesoutsellectist.com [Truy cập: 22 tháng 11 năm 2018]
với bốn thập kỷ trước (Statista, 2018). Những phát hiện khác cho thấy đã có sự gia tăng lớn về số lượng bà mẹ đi làm trong hai thập kỷ qua ở Anh. Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) cho biết 4,9 triệu phụ nữ vừa đi làm vừa nuôi con trong năm 2017 tăng 1,2 triệu kể từ năm 1996. Có một bước nhảy vọt đặc biệt lớn trong tỷ lệ việc làm ở những bà mẹ có con từ ba hoặc bốn tuổi, từ 56% đến 65%. Đây là kết quả khi chính phủ mở rộng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em miễn phí từ 15 đến 30 giờ một tuần ở Anh. Chính sách này được thiết kế để giúp thúc đẩy việc làm cho các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ, muốn quay trở lại làm việc hoặc tăng giờ làm việc của họ (ONS, 2017).
3.3.3 Thất bại trong việc chia sẻ trách nhiệm nuôi con: Tình trạng không có cha và rủi ro
Trong một thời gian dài, những người cha chủ yếu hướng dẫn con cái trong các quyết định hôn nhân và trực tiếp giám sát việc đưa con cái, đặc biệt là con trai vào thế giới bên ngoài gia đình. Quan trọng nhất, người cha nhận trách nhiệm chính cho nhiệm vụ thiết yếu nhất của bậc cha mẹ, đó là giáo dục tôn giáo và đạo đức cho con cái. Kết quả là, sự khen ngợi hay đổ lỗi của xã hội đối với thành quả của đứa trẻ không dành cho (như ngày nay) người mẹ mà là người cha (Wilson & Neckerman, 1986: 239). Hiện nay, số lượng trẻ em đang được nuôi dưỡng mà không có cha ngày càng tăng.
Gia đình không có cha bắt nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp. Công nghiệp hóa và nền kinh tế hiện đại dẫn đến sự tách biệt vật lý giữa nhà và nơi làm việc. “Sự phân chia lao động tiến bộ, kết hợp với sản xuất hàng loạt và quản trị phức tạp, sự tách biệt nhà ra khỏi nơi làm việc và chuyển từ nhà sản xuất độc lập sang nhân viên được trả lương những người sử dụng hàng tiêu dùng” của thế kỷ XIX đã dẫn đến “một sự mất dần về uy quyền của người cha và sự suy giảm quyền lực người cha trong gia đình” (Blankenhorn, 1996: 13). Vào giữa những năm 1960, các rào cản xã hội đối với ly hôn bắt đầu sụp đổ và tỷ lệ ly hôn bắt đầu tăng lên nhanh theo hình xoắn ốc. Tỷ lệ ly hôn đã tăng gấp đôi kể từ những năm 1960 ở Bỉ, Pháp
và Thụy Sĩ, tăng gấp ba ở Canada, Anh và Hà Lan (Furstenberg & Cherlin, 1994).
“Tình trạng không có cha” là xu hướng nhân khẩu học có hại nhất của thế hệ này. Bất chấp quy mô và hậu quả xã hội của nó, tình trạng không có cha là một vấn đề thường xuyên bị phớt lờ. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến giảm sút hạnh phúc ở trẻ em trong xã hội. Và nó cũng là động cơ thúc đẩy các vấn đề xã hội cấp thiết nhất, từ tội phạm đến mang thai ở tuổi vị thành niên, đến xâm hại tình dục trẻ em, đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ (Blankenhorn, 1996: 1). Tình trạng không có cha cho thấy sự thất bại trong việc chia sẻ trách nhiệm nuôi con hoặc gia đình không ổn định để nuôi dạy con cái. Lớn lên mà không có cha hàm ý rằng trẻ em bị đặt vào những nguy cơ nghiêm trọng.
Trên tất cả, có những nguy cơ bạo lực tình dục và hành vi tình dục sớm đang gia tăng. Là vấn đề phổ biến, “Xâm hại tình dục trẻ em” (CSA) có nhiều tác động bất lợi đối với sức khỏe tâm lý, thể chất, hành vi và giữa các cá nhân với nhau của nạn nhân (Singh, Parsekar, & Nair, 2014). Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa “Xâm hại tình dục trẻ em” là “sự tham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ý thức đầy đủ và không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội” (WHO, 2003). Nguy cơ leo thang của xâm hại tình dục trẻ em trong xã hội chủ yếu bắt nguồn từ sự thiếu vắng ngày càng tăng của những người cha ruột và sự hiện diện ngày càng tăng của cha dượng, bạn trai và những người đàn ông không quan hệ máu mủ hoặc quan hệ nhất thời khác (Blankenhorn, 1996). Thanh thiếu niên thường có nhiều cơ hội hơn tham gia vào các hành vi vô đạo đức vì ít có sự giám sát của cha mẹ trong một gia đình đơn thân.
Ở Hoa Kỳ, năm 1995, 50% trẻ em ở các gia đình có người mẹ đơn thân sống trong nghèo khó so với mức 10% trong gia đình có đầy đủ cha mẹ (Diễn đàn liên ngành về thống kê trẻ em và gia đình, 1998). Trẻ em sống trong nghèo khó dễ gặp rủi ro về môi trường, giáo dục, sức khỏe và an toàn. So với các bạn đồng trang lứa, trẻ em sống trong nghèo khó (đặc biệt là trẻ nhỏ) có nhiều khả năng gặp khó khăn về nhận thức, hành vi và cảm xúc xã hội hơn. Chúng bị giới hạn khả năng học và bị thất nghiệp nhiều hơn (Diễn đàn liên ngành về thống kê trẻ em và gia đình, 2018: 6). Trên 1/3 thanh niên nam nữ trong độ tuổi từ 19 đến 29 có ít hoặc không có lý tưởng, sau mười năm khi cha mẹ họ ly hôn. Họ sống mà không đặt ra mục tiêu nào và với một cảm giác bất lực. Quan sát ở nhiều trẻ em có cha mẹ ly hôn, chúng có lòng tự trọng thấp, trầm cảm, hành vi phạm pháp và nóng giận thường xuyên (Wallerstein & Blakeslee, 1996). Nhiều nghiên cứu cho thấy các cậu bé được nuôi dưỡng mà không có sự hiện diện mạnh mẽ của người cha trong cuộc đời bộc lộ sự thiếu tự tin về giới tính, lòng tự trọng thấp và về sau này, gặp rắc rối trong việc xây dựng các mối quan hệ tình cảm. Các vấn đề nảy sinh từ việc sống thiếu vắng hình mẫu của người cha, thường không xuất hiện cho đến tuổi thiếu niên hoặc trễ hơn và bao gồm khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ nam/nữ thành công ở tuổi trưởng thành (Kennedy, 1994: 39).
- NHỮNG KẾT QUẢ
-
- Hạnh phúc bắt đầu từ đâu?
Theo xã hội học, Tình trạng kinh tế xã hội- SES- bao gồm uy tín xã hội, nghề nghiệp và trình độ học vấn được coi là một chỉ số thành công trong xã hội tư bản. Mọi người muốn thành công. Thật khó để phủ nhận rằng hầu hết mọi người đã đổ xô kiếm nhiều tiền hơn và tận hưởng sự dư dả vật chất hơn, do mong muốn không giới hạn của họ. Đôi khi con người không hài lòng với sự giàu có và thành công của mình, nhưng đúng hơn chính suy nghĩ tích cực mang lại cho họ sự bình yên, hài lòng và hạnh phúc trong tâm hồn con người. Đó là lý do tại sao đức Phật dạy loài người “không nên bị tài sản chi phối mà hãy sống một cuộc đời tự do”. “Mưu cầu hạnh phúc” là chủ đề cốt lõi của Phật giáo.Đức Phật nhấn mạnh đến hạnh phúc ngay trong hiện tại hoặc hạnh phúc ở thế gian mà có thể bắt đầu từ gia đình. Hạnh phúc là sự vui vẻ và học cách yêu thương bản thân thông qua những niềm vui nhỏ từ cuộc sống hàng ngày. Trước hết, hạnh phúc đến từ những mối quan hệ tốt đẹp với gia đình.
-
- Những điều kiện của hạnh phúc thế gian
Đức Phật đã nói đến bốn điều hạnh phúc mà người tại gia, người thích hưởng thụ những thú vui nhục dục có thể đạt được tuỳ từng thời điểm: hạnh phúc sở hữu, hạnh phúc hưởng thụ, hạnh phúc không nợ nần và hạnh phúc không lỗi lầm.(7) Trong kinh Lời khuyên dạy Dīghajāṇu, đức Phật đã giải thích bốn điều kiện để có được thịnh vượng và hạnh phúc trong cuộc sống này(8): đầy đủ sự tháo vát (uhāna-sampadā), đầy đủ sự phòng hộ (ārakkha- sampadā), làm bạn với thiện lành (kalyāṇamittatā) và sống cân bằng điều hoà (samajīvitā). Kinh Hạnh Phúc Lớn-Mahāmaṅgala- sutta nói đến những điều kiện để có được hạnh phúc thế gian một cách chi tiết hơn như là hạnh phúc cao nhất trong cuộc đời: ‘siêng học hỏi’(bāhu-sacca), ‘có tay nghề ’ (sippa), ‘có đạo đức’(sīla), ‘hành trì đúng đắn’(susikkhita), ‘biết bố thí’(dāna), ‘biết làm điều lành’(kata-puññatā), vân vân. Đức Phật nhấn mạnh việc đào tạo và kỹ năng để được hạnh phúc trong cuộc sống thế gian cho người tại gia.(9) Những điều này có thể thúc đẩy người ta học tập chăm chỉ hơn ở trường để có thể có một việc làm tốt hơn. Có một nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để sống trong xã hội hiện đại. Để có một sự nghiệp thành công, điều kiện tiên quyết là tốt nghiệp đại học.
-
- Ai là người giữ vai trò chỉ đạo ở các gia đình hòa hợp?
-
-
- Chồng và vợ: Đôi bạn đồng hành tốt nhất
Đàn ông và phụ nữ kết hôn hợp pháp được pháp luật trao cho các quyền và nghĩa vụ cụ thể do mối quan hệ đó. Người chủ gia đình nên sử dụng những tài sản hợp pháp để có được hạnh phúc và sức khỏe cho cha mẹ, vợ con, người giúp việc và người làm thuê cho mình, bạn bè và người thân.(10) Theo Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (kinh Thiện Sinh), có năm cách mà một người chồng nên chăm nom cho vợ mình là tôn trọng vợ, không hà khắc đối với vợ, không phản bội vợ, trao quyền cho vợ, mua sắm trang sức cho vợ. Và cũng có năm cách mà một người vợ, được người chồng của mình chăm nom như phương Tây, sẽ đáp lại: thi hành tốt đẹp bổn phận của mình, tử tế, chung thủy với chồng, khéo gìn giữ tài sản của chồng, khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc.(11)
Hôn nhân hạnh phúc tốt cho các cặp vợ chồng về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nó cũng tốt cho trẻ em lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, bảo vệ chúng khỏi các vấn đề về tinh thần, thể chất, giáo dục và xã hội. Nhưng, gánh nặng của việc cố gắng duy trì mối quan hệ, chăm sóc con cái và tiếp tục đi làm, thường là quá nhiều để các cặp vợ chồng xử lý, dẫn đến tranh cãi và ly hôn. Các mối quan hệ tồi tệ- nghĩa là sắp ly hôn, họ có lẽ thấy mình rơi vào vòng xoáy tiêu cực. Những năm gần đây, tỷ lệ kết hôn suy yếu và tỷ lệ ly hôn tăng lên. Một số kinh sẽ là tài liệu tốt cho việc ‘Giáo dục hôn nhân’ (ME) cũng như tư vấn gia đình. Kinh Uggaha- Người gia chủ- nói đến 5 phẩm chất của người vợ với tư cách cô dâu tương lai.(12) Kinh Sujātā chỉ ra bảy loại vợ khác nhau như kẻ sát nhân, kẻ trộm, bạo chúa, mẹ, chị gái, bạn bè và người hầu.(13) Người chồng cũng có bảy loại tương tự. Có điều gì đó bí hiểm ở trái tim phụ nữ. Do đó, người chồng nên hoà vào cảm giác của vợ mình khi có những trạng thái khác thường ở phụ nữ. Kinh Āveṇika giải thích những khổ đau đặc biệt mà chỉ người phụ nữ phải trải qua còn đàn ông thì không.(14)
Kết hôn đúng người là điều quan trọng đối với cả vợ và chồng.
Kinh Samajivī-sutta chỉ ra những tiêu chuẩn cho cặp vợ chồng lý
tưởng. Khi đức Phật đến thăm nhà của Nakulapitā, cả Nakulapitā và vợ của anh đều thừa nhận rằng họ chung thủy với nhau và mong muốn trở thành vợ chồng không chỉ trong kiếp này mà còn cả những kiếp sau nữa. Và sau đó đức Phật nói rằng điều đó khả thi nếu họ cùng có chung bốn đức tính sau: đức tin (saddhā), giới hạnh (sīla), hào phóng (bố thí cúng dường) (cāga) và trí tuệ (paññā).(15) Như đã đề cập ở trên, đức Phật đã thuyết giảng bổn phận và vai trò phụ nữ trong nhiều kinh điển. Ở đây, một điều cần lưu ý rằng đàn ông cũng có bổn phận và vai trò tương ứng. Những người ủng hộ quyền phụ nữ thời hiện đại đã thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng điều đó đã được dạy qua Giáo pháp từ 2.600 năm trước.
-
-
- Cha mẹ và con cái
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hình thành nền tảng cho tất cả các mối quan hệ của con người về sau. Kinh Giáo thọ Thi-Ca- La-Việt (kinh Thiện Sinh) mô tả những nghĩa vụ của cha mẹ và con cái theo năm cách. Cha mẹ nên chăm nom con cái mình theo năm cách như ngăn con làm điều xấu, khuyến khích con làm điều tốt , tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con, tìm nơi chốn xứng đáng dựng vợ gả chồng và trao gia tài cho con vào thời điểm thích hợp. Cũng vậy, con cái nên chăm sóc cha mẹ theo năm cách như phụng dưỡng cha mẹ, làm tròn bổn phận với tư cách con cái, giữ truyền thống gia đình, xứng đáng kế thừa di sản và cúng dường cho những người quá cố sau khi cha mẹ qua đời.(16)
Cha mẹ, những người thầy đầu tiên
Trong Kinh điển Phật giáo sơ khai, cha mẹ được so sánh với Phạm Thiên (Brahmā), chư Thiên (Devas) và những vị Thầy đầu tiên. Kinh Brahma (Phạm Thiên) và kinh Sabrahmakāni trong kinh Tăng Chi Bộ và kinh Bản Sự trong kinh Tiểu Bộ nói đến bổn phận con cái báo hiếu cha mẹ. Theo những kinh này, những gia đình mà con cái kính trọng cha mẹ mình giống như sống với Phạm Thiên
(Brahmā), chư Thiên (Devas) và những vị Thầy đầu tiên.(17) Cha mẹ xứng đáng được con cái mình báo hiếu vì sự tận tâm thiết tha của họ đối với con cái với tình thương (mettā) và lòng từ (karuṇā) vô lượng. Con cái nên tôn kính cha mẹ, bày tỏ cho họ thấy sự tôn trọng, phụng dưỡng cha mẹ với thức ăn nước uống, quần áo và giường nằm, mát- xa và tắm, rửa chân cho cha mẹ. Vì những hành động chăm sóc cha mẹ này, con cái xứng đáng được tán dương trong đời hiện tại và có được niềm vui sướng trên thiên đàng sau khi chết.(18) Giống như người vợ là người bạn đồng hành tốt nhất của chồng, con cái thực sự là chỗ dựa của cha mẹ.(19)
Con cái: Chỗ dựa của cha mẹ
Nhìn chung, cha mẹ thường mong có con trong gia đình. Kinh Putta thuộc Tăng Chi Bộ đưa ra lời giải thích lý do bởi năm hy vọng sau: Đứa con mà chúng ta nuôi dưỡng, về sau, khi chúng ta già yếu, con sẽ phụng dưỡng lại chúng ta; Con sẽ giúp lo công việc của chúng ta; Con sẽ nối dòng dõi của tổ tiên; Con sẽ kế thừa của cải sự nghiệp của chúng ta khi chúng ta qua đời; Con sẽ làm phước thiện hồi hướng đến chúng ta.(20)Vì sự tận tâm thiết tha của cha mẹ đối với con cái, mẹ và cha xứng đáng được con cái mình báo hiếu. “Lòng hiếu thảo (tiếng Trung: , xiào) là một truyền thống và đức hạnh của xã hội phương Đông. Có sự nhấn mạnh đặc biệt về việc tôn trọng người già ở Đông Á, gắn liền với học thuyết của Khổng Tử về lòng hiếu thảo, có nghĩa là sự vâng lời, tôn kính và phụng dưỡng cha mẹ già. Đó là một trong những yếu tố chính của triết học Nho giáo. Khổng Tử đã dạy rằng lòng hiếu thảo là “một đức tính thể hiện sự tôn kính đối với cha mẹ và tổ tiên.” Theo kinh Pháp Cú, việc chăm sóc mẹ (matteyyatā) và chăm sóc cha (petteyyatā) là hạnh phúc (sukhā) trong thế giới này.(21) Những thuật ngữ này nói đến phẩm chất tốt đẹp (sammā-paṭipatti) đối với cha mẹ. Trong thực tế, lòng hiếu thảo là nền tảng của nhân phẩm và là nguồn gốc của các đức tính cao đẹp qua thời gian và không gian.
KẾT LUẬN
Hệ thống gia đình về căn bản đã thay đổi trong vài thập kỷ qua. Ngày nay những gia đình hiện đại đang phải đối mặt với những thách thức lớn hơn. Các khảo sát gần đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về các gia đình đang trong quá trình biến đổi. Tỷ lệ sinh sản liên tục ở mức thấp trong nhiều nước OECD dẫn đến các gia đình nhỏ hơn. Khi tỷ lệ kết hôn giảm và tỷ lệ ly hôn tăng lên, ngày càng có nhiều trẻ em lớn lên trong gia đình đơn thân hoặc gia đình hoàn nguyên. Những gia đình đơn thân là mối quan tâm đặc biệt do tỷ lệ nghèo khó ở mức cao trong các hộ gia đình như vậy. Những thành tựu quan trọng đạt được trong giáo dục cho nữ giới và đầu tư vào các chính sách thân thiện với gia đình hơn đã góp phần làm tăng việc làm của phụ nữ và bà mẹ, nhưng sự gia tăng trong việctham gia thị trường lao động của các bà mẹ chỉ có hiệu quả hạn chế đến tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em. Các chỉ số về hạnh phúc của trẻ em cho thấy thu nhập trung bình của hộ gia đình tăng nhưng tỷ lệ nghèo đói ở trẻ em cũng tăng. Gia đình là một đơn vị xã hội căn bản. Chúng tôi tin rằng “hạnh phúc khởi đầu từ gia đình.” Gia đình hạnh phúc tạo nên một xã hội lành mạnh, cần thiết cho xã hội để cải thiện những khổ đau của con người và xã hội bền vững.
Phật giáo hướng đến chấm dứt khổ đau và tìm hạnh phúc. Đức Phật đã chỉ ra Tám con đường Thánh (Bát chánh đạo)(aṭṭhaṅgika- magga) như là con đường trung đạo (majjhimā-paṭipadā) quân bình giữa hai thái cực: đắm chìm trong nhục dục (kāma-sukhallikānuyoga) và khổ hạnh ép xác (atta-kilamatha). Phật giáo có thể được xem là một liệu pháp tích hợp cho các gia đình bằng các liệu pháp xuyên thế hệ, chiến lược, kinh nghiệm. Kinh Āveṇika, Kinh Bhariya, Kinh Phạm Thiên (Brahma), Lời khuyên dạy Dīghajāṇu, Kinh Hạnh Phúc Lớn (Mahāmaṅgala, Kinh Putta, Kinh Sabrahmakāni, Kinh Samajivī, Kinh Giáo thọ Thi-Ca-La-Việt (kinh Thiện Sinh- Siṅgālovāda), Kinh Uggaha sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn mối quan hệ gia đình và hoạt động gia đình phức tạp. Các kinh này sẽ là kim chỉ nam cho cuộc sống gia đình hòa hợp. Những câu chuyện về Jātaka cho thấy những ví dụ phù hợp về trị liệu gia đình: Gijjha-Jātaka, Kaccani-Jātaka, Keḷisīla-Jātaka, Māhadhammpāla-Jātaka, v.v bóc trần nhiều vấn đề, bao gồm xung đột hôn nhân và rắc rối gia đình (Harischandrea: 1998). Người hiện đại dường như bị cô lập hơn, nhưng họ luôn kết nối với gia đình mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
- “Nghèo đói và cấu trúc gia đình: Khoảng cách ngày càng lớn giữa bằng chứng và các vấn đề chính sách công” (Poverty and Family Structure: The Widening Gap Between Evidence and Public Policy Issues,) Wilson, William Julius & Neckerman, Kathryn M. (1986). Trong tác phẩm của Sheldon H. Danziger & Weinberg, do Daniel H. phiên dịch, Chống đói nghèo: Điều gì hiệu quả và điều gì không (Fighting Poverty: What Works and What Doesn’t). MA: Harvard University Press, từ trang 232-259.
-
- “Sự khác biệt ngày càng tăng trong cấu trúc gia đình: Chúng ta biết gì? Chúng ta tìm câu trả lời ở đâu?”(The Growing Differences in Family Structure: What Do We Know? Where Do We Look for Answers?). Ellwood, David T. và Jencks, Christopher (2001). Thạc sĩ: Trường Chính phủ John F. Kennedy tại Đại học Harvard- Cambridge, từ trang 1-6. Truy cập tại: https://www.russellsage.org/sites/all/files/u4/ Ellwood&Jencks.pdf [Tải về: ngày 29 tháng 10, 2018].
-
- “Tổng quan về dịch tễ học về xâm hại tình dục trẻ em”(An Epidemiological Overview of Child Sexual Abuse). Singh, M. M., Parsekar, S. S. và Nair, S. N. (2014).Tạp chí y học gia đình và chăm sóc chínhyếu, 3(4), từ trang. 430-435.
-
- “Xâm hại tình dục trẻ em”(Child Sexual Abuse). Hướng dẫn chăm sóc pháp y cho nạn nhân của bạo lực tình dục, Tổ chức Y tế thế giới (2003).Tổ chức Y tế thế giới- Geneva, từ trang 75-93.
-
- Các bài kinh có con số của đức Phật (The Numerical discourses of the Buddha) (Kinh Tăng Chi)(2012). Ấn bản thứ 4. Tỳ-kheo Bodhi phiên dịch. Những xuất bản phẩm Tuệ giác - Boston.
-
- Các khía cạnh tâm thần ở những câu chuyện của Jataka. (Psychiatric
Aspects of Jataka Stories.) Harischandrea, D.V.J. (1998)-Galle-Sri Lanka: Upuli.
-
- Cấu trúc xã hội (Social Structure). Murdock, G.P. (1965).NXB MacMillan-New York.
-
- Cơhộithứhai:Đànông,phụnữvàtrẻemmộtthậpkỷsaukhilyhôn.(Second Chances: Men, Women, and Children a Decade after Divorce). Wallerstein, Judith và Sandra Blakeslee (1996).NXB Houghton Mifflin-Boston.
-
- Cơ sở dữ liệu gia đìnhOECD (OECD Family Database)(OECD.2014)
-
- Gia đình chia rẽ: Điều gì xảy ra với trẻ em khi cha mẹ chia tay. (Divided Families: What Happens to Children When Parents Part). Furstenberg, Frank F. Jr. và Cherlin, Andrew J. (1994, MA: Khoa báo chí đại học Harvard -Cambridge
-
- Gia đình đơn thân: Sống hạnh phúc trong một thế giới thay đổi. (The Single-parent Family: Living happily in a Changing World). Kennedy, Marge M. (1994). New York: Crown Trade bản bìa mềm.
-
- Hệ thống xã hội (The Social System). Parsons, Talcott (1951)- New York: The Free Press.
-
- Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), Truy cập tại: https//www.aap.org [Truy cập ngày 20 tháng 11, 2018].
-
- Kinh Pháp Cú (The Dhammapada)(1993).Naradada Thera phiên dịch. Cơ quan doanh nghiệp của Tổ chức giáo dục Phật giáo- Đài Loan.
-
- Nhà khoa học ngoài không gian (Spaced-Out Scientist), Truy cập tại: https://spacedoutscientist.com [Truy cập ngày 22 tháng 11, 2018].
-
- Những bài kinh dài của Đức Phật (The Long Discourses of the Buddha) (Trường Bộ)(2012). Maurice Walshe phiên dịch phiên dịch. Những xuất bản phẩm Tuệ giác- Boston.
-
- Những bài kinh dài vừa của đức Phật (The Middle Length Discourses of the Buddha) (Kinh Trung Bộ)(2009). Ấn bản thứ 4. Tỳ- kheo Bodhi phiên dịch. Những xuất bản phẩm Tuệ giác- Boston.
-
- Những bài kinh mang tính gắn kết của đức Phật (The Connected Discourses of the Buddha) (Tương Ưng Bộ)(2000).Tỳ-kheo Bodhi phiên dịch. Những xuất bản phẩm Tuệ giác- Boston.
-
- Nước Mỹ không cha: Đối mặt với vấn đề xã hội cấp bách nhất của
chúng ta (Fatherless America: Confronting Our Most Urgent Social Problem). Blankenhorn, David G. Jr. (1996). NXB Harper Collins-New York:
-
- Trẻ em ở nước Mỹ : Các chỉ số quốc gia chính về hạnh phúc. (America’s Children: Key National Indicators of Well-Being) Diễn đàn liên ngành về thống kê trẻ em và gia đình (1995-2018).
-
- Từ điển Từ nguyên trực tuyến (Online Etymology Dictionary),Truy cập tại: http://www.etymonline.com [Truy cập ngày 15 tháng 6, 2016].
-
- Xã hội và giáo dục (Society and Education). Levine, Daniel U. và Levine, Rayna F. (1996). Ấn bản thứ 9.NXB Allyn và Bacon-Boston.