Người Khmer sinh sống lâu đời ở Đồng bằng sông Cửu Long, xen kẽ với người Kinh, người Hoa, người Chăm trong các phum sóc, đông nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang. Riêng ở Kiên Giang có khoảng 210 ngàn người, chiếm trên 13% dân số trong tỉnh. Đồng bào chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực quanh 74 ngôi chùa thuộc 13 huyện, thị, thành phố. Đồng bào Khmer ở Nam Bộ có nền văn hóa nghệ thuật rất độc đáo. Đặc biệt, đây là một tộc người rất ưa thích múa hát, khi hát bao giờ cũng múa và khi múa bao giờ cũng hát. Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, có đội ghe ngo... Chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, xã hội của đồng bào.
- Về âm nhạc, sự hình thành và phát triển ca nhạc của người Khmer ở Nam Bộ có những điểm giống và khác với người Khmer ở Camphuchia. Chúng đều xuất phát từ âm nhạc Phật giáo, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, nhưng tại Campuchia âm nhạc kết hợp với vũ điệu cung đình để trở thành nền ca nhạc truyền thống phát triển rực rỡ mang tính quyền lập. Còn ca nhạc người Khmer ở Nam Bộ cũng xuất phát từ nhạc lễ của Phật giáo, nhưng còn phục vụ dân sinh, mang hơi thở vùng sông nước Cửu Long, được kết hợp với âm nhạc của người Việt, người Hoa để mang sắc thái riêng đậm đà chất Nam Bộ. Âm nhạc của người
* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang
Khmer ở Nam Bộ rất phong phú, liên quan mật thiết đến cuộc sống hằng ngày, thể hiện qua các hình thức hò, hát, đọc, tụng… Mỗi biểu hiện trong đời sống đời thường của đồng bào cũng được thể hiện bằng âm nhạc. Âm nhạc Khmer có tiết tấu sôi nổi, rộn ràng nhưng vẫn có cái êm dịu làm nên nhịp sống của một cộng đồng làm lúa nước. Âm nhạc được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng đa số chỉ bằng con đường truyền khẩu, mãi cho đến nay vẫn chưa có một hình thức ghi chép nào về loại hình nghệ thuật này, do vậy mỗi bản nhạc có rất nhiều dị bản.
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì nhạc khí Khmer ở Nam Bộ có khoảng 37 nhạc cụ được chia làm 4 nhóm gồm: hơi, dây, màng rung và tự thân vang. Bốn nhóm nhạc này tùy vào điều kiện sử dụng, người ta lại tổ chức thành các dàn nhạc khác nhau, chơi trong các hoàn cảnh khác nhau. Nhạc sân khấu là loại cổ nhạc, các bài bản của nó khá hoàn chỉnh về cấu trúc và giai điệu, thường được các nghệ nhân dùng trong các vở diễn ở các sân khấu Rô Băm và Dù Kê, ngoài ra còn được sử dụng rộng rãi ở các buổi hòa nhạc, các lễ nghi ở chùa và các đám tiệc ở phum sóc. Còn nhạc dân gian thì lưu hành rộng rãi phục vụ các cuộc vui chơi, các hình thức sinh hoạt tập thể, lao động, sản xuất.
- Về sân khấu, có hai hình thức cơ bản là kịch cổ điển Rô Băm và kịch hát Dù Kê. Rô Băm là loại hình sân khấu đi từ cung đình ra ngoài nhân dân, còn Dù Kê thì không phải bắt nguồn từ cung đình mà phát tích từ chính mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ.
Rô Băm là một loại kịch múa cổ điển cung đình, ngoài động tác múa còn dùng lời nói, lời hát để giải thích các tích tuồng, hành động. Nội dung thường là các tích cổ như vở Riềm
kê trích từ anh hùng ca Ấn Độ Ramayana, nhất là vở Tình sử nàng Sita. Thời hoàng kim vào thập niên 60 của thế kỷ XX, hằng năm các đoàn nghệ thuật Rô Băm thường đi lưu diễn ở đám làm phước, các chùa. Đoàn đi diễn đến đâu đều được bà con Khmer địa phương hậu đãi lo nơi ăn chốn ở đàng hoàng. Các diễn viên hết lòng đem tài năng nghệ thuật ra phục vụ công chúng. Nhiều đêm diễn trăng sáng, mưa trái mùa lâm râm, tiếng ếch nhái oang oang khắp đồng và nhảy loạn xạ trên sân cỏ, nhưng bà con vẫn nhiệt tình, chăm chú, say mê xem đoàn diễn hết đêm này đến đêm khác. Được biết, trong quá trình phát triển, nghệ thuật Rô Băm hình thành nhiều lớp nghệ sĩ. Nhiều người đã qua đời, nhưng họ vẫn còn được người đương thời nhắc nhắc tới và ngưỡng mộ tài năng. Chùa Rạch Tìa, xã Định An, huyện Gò Quao nơi được coi là chiếc nôi nuôi dưỡng nghệ thuật Rô Băm của đồng bào Khmer ở tỉnh Kiên Giang. Vị trụ trì chùa cho biết: “Đã nhiều năm nay, chùa không còn tổ chức diễn Rô Băm vào những dịp tết lễ như trước. Lý do là những nghệ nhân già thì thưa thớt dần còn lớp trẻ biết Rô Băm thì không có”. Trong ngôi chùa rất giàu truyền thống văn hóa này, chúng tôi bắt gặp nhiều loại mặt nạ: chằn, khỉ, nai, ngựa, mão vua… do ông sáng tạo nên. Nhưng đã từ lâu, nó trở thành vật lưu niệm chứ không còn được sử dụng nữa. Mặc dù rất tâm huyết với nghệ thuật Rô Băm, nhưng ông Đào Chuông, Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang cho biết: Đã mấy năm nay, Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang không còn dàn dựng và công diễn được một trích đoạn Rô Băm nào. Lý do không phải chỉ là vấn đề kinh phí khó khăn. Hiện Đoàn tập trung vào hai loại hình nghệ thuật là Ca múa nhạc và Dù Kê. Hơn nữa, đầu tư dàn dựng vô cùng công phu. Lớp nghệ nhân điêu luyện ngày càng hiếm vắng. Còn lớp
trẻ ngày nay lại ít mặn mà với Rô Băm, bởi việc truyền dạy và ý thức kế thừa thứ nghệ thuật cổ truyền này đã không được chú ý đúng mức trong nhiều năm qua. Mà trong việc tuyển chọn diễn viên Rô Băm, tiêu chuẩn đầu tiên lựa chọn là dựa vào sự ham thích và năng khiếu, rồi mới qua thực tế với sự hướng dẫn của lớp nghệ nhân già. Những nghệ sĩ này cũng chỉ là những nông dân. Sau những đêm biểu diễn, họ lại về làm ruộng rẫy. Rô Băm là một bộ môn nghệ thuật thuộc di sản văn hóa của đồng bào Khmer. Mặc dù Rô Băm hiện nay chỉ còn được người lớn ưa thích, vì lớp trẻ chỉ thích Dù Kê, bởi hình thức này linh hoạt, gần gũi, gây xúc động cho khán giả hơn, nhưng người Khmer vẫn nuôi dưỡng, bảo tồn Rô Băm là môn nghệ thuật truyền thống quý giá của dân tộc. Thiết nghĩ, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa cho loại hình nghệ thuật này.
Còn Dù Kê là một loại hình nghệ thuật có tuồng tích, có cốt truyện được xây dựng trên nền nhạc, ca hát đối thoại và các hình thái diễn xuất dân gian. Nghệ thuật Dù Kê được người Khmer rất yêu thích. Đoạn kết kịch bản sân khấu Dù Kê thường có hậu, cái thiện thắng cái ác, mang tính giáo dục và nhân văn sâu sắc.
Về múa dân gian và diễn xướng tôn giáo, kho tàng múa của người Khmer gồm có múa dân gian và múa chuyên nghiệp. Múa Khmer đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, có thể chuyển tải được những tích truyện. Ba điệu múa phổ biến nhất là Râm Vông, Lâm Lêu, Sarvan hầu như người Khmer nào cũng biết. Người Khmer có nhiều lễ hội trong năm, mà lễ hội chính là hình thức sinh ra các diễn xướng tôn giáo, khi chỉ có một người độc diễn, có khi nhiều người cùng tham gia và một điệu hát, hay điệu múa.
Người Khmer có nền văn hóa phong phú, đặc biệt là các thể loại âm nhạc và sân khấu dân gian vô cùng tinh túy, đặc sắc, là nguồn tài nguyên nhân văn quý, cần được trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị. Trong Nghị quyết số 23-NQ/T.Ư ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đề ra mục tiêu: “Cần xây dựng đề án và cơ chế bảo tồn, truyền bá các loại hình văn học, nghệ thuật cổ truyền; có chính sách đặc biệt hỗ trợ sự phát triển của ngôn ngữ, chữ viết và văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số”.
Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc chỉ đạo, quản lý, đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa vùng đồng bào Khmer. Đặc biệt là phát huy vai trò của ngôi chùa và các vị chức sắc tôn giáo trong mọi mặt hoạt động bao gồm cả văn nghệ, thể thao lành mạnh nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh Kiên Giang hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Hằng ngày có rất nhiều luồng thông tin sai lệch, xuyên tạc và các văn hóa phẩm độc hại tác động đến đồng bào. Trong khi đó, vốn văn nghệ truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Ví dụ như xã Định An, huyện Gò Quao có chùa Rạch Tìa là chiếc nôi nuôi dưỡng nghệ thuật sân khấu Rô Băm, nhưng đã nhiều năm nay hoạt động biểu diễn này không còn được tổ chức vào dịp lễ tết như trước nữa. Lý do là lớp nghệ nhân già thưa thớt dần còn lớp trẻ thì không được truyền dạy và cũng không còn mặn mà với nghệ thuật Rô Băm.
Từ thập nhiên 80 của thế kỷ trước, loại hình Dù Kê phát triển khá mạnh ở Kiên Giang, hầu như xã nào cũng có đội văn nghệ biểu diễn. Thế nhưng, những năm gần đây, diễn Dù Kê trong tỉnh Kiên Giang đã bị mai một dần. Điển hình như ở xã Định Hòa, Gò quao có đội Dù Kê luôn biểu diễn phục vụ đồng bào trong những dịp lễ hội lớn, nhưng sau này lớp diễn viên lớn tuổi không còn theo nghiệp được nữa. Trong khi đó, lớp thanh thiếu niên trong xã không được kế thừa, thậm chí nói tiếng dân tộc cũng không còn chuẩn như lớp người trước nên không thể hát được Dù Kê.
Trước đây, huyện An Biên có một đội văn nghệ Khmer hoạt động rất hiệu quả, nhưng do khó khăn về kinh phí nên đến nay, đội văn nghệ này không còn tồn tại. Còn huyện Gò Quao làm khá tốt phong trào văn nghệ Khmer, nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu đề lưu giữ đượcb loại hình múa Rô Băm.
Các nghệ nhân người Khmer hiện nay ở Kiên Giang cũng chưa được quan tâm hỗ trợ, nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Điển hình như nghệ nhân Danh Mỹ ở phường An Hòa, thành phố Rạch Giá, là một trong số ít nghệ nhân Khmer ở Kiên Giang biết làm nhạc cụ Khmer. Đây là nghề gia truyền từ 3 đời để lại và anh có thể làm được 37 loại nhạc cụ khác nhau. Công việc đòi hỏi sự vất và công phu, nhưng cuộc sống của gia đình anh hết sức khó khăn, vì nhạc cụ làm ra không có người mua. Niềm mong ước lớn nhất của anh là có một số vốn, mở xưởng sản xuất nhạc cụ và làm công việc xúc tiền bán hàng để làm ra nhiều nhạc cụ hơn nữa phục vụ nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình và truyền thứ nghề nhiều tâm huyết này cho 2 con trai.
Những dẫn chứng nêu trên cho thấy, việc bảo tồn các loại hình văn nghệ truyền thống của đồng bào Khmer ở Kiên Giang đang gặp nhiều khó khăn và còn nhiều việc phải làm. Trong số nhiều giải pháp để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người Khmer, chúng ta chú ý bảo tồn, điều tra, sưu tầm và phát huy vốn văn hóa phi vật thể nói chung và các loại hình văn nghệ truyền thống của đồng bào nói riêng. Thiết nghĩ, chúng ta cần khuyến khích tổ chức nhiều hơn nữa các liên hoan, hội diễn văn nghệ Khmer để khôi phục một số loại hình văn nghệ dân tộc đã và đang bị mai một. Mặt khác, nên đưa vào giáo dục phổ thông những kiến thức về văn hóa tộc người; sưu tầm, lưu trữ và phổ biến các loại hình nghệ thuật truyền thống; tăng cường phát thanh truyền hình bằng tiếng dân tộc; đầu tư cho các đoàn nghệ thuật biểu diễn các tiết mục dân tộc, v.v… Vấn đề cần thiết hiện nay là phải có biện pháp và chính sách hỗ trợ đào tạo bổ sung diễn viên cho Đoàn Nghệ thuật Khmer của tỉnh, các đội văn nghệ quần chúng ở các huyện. Nếu có điều kiện, nên khuyến khích xuất bản tập san văn nghệ bằng chữ Khmer và sản xuất băng đĩa văn nghệ Khmer để phục vụ người dân.