Khmer là cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Theo số liệu điều tra về Dân số và nhà ở vào năm 2009(1), người Khmer có dân số khoảng 1.260.640 người trong đó tập trung hầu hết ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong lịch sử, người Khmer đã có một thời kỳ ảnh hưởng khá đậm nét văn hóa Bà La Môn giáo. Nhưng khi di cư đến phía Nam thì Bà La Môn giáo không còn chỗ đứng trong tư tưởng của người Khmer, mà thay vào đó là tư tưởng
Phật giáo Nam tông. Do đó, từ hàng ngàn năm nay, Phật giáo Nam tông đã phát triển đồng hành với cuộc sống người Khmer. Đây là một cộng đồng người cũng như một cộng đồng tôn giáo tương đối thuần khiết. Yếu tố tôn giáo mà chủ yếu là Phật giáo Nam tông đã chi phối rất lớn đến đời sống sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng này. Ngay cả trong văn hóa, tư tưởng, đường lối tư duy, cách hành xử... cũng đều dựa trên giáo lý Phật giáo. Phật giáo Nam tông trở thành phong tục, tập quán và có vai trò cực kỳ quan trong trong đời sống hằng ngày của người Khmer ở vùng đất Tây Nam Bộ, vai trò ấy thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Vai trò của sư sãi đối với đời sống của người Khmer
Trong đời sống tâm linh của người Khmer, sư sãi mang một ý nghĩa đặc biệt. Nhà sư là người đại diện cho Đức Phật để chứng giám những hành động, lòng thành kính của tín đồ, nhà sư còn là cầu nối giữa tín đồ tới Đức Phật. Nam giới người Khmer,
1 Ngô Văn Lệ, Đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân Nam Bộ, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, 2011, tr.51.
hầu như người nào cũng phải vào chùa tu một thời gian, việc tu trước hay tu sau là tùy ở hoàn cảnh từng người, thời gian tu dài hay ngắn là tùy duyên, ít nhất là một tháng, ai muốn tu trọn đời đều được. Nam giới được chấp nhận làm sư sãi trong chùa phải thực hiện nhiều quy định nghiêm túc, khắt khe: phải học thuộc những quy định đối với sư sãi trước khi vào chùa; phải tập ăn mặc, đi đứng theo phong cách nhà sư, phải có thầy tế độ, có sự đồng ý của cha mẹ (vợ hoặc người đỡ đầu nuôi dưỡng nếu có vợ hoặc người nuôi dưỡng).
Yêu cầu cao và đòi hỏi nghiêm khắc đối với các vị sư thực hiện đúng giới luật đã tạo ra cho nam giới qua tu hành có nếp sống chuẩn mực, có đạo hạnh. Theo quan niệm của người Khmer, nam giới trải qua tu hành mới có đạo đức, có Phật tính, có hiểu biết, và được tôn vinh kính trọng. Vì vậy họ rất dễ làm ăn, dễ lấy vợ... Trước đây, khi nhà sư còn mặc cà sa, dù có phạm pháp vẫn không bị pháp luật hoặc người đời xét xử, chỉ khi hội đồng giới luật xét xử lột cà sa, đuổi ra khỏi chùa, khi đó pháp luật mới được đụng tới.
Từ xưa đến nay, nam giới người Khmer qua tu hành được xã hội kính trọng, dễ làm ăn, dễ lấy vợ, ai chưa qua tu hành xem như chưa có Phật tính bị xã hội xem thường. Quan niệm này đã khuyến khích nam giới người Khmer vào chùa tu học từ rất sớm. Từ năm 12 tuổi trở lên đã có thể vào chùa đi tu một thời gian để tỏ lòng thành kính với Đức Phật, hay để thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với dân tộc, với ông bà cha mẹ… và phải tu tối thiểu là một tháng hoặc lâu hơn là tùy duyên và căn cơ của từng người. Sau khi tu một thời gian có thể xin hoàn tục về nhà lấy vợ làm ăn, ai còn nhân duyên tiếp tục ở tu hoặc tu trọn đời tùy ý. Người nam giới đi tu đã về nhà lấy vợ, làm ăn, khi muốn có thể
trở lại chùa đi tu một thời gian, miễn là phải thực hiện đúng yêu cầu của giới luật trước khi vào chùa.
Xã hội người Khmer là xã hội sống trong môi trường của niềm tin và hành động theo Phật giáo truyền thống. Nam giới sau thời gian đi tu, trở về cuộc sống đời thường, lập gia đình, có vợ con, trở thành chủ của mỗi gia đình, sẽ có ảnh hưởng tác động rất lớn tới gia đình, vợ con theo nền nếp đạo đức Phật giáo. Đây là nét khác biệt, đặc trưng của Phật giáo Nam tông của người Khmer.
Người Khmer từ khi sinh ra được cầu an cho đến khi chết được hỏa thiêu và nhập cốt vào tháp đều có sự tham gia của các nhà sư. Cuộc đời của người Khmer theo Phật giáo gắn liền với ngôi chùa "sống gửi thân, chết gửi cốt”. Những công việc dù lớn nhỏ họ đều hỏi ý kiến của các nhà sư. Qua điều tra xã hội học(1) cho thấy, có tới 95% số tín đồ được hỏi đều trả lời trong gia đình có việc đều đến hỏi ý kiến các vị sư, chỉ có 5% không trả lời. Điều này nói lên vai trò cực kỳ to lớn của các nhà sư trong đời
sống cộng đồng của người Khmer ở Nam Bộ.
Người Khmer ở Nam Bộ theo Phật giáo, vì vậy triết lý Phật giáo đã ngấm sâu vào ý thức mỗi người dân. Nó trở thành tiềm thức, trở thành triết lý sống của mỗi người. Khi vừa chào đời họ mặc nhiên được xem là một tín đồ của Phật giáo, từ bé đã được cha mẹ giáo dục nếp sống theo triết lý sống của Phật giáo, bởi thế người Khmer, con nối tiếp cha, đời tiếp đời, sống trong niềm tin theo triết lý Phật giáo.
1 Theo kết quả nghiên cứu thuộc đề tài cấp Bộ do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện về Phát huy vai trò của sư sãi Phật giáo Nam tông Khmer trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
- Vai trò của chùa đối với đời sống của người Khmer
Ngôi chùa của Khmer là mẫu hình kiến trúc độc đáo, vừa mang tính tôn giáo vừa mang nhiều yếu tố truyền thống dân tộc. Ngôi chùa có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người Khmer, nó vừa là trung tâm tín ngưỡng tôn giáo vừa là trung tâm văn hóa, trường học… của cộng đồng người Khmer thuộc khu vực chùa.
-
- Chùa là trung tâm tôn giáo
Với người Khmer, chùa là nơi thiêng liêng, nơi thờ Phật, nơi gửi gắm niềm tin qua những việc làm hiện tại, qua mong ước hy vọng ở cõi cực lạc Niết Bàn trong tương lai. Ngôi chùa gắn bó với người Khmer suốt đời, bắt đầu sinh ra đã được làm lễ cầu an ở chùa tới khi chết được làm lễ hỏa thiêu, nhập cốt gửi vào chùa. Bởi thế người Khmer luôn quan tâm tới ngôi chùa, chùa là niềm tự hào của phum, sóc. Chùa càng to càng đẹp càng thể hiện lòng thành kính của tín đồ tới Đức Phật. Ngôi chùa trở thành nơi chứng nghiệm công quả của tín đồ để xem họ có đủ điều kiện lên cõi Cực Lạc hay không vì vậy người Khmer dành nhiều tiền của, công sức chăm lo cho ngôi chùa. Một người dù xa quê hương tới đâu khi có phước làm ăn khá giả đều không quên ngôi chùa của phum, sóc, không quên gửi tiền của về cúng chùa. Mỗi khi người đi xa về quê bao giờ cũng tới viếng chùa, lễ Phật, gặp sư.
Trong phum, sóc, người già dù bận làm ăn giúp con cháu, nhưng bao giờ cũng dành thời gian để thường xuyên qua lại chùa trò chuyện với các vị sư, trao đổi về giáo lý về các công việc liên quan tới gia đình, phum, sóc. Người trẻ, tháng đôi lần vào ngày sóc, vọng tới chùa lễ Phật, khi có công việc, họ tới để thỉnh ý kiến
các vị sư hoặc có của ngon vật lạ cũng đem tới chùa cúng dường chư tăng.
Hằng năm vào các ngày lễ, dân trong phum sóc tập trung về chùa làm lễ, tổ chức hội hè. Mọi người vừa được tỏ lòng thành kính với Đức Phật, vừa là dịp để mọi người vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả, đồng thời đây cũng là dịp các chùa tổ chức cho đồng bào trong các phum, sóc đua tài qua các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, thể hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai qua đua ghe ngo, đua bè v.v.
Ngôi chùa không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh mà còn gắn bó với người Khmer bởi những kỷ niệm của cuộc đời đã trở thành một phần máu thịt của mỗi con người. Ngôi chùa trở thành biểu tượng đặc trưng cho người Khmer như cây đa, giếng nước, sân đình gắn với cuộc sống làng quê của người Việt cổ xưa.
-
- Chùa là trường học
Ngôi chùa Khmer ngoài vai trò tôn giáo, chùa còn có vai trò là trường học của người Khmer từ xưa tới nay.
- Chùa là trường học chữ: Trước đây khi không có trường công lập ở bên ngoài, chùa là ngôi trường giữa vai trò chính trong việc dạy chữ cho người Khmer. Trong chùa các vị sư biết chữ Pali dạy cho các vị sư chưa biết chữ để đọc kinh Phật. Ngoài ra chùa còn tổ chức lớp học chữ Pali cho trẻ em để các em lớn lên vào chùa biết đọc để thỉnh kinh. Đây chính là yếu tố góp phần to lớn trong việc bảo tồn chữ viết và văn hóa của người Khmer.
Hiện nay, do nhiều yếu tố tác động nên số người biết chữ Pali không nhiều, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, sách giáo
khoa không có hoặc có rất ít nên số người biết chữ và số người học chữ không nhiều, song dù ít thì chùa nào cũng có người biết chữ, chùa nào cũng có lớp học chữ. Chính vì thế chùa Khmer có ý nghĩa vô cùng to lớn qua việc dạy chữ góp phần bảo tồn chữ viết, bảo tồn văn hóa Khmer.
Nhiều thế kỷ qua đã chứng kiến lịch sử thăng trầm của người Khmer và đó cũng là lịch sử thăng trầm đối với Phật giáo Nam tông của Khmer ở Nam Bộ. Đã có nhiều giai đoạn Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Nam Bộ đứng trước đe dọa bị đồng hóa. Thời nhà Nguyễn, các sư Khmer Nam tông bị ép phải mặc áo nâu, cổ vuông như Phật giáo Đại thừa. Thời Pháp, chữ Pali bị cấm dạy trong chùa, các vị sư bị cưỡng chế, dụ dỗ theo Công giáo. Thời Mỹ - Diệm xóa bỏ dạy chữ Pali, chỉ cho học chữ quốc ngữ với lý do thống nhất văn tự. Trước những khó khăn đó, các chùa của người Khmer ở Nam Bộ vẫn âm thầm duy trì dạy chữ Pali. Người Khmer vẫn truyền học chữ truyền thống để duy trì chữ viết, để bảo tồn kinh Phật viết bằng chữ Pali.
Sau giải phóng miền Nam năm 1975, trường học công lập phổ thông được Nhà nước mở tới tận các xã, mọi trẻ em đều được cắp sách tới trường học chữ quốc ngữ. Trường chùa không còn là yếu tố duy nhất dạy chữ cho con em người Khmer. Nhưng đối với những người cơ nhỡ và những người có nhu cầu được trở thành nhà sư thì việc học chữ Pali trong các chùa trở thành nhu cầu và do đó trường chùa đã không bị cấm đoán mà còn được khuyến khích để các sư tổ chức dạy chữ Pali. Bất chấp những khó khăn, việc dạy của các sư và việc học của trẻ em người Khmer vẫn diễn ra nghiêm túc, chăm chỉ. Chùa nào không tổ chức dạy chữ được cho trẻ, các sư vẫn tổ chức dạy cho nhau học.
234
Người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như người Khmer ở Campuchia và khu vực có tín đồ theo Phật giáo Nam tông rất kính trọng người biết chữ Pali. Họ xem học chữ Pali không chỉ để đọc được kinh Phật, mà còn là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Vì thế, các gia đình luôn khuyến khích con em tới chùa học chữ.
- Chùa là trường dạy giáo lý, đạo đức: Người Khmer theo Phật giáo Nam tông cho rằng người nam giới phải qua chùa đi tu để rèn luyện tâm tính theo giới luật và triết lý nhân sinh của nhà Phật để giảm bớt "tham - sân - si", tập làm điều thiện, tránh không làm điều ác.
Vào chùa được học giáo lý, học đạo đức, thực hành theo giới luật, theo quy trình nghiêm khắc của nhà chùa, đây là môi trường tốt rèn luyện đạo hạnh của con người. Chuẩn mực theo triết lý Phật giáo Nam tông là tiết chế dục vọng xa lánh tham, sân, si, thực hành vô ngã vị tha, chuẩn mực này phù hợp với chuẩn mực cơ bản của đạo đức xã hội, của con người mới xã hội chủ nghĩa. Như thế, nhà chùa Khmer đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục đạo đức lối sống tạo nên nhân cách con người trung thực giàu lòng yêu thương, yêu quý trong con người. Chính nhân cách đó là chất keo gắn kết cộng đồng người Khmer để họ rất mực thủy chung bên nhau vượt qua nhiều thử thách để bảo tồn được truyền thống dân tộc còn nguyên vẹn tới ngày nay.
- Chùa là trường dạy nghề: Người nam giới xuất gia vào chùa tu không chỉ được học chữ, học giáo lý, rèn luyện đạo hạnh mà còn được học việc, học nghề để làm những công việc trong chùa và tham gia các công việc khác ngoài xã hội sau này. Theo quy định, các sư trong chùa mỗi người một việc do sãi cả sắp
235
đặt. Đối với việc làm, sư mới vào chùa được các sư đi trước hướng dẫn việc làm và truyền dạy làm những việc thực hiện ngay ở trong chùa như xây dựng, điêu khắc, trang trí, hội họa...
Chùa Khmer là công trình kiến trúc nghệ thuật đạt đến độ tinh xảo. Việc thiết kế, xây dựng, hoàn thiện, trang trí... phần lớn đều do các sư trực tiếp cùng với tín đồ thực hiện. Các sư trong chùa đều là những người có học vấn, có tri thức nên tiếp cận nhanh với kiến thức và kỹ thuật, vì vậy các sư thường có được những nghề thủ công nhất định. Họ truyền dạy cho nhau, khuyến khích nhau học tập và sáng tạo. Nhiều vị sư Khmer là những nghệ nhân trong ngành điêu khắc, trang trí, hội họa,v.v... Các vị sư có thời gian, có điều kiện tự thể nghiệm lao động sáng tạo của mình, bởi thế trong chùa Khmer có nhiều hiện vật do sư tự thực hiện đạt đến trình độ tay nghề rất cao. Trong chùa, thế hệ sư này truyền nghề cho thế hệ sư khác, chùa này học nghề của chùa khác. Vì thế, chùa còn có vai trò quan trọng là trường dạy lao động đào tạo cho không ít nhân lực sau khi xuất sư trở thành những người lao động giỏi, tay nghề khéo ở nhiều lĩnh vực phục vụ cuộc sống của cộng đồng người Khmer cũng như cho xã hội.
- Chùa là trung tâm văn hóa của cộng đồng người Khmer
Chùa Khmer thường được xây dựng ở vị trí đẹp, nằm vào trung tâm phum, sóc và người Khmer hầu như mọi lễ hội từ lễ hội dân tộc, lễ Phật giáo đều gắn bó với ngôi chùa hoặc diễn ra ở chùa do các vị sư chủ trì. Vai trò trung tâm văn hóa của chùa đối với người Khmer ở Tây Nam Bộ thể hiện qua các đặc điểm chủ yếu sau:
- Chùa là trung tâm hội họp: Chùa có vị trí trung tâm đồng thời là nơi rộng rãi, có sân vườn, có sala rộng lớn, có sư chủ trì
236
nên các cuộc hội họp, tập trung đông người thường diễn ra ở chùa. Khi phum sóc có việc cần bàn hoặc có nội dung cần truyền đạt, chùa trở thành nơi tập trung bà con trong phum, sóc. Tại chùa ngoài sinh hoạt tôn giáo, các hoạt động văn hóa được diễn ra. Nhiều ngôi chùa còn tổ chức các hoạt động văn hóa dân gian, những bài ca, bài thơ giàu chất dân tộc được sáng tác do các nghệ sĩ dân gian trình bày tại những buổi sinh hoạt văn hóa ở chùa. Nhiều chùa Khmer hiện nay còn giữ được những bộ nhạc cụ dân tộc rất độc đáo như chùa Xiêm Cán ở tỉnh Bạc Liêu.
- Chùa là bảo tàng văn hóa: Kiến trúc và trang trí của chùa Khmer rất độc đáo. Mỗi ngôi chùa cổ, chùa lớn là một bảo tàng về hiện vật văn hóa của người Khmer (nhiều chùa trong chiến tranh bị tàn phá hủy diệt, bà con mới xây dựng lại chưa đủ điều kiện để trang trí bồi đắp cho thật đẹp). Từ kiến trúc đến trang trí và tượng thờ, mỗi một hiện vật chứa đựng khả năng sáng tạo rất lớn của người sáng tác. Hiện nay có 81 ngôi chùa Khmer còn giữ được ghe ngo. Ghe ngo cũng là một hiện vật văn hóa độc đáo. Mỗi ghe ngo được làm từ nguyên một cây gỗ sao đường kính tới cả mét, dài 25 - 30m, đục đẽo công phu, sơn màu rực rỡ và được bảo quản cẩn thận. Đua ghe ngo là hoạt động thể thao văn hóa của người Khmer như đua thuyền của người Việt.
Trong chùa Khmer có lưu giữ những bản kinh Phật bằng lá bối đã 2 - 3 trăm năm, cùng với những sách báo để tín đồ tu học. Hiện nay, 14 ngôi chùa đã được ngành văn hóa trang bị tủ sách thư viện phục vụ cho sư sãi và bà con có điều kiện nâng cao hưởng thụ văn hóa.
Trong vai trò văn hóa, chùa Khmer thể hiện khá đậm nét, thể hiện rõ sức sống bền vững, truyền thống lâu đời của người
237
Khmer. Người Khmer lấy ngôi chùa làm biểu tượng tôn giáo, đồng thời làm biểu tượng văn hóa của mình. Ngôi chùa là nơi tập trung cao nhất sự kết tinh văn hóa của người Khmer.
- Chùa là từ đường: Chùa Khmer được xem như là từ đường không chỉ của một dòng họ mà chung cho cả phum, sóc theo chùa. Theo phong tục, tập quán của người Khmer ở Nam Bộ, người chết, sau khi hỏa táng tro cốt được thân nhân đem gửi vào chùa. Yếu tố này làm cho chùa trở thành từ đường chung cho cả phum, sóc.
Những ngày tuần tiết, sóc vọng người thân đến chùa dâng hương lễ Phật để tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên, tới người đã thóat kiếp luân hồi về cõi cực lạc. Hàng năm vào ngày lễ Đôn ta (cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ) các gia đình có điều kiện thỉnh ông bà về nhà như là về thăm lại gia đình người thân. Sau lễ lại rước lọ tro cốt lại được trả về chỗ cũ trong chùa, bởi chùa là nơi gửi gắm tro cốt của ông bà. Vì thế, bất kỳ người Khmer nào, khi trưởng thành, đi đâu, ở đâu đều hướng về nơi có ông bà, cha mẹ và luôn tự coi phải có nghĩa vụ chăm sóc cho ngôi chùa. Người đi xa nhớ về ngôi chùa, không chỉ nhớ về những kỷ niệm cuộc đời đã gắn bó mà còn nhớ về nơi thiêng liêng, nơi ấy cội nguồn, nơi có cha mẹ, ông bà.
- Chùa là đơn vị kinh tế: Theo Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Nam Bộ, chùa không làm kinh tế, sư không làm ruộng để tránh sát hại côn trùng ở trong đất (sau năm 1975, sư Khmer có tham gia làm ruộng với ý thức làm công quả chứ không phải là sản xuất tự túc lương thực như sư Phật giáo Bắc tông). Bởi theo luật Phật giáo Nam tông, sư phải dựa vào bá tính để sống. Sư không làm ruộng nhưng ruộng chùa của người
238
Khmer ở Nam Bộ có diện tích khá rộng, có chùa có tới 80 - 90 ngàn mét vuông đất. Ruộng chùa do 2 nguồn: các gia đình giàu có hoặc gia đình không con đem ruộng cúng cho chùa và người đi tu được gia đình chia ruộng cho gửi vào chùa. Khi tu trọn đời trong chùa ruộng đó trở thành ruộng chùa.
Ruộng chùa ngoài phần làm chùa, làm sân vườn, số còn lại gần hoặc xa chùa dùng để canh tác. Ruộng chùa được các Phật tử hằng năm đến thời vụ cắt cử nhau sản xuất dưới sự điều khiển của Ban Quản trị chùa. Thóc, hoa lợi thu được nhà chùa dùng phân chia lại cho các gia đình trong phum, sóc và một phần để lại trong chùa dùng cho việc cứu tế sau này. Sư trong chùa không dự trữ thóc gạo bởi đã có bá tính. Nhờ có nguồn ruộng chùa và lao động tự nguyện của tín đồ mà chùa có nguồn lương thực giúp lại các gia đình Phật tử khó khăn những khi giáp hạt.
- Chùa là đơn vị hoạt động từ thiện xã hội: Sư người Khmer dựa vào bá tính để sống, nhưng chùa Khmer từ xưa tới nay thường làm việc từ thiện giúp người không nơi nương tựa, giúp trẻ em mồ côi không người nuôi dưỡng. Người già không nơi nương tựa, được chùa giúp đỡ có chỗ ở, chỗ ăn, tùy sức làm công quả trong chùa được việc gì thì làm, không làm được các vị sư thay nhau chia sẻ phần cơm do tín đồ bố thí để nuôi người già quãng đời còn lại. Với trẻ nhỏ không nơi nương tựa, nhà chùa cho chỗ ở, các sư chia sẻ phần cơm và được sư dạy chữ, được giáo dục theo nếp sống trong chùa. Việc làm nhân đạo của nhà chùa là hoàn toàn tự nguyện, thực hiện theo giáo lý từ bi, phổ độ chúng sinh của Đức Phật. Bởi vậy, người được nhà chùa giúp đỡ nương nhờ của Phật thấy được an ủi và thấy cần phải cố gắng, không ai có tư tưởng ỷ lại. Tín đồ theo chùa được giúp đỡ người
khó khăn cũng thấy vui vẻ, bởi đã góp thêm chút tâm phúc vào việc giúp người.
- Vai trò của Phật giáo Nam tông với việc quản lý xã hội
Người Khmer ở Nam Bộ từ xa xưa cho đến nay luôn sống trong đơn vị cư trú của mình là phum, sóc. Qua những tháng năm khai phá, khẩn hoang và định cư ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào Khmer đã dựng nên những phum, sóc là những tổ chức xã hội truyền thống.
Phum là đơn vị cư trú của người Khmer bao gồm một gia đình của ông bà, cha mẹ và bao quanh là những gia đình của con, cháu và của họ hàng thân thuộc. Không thể tách rời với sự vận động phát triển của quy luật tự nhiên, phum không thể đóng kín theo đơn vị huyết thống mà đã được mở rộng hơn cho những gia đình ở nơi khác đến mặc dù không có họ hàng thân thích với những gia đình trong phum. Mỗi phum đều có một tên gọi nhất định để xác định vị trí của phum và phân biệt với các phum khác và thường mang tên những người sáng lập hoặc đứng đầu phum.
Sóc là một địa vực cư trú của người Khmer tương tự như các làng của người Việt, các buôn, plei của một số dân tộc trong vùng Tây Nguyên. Mỗi sóc có thể có nhiều phum hoặc chỉ có một phum, đó là những phum lớn. Giới hạn của các sóc thường là những lũy tre kín bao bọc, hay nằm trọn trên một con rẫy, hoặc một đoạn nào đó. Giữa sóc có một con đường lớn là đường chính của sóc. Nhà cửa của người Khmer trải dàn hai bên đường chính đó.
Công việc quản lý được đặt ra ngay sau khi có sự phân lập, tạo sinh một cá thể, một tập thể, một tổ chức, một đơn vị hành
chính. Việc quản lý và mối quan hệ quản lý giữa các tổ chức trong một đơn vị hành chính mang đậm tính đặc thù với chức năng hoạt động của nó. Việc quản lý phum, thông thường do một Mê phum đứng ra coi sóc mọi việc chung. Mê phum là người lớn tuổi có uy tín, và thường là đứng đầu dòng họ của các gia đình trong phum. Những Mê phum chịu trách nhiệm đại diện cho các thành viên trong phum trong mọi mối quan hệ bên trong và bên ngoài phum. Các Mê phum còn có nhiệm vụ chăm lo, giúp đỡ cho các gia đình trong phum khi gặp những khó khăn trắc trở, chịu trách nhiệm tổ chức lễ nghi chung cho toàn phum.
Việc quản lý sóc, được giao cho một số người mà đứng đầu là Mé srok- tức chủ sóc. Ban Quản trị srok do sự tín nhiệm của các thành viên trong sóc cử ra, và Mé srok thường là người lớn tuổi, có văn hóa, hiểu biết phong tục truyền thống và có nhiều kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Mé srok cùng với ban quản trị sóc thay mặt cho các thành viên trong sóc - những con sóc - lo mọi việc quan hệ bên trong, bên ngoài sóc, giữa con sóc và các cấp chính quyền, giữa con sóc và nhà chùa của sóc... Trong sinh hoạt, quan hệ quản lý đã trở thành truyền thống của người Khmer là, các Mésrok kết hợp với các Mê phum chăm lo quản lý vùng cư trú và sinh hoạt của toàn sóc về các công việc trị an, bảo vệ, sử dụng đất đai, tài sản công cộng... Những Mésrok và các người giúp việc chịu trách nhiệm lấy ý kiến của nhân dân trong sóc về những công việc quan hệ chung như việc chia phần đất hoang, đất rừng lá... cho các thành viên của sóc, hoặc cho phép những người bên ngoài đến cư ngụ trong phạm vi sóc. Mésrok cũng là người thay mặt nhân dân trong sóc quan hệ với các vùng lân cận để trao đổi, tổ chức những buổi lễ lớn như đua thuyền, giải quyết những vụ tranh chấp đất đai.... Mối quan hệ giữa
chính quyền hành chính và nhân dân phum sóc do Mésrok đảm nhiệm như: việc truyền bá các chỉ thị, các lệnh đến nhân dân và ngược lại, các Mésrok phản ánh lại ý kiến của dân sóc với các cấp chính quyền...
Phật giáo Nam tông của người Khmer ở Nam Bộ có hệ thống tổ chức 4 cấp, bao gồm: trung ương, tỉnh, huyện, xã. Các cấp đều hoạt động về tôn giáo, quan hệ với các đạo khác, riêng quan hệ với các cấp chính quyền (cùng hoặc trên cấp) cũng chủ yếu là giải quyết các công việc đạo sự. Chỉ riêng có một số chức sắc là tham gia vào ban chấp hành các đoàn thể, Mặt trận. Việc tham gia quản lý phum, sóc cơ bản ở cấp xã là do các chùa.
Nhà chùa, với hình thức tổ chức tập thể đã bầu ra ban quản trị để liên lạc với chính quyền địa phương. Ban Quản trị chùa gồm có các nhom wath, cha wath. Các Nhom wath đứng đầu Ban Quản trị chùa, là người được lựa chọn, là người có trình độ tổ chức, có đạo đức tốt, có lòng nhiệt tình đối với chùa và do nhân dân trong phum, sóc họp với các vị sãi cả đề cử ra. Thông thường mỗi sóc có một (hoặc hai) ngôi chùa, đó là tụ điểm sinh hoạt của nhân dân toàn sóc trong các ngày lễ hội truyền thống và hành lễ Phật giáo. Chùa chính là nơi tiêu biểu cho bộ mặt phum, sóc, là trung tâm tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội của phum, sóc. Có thể nói, Phật giáo Nam tông đã chi phối sâu sắc xã hội nông thôn của đồng bào Khmer khu vực miền Tây Nam Bộ.
Mối quan hệ giữa chính quyền hành chính, nhà chùa, sóc, phum thường do các mê phum, mê sóc, sãi cả hoặc nhom wath đứng đầu ban quản trị chùa trực tiếp bàn bạc về các công việc có liên quan giữa các bên, và về những hoạt động tôn giáo của nhà chùa, của nhân dân phum, sóc. Để thực hiện tốt một số công việc
cụ thể như văn hóa, giáo dục, sản xuất... các đơn vị tổ chức hành chính, tổ chức Phật giáo - nhà chùa đã thể hiện rõ vai trò của mình tham gia tổ chức, điều hành, quản lý. Chính quyền địa phương ở nhiều tỉnh, nhất là tỉnh Sóc Trăng - thống nhất với nhà chùa tiến hành tổ chức đại hội sư sãi acha để đề ra một số quy ước về phong tục, tập quán và lễ hội của dân tộc, cũng là nhằm bảo đảm việc quản lý địa bàn thực hiện tốt an ninh trật tự trong chùa, phum, sóc.
Ngoài ra, nhà chùa đã tích cực tham gia, động viên các con sóc - Phật tử cùng tham gia những công tác phúc lợi xã hội như: xây dựng trường, lớp học, bắc cầu, đắp đường phục vụ lợi ích dân sinh và phát triển sản xuất. Đặc biệt một số chùa có điều kiện sản xuất (có đất, mặt nước) đều tranh thủ tham gia và cùng các Phật tử lao động tạo ra của cải góp phần tự túc một phần lương thực và tích lũy xây dựng chùa.
Phật giáo Nam tông Khmer là một tổ chức tôn giáo, cũng là một tổ chức thành viên trong địa bàn dân cư đã thể hiện rõ được vai trò trong việc quản lý cộng đồng phum, sóc. Là một tôn giáo, Phật giáo Nam tông Khmer không công nhận Thượng đế, thần linh, thực sự đề cao vai trò con người với triết lý sống từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, luôn tôn trọng sự bình đẳng, tự do và trên thực tế cuộc sống xã hội - Phật giáo Nam tông Khmer đã dần dần khẳng định vị trí độc tôn, chủ đạo về tôn giáo, chi phối đời sống tinh thần - xã hội của cộng đồng người Khmer ở miền Tây Nam Bộ. Nó thực sự là trung tâm hoạt động tôn giáo, xã hội của phum, sóc. Vai trò của sư sãi trong xã hội, trong giáo dục đào tạo, trong đời sống… luôn giữ một vị trí quan trọng.
Điểm lại thực tế trong các thời kỳ lịch sử, qua các thể chế chính trị - tổ chức hành chính, xã hội, cơ sở có đơn vị là phum sóc, Phật giáo Nam tông có đơn vị cơ sở là chùa. Trong cuộc sống nơi trần thế, chùa luôn là trung tâm của phum sóc. Tuy nhiên, về mặt tổ chức, đạo và đời có khác nhau nhưng với những đặc điểm riêng biệt của công đồng người Khmer do sự gắn kết - mối liên minh tự nhiên, có những thời điểm Phật giáo Nam tông Khmer với tổ chức của mình (nhất là cấp cơ sở/ chùa) đã phát huy rất tốt vai trò trong việc quản lý xã hội - phum, sóc.
Có thể khẳng định, vai trò tổ chức quản lý xã hội của Phật giáo Nam tông đối với cộng đồng người Khmer ở Tây Nam Bộ nói chung, của nhà chùa đối với phum, sóc nói riêng, trong quá khứ cũng như hiện tại và về lâu dài là luôn luôn bền vững. Thực tế cho thấy, cơ cấu tổ chức xã hội - đơn vị hành chính cơ sở là phum sóc luôn chịu sự chi phối chặt chẽ của tổ chức Phật giáo, của chùa và cũng từ lâu luôn giữ vai trò độc tôn mà không có một tôn giáo nào khác chi phối được. Chùa luôn là trung tâm (nhiều mặt) trong cộng đồng phum, sóc. Tất cả những vấn đề đó đều được đồng bào Phật tử người Khmer chấp nhận, tuân theo với cả tâm nguyện của mình.