DẤU ẤN CÁC NGÔI CỔ TỰ TIÊU BIỂU Ở QUẢNG BÌNH QUA CÁC THƯ TỊCH CỔ VÀ VĂN BIA HIỆN TỒN
- Lời dẫn
TS. Võ Vinh Quang*
Quảng Bình là vùng đất có vị trí chiến lược và giữ vai trò đặc biệt trọng yếu qua các thời kỳ lịch sử Lý - Trần - Hồ - Lê - Nguyễn của nước ta. Đối với Phật giáo, mặc dù vùng đất này được sáp nhập vào bản đồ Đại Việt từ năm 1069, nhưng suốt từ nửa cuối thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XIV, những sinh hoạt Phật giáo ở đây khá mờ nhạt, ít được ghi chép lại trong các sử liệu và thư tịch cổ. Mãi đến năm 1301, lần đầu tiên chúng ta mới bắt gặp sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông vân du đến miền biên viễn này, dừng chân ở am Tri Kiến (tiền thân của chùa Kính Thiên/Hoằng Phúc) nhờ Thánh đăng lục ghi lại.
Có thể nói, việc kiến thiết chùa chiền và khởi động các sinh hoạt Phật giáo xứ Tân Bình - Quảng Bình, tạo nên một hệ thống chính phải sau khi các chúa Nguyễn trị nhậm Đàng Trong. Năm Kỷ Dậu [1609], chúa Tiên Nguyễn Hoàng cho phục dựng chùa Kính Thiên ở phường Thuận Trạch, xứ Tân Bình. Từ đây, các chùa ở khắp nơi trên đất Quảng Bình được tạo dựng như chùa Cảnh Tiên (ấp Tráng Tiệp, đạo Lưu Đồn - nay là Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), chùa Đại Phúc (huyện Lệ Thủy), chùa Kim Phong trên núi Thần Đinh (Quảng Ninh), chùa Linh Quang (Bố Trạch)…
Trong những ngôi chùa hiện hữu tại vùng đất Quảng Bình xưa nay, có ba ngôi cổ tự: Kính Thiên (Hoằng Phúc), Cảnh Tiên và Kim Phong (Thần Đinh) để lại nhiều dấu ấn đậm nét qua các thư tịch cổ cũng như văn khắc Hán Nôm. Trong bài viết này, chúng tôi xin được cung cấp các tư liệu Hán Nôm liên quan đến ba ngôi cổ tự này hiện được lưu giữ qua các nguồn sử liệu và văn bia hiện tồn354.
- Chùa Hoằng Phúc (am Tri Kiến/chùa Kính Thiên) trong thư tịch cổ
- Thánh đăng lục (聖 燈 錄)
Nguyên tác:

- Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
354 Riêng tại chùa Hoằng Phúc hiện nay còn một đại hồng chung, một biển hoành ghi “Thiếu Lâm tự”, một vế câu đối, một số tượng Phật và bộ tượng Ngọc hoàng bằng đồng, tòa Cửu long bằng đồng, tiền đồng cổ… Tất cả những hiện vật tư liệu đó sẽ được đề cập ở các bài nghiên cứu chuyên sâu trong chuyên đề này. Một số văn bản chữ Hán của chùa Kim Phong (núi Thần Đinh) cũng được khảo sát, phiên dịch và giới thiệu trong chuyên đề này.
…興 隆 己 亥 七 年 十 月 徑 入 安 子 山 精 勤 修 道 十 二 頭 陀 行 自 號 香 雲 頭 陀 立 丈 提 精 舍 開 法 度 僧 學 侶 雲 凑 後 於 天 長 府 普 明 寺 延 致 名 僧 大 設 講 肆 經 數 年 乃 雲 遊 方 外 至 布 政 寨 卜 知 見 庵 以 居.
Dịch nghĩa:
“…Tháng 10 năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hưng Long thứ 7 [1299], [Phật Hoàng Trần Nhân Tông] đi thẳng lên núi Yên Tử, chuyên cần tu tập “mười hai hạnh đầu đà”355, lấy hiệu là Hương Vân đầu đà, lập tinh xá Trượng Đề, khai pháp độ tăng, học chúng đến rất đông. Sau đó, chiêu tập danh tăng ở chùa Phổ Minh, phủ Thiên Trường, mở hội lớn giảng thuyết kinh điển. Vài năm sau, Ngài vân du phương ngoài, đến trại Bố Chính, chọn am Tri Kiến356 để ở”.
-
- Ô châu cận lục (烏 州 近 錄)
[Quyển 5, mục “Chùa miếu”] Nguyên tác:
敬 天 寺: 麗 水 縣 近 平 江 驛 碧 水 旋 纏 青 山 扈 從 恍 然 山 寺 清 幽 方 丈 世 界 茅 店 花 村 近 不 遠 鷄 鳴 犬 寂 吠 無 聞 寔 新 平 之 大 剎 也 寺 有 洪 鍾 重 千 鈞 有 僧 官 掃 夫 歲 時 奉 事 但 落 花 啼 鳥 近 存 遺 祉 焉 耳.
Dịch nghĩa:
“Chùa Kính Thiên: ở huyện Lệ Thủy, gần trạm dịch Bình Giang. [Chốn này] nước biếc bao quanh, non xanh tương hỗ, bỗng nhiên hiện hữu ngôi chùa tĩnh nhàn trang nhã, [thực là] chốn đất Phật trong thế giới. [Chùa] ở gần chốn thôn dã nhà tranh, dẫu không xa nhưng chẳng nghe tiếng gà gáy, chó sủa, thực là ngôi bảo sát to lớn đất Tân Bình. Chùa có quả hồng chung nặng hàng ngàn cân; có tăng quan và phu quét dọn hương khói hằng ngày. Nhưng trải bao biến thiên năm tháng357, gần đây chỉ còn dấu vết sót lại mà thôi vậy”.

![]()
355 Thập nhị đầu-đà hạnh (十 二 頭 陀 行): Mười hai hạnh đầu-đà. Đầu-đà là một trong những hạnh khổ tu, cũng gọi là đầu-đà hạnh, đầu-đà sự, đầu-đà công đức, tiếng Phạn là Dhùta, nghĩa là sửa trị, trừ khử, rũ bỏ, đãi lọc, rửa tẩy..., tức tẩy sạch phiền não, trừ diệt tham sân si. Người tu hạnh đầu-đà phải tuân thủ 12 hạnh sau đây: [1] Ở A-lan-nhã: tránh xa chỗ đông người não nhiệt, chọn nơi yên tĩnh, vắng vẻ; [2] Thường hành khất thực: thường đi xin ăn; [3] Thứ đệ khất thực: theo thứ tự đi từng nhà mà xin, không phân biệt giàu nghèo; [4] Thụ nhất thực pháp: ngày ăn một bữa; [5] Tiết lượng thực: không ăn quá nhiều, chỉ ăn một nắm cơm trong bát; [6] Trung hậu bất đắc ẩm tương: sau bữa ăn chính Ngọ, không được uống nước trái cây; [7] Trước tệ nạp y: mặc ca-sa chắp vá bằng những mụn giẻ bỏ đi; [8] Đãn tam y: chỉ giữ 3 tấm áo, không được có thừa; [9] Trủng gian trụ: ở nơi nghĩa địa; [10] Thụ hạ chỉ: ngủ nghỉ dưới gốc cây; [11] Lộ địa tọa: ngồi chỗ đất trống; [12] Đãn tọa bất ngọa: thường ngồi không nằm.
356 Am Tri Kiến (知 見 庵): Thời Trần gọi là am Tri Kiến, từ thời Lê đến đời Gia Long có tên là chùa Kính Thiên, đầu triều Minh Mạng cải tên thành chùa Hoằng Phúc.
357 Dịch từ “lạc hoa đề điểu” (落 花 啼 鳥 - hoa rụng chim kêu), ý nói đến sự biến thiên của thời cuộc, trải qua bao kỳ hoa rụng, chim kêu.
3.3. Đại Nam thực lục (大 南 寔 錄)
-
-
- Đại Nam thực lục tiền biên
[Quyển 1, mục “Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế” (Nguyễn Hoàng)] Nguyên tác:
己 酉 五 十 二 年 建 敬 天 寺 順 宅 (坊 名 屬 廣 平 麗 水 縣 明 命 七 年 改
弘 福 寺).
Dịch nghĩa:
“Năm Kỷ Dậu [Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế] thứ 52 [1609], lập chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch (tên phường, thuộc huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Năm Minh Mạng thứ 7 [1826] đổi tên thành chùa Hoằng Phúc)”.
-
-
- Đại Nam thực lục tiền biên
[Quyển 8, mục Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế (Nguyễn Phúc Chu)] Nguyên tác:
[丙 申 二 十 五 年] 秋 八 月 修 順 宅 敬 天 寺 命 左 府 鄭 樹 (時 稱 璘 郡 公
) 董 其 役 御 製 扁 額 聯 章 賜 之.
Dịch nghĩa:
“[Năm Bính Thân, triều Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế thứ 25 (1716)], mùa thu, tháng 8, sửa chùa Kính Thiên ở Thuận Trạch. Lệnh cho Tả phủ Trịnh Thụ (bấy giờ gọi là Lân Quận công) trông coi công việc tu sửa. [Chúa] ân ban cho chùa biển ngạch [Kính Thiên tự] và câu liễn đối”.
-
-
- Đại Nam thực lục chính biên
[Đệ nhị kỷ, Quyển 21, Thực lục về Thánh tổ Nhân Hoàng đế (Minh Mạng)] Nguyên tác:
[癸 未 明 命 四 年 六 月] 修 廣 平 敬 天 寺. 寺 在 順 宅 坊 太 祖 嘉 裕 皇 帝
所 建 也 西 賊 之 亂 寺 久 廢 壞 至 是 其 民 請 假 在 籍 兵 合 力 修 理 帝 許 之 賜 銀 一 百 兩.
Dịch nghĩa:
“[Tháng 6 năm Quý Mùi, niên hiệu Minh Mạng thứ 4 (1823)], trùng tu chùa Kính Thiên ở Quảng Bình. Chùa nằm ở phường Thuận Trạch, do Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế [Nguyễn Hoàng] cho xây dựng vậy. Vào thời loạn Tây Sơn, chùa bị hủy hoại hoang phế đã lâu. Đến nay dân thỉnh nguyện xin quân lính ở quê hợp sức tu sửa. Nhà vua đồng ý ban cấp cho 100 lạng bạc”.
2.4. Đại Nam nhất thống chí (大 南 一 統 志)
[Tỉnh Quảng Bình] Nguyên tác:
弘 福 寺 在 麗 水 縣 順 宅 坊, 本 朝 太 祖 皇 帝 己 酉 五 十 二 年 建, 名 敬 天 寺. 顯 宗 皇 帝 丙 申 二 十 五 年 重 修, 御 題 敬 天 寺 橫 扁 一, 無 雙 福 地 橫 扁 一, 御 製 對 聯 五:
一 云: 懸 定 鏡 于 當 空, 森 羅 萬 象 燦 心 燈 于 性 地, 妙 證 無 為
二 云: 大 道 弘 人, 地 布 黃 金, 蓮 花 法 界 常 沙 現 相, 座 聯 碧 玉, 水 月 禪 心
三 云: 擡 心 裏 之 香, 金 爐 葆 篆 祥 雲 合 識 玄 中 之 妙, 貝 葉 靈 文 法 雨 均
四 云: 鬧 市 建 禪 關, 動 中 能 靜 微 塵 明 自 性, 有 本 尊 無
五 云: 一 聲 普 渡 也 慈 悲 古 佛 億 生 教 化 也 弘 願 如 來
經 亂 頹 壞 明 命 二 年 聖 駕 北 巡 臨 幸 賜 今 名 四 年 賜 幣 銀 一 百 兩 重
修 七 年 又 賜 幣 銀 一 百 五 十 兩 重 修 紹 治 二 年 聖 駕 北 巡 賜 錢 三 百 緡 御 製 詩 章 以 誌 勝 蹟 勒 銅 榜 置 于 寺 六 年 恭 遇 萬 壽 四 旬 大 慶 節 賞 錢 三 百 緡 按 烏 州 近 錄 云 敬 天 寺 在 麗 水 縣 近 平 江 驛 碧 水 回 環 青 山 扈
從 寔 新 平 之 大 剎 也 寺 有 鍾 重 千 鈞 有 僧 官 洒 夫 奉 事 後 廢 僅 存 遺 址
我 太 祖 所 建 或 因 舊 址 歟.
Dịch nghĩa:
“Chùa Hoằng Phúc: tại phường Thuận Trạch, huyện Lệ Thủy. Chùa vốn do Thái tổ Gia Dũ Hoàng đế [Nguyễn Hoàng] của bổn triều tạo dựng vào năm Kỷ Dậu, thứ 52 [1609], có tên là Kính Thiên tự. Hiển tông Hoàng đế [Nguyễn Phúc Chu] năm Bính Thân thứ 25 [1716] cho trùng tu; [ban] một biển hoành ngự đề “Kính Thiên tự”, một biển hoành “Vô song phúc địa”, cùng năm cặp đối liễn ngự chế gồm:
Cặp thứ nhất:
Huyền định kính358 vu đương không359, sâm la vạn tượng; Xán tâm đăng vu tính địa, diệu chứng vô vi360.

![]()
358 Định kính (定 鏡): Gương định. Chỉ cho tâm định tĩnh, như tấm gương trong vắt, không gợn chút bụi trần. Theo lời chú trong bài thơ Đề Hoằng Phúc tự (題 弘 福 寺) ở Ngự chế thi của vua Thiệu Trị, khi dẫn lại câu đối này lại ghi là Bảo kính (寶 鏡 - Gương báu). Chúng tôi cho rằng, dùng chữ Định kính (定 鏡) ở đây có lẽ hợp lý hơn, như thế mới đối lại với từ Tâm đăng (心 燈) của vế kia.
359 Đương Không (當 空): Gọi đủ là “đương thể tức không”, tức ngay chính cái Không của các pháp cũng vốn
Không. Phẩm Thân kiến trong Thành thật luận (quyển 10) chia Không thành hai loại: Tích không và Thể không. Tích không nghĩa là phân tích sự vật tồn tại đến khi không còn phân tích được nữa thì gọi là Không; còn Thể không có nghĩa là ngay bản thân của mọi sự vật tồn tại đã là Không rồi, tức “đương thể tức không”, không cần phải phân tích nữa.
(Treo gương định nơi chỗ không, hiện bày muôn vàn cảnh tượng; Khơi đèn tâm nơi thể tính, chứng nhập diệu lý vô vi).
Cặp thứ hai:
Đại đạo hoằng nhân, địa bố hoàng kim, Liên hoa pháp giới
Thường sa361 hiện tướng, tòa liên bích ngọc, thuỷ nguyệt thiền tâm362 (Đạo lớn độ người, đất trải vàng ròng, cảnh giới Liên hoa hóa hiện Hiện tướng khắp cõi, nhà liền ngọc biếc, lòng thiền vằng vặc trăng soi). Cặp thứ ba:
Đài tâm lý chi hương363, kim lô bảo364 triện tường vân hợp Thức huyền trung chi diệu365, bối diệp linh văn pháp vũ quân. (Đốt nén tâm hương, lò báu ngát xông mây lành tụ
Rõ thông diệu nghĩa, lời kinh vang vọng mưa pháp nhuần).
Cặp thứ tư:
Náo thị kiến thiền quan, động trung năng tĩnh Vi trần minh tự tính, hữu bản tôn vô.
(Chốn náo nhiệt dựng chùa Phật, trong “động” mà “tĩnh”

![]()
360 Vô vi (無 為): Tiếng Phạn là asaṃskṛta, nghĩa là không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng, không do nhân duyên mà sinh ra. Đối lại với vô vi (無 為) là hữu vi (有 爲 - tiếng Phạn là saṃskṛta, tức chỉ cho các pháp do nhân duyên mà sinh ra). Tựu trung, vô vi trong Phật giáo có nghĩa là niết-bàn, là chơn như, tịch tịnh, là thực tánh chân thật của các pháp. Tùy cách giải thích của mỗi bộ phái, hay tùy khía cạnh giải thích mà vô vi được chia thành một hay nhiều loại khác nhau. Duy thức học tạm chia vô vi có sáu loại như sau: [1] Hư không vô vi: pháp này vốn phi sắc phi tâm, không sanh không diệt, rỗng rang như hư không; [2] Trạch diệt vô vi: dùng trí tuệ vô lậu để phân tích, lựa chọn diệt trừ hết các phiền não cấu nhiễm, đạt được niết-bàn chân như; [3] Phi trạch diệt vô vi: không cần phân tích, lựa chọn diệt trừ các phiền não, vì thể tính chơn như vốn thanh tịnh; [4] Bất động diệt vô vi: khi đạt đến Đệ tứ thiền, tâm không còn bị xao động bởi các phiền não tập nhiễm; [5] Tưởng thọ diệt vô vi: ở trong Diệt tận định, “thọ” và “tưởng” tâm sở đều đã đoạn diệt; [6] Chân như vô vi: tức thể tánh chân thật của các pháp.
361 Văn bản này ghi là “Thường sa hiện tướng” (常 沙 現 相), nhưng trong phần chú dẫn bài thơ Đề Hoằng
Phúc tự ở Ngự chế thi của vua Thiệu Trị, thấy ghi là “Hằng sa hiện tướng” (恒 沙 現 相). Chúng tôi cho rằng, chữ “Hằng sa” (恒 沙) theo ghi chép của Ngự chế thi hợp lý hơn.
362 Cặp đối này lấy ý trong kinh A Di Đà khi nói về các phẩm tính của cảnh giới Tây phương Cực lạc, các phẩm tính đó vốn do công đức tu tập mà tựu thành. Như nói: cảnh giới ấy khắp mặt đất được trải cát bằng vàng, lầu gác được làm bằng các vật báu như vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não...
363 Đài tâm lý chi hương (擡 心 裏 之 香): Có nghĩa là “Dâng nén tâm hương”, hoặc “Đốt nén tâm hương”.
Tâm hương ở đây là chỉ cho Ngũ phần hương, đó là: [1] Giới hương: hương thơm của giới hạnh; [2] Định hương: hương thơm của thiền định; [3] Tuệ hương: hương thơm của trí tuệ thanh tịnh; [4] Giải thoát hương: hương thơm của tự tại giải thoát; [5] Giải thoát tri kiến hương: hương thơm của sự giải thoát mọi cố chấp, điên đảo vọng tưởng.
364Trong văn bản này viết là bảo triện (葆 篆), dùng chữ bảo (葆) này có lẽ không hợp lý lắm. Trong phần chú
dẫn bài thơ Đề Hoằng Phúc tự ở Ngự chế thi của vua Thiệu Trị, chúng tôi thấy ghi là bảo triện (寶 篆), tức dùng chữ bảo (寶) này hợp lý hơn.
365 Thức huyền trung chi diệu (識 玄 中 之 妙): Cụm từ này khó dịch rõ ý, ở đây chúng tôi tạm hiểu là thấu tỏ giáo lý thậm thâm vi diệu, nên dịch là “Rõ thông diệu nghĩa” vậy.
Ở cõi trần rõ tự tính, “có” vốn từ “không”).
Cặp thứ năm:
Nhất thanh366 phổ độ dã, từ bi Cổ Phật367
Ức sinh giáo hoá dã, hoằng nguyện Như Lai.
(Một tiếng Phạm âm độ muôn loài, ấy là tâm Từ bi của Cổ Phật Muôn kiếp hằng giáo hóa chúng sinh, ấy là nguyện lớn của Như Lai).
Trải qua thời tao loạn, chùa bị hỏng nát đồi phế. Năm Minh Mạng thứ 2 [1821], thánh giá tuần thú phương Bắc, đến đây bèn ban tên [Hoằng Phúc tự] hiện nay. Năm Minh Mạng thứ 4 [1823], ban cấp cho chùa 100 lạng bạc để trùng tu. Năm Minh Mạng thứ 7 [1826], lại ban cho 150 lạng bạc để sửa chữa. Năm Thiệu Trị thứ 2 [1842], thánh giá tuần hạnh phương Bắc, ban cho chùa 300 quan tiền, viết bài thơ ngự chế để ghi nhớ thắng tích, cho khắc vào bảng đồng, treo ở chùa. Năm Thiệu Trị thứ 6 [1846], kính gặp lễ Tứ tuần đại khánh tiết (lễ mừng thọ 40 tuổi của vua), chùa được thưởng 300 quan tiền.
Xét: sách Ô châu cận lục viết rằng: “Chùa Kính Thiên ở huyện Lệ Thủy, gần trạm dịch Bình Giang. [Chốn này] nước biếc bao quanh, non xanh tương hỗ, thực là ngôi bảo sát kỳ vĩ đất Tân Bình vậy. Chùa có quả hồng chung nặng hàng ngàn cân; có tăng quan và phu quét dọn hương khói hằng ngày. Nhưng trải bao biến thiên của thời cuộc, chỉ còn dấu vết sót lại”. Đó là ngôi chùa được Thái tổ [Nguyễn Hoàng] kiến tạo, hoặc có thể là dấu tích cũ vậy”.
- Chùa Cảnh Tiên trong thư tịch cổ và văn bia Hán Nôm
- Đại Nam nhất thống chí (大 南 一 統 志) [Tỉnh Quảng Bình]
Nguyên tác:
境 僊 寺: 在 豐 祿 縣 壯 捷 邑 開 國 功 臣 阮 有 鎰 所 建 先 朝 賜 之 匾 額 曰 敕 賜 境 僊 寺 經 亂 廢 明 命 八 年 頒 幣 銀 重 修 紹 治 二 年 聖 駕 北 巡 賜 錢 一 百 緡 嗣 德 十 八 年 頒 幣 銀 一 百 兩 修.
Dịch nghĩa:

![]()
366 Nhất thanh (一 聲): Một tiếng. Ý nói chư Phật ba đời chỉ dùng một Phạm âm vi diệu thuyết giảng, mọi loài chúng sanh tùy căn cơ, nghiệp lực đều có thể hiểu được, đó là nhờ nguyện lực Từ bi của chư Phật vậy.
367 Cổ Phật (古 佛): Từ tôn xưng đối với chư Phật trong quá khứ, hoặc bảy vị Phật ở quá khứ. Theo kinh Đại
Bổn trong Trường Bộ kinh, bảy vị Phật trong quá khứ gồm có: Ở Quá khứ Trang nghiêm kiếp có ba vị: [1] Đức Phật Tỳ-bà-thi (Vipasyin); [2] Đức Phật Thi-khí (Sikhin); [3] Đức Phật Tỳ-xá-phù (Visvabhu). Ở Hiện tại Hiền kiếp có bốn vị: [4] Đức Phật Câu-lưu-tôn (Krakucchanda); [5] Đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni (Kanakamuni); [6] Đức Phật Ca-diếp (Kasyapa); [7] Đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni).
“Chùa Cảnh Tiên ở ấp Tráng Tiệp, huyện Phong Lộc, do Khai quốc công thần Nguyễn Hữu Dật lập nên. Tiên triều (các triều trước) ban cho biển ngạch “Sắc tứ Cảnh Tiên tự”. Trải qua thời tao loạn, chùa bị hư hỏng. Năm Minh Mạng thứ 8 [1827], vua ban cho tiền bạc để trùng tu. Năm Thiệu Trị thứ 2 [1842], hoàng thượng tuần du phương Bắc đã ban cho chùa 100 quan tiền. Năm Tự Đức thứ 18 [1865]368, vua ban cho 100 lạng bạc để tu sửa”.
-
- Văn bia chùa Cảnh Tiên
Khảo tả và phiên dịch hai tấm bia đá còn lại của chùa Cảnh Tiên hiện đặt tại nhà thờ họ Hoàng ở ấp Tráng Tiệp, thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
Theo các vị cao niên tại địa phương cho biết, chùa Cảnh Tiên nguyên có đến bảy tấm bia đá ghi chép về lịch sử cũng như công đức xây dựng, trùng tu chùa qua các thời kỳ. Tuy nhiên, trải qua bao biến động của thời cuộc, hiện nay chùa không còn lại dấu vết gì, chỉ còn lại hai tấm bia đá:
[1] Một tấm bia đá đã bị bào mòn, không còn lưu lại chữ nào nên không rõ niên đại dựng lập cũng như nội dung bia nói gì. Duy ở trán bia còn lưu lại dòng chữ, được
khắc khá rõ nét, sắc sảo: “Sắc tứ Cảnh Tiên tự bi” (敕 賜 境 僊 寺 碑).
[2] Tấm bia đá còn lại cũng không có gì khá hơn, được khắc chữ cả hai mặt. Tuy nhiên, mặt trước đã bị phong hóa, không đọc rõ chữ nào; mặt sau ghi công đức những người đóng góp tiền của trùng tu chùa vào năm Tự Đức nguyên niên [1848]. Song chữ ở mặt sau cũng đã phai mờ, nhiều chỗ mất hết nét chữ, nên rất khó để có thể phục hồi được tất cả. Mặc dù rất khó đọc và phục dựng đầy đủ nội dung, nhưng xuất phát từ mong muốn tìm hiểu, bảo tồn những di tích, di vật còn lại của ngôi chùa đặc biệt này, ở đây chúng tôi nỗ lực hết mình để phiên dịch những gì còn lại. Những chỗ nào trong văn bia bị mất chữ, hoặc chữ quá mờ không thể đọc được, chúng tôi đánh dấu [...].
Nguyên tác:
廣 平 關… 尉 並 妻… 供 十 貫。 廣 寧 府 夾 目 阮 文 𧪞 供 八 貫, 富 寧 社 里 長... 並 子 何 功 榆 何 功 瓊 何 功 琰 供 廿 四 貫。 安 仁 北 村 高... 秀 才 阮 文 揆 供 十 一 貫... 陳 氏 金, 氏 敏 供 五 貫。 豐 登 縣 富... 坊 杜 生 黃 供 銀 一

![]()
368 Trong bản dịch Đại Nam nhất thống chí (Viện Sử Học [dịch, chú giải], Nxb. Thuận Hóa, Huế 2006, phần về “Tỉnh Quảng Bình”) đã dịch thiếu một dòng: “Năm Tự Đức thứ 18 [1865], vua ban cho 100 lạng bạc để tu sửa”. Đó là thông tin rất quan trọng giúp ta biết được dưới triều Tự Đức, cụ thể đến năm 1865, chùa Cảnh Tiên vẫn được xem như một ngôi quan tự (chùa công), nằm dưới sự bảo hộ của vương triều Nguyễn. Không những thế, từ thông tin này giúp ta biết thêm, dưới triều Tự Đức chùa Cảnh Tiên tối thiểu được hai lần trùng tu: một lần vào năm Tự Đức nguyên niên [1848] (qua nội dung văn bia hiện còn); một lần vào năm Tự Đức 18 [1865] mà Đại Nam nhất thống chí có ghi lại như vừa dẫn.
面。 金 祿 社 原 知 府 陳 公 訂 供 五 貫。 鄉 紳... 供 錢 五 貫。 萬 春 社 吳 廷 侍 供 五 羅 蔡 木 二 株。 裴 惟 拳 供 急 羅... 木 株, 裴 惟... 供 五 貫。 豊 祿 縣 古 賢 社 百 戶 張 廷 視 供 十 五 貫 鄉 簿 張 登 慈 供 六 貫, ... 合 社 知 鄉 阮 文
黃 供 二 十 貫, 阮 氏 年 供 十 五 貫 阮 文 德 供 二 貫 阮 氏 庶 阮 氏 征 供 四 貫 右 藩 社 阮 氏 舍 供 二 貫 育 村 課 生 阮 世 勤 供 四 貫, 清 人 陳 氏 筵 並 朱 辛
供 五 貫。 清 人 段 長 洪 供 ... 貫, 左 藩 社 該 總 黎 有 瑤 供 廿 三 貫, 里 長 黎 有 所 供 十 貫, 黎 有 儒 供 二 貫。 新 安 村 原 督 運 黃 文 憲 供 十 三 貫。 黃 文 纘 供 三 貫, 百 戶 黎 愛 供 ... 維 密 木 兔 崔 借... 顯 榮 社 鄉 長 阮 文 謙 供 八 貫。 鄉 紳 黎 文 琼 供 五 貫。 武 舍 社 該 社 阮 文 衍 供 廿 五 貫。 阮 文 詒 供 二 貫, 范 文... 阮 文 織 供 五 貫。 廣 治 省 安 春 坊 武 文 年 供 廿 二 貫。 北 寧 省 副 領 兵 官 黎 文 泰 供 廿 五 貫, 興 安 省 副 𧗱 尉 潘 張 供 廿 五 貫。 武 文
江 武 連 黎 儒 供 廿 三 貫 安 舍 社 大 理 寺 主 事 黎 登 祥 供 廿 三 貫 渠 河 社 河 柯 村 黃 文 生…
嗣 德 元 年 戊 申 仲 春 之 吉 碑 誌”.369
Dịch nghĩa:
“Quảng Bình quan … úy cùng vợ … cúng 10 quan tiền. Giáp mục ở phủ Quảng Ninh là Nguyễn Văn Hạp cúng 8 quan tiền. Lý trưởng xã Phú Ninh … cùng các con là Hà Công Du, Hà Công Quỳnh, Hà Công Diễm cúng 24 quan tiền. Ông họ Cao ở thôn An Nhân Bắc ... Tú tài Nguyễn Văn Quỹ cúng 11 quan tiền ... Trần Thị Kim, Trần Thị Mẫn cúng 5 quan tiền. Đỗ Sinh Hoàng ở Phường Phú … huyện Phong Đăng

![]()
369Phiên âm:
“Quảng Bình quan … uý tịnh thê … cúng thập quán. Quảng Ninh phủ Giáp mục Nguyễn Văn Hạp cúng bát quán. Phú Ninh xã Lý trưởng ... tịnh tử Hà Công Du, Hà Công Quỳnh, Hà Công Diễm cúng trấp tứ quán. An Nhân Bắc thôn Cao ... Tú tài Nguyễn Văn Quỹ cúng thập nhất quán ... Trần Thị Kim, Thị Mẫn cúng ngũ quán. Phong Đăng huyện Phú ... phường Đỗ Sinh Hoàng cúng ngân nhất diện. Kim Lộc xã nguyên Tri phủ Trần Công Đính cúng ngũ quán. Hương thân ... cúng tiền ngũ quán. Vạn Xuân xã Ngô Đình Thị cúng ngũ la thái mộc nhị chu. Bùi Duy Quyền cúng cấp la ... mộc chu. Bùi Duy ... cúng ngũ quán. Phong Lộc huyện, Cổ Hiền xã Bá hộ Trương Đình Thị cúng thập ngũ quán. Hương bộ Trương Đăng Từ cúng lục quán ... Hợp xã Tri hương Nguyễn Văn Hoàng cúng nhị thập quán. Nguyễn Thị Niên cúng thập ngũ quán. Nguyễn Văn Đức cúng nhị quán. Nguyễn Thị Thứ, Nguyễn Thị Chinh cúng tứ quán. Hữu Phiên xã Nguyễn Thị Xá cúng nhị quán. Dục thôn Khoá sinh Nguyễn Thế Cần cúng tứ quán. Thanh nhân Trần Thị Diên tịnh Chu Tân cúng ngũ quán. Thanh nhân Đoàn Trường Hồng cúng ... quán. Tả Phiên xã Cai tổng Lê Hữu Dao cúng trấp tam quán. Lý trưởng Lê Hữu Sở cúng thập quán. Lê Hữu Nho cúng nhị quán. Tân An thôn nguyên Đốc vận Hoàng Văn Hiến cúng thập tam quán. Hoàng Văn Toản cúng tam quán. Bá hộ Lê Ái cúng ... duy mật mộc thố thôi tá ... Hiển Vinh xã Hương trưởng Nguyễn Văn Khiêm cúng bát quán. Hương thân Lê Văn Quỳnh cúng ngũ quán. Võ Xá xã Cai xã Nguyễn Văn Diễn cúng trấp ngũ quán. Nguyễn Văn Di cúng nhị quán. Phạm Văn ..., Nguyễn Văn Chức cúng ngũ quán. Quảng Trị tỉnh An Xuân phường Võ Văn Niên cúng trấp nhị quán. Bắc Ninh tỉnh Phó Lãnh binh quan Lê Văn Thái cúng trấp ngũ quán. Hưng Yên tỉnh Phó Vệ uý Phan Trương cúng trấp ngũ quán. Võ Văn Giang, Võ Liên, Lê Nho cúng trấp tam quán. An Xá xã Đại Lý tự Chủ sự Lê Đăng Tường cúng trấp tam quán. Cừ Hà xã, Hà Kha thôn Hoàng Văn Sinh…
Tự Đức nguyên niên Mậu Thân trọng xuân chi cát bi chí”.
cúng một khối bạc. Nguyên Tri phủ xã Kim Lộc là Trần Công Đính cúng 5 quan tiền. Hương thân ... cúng 5 quan tiền. Ngô Đình Thị ở xã Vạn Xuân cúng 5 quan tiền và 2 cây gỗ lớn. Bùi Duy Quyền cúng vải tơ mềm ... cùng cây gỗ lớn. Bùi Duy ... cúng 5 quan tiền. Bá hộ Trương Đình Thị ở xã Cổ Hiền, huyện Phong Lộc cúng 15 quan tiền. Hương bộ Trương Đăng Từ cúng 6 quan tiền ... Tri hương Nguyễn Văn Hoàng ở xã … Hợp cúng 20 quan tiền. Nguyễn Thị Niên cúng 15 quan tiền. Nguyễn Văn Đức cúng 2 quan tiền. Nguyễn Thị Thứ, Nguyễn Thị Chinh cúng 4 quan tiền. Nguyễn Thị Xá ở xã Hữu Phiên cúng 2 quan tiền. Khoá sinh Nguyễn Thế Cần ở thôn Dục cúng 4 quan tiền. Trần Thị Diên và Chu Tân - người nhà Thanh cúng 5 quan tiền. Đoàn Trường Hồng - người nhà Thanh cúng ... quan tiền. Cai tổng Lê Hữu Dao ở xã Tả Phiên cúng 23 quan tiền. Lý trưởng Lê Hữu Sở cúng 10 quan tiền. Lê Hữu Nho cúng 2 quan tiền. Nguyên Đốc vận Hoàng Văn Hiến ở thôn Tân An cúng 13 quan tiền. Hoàng Văn Toản cúng 3 quan tiền. Bá hộ Lê Ái cúng ... gỗ mật hạng lớn ... Hương trưởng Nguyễn Văn Khiêm ở xã Hiển Vinh cúng 8 quan tiền. Hương thân Lê Văn Quỳnh cúng 5 quan tiền. Cai xã Nguyễn Văn Diễn ở xã Võ Xá cúng 25 quan tiền. Nguyễn Văn Di cúng 2 quan tiền, Phạm Văn ..., Nguyễn Văn Chức cúng 5 quan tiền. Võ Văn Niên - người phường An Xuân, tỉnh Quảng Trị cúng 22 quan tiền. Quan Phó Lãnh binh Lê Văn Thái ở tỉnh Bắc Ninh cúng 25 quan. Phó Vệ uý Phan Trương của tỉnh Hưng Yên cúng 25 quan. Võ Văn Giang, Võ Liên, Lê Nho cúng 23 quan tiền. Chủ sự Lê Đăng Tường chùa Đại Lý, xã An Xá cúng 23 quan tiền. Hoàng Văn Sinh người thôn Hà Kha, xã Cừ Hà …
Bia chí soạn lập vào tháng 2 năm Mậu Thân - Tự Đức năm thứ nhất [1848]”.
-
- Chùa Kim Phong (ở núi Thần Đinh) trong thư tịch Hán Nôm Trích: Đại Nam nhất thống chí (大 南 一 統 志) [Tỉnh Quảng Bình] Nguyên tác:
金 峰 寺: 在 豊 祿 縣 神 丁 山 之 嵿 寺 之 建 不 知 何 代 經 亂 廢 壞 本 朝
明 命 六 年 住 持 陳 嘉 會 暫 構 茅 祠 十 年 土 人 黎 文 竹 捐 貲 重 修 瓦 寺 適 有 商 船 投 椗 日 麗 汛 起 獲 古 銅 鐘 一 顒 高 大 廣 厚 遞 供 于 寺 其 名 勝 詳 見 山 川 志 昔 弘 國 公 陶 惟 慈 遊 兜 鍪 山 道 遇 異 人 號 皇 甫 約 至 是 寺 傳 授 神 書 後 統 率 留 屯 道 兼 善 候 頗 知 書 公 暇 往 遊 其 寺 見 老 人 頭 白 扶 杖 而 來 問 之 老 人 答 曰 少 閒 清 談 猶 在 碧 洞 倏 忽 而 化 方 覺 佛 因 記 事 一 篇 用 國 音 在 人 傳 誦 焉.
Dịch nghĩa:
“Chùa Kim Phong ở trên đỉnh núi Thần Đinh, huyện Phong Lộc. Không rõ chùa được dựng từ khi nào; trải qua thời loạn lạc, chùa bị hủy hoại hoang phế. Năm Minh Mạng thứ 6 của bản triều [1825], trú trì Trần Gia Hội dựng tạm am tranh để thờ phượng. Năm Minh Mạng thứ 10 [1829], người trong làng là Lê Văn Trúc quyên góp tiền bạc của cải để trùng tu nhà ngói của chùa. Đến khi có chiếc thuyền buôn neo đậu ở cửa biển Nhật Lệ, vớt được một quả đại hồng chung cổ rất to lớn dày dặn, bèn cúng [chuông ấy] vào chùa. Về các thắng cảnh nổi danh, thấy ở “Sơn xuyên chí” có ghi rằng: Xưa, Hoằng Quốc công Đào Duy Từ du ngoạn ở núi Đâu Mâu, bỗng gặp vị dị nhân hiệu là Hoàng Phủ. Vị đó ước hẹn [Đào Duy Từ] đến ngôi chùa Kim Phong này để truyền thụ cho cuốn sách thần (thần thư). Về sau, Kiêm Thiện hầu [giữ chức] Thống suất đạo Lưu Đồn [tức Dinh Mười] biết cuốn sách thần ấy. Khi việc công rảnh rỗi, [ông] đi lên thăm viếng chùa, thấy ông lão đầu bạc cầm chống trượng (gậy) mà đến. [Kiêm Thiện hầu] hỏi, ông lão đáp rằng: Một chút nhàn nhã để đàm luận khái lược, [ta] ở tại Bích Động370. Rồi bỗng nhiên ông lão biến mất. [Kiêm Thiện hầu] bèn giác ngộ được Phật lý, nhân đó ghi lại một thiên ký sự bằng Quốc âm (chữ Nôm), được người đời nay truyền tụng vậy”.

370 Bích động (碧 洞): Theo chúng tôi, Bích động ở đây có thể là chỉ nơi ẩn tu của vị ẩn sĩ, chứ không phải chỉ cho địa danh “Bích động” ở Ninh Bình.