PHONG TRÀO CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO TRƯỚC NĂM 1954 TẠI QUẢNG BÌNH
- Giới thiệu
HT. Thích Khế Chơn*
Nói đến phong trào chấn hưng Phật giáo trước năm 1954 tất cả chúng ta đều biết giá trị mà phong trào này đem lại là một luồng khí mới trong việc nghiên cứu và học tập giáo lý Phật giáo theo một mô hình học thuật mới, hệ thống trường học Phật giáo mới theo mô hình hiện đại, đặc biệt là hệ thống tổ chức hành chính hiện đại. Tất cả tạo nên một kết quả giúp cho Phật giáo Việt Nam hiện nay có một tầm vóc đáng ghi nhận trong Phật giáo quốc tế nói chung và Phật giáo ba miền Việt Nam nói riêng.
Riêng ảnh hưởng của phong trào chấn hưng này đối với Phật giáo tỉnh Quảng Bình vẫn còn một dấu ấn đặc biệt qua di chỉ chùa chiền, tinh thần phục hưng và đời sống tu tập của hàng xuất gia và tại gia trong những thập niên gần đây, đặc biệt là sau 10 năm Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình được thành lập mà hòa thượng Thích Tánh Nhiếp được Giáo hội Trung Ương bổ nhiệm với vai trò Trưởng ban trị sự vào năm 2009.
- Cơ sở lịch sử
Phật giáo hiện đại được tái thiết ở tỉnh Quảng Bình khá muộn so với những tỉnh thành khác, thế nhưng trong dòng sử Việt và trên thực tế, Phật giáo Quảng Bình hoàn toàn khác. Theo ghi chép, khi Trần Nhân Tông tiến về Nam, tháng 3 năm 1301 (Tân Sửu), nhà vua ghé qua chùa Am Tri Kiến, sau đó ngài đổi tên thành Am Kính Thiên. Năm 1609, trên đường đi qua đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng cũng đã đến nghỉ tại Am Kính Thiên và sau đó không lâu, chúa Nguyễn Hoàng đã cho dựng chùa lớn ngay trên nền am cũ và đặt tên là Kính Thiên. Sau đó vua Minh Mạng đổi thành chùa Hoằng Phúc (1862). Như vậy kể từ khi vua Trần Nhân Tông đến đây thì lịch sử của ngôi chùa này đã hơn 700 năm. Qua câu chuyện trên có lẽ chúng ta có thể suy đoán rằng Phật giáo ở Quảng Bình còn xa hơn thế, ít nhất là ở thế kỷ thứ 9203.
Ở điểm này, qua con đường từ Quảng Bình đi Lào có thể để lại nhiều dấu tích văn hóa Ấn Độ dọc theo tuyến này từ thời cổ đại. Phật giáo có khả năng du nhập vào đây từ rất sớm204. Tuy nhiên đây không phải phỏng đoán, vì Phật giáo Chăm Pa và vị

- Phó Chủ tịch HĐTS TW GHPGVN
203 Tạp chí Liễu Quán, số 5, Phật giáo Chăm-Pa dưới triều đại Indrapura (thế kỷ IX-X), tr. 22.
204 Xem Tạp chí Liễu Quán, số 7, Tín ngưỡng thời Pụt trong văn hóa người nguồn (Nguyễn Hữu Thông), tr. 48-58.
trí của vùng đất Quảng Bình đã khẳng định điều đó và trong hành trình mở cõi của các triều đại đã định hình nên một truyền thống Phật giáo chắc chắn và ổn định.205
Khảo sát những văn bia còn lại ở các di chỉ chùa cổ ở Quảng Bình chúng ta có thể tìm thấy nhiều thông tin chùa được sắc phong và trùng tu từ thời Lê, các chúa Nguyễn và các triều đại nhà Nguyễn, chẳng hạn như chùa Non (hay chùa Kim Long), chùa Đại Giác, chùa Quán Âm, chùa Thanh Quan… Hoặc chúng ta có thể đọc những dòng chữ khắc trên những chiếc chuông cổ cũng cho chúng ta thấy được những thông tin Phật giáo tỉnh Quảng Bình hiện hữu từ 300 đến 400 năm trước206. Như vậy có thể nhận ra được Phật giáo tỉnh Quảng Bình được hình thành trước cả các tỉnh thành từ đó trở vào Nam. Đây là điều cực kỳ vinh dự.
- Sự kiện và dấu ấn lịch sử của thời chấn hưng Phật giáo tại Quảng Bình
Theo sự thăng trầm của lịch sử, các biến cố chiến tranh diễn ra ở ba miền của nước Việt. Chùa chiền và phong khí Phật giáo cũng dần suy vi ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Phật giáo Việt Nam được khởi sắc trở lại qua phong trào chấn hưng Phật giáo vào năm 1932. Như vậy sự kiện này được diễn ra khắp cả nước sau khi tại miền Nam, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Năm 1930, Hội trưởng là Thiền sư Từ Phong. Hội cũng xuất bản tạp chí Từ Bi Âm do thiền sư Khánh Hòa chủ nhiệm, số đầu tiên ra mắt vào ngày 1 tháng 3 năm 1932. Năm 1932, tại Huế, Hội An Nam Phật học được thành lập, do cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng, Thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Hội xuất bản tạp chí Viên Âm, ra số đầu tiên ngày 1 tháng 12 năm 1933. Năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do Cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng, tôn Thiền sư Thích Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935.
Do đó, phong trào chấn hưng Phật giáo tỉnh Quảng Bình giai đoạn này hoàn
toàn ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo miền Trung, trung tâm chính là ở Huế. Đọc lịch sử chùa Phổ Minh tỉnh Quảng Bình có ghi lại rằng “Sau 12 năm chuyên trì học đạo, nghiên tầm kinh giáo tại kinh đô, Hòa thượng trở về quê nhà hoằng dương Phật pháp, và việc đầu tiên là khởi dựng chùa Phổ Minh (năm 1920) để làm nơi tu học cho tín đồ Phật tử tại địa phương từ những năm 1928 – 1930, ngoài việc chăm lo giáo hóa đồ chúng, thu nhận đệ tử, với tâm nguyện chấn hưng Phật giáo Quảng Bình, Hòa thượng đã ra sức chấn chỉnh lại hàng ngũ Tăng già cũng như tín đồ Phật tại địa phương. Và để thức hiện được ước nguyện đó, Hòa thượng đặc biệt lưu tâm với việc đào tạo Tăng tài, gửi nhiều vị tăng sĩ trẻ vào Huế học đào tại Phật đường

![]()
205 Tạp chí Liễu Quán, số 5, tr. 22-27 và 28-33
206 Tạp chí Liễu Quán, số 7, tr. 31-37, tr. 86-91.
Báo Quốc; quy y, truyền giới cho hàng nghìn Tăng, tín đồ khắp nơi trong tỉnh, nhất là tại huyện Lệ Thủy. Đây chính là thời kỳ mà Phật giáo ở Quảng Bình có những chuyển biến mạnh mẽ: Hội quán Tỉnh hội Phật giáo được thành lập, Sơn môn Tăng già ra đời, chùa và tịnh thất được xây dựng tại nhiều địa phương trong tỉnh”207. Ở đây cho thấy sư Phổ Minh đã vào Huế tu học và đặc biệt đã thực hiện mô hình chấn hưng Phật giáo như đã được học ở Huế. Từ năm 1948 đến năm 1952, Phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Quảng Bình phát triển mạnh, chùa Phổ Minh được chọn làm nơi đặt trụ sở của Chi hội Phật giáo và Hội Phật học Quảng Bình. Chính trong thời gian này, chùa đã được Chi hội Phật giáo, hội Phật học kết hợp với Hòa thượng Phổ Minh trùng tu lại quy mô hơn. Chùa được xây dựng thành 3 gian cao rộng, hai bên tả hữu của chùa còn được xây dựng thêm nhà Tăng, nhà thiền rất khang trang. Kể từ đó chùa Phổ Minh trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng của tỉnh Quảng Bình.208 Đây là bằng chứng xác thực để thấy được phong trào chấn hưng Phật giáo tỉnh Quảng Bình một thời quang rạng.
Đọc Trí Quang Tự Truyện chúng ta thấy có dòng: “Tổng hội Phật học miền Trung thành lập tại Huế năm 2476, (1932), sau đó các tỉnh hội thành lập khá nhanh. Quảng Bình là một. Tổng hội cử giảng sư ra giảng Phật pháp cũng khá liên tiếp”209. Hình ảnh mà HT. Thích Trí Quang mô tả chính xác là chính là lúc phong trào chấn hưng Phật giáo tỉnh Quảng Bình lúc bấy giờ vào giai đoạn sôi nổi. Đồng thời trong miêu tả tiếp theo của HT. Thích Trí Quang, bản thân hòa thượng đã phát tâm xuất gia chính trong giai đoạn này nhờ vào phong khí và tinh thần tu tập Phật giáo ở đây đang phát triển mạnh mẽ kể cả trong hàng ngũ xuất gia cũng như tại gia. Ở giai đoạn lịch sử mới của phong trào chấn hưng này đã giúp tín đồ Phật tử tại gia tiếp xúc một làn gió mới, tri thức Phật giáo mới không như cổ truyền từ trước. Với câu “nhà mình theo Phật lâu đời mà chưa có ai như hai thầy ấy,” khiến chúng ta suy nghĩ đến giai đoạn của Hội An Nam Phật Học, bao gồm hai cơ quan chính là Hội Phật Học và Hội Phật Giáo210 đã ứng dụng và đưa vào chương trình giảng dạy và hoằng Pháp một phong thái mới, cập nhật tri thức Phật giáo trong nước cũng như nước ngoài, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu sang những lĩnh vực khác. Tu sỹ lúc bấy giờ không còn chỉ chuyên ở mặt nghi lễ mà còn giảng giải và diễn thuyết ở môi trường mở rộng hơn, chính vì thế hình thành các cơ sở giảng dạy, điển hình là hệ thống trường Bồ Đề sau này. Đương nhiên là Phật giáo ở Quảng Bình cũng thế, có cơ sở của Hội Phật học và trường Bồ Đề các cấp giáo dục theo mô hình trường học mới hồi ứng với xã hội hiện đại. Ngoài ra phong trào chấn hưng còn để lại một di sản văn hóa Phật giáo là các Niệm Phật Đường để các hội viên bình dân tu học vẫn còn hoạt
207 Văn hóa Phật giáo, số 41, bài của tác giả Nguyễn Ngọc Trai.
208 Sđd.
209 Hòa thượng Thích Trí Quang (2011), Trí Quang Tự Truyện, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 21
210 Xem HT Thích Trí Quang, Tâm Ảnh Lục, Hội Phật học, Nxb. Văn Hóa Sài Gòn, I, tr. 135-158 và III, tr. 746-753.
động cho đến ngày nay. Sinh hoạt của các Niệm Phật Đường hoàn toàn mới mẻ khác hẳn hình thức sinh hoạt chùa làng theo lối cổ truyền. Vì vậy đã thu hút rất nhiều giai tầng xã hội đến sinh hoạt. Bên cạnh đó là sinh hoạt của Gia đình Phật tử vẫn còn sống động đến ngày nay, là một tổ chức và hình thức sinh hoạt cho tuổi trẻ, tạo một sự kết nối cần thiết giữa thế hệ lớn tuổi và trẻ tuổi, cung cấp nhân sự trẻ cho Giáo hội và các cơ sở Niệm Phật Đường.
Gần đây các hoạt động hoằng Pháp ở tỉnh Quảng Bình đều mang đậm dấu ấn của các bậc tiền bối từ thời chấn hưng Phật giáo. Rõ ràng tầm ảnh hưởng của lần chấn hưng này còn một tiếng vang rất lớn.
Hệ thống trường Bồ Đề đã từng tồn tại ở Quảng Bình vào thời bấy giờ, thế nhưng rất tiếc những di chỉ đó hầu như đã biến mất hoàn toàn, chỉ còn nghe qua lời kể. Như vậy cho thấy ở thời chấn hưng trước năm 1954, Hội Phật giáo và Hội Phật học đã tồn tại, thể hiện vai trò hoằng Pháp theo thời đại mới, để lại một tầm ảnh hưởng sâu sắc trong Phật giáo và cư sỹ tại gia. Tuy nhiên sau đó chúng ta chỉ tìm thấy vai trò quan trọng của những người cư sỹ và các vị bán thế xuất gia duy trì Phật giáo ở đây trước khi Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Bình được thành lập (2009). Họ rất ngưỡng một Phật Pháp và quyết chí xây dựng lại Phật giáo tỉnh nhà như chúng tôi thường gặp. Đây là kết quả được hun đúc từ thời điểm lịch sử của phong trào chấn hưng đã để lại tầm ảnh hưởng sâu sắc trong người dân qua sự gìn giữ bản chất văn hóa Phật giáo của một thời quang rạng. Đồng thời sự trở lại của Tăng Ni làm cho Phật giáo hiện tại có thêm một niềm tin mới.
- Tổng kết
Nhìn lại quá khứ để thấy được tương lai, ở đây chúng ta nhận thức được lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng đã có một nền tảng căn bản từ hơn 1000 năm trước đã để lại một cơ sở vô cùng quan trọng, sau đó được phong trào chấn hưng Phật giáo trước năm 1954 thổi vào một luồng gió mới, mang lại sắc màu Phật giáo hiện đại về mặt tổ chức cũng như tu tập và nghiên cứu theo mô hình mới. Đây là kết quả tạo thành Phật giáo tỉnh Quảng Bình đã lưu giữ lại những ngôi chùa cổ danh tiếng và trào lưu tu tập và thực hành theo hình thức mà phong trào chấn hưng Phật giáo đã để lại.
Trong hoàn cảnh của Phật giáo hiện tại, Phật giáo tỉnh Quảng Bình đã tiếp nối truyền thống cao đẹp đưa Phật giáo tỉnh nhà, chư Tăng Ni và tín đồ tại gia tích cực hoằng dương chánh Pháp, đặc biệt sau khi Giáo Hội Phật giáo Trung Ương bổ nhiệm Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Bình do hòa thượng Thích Tánh Nhiếp đảm nhiệm. Nhiều chùa chiền và cơ sở Phật giáo được tái hưng, số lượng Tăng Ni và Phật tử tăng nhanh, hoàn cảnh tu học và hoằng Pháp ngày càng tiến bộ, đã để lại cho tỉnh nhà một niềm tin mới và tương lai hưng thịnh.