KHẢO SÁT MỘT SỐ VĂN BẢN HÁN NÔM
GHI CHÉP VỀ CỔ TỰ KIM PHONG Ở NÚI THẦN ĐINH
NNC. Nguyễn Phúc Vĩnh Ba*
- Lời dẫn
Theo sử sách và văn bia ghi lại, từ xưa trên núi Thần Đinh (Quảng Ninh, Quảng Bình) có ngôi cổ tự Kim Phong, về sau được sư Trần Gia Hội trùng tu và đổi tên là chùa Thần Đinh, dân gian quen gọi là chùa Non.
Sách Ô châu cận lục [1553] của Dương Văn An và Phủ biên tạp lục [1776] của Lê Quý Đôn ghi rằng: vua Lê Thánh Tông năm 1470 khi kinh lý vào Nam, đến núi Thần Đinh, thấy ngọn núi này chầu khác hướng (so với những ngọn núi khác) nên cho quần thần đánh tượng trưng vào chân núi để phạt tội “bất nghĩa”. Theo mô tả của văn bia núi Thần Đinh, ngọn núi này có phong cảnh đẹp nổi tiếng gần đế đô (Huế?) và đã có chùa trên núi.
Đường lên chùa có 1.225 bậc cấp đá dẫn đến gần giếng Tiên và cửa động núi Thần Đinh. Chùa có kè đá cao hơn 2m. Các kè đá còn nguyên nhưng đang bị che phủ bởi cây cối, dây leo chằng chịt chưa được tu tạo lại. Chùa có từ bao giờ không ai biết. Tương truyền văn bia có ghi từ trước thế kỷ XVII. Hoàng Phủ Chân Quân, một vị tu sĩ đắc đạo đã tu ở chùa này, tu luyện và viết binh thư. Đầu thế kỷ XVII, khi Đào Duy Từ vào Nam có ghé đến núi này, được Hoàng Phủ Chân Quân truyền cho binh thư. Cuối thế kỷ XVII, sư An Khả trụ trì trên núi; năm 1701, cho lập ruộng Tam Bảo để mở mang chùa. Nhưng sau đó chùa bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Đến năm 1807, hội thiện chùa Cảnh Tiên (ở Dinh 10) lên tôn tạo lại nhưng không thành. Năm 1825, đại sư Trần Gia Hội, quê ở Đức Phổ (Đức Ninh, Đồng Hới) từ chùa Thiên Mụ ra, đã cho dựng chùa tranh trên núi và tu luyện ở đây. Năm 1829, hưu quan Lê Văn Trúc cùng cựu xã trưởng Cổ Hiền và nhiều thiện nam tín nữ quyên góp hưng công xây dựng chùa, đồng thời cho xây dựng nhà Tăng cho các sư tăng ở chân núi ở thôn Rào Đá, sau gọi là nhà thiền sơ; cho đúc chuông, rước 11 pho tượng lên núi.
Chùa Non nay không còn nữa dẫu đường lên chùa cả ngàn bậc cấp đá vẫn còn đó. Các thông tin về chùa Non có được đều căn cứ vào văn bia núi Thần Đinh thì nay bia đã không còn. Trong quá trình khảo sát điền dã, tìm hiểu về chùa Non, chúng tôi

- Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế
may mắn tiếp cận được một bản tư liệu chữ Hán (chép tay) hiện được lưu giữ trong hòm bộ nhà thờ họ Trần ở làng Đức Phổ (Diêm Điền), được cho là sao chép lại văn bia chùa núi Thần Đinh, hành trạng của đại sư Trần Gia Hội và một số sinh hoạt tín ngưỡng của ngôi cổ tự này kể từ năm Minh Mạng thứ 11 [1830] đến năm Khải Định thứ 10 [1925].
- Nội dung các văn bản
Bản tư liệu này chứa 05 văn bản có nội dung khác nhau, tổng cộng gồm 09 trang, số trang được đánh bằng chữ số Latin liên tục từ 01 đến 09, trong đó một số trang đã nhàu nát, mất góc, mất chữ, hoặc viết sai chữ, được bồi giấy và đóng chung tập với các văn bản ghi chép về mộ chí. Chúng tôi đã cho chụp ảnh lại toàn bộ bản tư liệu này và đưa vào phần phụ bản ở cuối bài để độc giả tiện theo dõi.
Với tình trạng văn bản như thế, trong bài viết này, với mong muốn cung cấp một số thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu Phật giáo Quảng Bình sau này, chúng tôi với nhiều nỗ lực nhưng cũng chỉ cố gắng phỏng dịch toàn bộ 05 văn bản của tư liệu này trong khả năng có thể. Những chữ nào trong văn bản đã bị mất (do giấy mục nát), hoặc không thể đọc được (vì nét chữ quá mờ), chúng tôi đánh dấu […].
Văn bản 1: Nói về chùa Non trên đỉnh núi Thần Đinh
伽 蓝 福 地 多 在 奇 山 秀 水 間, 其 顯 晦 興 癈 輒 與 世 運 相 向. 今 乃 於
金 峰 寺 … 矣. 廣 平 鎮 之 老 神 丁 山 居 豐 禄 之 上 斿, 安 代 泉 … 抱 其 前, 與 右 臂 之 石 溪 合 流 南 大 于 海 流, 峙 萦 廻 爲 畿 輔 大 名 勝.
山 有 三 峰, 左 麒 麟 峰, 右 神 丁 峰, 老 山 巍 然 中 立. 寺 … 之 中, 級 經 始 之 已 庚 世 傳 逸 考. 先 … 正 祿 溪 候 南 歸 之 始, 常 登 山 寺, 受 兵 書 於 皇 甫 眞 君. 正 和 二 十 壹 年, 寺 儈 … 可 … 置 三 宝 田 … 曾 以 …
... 現 存 簡 牒 … 之 靈 秀, 奎 藻 之 焜 煌, 與 華 山 之 筆 … 洞 文 書 爲 禪 林 勝 蹟. 及 運 遭 雲 雷, 寺 燬 於 火 劫, 灰 荒 洽 會 哉! 咨 嗟! 嘉 隆 柒 年 仝 縣 境 仙 寺 善 會 修 山 寺, … 耕 寺 田 而 修 造 之 功, 若 有 所 待 而 未 就.
明 命 陸 年, 天 姥 寺 大 師 嘉 會 矢 愿 山 修, 遍 求 名 勝, … 建 江 之 香 火, 陟 神 丁 之 … 巔, 流 覧 殘 磚 癈 址, 間 於 會 同 師 其 地 構 草 庵 爲 朝 夕 楚 修
之 所 闔 境. 善 信 往 然 香 供 養 … 之 僟 於 是 乎 在 矣. 拾 年 春 在 會 潘 舍
…, 古 賢 首 社 張 天 視, 洞 思 鄉 目 陳 志 嘉 謀 於 住 持 捐 貲 鳩 工 修 曲 磴, 洽 老 山 之 皆 轉 登 山 左, 計 程 三 百 餘 尋, 一 千 贰 百 贰 十 五 級. 得 其 門 而 入 者 咸 稱 便 焉! 夏 五 月 住 偕 諸 善 侶 以 重 修 山 寺, 諸 於 鎭 堂 砌 石 … 瓦, 量
日 計 工, 同 善 十 方, 樂 于 侶 信 施 寺. 凡 三 間 像 十 一尊, 左 僧 房 三 間, 右 山 神 廟 一 座, 法 器 物 件 以 次 充 仍 以 三 宝 原 田 之 在 高 春 者 林 莽多 荒,
再 買 麗 水 之 章 程, 秧 田 拾 叁 畝 並 秧 土 贰 畝 陸 高 增 置 爲 叁 寳 田, 合 費
贰 千 餘 贯. 是 年 柒 月, 布 政 啇 户 郞 文 織 自 日 麗 海 門, 開 船 出 泊, 拽 椗 而 得 鐘, … 淨 無 文, 規 製 占 模, 得 請 奉 佛 於 丁 山. 自 此, 山 之 開 設 顯 於
…, 之 世 而 大 顯 於 今.
上 … 字 之 昌 辰 山 灵 … 社, 海 藏 献 珍, 今 古 同 侍 咸 稱 希 有 其 有 開 於 世 運 如 是 夫. 拾 壹 年 柒 月 寺 工 告 … 黎 該 官 之 子 植 徴 文 於 縣, … 弗 獲 畧 述 梗 概 勒 之貞 珉. 若 夫 厺豆 之 因 果, 福 社 之 宗 成, 備 載 於 見 … 無
… 筆 舌 爲 也.
時: 明 命 拾 壹 年 庚 寅 秋 初 吉.
Phiên âm:
Già-lam phước địa đa tại kỳ sơn tú thuỷ gian, kỳ hiển hối hưng phế triếp dữ thế vận tương hướng. Kim nãi ư Kim Phong tự … hỉ. Quảng Bình trấn chi lão thần sơn cư Phong Lộc chi thượng du, An Đại tuyền … bão kỳ tiền, dữ hữu tí chi thạch khê hợp lưu nam đại vu hải lưu, trĩ oanh hồi vi kì phụ đại danh thắng.
Sơn hữu tam phong, tả Kỳ Lân phong, hữu Thần Đinh phong, Lão Sơn nguy nhiên trung lập. Tự … chi trung cấp, kinh thuỷ chi dĩ canh thế truyền dật khảo. Tiên chính … Lộc Khê hầu nam qui chi thuỷ, thường đăng sơn tự, thụ binh thư ư Hoàng Phủ Chân Quân. Chính Hoà nhị thập nhất niên, tự quái … khả … trí tam bảo điền … tằng dĩ …
... hiện tồn giản điệp … chi linh tú, khuê tảo chi côn hoàng, dữ Hoa Sơn chi bút
… động văn thư … vi thiền lâm thắng tích. Cập vận tao vân lôi, tự huỷ ư hoả kiếp, hôi hoang hiệp hội tai! Tư ta! Gia Long thất niên, đồng huyện Cảnh Tiên tự thiện hội
… tu sơn tự, … canh tự điền nhi tu tạo chi công, nhược hữu sở đãi nhi vị tựu.
Minh Mạng lục niên, Thiên Mụ tự đại sư Gia Hội thỉ nguyện sơn tu, biến cầu danh thắng, … Kiến Giang chi hương hoả, trắc Thần Đinh chi … điên, lưu lãm tàn chuyên phế chỉ, gian ư hội đồng sư kỳ địa cấu thảo am, vi triêu tịch sở tu chi sở hạp cảnh. Thiện tín vãng nhiên hương cúng dường … chi ky ư thị hồ tại hỉ.
Thập niên xuân tại hội Phan Xá,… Cổ Hiền thủ xã Trương Thiên Thị, Động Tư hương mục Trần Chí Gia mưu ư trụ trì quyên ti cưu công, tu khúc đặng, hiệp Lão Sơn chi giai chuyển đăng sơn tả, kế trình tam bách dư tầm, nhất thiên nhị bách nhị thập ngũ cấp. Đắc kỳ môn nhi nhập giả hàm xưng tiện yên! Hạ ngũ nguyệt trú giai chư thiện lữ dĩ trùng tu sơn tự, chư ư trấn đường, thế thạch … ngoã, lượng nhật kế công, đồng thiện thập phương, lạc vu lữ tín thi tự. Phàm tam gian tượng thập nhất tôn, tả tăng phòng tam gian, hữu sơn thần miếu nhất toà, pháp khí vật kiện dĩ thứ nguy nhưng dĩ Tam Bảo nguyên điền chi tại Cao Xuân giả, lâm mãng đa hoang, tái mãi Lệ Thuỷ chi chương trình, ương điền thập tam mẫu, tịnh ương thổ nhị mẫu lục cao tăng trí vi Tam Bảo điền, hợp phí nhị thiên dư quan. Thị niên thất nguyệt, Bố chánh thương hộ lang văn chức tự Nhật Lệ hải môn, khai thuyền xuất bạc, duệ đính nhi đắc chung, … tịnh vô văn, quy chế chiếm mô, đắc thỉnh phụng Phật ư Đinh Sơn …. Tự thử, sơn chi khai thiết hiển ư … chi thế nhi đại hiển ư kim. Thượng … tự chi xương thần sơn linh … xã, hải tạng hiến trân, kim cổ đồng thị hàm xưng hy hữu kỳ hữu, khai ư thế vận như thị phù.
Thập nhất niên thất nguyệt tự công cáo chính … Lê cai quan chi Tử Thực trưng văn ư huyện … phất hoạch, lược thuật ngạnh khái … chi trinh mân. Nhược phù khứ đậu chi nhân quả, phước xã chi tông thành, bị tải ư kiến … vô … bút thiệt vi dã.
Thời: Minh Mạng thập nhất niên, Canh Dần, thu sơ cát.
Phỏng dịch:
Chùa chiền đất Phật phần lớn thường được xây nơi chốn núi rừng, khe suối tươi đẹp, tuy nhiên cảnh chùa cũng theo thế vận mà hưng phế. Nay chùa Kim Phong cũng thế. Núi Thần Đinh ở trấn Quảng Bình nằm ở thượng du huyện Phong Lộc, phía trước có rào An Đại cùng với các khe nước ở phía tay trái hợp lưu chảy xuôi về Nam ra biển, ngọn núi chơ vơ giữa dòng chảy quanh co tạo thành một thắng cảnh quan trọng của vùng đất gần với Kinh kỳ.
Núi có 3 đỉnh, trái là đỉnh Kỳ Lân, phải là đỉnh Thần Đinh, đỉnh Lão Sơn cao nhất ở giữa. Chùa ở giữa …. Trước khi Lộc Khê hầu (Đào Duy Từ) vào Nam, thường lên chùa trên núi, và được Hoàng Phủ Chân Quân trao binh thư. Năm Chính Hoà thứ 21 [1701], sư thầy trú trì … ruộng Tam Bảo để …
Hiện còn sách sớ ghi chép, (cảnh chùa và núi) xán lạn huy hoàng cùng với Hoa Sơn là những thắng tích trong giới thiền lâm. Đến khi bị sấm sét đánh, chùa bị hoả hoạn huỷ hoại thành tro tàn hoang phế. Đáng buồn thay! Năm Gia Long thứ 7 [1808], đạo tràng chùa Cảnh Tiên cùng huyện có ước nguyện trùng tu chùa trên núi, cho canh tác ruộng nhà chùa để lấy tiền tu tạo, song việc không thành. Năm Minh Mạng thứ 6 [1825] đại sư Gia Hội tại chùa Linh Mụ có ý nguyện lên tu trên núi, tìm kiếm khắp chốn danh thắng, … trèo lên đỉnh núi Thần Đinh, thấy nền hư gạch bể, xin phép các thầy tại địa phương này dựng thảo am làm chỗ tu hành sáng tối. Thiện nam tín nữ đến hương đèn cúng dường ….
Mùa xuân năm Minh Mạng thứ 10 [1829], tại hội Phan Xá, lý trưởng làng Cổ Hiền Trương Thiên Thị, hương mục làng Động Tư Trần Chí Gia bàn bạc với thầy trụ trì quyên góp công của tu bổ đường bậc cấp lên núi theo bên trái núi Lão Sơn, đường đi dài đến 300 tầm, gồm 1.225 bậc cấp. Người lên chùa được bằng lối đi này đều cho rằng rất thuận tiện. Tháng 5, tháng trời hè, các thiện nam tín nữ ở lại để tu bổ chùa trên núi, xếp đá lợp ngói, tính ngày tính công, mọi người khắp nơi đều vui vẻ làm chùa. Chùa gồm ba gian, có 11 pho tượng; phía trái xây nhà Tăng ba gian, phía phải miếu Sơn thần một toà, đồ thờ tự khá đầy đủ. Lại thấy ruộng chùa trước đây ở vùng Cao Xuân thì cỏ mọc đầy nên mua thêm 13 mẫu ruộng, 2 mẫu 6 sào đất ở Nhật Lệ để làm ruộng chùa, tốn hơn 2.000 quan tiền.
Năm ấy tháng 7, quan Bố chánh và tuỳ tùng đi thuyền ra cửa biển Nhật Lệ kéo lưới thì vớt được quả chuông, không ghi chữ nghĩa gì, nên đem về thờ Phật tại chùa Thần Đinh. Từ đấy, núi được thờ cúng linh hiển …. đến nay. Chúa Thượng cho rằng gặp thời thịnh vượng, núi hiển linh nên biển dâng của báu để thờ. Việc xưa nay ai cũng cho là hy hữu đã xảy ra như thế.
Năm Minh Mạng thứ 11 [1830], việc trùng tu chùa hoàn thành. Con của quan họ Lê tên Thực xin bản văn ở huyện nhưng không có, bèn tóm tắt công việc và kể lại để viết lên bia….
Ngày tốt, mùa thu năm Canh Dần - Minh Mạng thứ 11 [1830].
Văn bản 2: Hành trạng của Đại sư Gia Hội
金 峰 寺 住 持 嘉 會 大 師 功 行 記
師 法 名 先 遇, 俗 姓 陳, 豐 禄 之 德 溥 人, 童 年 出 家 境 仙 寺, 旣 長 受 戒
於 天 姥, 密 弘 和 尚 爲 大 師. 明 命 陸 年 結 草 庵 于 神 丁 山 寺 故 址. 戒 律 堅 若, 不 履 市 城. 見 之 者 咸 推 爲 善 知 識. 十 年 之 夏 ... 善 侶 鸿 工 崇 修 開 ... 春 正 月 十 三 日 奄 然 示 寂, 涉 塵 四 十 四 歲, 爲 塔 於 寺 之 左 坡.
松 枝 破 尾 月 影 常 圓 隻 履 歸 西 鐘 聲 連 響.
敬 述 功 行, 用 垂 示 於 来 兹 ...
時: 明 命 拾 壹 年 五 月 既 望
信 弟 子 法 名 明 道, 性 明 善 和 南 謹 記.
Phiên âm:
Kim Phong tự trú trì Gia Hội đại sư công hạnh ký
Sư pháp danh Tiên Ngộ, tục tính Trần, Phong Lộc chi Đức Phổ nhân, đồng niên xuất gia Cảnh Tiên tự, ký trưởng thụ giới ư Thiên Mụ, Mật Hoằng Hoà thượng vi đại sư. Minh Mạng lục niên kết thảo am vu Thần Đinh sơn tự cố chỉ. Giới luật kiên nhược, bất lý thị thành, kiến chi giả hàm suy vi thiện tri thức. Thập niên chi hạ ... thiện lữ hồng công sùng tu khai ... Chính nguyệt thập tam nhật yểm nhiên thị tịch, thiệp trần tứ thập tứ tuế, vi tháp ư tự chi tả pha.
Tùng chi phả vĩ
Nguyệt ảnh thường viên Chích lý qui Tây
Chung thanh liên hưởng.
Kính thuật công hạnh, dụng thuỳ thị ư lai tư.
Thời: Minh Mạng thập nhất niên ngũ nguyệt ký vọng.
Tín đệ tử pháp danh Minh Đạo, tính Minh Thiện hoà nam cẩn ký.
Phỏng dịch:
Ghi chép công hạnh của Đại sư Gia Hội, trú trì chùa Kim Phong
Sư pháp danh là Tiên Ngộ, họ Trần, người làng Đức Phổ, Phong Lộc, Quảng Bình. Khi còn nhỏ đi tu tại chùa Cảnh Tiên, lớn lên sư thụ giới với đại sư Mật Hoằng chùa Thiên Mụ (Huế). Năm Minh Mạng thứ 6 [1825], sư lập thảo am trên nền cũ của chùa Thần Đinh. Sư giữ giới luật kiên thâm, không hề biết đến thị thành, ai biết đến đều tôn xưng là bậc thiện tri thức. Năm Minh Mạng thứ 10 [1829], thiện nam tín nữ góp công trùng tu chùa. Ngày 13 tháng Giêng, sư hoát nhiên thị tịch, hưởng dương 44 tuổi. Tháp sư được xây ở sườn núi bên trái chùa.
Cành tùng rũ ngọn Bóng nguyệt sáng tròn Cỡi dép về Tây Chuông còn ngân mãi.
Kính thuật công hạnh của sư để người đời sau noi theo. Ngày rằm tháng 5, năm Minh Mạng thứ 11 [1830].
Đệ tử thâm tín pháp danh Minh Đạo, tính Minh Thiện, kính bái ghi chép.
Văn bản 3: Về lễ rước tượng Phật Di Lặc
彌 勒 尊 佛 赤 金 大 法 相 記
自 旃 檀 佛 東 來 像 教 之 … 尚 矣. … 城 普 光 寺 妙 振 禅 師 家 母 吳 氏
受 記 師 也. 明 命 己 丑 家 父 偕 諸 僧 侶, 重 修 神 丁 山 寺. 家 母 實 克 相 之. 禪 師 聞 之 曰, 吾 門 有 人 矣, 乃 奉 所 鑄 弥 勒 像 憑 海 運 南 來 登 諸 山 寺 侍 (?) 妙 俊 奉 所 (?) 弥 勒 像 附 焉. 家 父 家 母 皆 曰, 凡 此 功 德 爲 於 吾 師, 弟 子 何 能 受 玆 介 福 顧 語 子 植 勤 諸 貞 珉.
时: 明 命 拾 壹 年 陸 月 朔 日
信 弟 子 豊 祿 舍 黎 植 和 南 謹 記
Phiên âm:
Di Lặc Tôn Phật xích kim đại pháp tướng ký
Tự Chiên Đàn Phật đông lai, tượng giáo chi … thượng hĩ. … thành Phổ Quang tự Diệu Chấn thiền sư gia mẫu Ngô thị thụ ký sư dã. Minh Mạng Kỷ Sửu gia phụ giai chư tăng lữ, trùng tu Thần Đinh sơn tự. Gia mẫu thực khắc tướng chi. Thiền sư văn chi viết: “Ngô môn hữu nhân hĩ”, nãi phụng sở chú Di Lặc tượng bằng hải vận nam lai đăng chư sơn tự thị ... Diệu Tuấn phụng sở ... Di Lặc tượng phụ yên. Gia phụ gia mẫu giai viết: “Phàm thử công đức vị ư ngô sư, đệ tử hà năng thụ tư giới phước”, cố ngữ tử Thực cần chư trinh mân.
Thời: Minh Mạng thập nhất niên, lục nguyệt sóc nhật. Tín đệ tử Phong Lộc xá Lê Thực hoà nam cẩn chí.
Lược dịch:
Ghi chép về tượng Phật Di Lặc bằng vàng ròng
Kể từ lúc Phật Chiên Đàn từ phương đông đến, đạo Phật được mọi người tôn thờ. Mẹ ta họ Ngô, đã thụ ký với Thiền sư Diệu Chấn ở chùa Phổ Quang. Năm Kỷ Sửu triều Minh Mạng, thân phụ ta cùng chư Tăng trùng tu chùa Thần Đinh. Mẹ ta cũng góp phần. Thiền sư nghe vậy bèn nói: “Nhà ta có người, hãy thỉnh pho tượng Di Lặc đã đúc chuyên chở bằng đường biển lên núi dâng cúng cho chùa”. Đệ tử là Diệu Tuấn lo công việc ấy. Bố mẹ ta đều nói: “Việc công đức này quy cho thầy ta cả thì đệ tử sao hưởng được chút phước đức”. Bèn bảo con là Thực ghi vào bia.
Ngày mồng một tháng 6 năm Minh Mạng thứ 11 [1830].
Đệ tử thâm tín người Phong Lộc là Lê Thực kính bái cẩn thận ghi chép.
Văn bản 4: Về các người góp của trùng tu chùa Thần Đinh
明 命 拾 壹 年 柒 月 吉 日. 神 丁 山 金 峰 寺 善 會 潘 舍 社 休 致 該 官 潘 德 佰, 黎 文 竹 並 善 侶 古 賢 首 社 張 天 視, 洞 思 鄉 目 陳 志 嘉 ... 登 記. 由 去
年 五 月 ... 願 捐 貲 崇 修 寺 宇 間. 有 十 方 善 信 供 錢 銀 著 于 謹 將 姓 氏, 錢 數 一 ... 勤 諸 貞 珉 ... 凡 同 人 共 享 無 量 無 邊 福 德 之 利 六 耳. 潘 舍 社 休 致 該 官 黎 文 竹 法 名 明 道 , 正 配 吴 氏 奔 號 妙 德 供 錢 一 千 百 餘 貫, 秧 田 十 三 畝, 秧 土 二 畝 六 高, 並 在 章 程 社, 古 賢 社, 首 社 張 天 視, 正 配 法 阮 氏 蓮 名 明 花 供 錢 一 千, 秧 土 二 畝 在 石 溪 處.
Phiên âm:
Minh Mạng thập nhất niên thất nguyệt cát nhật, Thần Đinh sơn Kim Phong tự thiện hội Phan Xá xã, hưu trí cai quan Phan Đức Bá, Lê Văn Trúc tịnh thiện lữ Cổ Hiền thủ xã Trương Thiên Thị, Động Tư hương mục Trần Chí Gia ... đăng ký. Do khứ niên ngũ nguyệt ... nguyện quyên ti sùng tu tự vũ gian. Hữu thập phương thiện tín cung tiền ngân, trước vu cẩn tương tính thị, tiền số nhất ... cần chư trinh mân, ... phàm đồng nhân cộng hưởng vô lượng vô biên phước đức chi lợi lục nhĩ. Phan Xá xã hưu trí cai quan Lê Văn Trúc pháp danh Minh Đạo, chính phối Ngô Thị Bốn hiệu Diệu Đức cúng tiền nhất thiên bách dư quan, ương điền thập tam mẫu, ương thổ nhị mẫu lục cao, tịnh tại Chương Trình xã, Cổ Hiền xã, thủ xã Trương Thiên Thị pháp danh Minh Thiện, chính phối Nguyễn Thị Liên pháp danh Minh Hoa cúng tiền nhất thiên, ương thổ nhị mẫu tại Thạch Khê xứ.
Phỏng dịch:
Ngày tốt tháng 7 năm Minh Mạng thứ 11 [1830] tại chùa Kim Phong núi Thần Đinh, hưu trí cai quan Phan Đức Bá, Lê Văn Trúc trong hội thiện làng Phan Xá và lý trưởng làng Cổ Hiền Trương Thiên Thị, hương mục làng Động Tư Trần Chí Gia hội họp. Lý do là tháng 5 năm ngoái họ đã nguyện góp công của để trùng tu chùa chiền. Có thiện nam tín nữ đóng góp tiền bạc nên cần đem tên họ và số tiền cẩn thận khắc vào bia … Mọi người cùng hưởng lợi lộc của công đức vô lượng vô biên này. Cai quan hưu trí làng Phan Xá là Lê Văn Trúc, pháp danh Minh Đạo và vợ chính Ngô Thị Bốn, pháp danh Diệu Đức cúng 1.100 quan tiền, ruộng 13 mẫu, đất khô 2 mẫu 6 sào. Lý trưởng làng Cổ Hiền Trương Thiên Thị pháp danh Minh Thiện, và vợ chính phối Nguyễn Thị Liên pháp danh Minh Hoa cúng 1.000 quan tiền, 2 mẫu đất khô ở vùng Thạch Khê.
Văn bản 5: Tờ Bẩm
忠 鑵 總, 右 潘 社, 僧 陳 文 閱 叩 禀:
爲 乞 審 恤 下 情 事 緣.
僧: 自 維 新 八 年 構 立 芼 家 在 石 江 處, 耕 柞 生 理, 心 誠 事 祀 在 神 丁 寺. 至 啓 定 六 年 承 於 會 主 休 官 黄 相 公 認 寔, 及 伊 春 育 社 鄉 里 押 認 顺
應, 僧 恭 奉 認 這 寺 修 補 並 田 土 耕 供. 至 於 ... 十 二 年 餘, 均 得 無 何 阻 止, 誠 事 心 憂 ... 於 當 日 當 柔 願 約. 僧 乞 親 子 名 闋, 心 應 所 願, 乞 供 奉 继 後,
幸 得 餘 露, ... 此 佛.
乞 本 轄 領 兵 官 大 人 閣 下 恤 及 下 情 轉 咨 部 文 及. (僧) 親 子 名 闋 幸 蒙 小 惠 ...
叩 禀.
啟 定 拾 年 七 月 拾 日.
Phiên âm:
Trung Quán tổng, Hữu Phan xã, (Tăng) Trần Văn Duyệt khấu bẩm vi khất thẩm tuất hạ tình sự duyên. Tăng: Tự Duy Tân bát niên cấu lập mao gia tại Thạch Giang xứ, canh tác sinh lí, tâm thành sự tự tại Thần Đinh tự. Chí Khải Định lục niên, thừa ư hội chủ hưu quan Hoàng tướng công nhận thực, cập y Xuân Dục xã hương lý áp nhận thuận ứng tăng cung phụng nhận thử tự tu bổ tịnh điền thổ canh cung. Chí ư ... kinh thập nhị niên dư, quân đắc vô hà trở chỉ, thành sự tâm ưu ... ư đương nhật đương nhu nguyện ước. (Tăng) khất thân tử danh Khuê, tâm ưng sở nguyện, khất cung phụng kế hậu, hạnh đắc dư lộ ... thử Phật.
Khất bản hạt Lãnh binh quan đại nhân các hạ tuất cập hạ tình chuyển tư bộ văn cập.
(Tăng) thân tử danh Khuê hạnh mông tiểu huệ ... Khấu bẩm
Khải Định thập niên thất nguyệt thập nhật.
Phỏng dịch:
Tổng Trung Quán, xã Hữu Phan, sư thầy tên là Trần Văn Duyệt khấu đầu bẩm báo thượng cấp, xin rủ lòng thương, xét cho sự việc dưới đây: Từ năm Duy Tân thứ 8 [1914], sư tôi đã dựng một căn nhà tranh tại Thạch Giang, cày cấy làm ăn, thành tâm phụng thờ Phật Tổ tại chùa Thần Đinh. Đến năm Khải Định thứ 6 [1921], sư tôi được hội chủ là quan hưu trí họ Hoàng nhận thực, cùng với hương lý làng Xuân Dục đồng xác nhận bằng lòng để sư tôi nhận việc tu bổ chùa này và cày cấy đất ruộng chùa. Trải qua hơn 12 năm nay không có điều gì trở ngại, chỉ thành khẩn ưu lo công việc cho tới ngày nay. Sư tôi xin cho con trai là Khuê, đúng như lòng sở nguyện, được tiếp tục thờ phụng Phật Tổ, hầu được hưởng ơn mưa móc tại ngôi chùa này.
Kính xin đại nhân, quan Lãnh binh bản hạt, rủ lòng thương chuyển bộ kịp thời tư văn này hầu đứa con của tôi, tên Khuê, mới may mắn được chút ơn nho nhỏ.
Nay khấu bẩm.
Ngày 10 tháng 7 năm Khải Định thứ 10 [1925].
- Nhận xét
Chúng tôi nhận thấy rằng đây có lẽ là văn bản cổ nhất và căn bản nhất viết về chùa cổ Kim Phong (chùa Thần Đinh, chùa Non). Ngôn từ được sử dụng trong các văn bản trên rất sắc sảo, chứng tỏ người soạn bia là một bậc túc Nho, có am hiểu sâu xa về đạo Phật. Ví dụ, dùng từ “khuê tảo” để chỉ thơ văn của bậc đế vương, từ “mân trinh” để chỉ việc khắc bia, từ “hoà nam” để chỉ việc chắp tay (bái Phật),…
Thật đáng tiếc, do vấn đề bảo quản còn hạn chế nên bản tư liệu này bị rách một số chỗ và mất đi một số từ. Bên cạnh đó, một số từ khác có lẽ viết nhầm, viết thừa nét khiến việc đọc văn bản khó chính xác. Ví dụ, cụm từ chúng tôi phiên âm là “Lộc Khê hầu”, tức là cụ Đào Duy Từ thì trên tự dạng lại giống như là “Duyên Khê hầu” hơn. Song đối với thời điểm lịch sử thì nhân vật Lộc Khê hầu Đào Duy Từ (1572-1634) lại rất phù hợp.
Rải rác ở vài chỗ khác có những lỗi sai nhỏ như: “thỉnh Phật” (trang 3) thì trong chữ “thỉnh” lại có chữ bối; “tam gian” (trang 3) khi nói chùa có ba gian, nhưng trong chữ “gian” thay vì chữ “nhật” lại viết thành chữ “nhĩ”; “tăng lữ” (trang 6) thì chữ “tăng” lại thiếu bộ nhân đứng; chữ “tổng xã” (trang 9) là đơn vị hành chính thì chữ “tổng” lại viết bộ sách. Về địa danh, chúng tôi cũng thấy có chỗ không chính xác. Ví dụ, xã Hữu Phan thuộc tổng Trung Quán thì lại ghi là tổng Trung Gia (忠 鎵),… Một số chữ khác chúng tôi lại không tìm ra được trong từ điển. Phần lớn chữ Hán ghi lại ở gia phả được viết một cách dễ dãi khiến văn bản không có nét nghiêm túc. Với những
hạn chế như thế, việc đọc bản văn chép tay này khá khó khăn, đôi khi phải dự đoán để thấy nghĩa.
Nhìn chung, mặc dù còn tồn tại một số hạn chế và sai sót như vừa nêu, văn bản này cũng giúp chúng ta có được một số thông tin khả dĩ về cổ tự Kim Phong (chùa Thần Đinh, chùa Non), dẫu rằng đó không phải là những thông tin chính thống. Chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phố, anh Võ Vinh Quang đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong công tác này.