MƯỜI NĂM CỦA VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
TS.TT. Thích Minh Thành
Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống. (John Dewey)
- TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Thế giới của giáo dục với các viện đại học hệt như những trung tâm là một thế giới rộng lớn bao hàm trong đó nhiều yếu tố, chứ không chỉ đơn giản là thầy, trò và nội dung giảng dạy nhằm mục đích là truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò. Giáo sư Alexander W. Wiseman mở đầu loạt bài giảng về đề tài “So sánh các hệ thống giáo dục trên thế giới”, đã nói một cách căn bản về bốn thành tố chính của một ngôi trường gồm:
-
- Sinh viên,
- Thầy cô,
- Nội dung giảng dạy,
- Nguồn tài nguyên.
Mỗi một thành tố ở trên đều cần những quan tâm cụ thể. Xin

![]()
*. Ủy viên thường trực HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Giảng viên chương trình Thạc sĩ và Tiến sĩ HVPGVN tại TP.HCM
đơn cử thành tố thứ nhất là sinh viên, viện đại học cần quan tâm đến: (1) Hoàn cảnh xuất thân (background); (2) Kiến thức lũy tích (cumulative learning); (3) Động cơ hay mục đích của việc học (motivation); (4) Sức thể hiện (performance).
Ở đây chúng tôi chọn bàn thêm một mức độ về thành tố số 1 là sinh viên và thành tố số 4 là nguồn tài nguyên. Khi nói đến nguồn tài nguyên là đề cập bốn nhóm vấn đề: (1) Hệ thống hay nguồn tài chánh thường xuyên dành cho những hoạt động của nhà trường, kể cả tài chánh để duy tu hay nâng cấp hạng mục xây dựng, thiết bị; cho đến tài chánh dành cho học bổng hay những trợ cấp khác.
(2) Nguồn lực ủng hộ hay tài trợ từ xã hội và cộng đồng, chỉ những công trình tiện ích hỗ trợ cho những hoạt động, sinh hoạt đời sống, thực tập và làm việc của sinh viên và thầy cô giáo. (3) Những thiết bị vật tư của lớp học (classroom resources), có thể tính luôn những bộ sách giáo khoa. Và (4) năng lực kinh tế và uy thế xã hội của phụ huynh và của từng cá nhân tham gia trong thế giới giáo dục.
Khi nói về sinh viên, chúng tôi chọn bàn thêm về những yếu tố mà nhà trường không chịu trách nhiệm giáo dục nhưng mà lại hiện hữu trong môi trường của dạy và học và có những tác động đáng kể đến kết quả của hoạt động dạy và học. Người ta gọi đó là những yếu tố phi-học-đường (nonschool factors) mà nhà trường cần quan tâm nếu muốn nâng cao hiệu quả giáo dục. Những yếu tố phi-học- đường gồm (1) Văn hóa và tập tục của cộng đồng xã hội nơi mà nhà trường hoạt động; (2) Thân phận hay vị thế xã hội và khả năng kinh tế cao hay thấp của gia đình sinh viên và của bản thân sinh viên; (3) Cảm thức hay xúc cảm tôn giáo, sắc dân hay giới tính của sinh viên;
(4) Hiện trạng bất bình đẳng giữa sinh viên về phương diện giàu nghèo và phương diện vị thứ trong thiết định xã hội; (5) Những mối quan hệ tốt đẹp hay tồi tệ trong gia đình, gia tộc; (6) Sức khỏe và mức độ lành mạnh trong nếp sống cá nhân của sinh viên.
Chúng tôi chỉ đề cập hơi chi tiết về sinh viên và nguồn tài nguyên, chưa nói gì về chương trình giảng dạy và phẩm chất của thầy cô, mà đã phần nào cho thấy những mảng việc mà một đại học cần quan tâm nếu có ý chí trở thành một đại học đúng nghĩa và tiên tiến. Thật ra, đó là một lý tưởng1 mà bất cứ trường đại học nào muốn vươn lên phát triển một cách căn cơ và bền vững đều cần phải tiệm cận. So với những yếu tố học đường, những yếu tố phi-học-đường tuy không phải là hoàn toàn không thể nhưng quả thật là khó điều hướng, khó chuyển hóa hơn nhiều. Sở dĩ chúng tôi đề cập đến những yếu tố phi-học-đường ở đây vì nhận thức hiện đại cho chúng ta biết rằng hiệu quả học tập của sinh viên tùy thuộc đáng kể vào kiến thức và khả năng chuyên môn hay kinh nghiệm giảng dạy của thầy cô. Quan trọng hơn, nhận thức hiện đại cũng cho thấy rằng hiệu quả học tâp của sinh viên tùy thuộc đáng kể hơn nhiều nữa vào khả năng điều hợp của thầy cô với những yếu tố phi- học-đường của sinh viên2.
Câu đầu tiên của bài viết này có đề cập đến ý tứ giáo dục đại học với mục đích là truyền đạt kiến thức từ thầy sang trò. Thật sự mà nói, những nhà giáo dục hàng đầu đều không nghĩ đơn thuần như vậy. Rất tiếc số đông vẫn duy trì nhận thức rằng một người trẻ vào đại học để được chuẩn bị một hành trang kiến thức, kỹ năng và sở hữu một văn bằng; vào đại học là để người trẻ ấy được thầy cô chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng đầy triển vọng về vị thứ xã hội, lợi đắc danh xưng, và nhiều hứa hẹn khác nữa. Nói gọn, suy nghĩ rằng vào đại học là để chuẩn bị cho tương lai là một suy nghĩ chưa thấu đáo. Triết gia John Dewey là một nhà giáo dục đỉnh cao của Hoa Kỳ có nói: “Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống”3. Trong khuôn viên đại học, sinh viên không
- Song song với những lý tưởng cao siêu vời vợi như lý tưởng chứa đựng trong tiêu ngữ “Chân lý – Tự do – Nhân tính” mà Viện Đại học Vạn Hạnh từng đề ra. Tổng quát hơn thì có lý tưởng Chân – Thiện – Mỹ. Nhà chùa có lý tưởng Giới – Định – Tuệ mà Hòa thượng Viện trưởng sáng lập gọi là Hạnh đức – Tâm đức – Tuệ đức.
- Research shows that teacher education and a teacher’s experience can have a significant impact on student learning and performance outcomes. But we also know that the effect of school factors – such as teacher quality – is less about how well teachers know a subject area, or can have every student in their seats doing some sort of learning activity, and much more about how teachers manage the interaction of a student’s, for example, socioeconomic status wih the school and woth the classroom environment.
3 . https:// www. google.com.vn/ search? q= education+ i s+ not+ a+ prepara- 
![]()
chỉ nhận kiến thức, thi cử và lấy văn bằng, mà là một trải nghiệm đầy đủ gần như mọi khía cạnh của cảm xúc con người với hỷ nộ ái ố, vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ trong cuộc sống cá nhân và trong các mối quan hệ với tha nhân, cộng đồng, xã hội; đó là cả một cuộc sống gồm đầy đủ những yếu tố học đường và những yếu tố thuộc nhóm phi-học-đường, tức là những yếu tố thuộc về cuộc sống trong đời thực. Nói gọn, khuôn viên đại học là một dạng phiên bản thu nhỏ của xã hội con người.
- MƯỜI NĂM CỦA VIỆN ĐẠI HỌC VẠN HẠNH
- Những nét lớn của một đại học Phật giáo nửa thế kỷ về trước
Trong quãng đời mười năm (1964 - 1974), Viện Đại học Vạn hạnhtrải qua nhiều biến động đảo điên của sự thế, những phức tạp của lịch sử và nhân tâm. Vượt qua sóng gió và khủng hoảng, sai lầm và sửa chữa sai lầm, Đại học Vạn hạnh đã phát triển nhanh chóng, có những thành công đáng kể và đáng trân trọng. Một vài đoạn trong Diễn văn của Hòa thượng Viện trưởng sáng lập Thích Minh Châu (Hòa thượng Viện trưởng sáng lập) đọc trong dịp Đại lễ Phật đản 2018 và Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Đại học Vạn hạnh (Dv10) đã khái quát giai đoạn 10 năm mà Đại học Vạn hạnh đã kinh qua: “Đứng trước sức mạnh của vũ khí và của vật dục, đứng trước những áp lực tinh vi về chính trị và kinh tế, đứng trước những sức mạnh cuồng tín của... ý thức hệ, và sống trong những rối loạn thường xuyên, các nhà giáo dục chúng ta nhiều khi cảm thấy bất lực và vô vọng...”; “Viện Đại học Vạn hạnh đã sống với sự thăng trầm chung của đất nước và của Giáo hội trong suốt 10 năm chinh chiến, đã san sẻ những vui buồn, vinh nhục của của một dân tộc và của cả một thế hệ sinh viên khi bị chiến tranh tàn phá quê hương. Và sự phát triển của Viện Đại học Vạn hạnh cũng nói lên được sức chịu đựng phi thường, sự dẻo dai cao độ và lý tưởng xây dựng một môi trường giáo dục đại học của những con người Việt Nam, của những nhân sĩ, giáo sư và sinh viên Việt Nam trong một giai đoạn cực kỳ giao động và cực kỳ nguy hiểm từ năm 1964 đến năm 1974.”
Khi triển khai cương lĩnh Chân lý, tự do và nhân tính theo cái nhìn viên dung và siêu hóa của nhà Phật, trong lời tuyên bố khai giảng năm đầu tiên của Phân khoa Khoa học xã hội và tổng khai giảng cho tất cả Phân khoa Đại học Vạn hạnh niên học 1967 – 1968, Hòa thượng Viện trưởng sáng lập đã xác định: “Viện Đại học là nơi thu gọn lại tất cả tinh ba của một dân tộc, của một nền văn minh nhân loại. Trường đại học là biểu tượng cho sự nhất trí của tinh thần sáng tạo, biểu tượng cho sự nhất thể của cá thể và tập thể, trường đại học và một vị thể tôn quý thiêng liêng của ý thức hướng thượng của con người, chứ không phải là nơi để người ta phân chia thao túng... chúng tôi đặt hy vọng rằng Viện Đại học Vạn hạnh sẽ không bao giờ đánh mất vị thể tôn quý của mình.” Điểm nhấn hay trọng tâm trong chủ trương về vai trò của Viện Đại học Vạn hạnh là “Viện Đại học Vạn hạnh vẫn phải đóng vai trò phát huy nền Văn hóa Dân tộc, nêu cao những truyền thống tốt đẹp của Dân tộc Việt Nam, làm nhỏ bớt những khoảng ngăn cách giữa con người Việt Nam, xây dựng tình người Việt Nam, sự hòa giải dân tộc và hợp tác giữa những con người Việt Nam.”
-
- Chủ hướng là một môi trường giáo dục đại học
Tôn chỉ hay chủ hướng trong việc xây dựng một môi trường giáo dục đại học là một con người toàn diện, chứ không phải chỉ là con người của trường lớp, kiến thức, chữ nghĩa và sách vở. Chủ hướng này có thể được nhận thức ngang qua khung giá trị phổ quát “Chân lý, tự do và nhân tính”. Khung giá trị phổ quát được Hòa thượng Viện trưởng sáng lập nêu lên và diễn giải thỏa đáng trong Dv10, ông Ngô Khắc Tỉnh tán trợ. Rất tiếc, vì giới hạn của tham luận, người viết không trình bày những điểm thú vị trong những diễn giải thấu đáo và minh triết ở đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn chót, mà chỉ chép lại câu kết luận: “Nhân tính” là đồng nghĩa với hiện thân của chân lý và tự do, bởi vì con người thể hiện trọn vẹn nhân tính của mình là
con người đã đạt tới chân lý và được giải thoát... khỏi tất cả sự ràng buộc phức tạp của đời sống. Ngoài những ý niệm cao siêu trong giáo lý nhà Phật, Ông Ngô Khắc Tỉnh còn nhận thức rằng giáo dục là để thể nhập với đời sống phong phú, giáo dục không phải chỉ giới hạn ở nhà trường, cũng không phải chỉ kết thúc ở trường thi. Giáo dục phải tự siêu hóa giáo dục để trở thành hơi thở dinh dưỡng của đời sống trọn vẹn.
Môi trường của đời sống trọn vẹn của con người toàn diện phải là môi trường lành mạnh và thoải mái, Dv10 nói: Không những chúng tôi phải trung thành với lý tưởng giáo dục, chúng tôi còn phải tạo cho Viện Đại học Vạn hạnh trở thành một môi trường thật sự đại học, trong ấy giáo sư thoải mái giảng dạy, sinh viên thoải mái học tập và nhân viên thoải mái phục vụ. Ở một đoạn khác, Dv10 nói: “Viện Đại học Vạn hạnh ngoài trách nhiệm trau dồi kiến thức tổng quát, chuyên môn, chuyên nghiệp cho sinh viên... còn có trách nhiệm giúp sinh viên phát triển con người toàn diện về cả 5 mặt, thân thể, tình cảm, tánh tình, tri thức và trí tuệ (cách nói khác của 5 uẩn), để sinh viên có đủ sức mạnh nội tâm, đủ sáng suốt lý trí, chống đỡ mọi cám dỗ ngoại cảnh, nuôi dưỡng sự trong sạch của tuổi trẻ, giữ vững tình người nhân loại, và phục vụ cho những lý tưởng cao đẹp của con người.”
Con người toàn diện với đời sống trọn vẹn không nên hiểu là có sẵn một khuôn mẫu cứ theo đó tạo ra mà nên hiểu là một diễn trình sáng tạo, vừa là chủ thể vừa là khách thể của sự sáng tạo. Hòa thượng Viện trưởng sáng lập nói: “Có sáng tạo văn hóa sẽ trở thành văn minh; thiếu sáng tạo văn minh sẽ trở thành vong nô. Tinh thần sáng tạo phải là tinh thần đại học; thiếu tinh thần sáng tạo trường đại học sẽ trở thành một nghĩa trang của những kiến thức khô chết đóng đầy bụi.” Chân lý, tự do và nhân tính vừa là những phẩm chất của bầu không khí sáng tạo vừa là kết quả của sự sáng tạo. Hòa thượng Viện trưởng sáng lập từng phát biểu: “Tinh thần đại học là tinh thần cởi mở của một tập thể linh động, tập thể ấy là gồm những cá thể sáng tạo, mỗi một đơn vị tham dự vào đời sống tập thể trong sinh hoạt trí thức mà vẫn giữ bản vị của mình là một cá thể sáng tạo, cá thể sáng tạo là hiện thân của Chân lý, Tự do và Nhân tính.”
-
- Có con người đại học để có một môi trường đại học đúng nghĩa
Tuy xác lập được vị thể thiêng liêng của đại học, nơi hội tụ tinh ba của dân tộc và nhân loại để xây dựng một môi trường giáo dục đại học với trọng tâm tình cảm là tình tự dân tộc. Nhưng sự nghiệp giáo dục có được sự thành công hay rơi vào tình trạng phá sản trước nhất là dựa vào chất lượng của con người đại học.
Con người đại học ở đây trước hết là đội ngũ sinh viên, những người trẻ tuổi, thế hệ tương lai của đất nước và dân tộc. Trong nhãn quan của Đại học Vạn Hạnh tuổi trẻ phải là tuổi trẻ. Tuổi trẻ là đồng nghĩa với sáng tạo và là phản nghĩa của mất lòng tin, của bi quan và phá hoại. Dự hội nghị ở Mexico, Hòa thượng cố viện trưởng phát biểu: “Nhà giáo dục chúng tôi quan niệm tuổi trẻ mất lòng tin thời không còn là tuổi trẻ, tuổi trẻ bi quan đầu hàng cũng không còn là tuổi trẻ. Tuổi trẻ chỉ biết phá hoại đạp đổ cũng không còn là tuổi trẻ”. Niềm tin của nhà giáo dục đối với tuổi trẻ là bất diệt, Dv10 nói: “Chúng tôi đặt trọn niềm tin nơi anh chị em sinh viên hiện tại của Viện Đại học này với tuổi trẻ trong sạch của anh chị em, với chí cầu tiến, học hỏi không ngừng của anh chị em, nhất là với tình người nhân loại, tình người Việt Nam, tình người Vạn Hạnh đang được nẩy nở phát triển nơi mỗi cá nhân tốt đẹp của từng anh chị em.”
Ngoài đội ngũ sinh viên còn có giáo sư và sinh viên, Dv10 cảnh giác: “Một giáo sư phải nể tình một chức sắc cho thêm điểm, một sinh viên chỉ biết nhắm mắt tin thầy, tin sách, một nhân viên bất nhã với sinh viên, thế là đủ tiêu tan sự nghiệp đại học. Một giáo sư không nghiên cứu sáng tác, một sinh viên không có chí cầu tiến, một nhân viên đại học trở thành một công chức thụ động, thế là môi trường đại học đã bị phá sản ngay từ căn bản.”
Phẩm chất của vị giáo sư lý tưởng được Dv10 nêu lên: “... những giáo sư làm sống lại những tình cảm, những ưu tư, những khắc khoải, những thao thức của thế hệ đàn anh rồi truyền trao lại cho khối óc, cho con tim của thế hệ đàn em hiện tại, rồi biến chúng thành những sức mạnh sống động, tác thành những nguồn giao cảm mãnh liệt giữa các thế hệ... thì chỉ có những giáo sư biệt tài, thâm hiểu sứ mạng của giáo dục, mới may ra có thể thực hiện.”
Hướng đến phẩm chất lý tưởng đó, bài viết về Đường hướng giáo dục Phật giáo4 có đoạn: “Con người giáo dục Phật giáo phải tự giáo dục mình trước tiên; tự giáo dục để giáo dục người khác trên con đường sự thật, đó là tất cả mục đích và đối tượng mà không một nhà giáo dục Phật giáo nào được quyền bỏ quên... giáo dục Phật giáo luôn luôn giữ tâm hồn phóng khoáng, cởi mở và đón nhận tất cả những khuynh hướng đối nghịch...”.
Hòa thượng Huyền Vi trong đề tài Triết học cho giáo dục gia5 có nói: “Phận sự của các nhà giáo dục phải xây dựng mỗi cá nhân (cá nhân mình)6 cho thật tốt, họ sẽ là những người đầy đủ tài năng và phẩm giá để trình bày phần giá trị và hiệu lực của họ.”
Một nhà giáo dục có tâm là một nhà giáo dục luôn cố gắng tiếp cận tâm cảm của sinh viên và tiên lượng những diễn biến mà sinh viên phải đối diện. Một diễn văn tổng khai giảng ở Viện Đại học Vạn Hạnh có đoạn: “Nhà giáo dục phải hiểu hết tâm lý học sinh, sinh viên mà còn phải ý thức được những thay đổi quan trọng của xã hội (mà) sinh viên sau này phải sống và va chạm để hướng dẫn giáo dục thích nghi thực dụng.”
Tuy trọng tâm tình cảm của Đại học Vạn Hạnh là tình tự dân tộc, nói rõ là tình người Việt Nam nhưng tình tự dân tộc không đứng riêng lẽ một mình mà đứng chung với những tầm mức nhau của thế giới tình cảm. Trong bài viết Ngôi trường và sinh viên tốt nghiệp7 Hòa thượng Viện trưởng sáng lập có nói: “Nhà giáo dục luôn luôn cố gắng xây dựng tình người, duy trì và phát huy giá trị cao đẹp của con người. Do vậy, tại cơ sở Đại học Vạn Hạnh này, chúng tôi lựa
- Tựa của một bài viết đã đăng trong Nguyệt san Tư Tưởng.
- Tựa của một bài viết đã đăng trong Nguyệt san Tư Tưởng.
- Người viết có biên tập để rõ nghĩa hơn.
- Tựa của một bài viết đã đăng trong Nguyệt san Tư Tưởng.

![]()
chọn đường hướng giáo dục nhân tính, xây dựng tình người nhân loại trong cộng đồng nhân loại, xây dựng tình người Việt Nam trong cộng đồng Việt Nam, và xây dựng tình người Vạn Hạnh trong cộng đồng Vạn Hạnh.”
-
- Xây dựng cơ cấu nhân sự và cơ sở vật chất để phục vụ cho chủ hướng đại học
Khi hiểu tập thể con người đại học là chánh báo thì thế giới mà những người đó sống là y báo. Trong trường hợp của Đại học Vạn Hạnh thì y báo không đơn thuần là cơ sở vật chất mà còn là những cơ cấu hay tổ chức nhân sự. Có chánh báo là chất lượng con người đại học để đại học giữ được vị thể thiêng liêng mà Hòa thượng Viện trưởng sáng lập từng tuyên bố, một Viện Đại học còn cần có y báo, tức là tổ chức nhân sự và cơ sở vật chất hướng đến thiết lập một môi trường giáo dục đại học trong đó có sự hòa quyện giữa những yếu tố học đường với những yếu tố phi-học-đường. Về phương diện này, có thể nói trong thế giới Phật giáo Việt Nam của năm mươi năm về trước, Đại học Vạn Hạnh xây dựng được một hình mẫu hàng đầu trong danh sách các đại học tư lập cùng thời như Đại học Minh Đức do Linh mục Bửu Dưỡng làm viện trưởng, Đại học Hòa Hảo do giáo sư Lê Phước Sang làm viện trưởng, Đại học Cao Đài do ông Nguyễn Văn Lộc làm viện trưởng, Đại học Tri Hành...
Các phân khoa của Đại học Vạn Hạnh được thành lập đáp ứng đa dạng nhu cầu của sinh viên và của xã hội. Kỷ yếu tưởng niệm Hòa thượng Viện trưởng sáng lập và Dv10 cho chúng ta biết Đại học Vạn Hạnh đã có hình thành những phân khoa như:
- Phân khoa Phật học (1964) với Hòa thượng Thích Mãn Giác và Hòa thượng Thích Trí Tịnh.
- Phân khoa Văn khoa (1964) với Hòa thượng Thích Thiên Ân, Đại đức Thích Nguyên Tánh, Giáo sư Nguyễn Đăng Thục.
- Phân khoa Khoa học Xã hội (1967) với Giáo sư Tôn Thất Thiện, Giáo sư Bùi Tường Huân.
- Phân khoa Giáo dục (1970) với Đại đức Thích Nguyên Hồng.
-
- Trung tâm Ngôn ngữ (1966) với Giáo sư Cẩm Quỳnh.
Không dừng ở đó vào những năm 1971, 1972, Đại học Vạn Hạnh mở thêm Cao học Phật Khoa, Cao học Văn khoa và Cao học Khoa học Xã hội.
Tạm gác qua những tổ chức hay cơ quan thuộc Đại học Vạn Hạnh như Trung tâm An sinh và Phát triển Xã hội Viện Đại học Vạn Hạnh, Nha Sinh viên vụ, Hội Bảo trợ Viện Đại học Vạn Hạnh, Hội Ái hữu Cựu Sinh viên Vạn Hạnh, ở đây chỉ cần điểm lại những hạng mục xây dựng trong phạm vi của Đại học Vạn Hạnh, chúng ta đã thấy những cố gắng phi thường của thời ấy:
-
- Tòa lầu chính (1966),
- Tòa lầu giáo dục (1970),
- Tòa lầu Trung tâm ngôn ngữ (1971),
- Thư viện (1968),
- Sân thể thao (1969),
- Câu lạc bộ (1970),
- Trung tâm Sinh hoạt Sinh viên (1970),
- Giảng đường 18 (1968),
Có khá nhiều những hạng mục không thuộc về giảng huấn mà chỉ liên quan đến những yếu tố phi-học-đường, liên quan đến đời sống trọn vẹn của con người toàn diện cho thấy nhãn quan giáo dục lúc bấy giờ đối với việc xây dựng con người theo năm khía cạnh của nhà Phật là thân thể, tình cảm, tánh tình, tri thức và trí tuệ (cách nói khác của 5 uẩn); hay có thể nói gọn hơn thành ba phương diện Hạnh đức, Tâm đức và Tuệ đức, tên gọi khác của Giới, Định và Tuệ. Nhãn quan của nhà triết học giáo dục John Dewey đã gặp gỡ và giao hòa với nhà Phật khi nói: “Giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống.”
Sự phát triển chuẩn mực của môi trường giáo dục toàn diện, dần dần thoát khỏi khung cửa hẹp bị gọi là “dạy chay và học chay” là
kết quả lưu xuất từ nhãn quan giáo dục và tầm nhìn chiến lược về phát triển con người như thế đã góp phần giải thích lý do tại sao sĩ số sinh viên hồi năm 1964 chỉ là 696, năm năm sau đã lên đến con số 2.150, sau đó lên đến 3.661. Năm 1974 chứng kiến con số kỷ lục là 4.450 sinh viên, nếu tính luôn số học viên của Trung tâm Ngôn ngữ, con số sẽ là 5.150 sinh viên trong khi dân số miền Nam lúc bấy giờ chỉ khoảng 26 triệu người.
- LỜI KẾT
Trong dòng lịch sử giáo dục của Phật giáo Việt Nam, Đại học Vạn Hạnh với sự phát triển và sức vươn lên của nó hướng đến một môi trường giáo dục toàn diện, đã chắp cánh ước mơ cho hàng ngàn tâm hồn non trẻ, vun bồi đạo đức và tri thức cho hàng ngàn trái tim và khối óc của một thế hệ thanh niên Việt Nam, thực hiện thành công vai trò lịch sử của mình. Vị lãnh đạo cao nhất của Đại học Vạn Hạnh đã có đầy đủ nền tảng để nhắc nhở trong một diễn văn khai giảng: “Chúng tôi muốn tự nhắc nhở mình, đồng thời nhắc nhở từng cá thể đang sinh hoạt trong tập thể của Viện Đại học Vạn Hạnh; chúng tôi muốn nhắc nhở rằng tất cả chúng ta, giáo sư cũng như sinh viên, tất cả chúng ta phải ý thức rằng chúng ta đang chịu trách nhiệm trước lịch sử, không phải của riêng Việt Nam, mà của tất cả con người trên trái đất này.”
Điều hành và thúc đẩy sự trưởng thành và sự tỏa sáng của Đại học Vạn Hạnh là một công lao không hề nhỏ nhưng vị lãnh đạo đã đủ sự tỉnh thức và khiêm hạ để tự mình nói rằng: “Trong suốt 10 năm hoạt động lẽ dĩ nhiên khó lòng tránh khỏi những va chạm, những chống đối, những hiểu lầm, chúng tôi xin chân thành sám hối...” Dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam sang trang mới, chương đời của Đại học Vạn Hạnh khép lại nhưng ảnh hưởng của nó và những cảm xúc mà nó gây nên khó mà phai mờ trong lòng của những người có duyên tiếp cận.