CHÂN DUNG GIÁO THỌ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI THÍNH PHÁP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. DẪN NHẬP
Kể từ ngày thống nhất đất nước và đặc biệt là sau năm 1985, Phật giáo nói chung và hoạt động thuyết Pháp nói riêng phát triển khá mạnh. Nhưng có thể nói, chỉ khoảng từ 15 – 20 năm trở lại đây, hoạt động thuyết Pháp mới có bước nhảy vọt về chất lượng khi hàng loạt các Giáo thọ được đào tạo bài bản xuất hiện. Internet, CD, VCD, DVD, mạng xã hội đã khiến cho việc tiếp cận Phật Pháp và nghe Pháp nở rộ chưa từng thấy.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ hoạt động hoằng Pháp của các Giáo thọ, thời gian gần đây đã xuất hiện một số hiện tượng lệch lạc từ người thuyết Pháp khiến xã hội và tín đồ mất niềm tin, gây phương hại không nhỏ đến chánh Pháp của Đức Phật.
Nhiều cuộc hội thảo Phật học đã được tổ chức nhằm nâng cao chất lượng giảng Pháp trong giai đoạn hiện nay, nhưng ít có các bài tham luận tiếp cận theo hướng thực chứng luận của khoa học xã hội. Do vậy, các nhận định đôi khi còn mang tính chủ quan, thiếu thuyết phục.
Bài viết này là một nỗ lực áp dụng mô hình thực chứng luận trong khoa học xã hội học vào nghiên cứu về chân dung Giáo thọ dưới góc nhìn của người thính Pháp trong giai đoạn hiện nay nhằm tìm hiểu: 1) Các khuôn mẫu thính Pháp của người nghe Pháp, 2) Hình ảnh của người Giáo thọ trong con mắt người nghe Pháp, 3) Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận định của thính giả đối với Giáo thọ.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn dữ liệu, phương Pháp thu thập dữ liệu và phương Pháp chọn mẫu
Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu từ cuộc khảo sát xã hội học tiến hành trong tháng 9/2018 bằng phương Pháp chọn mẫu theo mục đích (chỉ chọn những người đã từng nghe Phật Pháp dù Quy Y Tam Bảo hay chưa) với dung lượng mẫu là 238 đơn vị (đối với hai nhóm khách thể là sinh viên và những người đã đi làm) tại địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Bảng câu hỏi an-két được thiết kế để thu thập dữ liệu gồm 20 câu chia thành bốn phần chính: 1) Thông tin cá nhân, 2) Hành vi thính Pháp, 3) Nhận xét về Giáo thọ, 4) Ý kiến đóng góp.
2.2. Phương Pháp xử lý dữ liệu
Các dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm tin học SPSS 20.0 với các phép tính: Thống kê mô tả (nhằm mô tả về đặc điểm đối tượng khảo sát, khuôn mẫu hành vi thính Pháp, đánh giá của người nghe Pháp đối với Giáo thọ); Kiểm định ANOVA (nhằm xác định các yếu tố (giới, tuổi, nghề, tôn giáo, thời gian tiếp xúc Phật Pháp, Quy Y, thọ Giới, mức độ am hiểu Phật Pháp) ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người thính Pháp đối với giảng sư (ở các khía cạnh kiến thức, âm giọng, điệu bộ).
Các dữ liệu định tính được xử lý bằng phương Pháp mã hóa và khái quát hóa nhằm xác định các ý kiến của người nghe Pháp về Giáo thọ và hoạt động Hoằng Pháp trong thời đại hiện nay.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của đối tượng khảo sát
|
|
Số lượng |
Phần trăm |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
Giới tính |
|
|
|
|
|
Nam |
68 |
28.6 |
|
|
Nữ |
170 |
71.4 |
|
|
|
|
|
|
Tuổi |
|
|
|
|
|
18-22 tuổi |
179 |
77.2 |
Thấp nhất: 18
Cao nhất: 96
Trung bình: 24.8 |
|
Trên 22 tuổi |
53 |
22.8 |
|
|
|
|
|
Nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
Sinh viên |
179 |
75.2 |
Hưu trí, Giáo viên, Kinh doanh, Tự do, Nội trợ |
|
Đã đi làm |
59 |
24.8 |
|
|
|
|
|
Tôn giáo |
|
|
|
|
|
Phật giáo |
167 |
70.8 |
|
|
Khác |
8 |
3.4 |
|
|
Không tôn giáo |
61 |
25.8 |
|
|
|
|
|
|
Thời gian tiếp xúc Phật Pháp |
|
|
|
|
|
5 năm trở xuống |
103 |
50.7 |
Thấp nhất: 0
Cao nhất: 58
Trung bình: 8.6 |
|
6 năm trở lên |
100 |
49.3 |
|
|
|
|
|
Quy y Tam Bảo |
|
|
|
|
|
Có |
Có |
50.6 |
|
|
Không |
Không |
49.4 |
|
|
|
|
|
|
Thọ giới |
|
|
|
|
|
Tam Quy Y |
83 |
42.3 |
|
|
Ít hơn 5 Giới |
56 |
28.6 |
|
|
Ngũ Giới |
34 |
17.3 |
|
|
Ngũ Giới + Thập thiện |
6 |
3.1 |
|
|
Bồ tát giới |
17 |
8.7 |
|
|
|
|
|
|
Mức độ am hiểu |
|
|
|
Thấp nhất: 1
Cao nhất: 5
Trung bình: 2.59 |
|
Ít hoặc không hiểu |
113 |
47.5 |
|
Trung bình |
107 |
45.0 |
|
Khá hoặc cao |
18 |
7.6 |
|
|
|
|
|
Pháp môn thực hành |
|
|
|
|
|
Không |
106 |
39.4 |
|
|
Tịnh tông |
64 |
23.8 |
|
|
Thiền tông |
58 |
21.6 |
|
|
Mật tông |
8 |
3.0 |
|
|
Giáo tông |
10 |
3.7 |
|
|
Luật tông |
6 |
2.2 |
|
|
Khác |
6 |
2.2 |
|
|
Riêng |
11 |
4.1 |
|
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 1 mô tả đặc điểm nhân khẩu – xã hội và các đặc điểm liên quan đến Phật Pháp của đối tượng. Kết quả cho thấy:
- Đối tượng khảo sát đa số là nữ giới (71.4%), dưới 23 tuổi (77.2%), sinh viên (75.2%) và theo đạo Phật (70.8%)
- Có 50.6% người đã Quy Y Tam Bảo, trong đó đa số chỉ Quy Y (nhưng chưa thọ giới) và nếu có thọ giới thì đa số chỉ thọ ít hơn 5 giới.
- Thời gian đối tượng tiếp xúc Phật Pháp là 8.6 năm và mức độ am hiểu Giáo lý (mà người trả lời tự nhận) là ở mức trung bình (2.59). Đối với những người có thực hành Phật Pháp (60.6%) thì chủ yếu theo Tịnh Độ tông và Thiền Tông (với các con số lần lượt là 23.8% và 21.6%)
3.2. Các khuôn mẫu hành vi thính Pháp của đối tượng khảo sát
Bảng 2: Khuôn mẫu hành vi thính Pháp
|
|
Số lượng |
Phần trăm |
Nguồn nghe nhiều nhất |
CD, VDC, máy nghe nhạc |
93 |
39.1 |
Tại Pháp hội |
48 |
20.2 |
Trò chuyện với đạo hữu |
62 |
26.1 |
internet |
31 |
13.0 |
Khác |
4 |
1.7 |
Nguồn thích nghe nhất |
CD, VDC, máy nghe nhạc |
51 |
21.5 |
Tại Pháp hội |
99 |
41.8 |
Trò chuyện với đạo hữu |
63 |
26.6 |
Internet |
21 |
8.9 |
Khác |
3 |
1.3 |
Chủ đề thích nghe nhất |
Đạo đức trong cuộc sống |
194 |
83.3 |
Phương Pháp tu tập giải thoát |
39 |
16.7 |
Pháp môn thích nghe nhất |
Tịnh độ |
88 |
38.3 |
Thiền |
74 |
32.2 |
Mật tông |
6 |
2.6 |
Giáo tông |
18 |
7.8 |
Luật tông |
4 |
1.7 |
Khác |
4 |
1.7 |
Nghe tất cả |
36 |
15.7 |
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 2 miêu tả các khuôn mẫu hành vi của người nghe Pháp ở các khía cạnh lựa chọn nguồn nghe Pháp, chủ đề nghe và Pháp môn nghe.
Kết quả cho thấy người thính Pháp sử dụng đa dạng các loại hình nghe Pháp, từ phương thức truyền thống theo kiểu mặt đối mặt (nghe trực tiếp từ Pháp hội; trò chuyện với đạo hữu, người thân, bạn bè) cho đến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như internet hoặc sử dụng công nghệ nghe nhìn hiện đại (CD, VCD, máy nghe nhạc).
Có một điểm đặc biệt là trong thời đại hiện nay, mặc dù việc nghe Pháp gián tiếp (CD, VCD, máy nghe nhạc, internet) chiếm ưu thế (52.1%), hoạt động nghe giảng Pháp theo kiểu truyền thống (Pháp hội, trò chuyện) vẫn chiếm tỷ lệ cao (46.3%). Vị trí vững chắc của kiểu nghe Pháp truyền thống được thể hiện rõ hơn khi phương Pháp này được ưa thích hơn hẳn so với kiểu hiện đại (68.4% so với 22.8%).
Về chủ đề nghe giảng, người nghe thích các bài giảng về đạo đức cuộc sống hơn gần gấp 5 lần so với các chủ đề chuyên sâu về Pháp môn giải thoát (83.3% so với 16.7%). Về khía cạnh Pháp môn, Tịnh Độ tông vẫn được yêu thích nhất nhưng không quá chênh lệch với Thiền tông – xếp thứ hai với tỷ lệ ưa thích lần lượt là 38.3% và 32.2%. Các Pháp môn còn lại như Mật tông, Giáo tông, Luật tông nhận được rất ít sự quan tâm của thính giả (mức độ ưa thích trung bình là 3.45%). Ngoài ra, cũng phải kể đến xu hướng thích nghe tổng hợp các Pháp môn với tỷ lệ ưa thích là 15.7%
3.3. Chân dung Giáo thọ dưới góc nhìn của người thính Pháp hiện nay
Bảng 3: Mức độ yêu thích của người thính Pháp đối với Giáo thọ và
phong cách thuyết Pháp
|
|
Số lượng |
Phần trăm |
Đối tượng thích nghe nhất |
Tăng |
186 |
79.8 |
Ni |
26 |
11.2 |
Nam cư sĩ |
16 |
6.9 |
Nữ cư sĩ |
5 |
2.1 |
Phong cách thuyết giảng yêu thích nhất |
Dí dỏm |
102 |
43.0 |
Nghiêm nghị |
10 |
4.2 |
Nhẹ nhàng |
84 |
35.4 |
Thâm trầm |
31 |
13.1 |
Sôi nổi |
1 |
0.4 |
Khác |
9 |
3.8 |
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 3 mô tả mức độ yêu thích của người nghe Pháp đối với đối tượng thuyết Pháp và phong cách thuyết Pháp.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch lớn về giới tính của Giáo thọ được yêu thích. Cụ thể là đối với nhóm xuất gia, tỷ lệ yêu thích nghe Tỳ-kheo thuyết Pháp cao gấp hơn 7 lần so với Tỳ-kheo-ni; tương tự, trong nhóm cư sĩ tại gia, đối tượng nam cư sĩ được yêu thích hơn nữ cư sĩ (6.9% so với 2.1%).
Về phong cách thuyết Pháp, khán thính giả đặc biệt ưa thích hai phong cách dí dỏm (43%) và nhẹ nhàng (35.4%) hơn hẳn so với các kiểu còn lại – gồm có các kiểu như thâm trầm, nghiêm nghị, sôi nổi…
Bảng 4: Mức độ hài lòng của người nghe Pháp đối với Giáo thọ
|
Ít và hoặc không hài lòng (%) |
Chấp nhận được (%) |
Hài lòng (%) |
Trung bình
(tối đa 5 điểm) |
1. Kiến thức Phật Pháp |
0.4 |
27.4 |
72.2 |
3.71 |
2. Kiến thức xã hội |
3.8 |
48.3 |
47.9 |
3.44 |
3. Âm giọng |
3.0 |
44.4 |
52.6 |
3.49 |
4. Điệu bộ |
5.2 |
41.8 |
53.0 |
3.71 |
5. Mức độ hài lòng chung |
1.3 |
37.2 |
61.5 |
3.44 |
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 4 miêu tả mức độ hài lòng của người thính Pháp đối với Giáo thọ ở các tiêu chí kiến thức Phật Pháp, kiến thức xã hội, âm giọng, điệu bộ.
Nhìn chung, đa số người nghe cảm thấy khá hài lòng với Giáo thọ với tỷ lệ 61.5% cảm thấy hài lòng hoặc tính theo số điểm là 3.44 điểm (tối đa 5 điểm). Trong đó, tiêu chí kiến thức Phật Pháp và điệu bộ được đánh giá cao hơn các tiêu chí âm giọng và kiến thức xã hội; đặc biệt sự hài lòng của người nghe Pháp đối với kiến thức Phật Pháp của Giáo thọ cao hơn khá nhiều so với các tiêu chí khác.
Bảng 5: Cảm nhận về hiệu quả của hoạt động nghe giảng Pháp
|
Số lượng |
Thấp nhất |
Cao nhất |
Trung bình |
Cải thiện kiến thức |
234 |
3.0 |
10.0 |
7.718 |
Cải thiện thái độ |
234 |
3.0 |
10.0 |
8.169 |
Cải thiện hành vi |
234 |
3.0 |
10.0 |
8.034 |
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 5 miêu tả cảm nhận của người nghe Pháp về ảnh hưởng của hoạt động thính Pháp đến kiến thức, thái độ, hành vi của họ.
Nhìn chung, ảnh hưởng của việc nghe Pháp là rất tích cực trong việc cải thiện nhân cách của người nghe. Trong đó, theo ý kiến trả lời của thính giả, yếu tố được cải thiện nhiều nhất là thái độ đối với cuộc sống, sau đó đến hành vi và cuối cùng là kiến thức.
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người thính Pháp đối với Giáo thọ
Bảng 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của thính giả đối với Giáo thọ
|
|
Kiến thức xã hội |
Âm giọng |
Điệu bộ |
Nghề nghiệp |
|
|
|
|
|
Sinh viên |
3.49 |
3.54 |
3.54 |
|
Đã đi làm |
3.27 |
3.32 |
3.26 |
|
|
|
|
|
Tôn giáo |
|
|
|
|
|
Phật giáo |
|
3.55 |
|
|
Không tôn giáo |
|
3.33 |
|
|
|
|
|
|
Hiểu Phật Pháp |
|
|
|
|
|
Ít hoặc không hiểu |
|
|
3.58 |
|
Trung bình |
|
|
3.43 |
|
Khá hoặc cao |
|
|
3.11 |
|
|
|
|
|
Độ tuổi |
|
|
|
|
|
18-22 tuổi |
3.48 |
3.54 |
3.55 |
|
Trên 22 tuổi |
3.29 |
3.29 |
3.19 |
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 6 mô tả sự ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp, tôn giáo, mức độ am hiểu Phật Pháp, độ tuổi của người nghe Pháp đến mức độ hài lòng về kiến thức xã hội, điệu bộ và âm giọng của Giáo thọ.
Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy nhóm người đã đi làm và ở độ tuổi trên 22, không theo tôn giáo và có mức độ am hiểu Giáo lý cao có mức độ hài lòng về Giáo thọ (ở các tiêu chí: kiến thức xã hội, âm giọng, điệu bộ) thấp hơn nhóm sinh viên, dưới 22 tuổi, theo đạo Phật và có mức độ hiểu biết Phật Pháp thấp.
Bảng 7: Nhận xét của người nghe Pháp đối với một số tiêu chí của Giáo thọ
Đối tượng |
Kiến thức xã hội |
Điệu bộ |
Âm giọng |
Trên 22 tuổi |
“đề cập tới chính trị quá nhiều" |
“không có tác phong nghiêm túc đúng mực” |
|
Đã đi làm |
“xa rời thực tế”
“kiến thức xã hội thiếu” |
|
|
Không tôn giáo |
“chưa phân định rạch ròi giữa học thuật và tín ngưỡng trong giảng dạy” |
“chưa thực hiện nghiêm túc hành vi của một giảng sư cần làm” |
“nói giọng địa phương khá khó nghe “ |
Hiểu Phật Pháp ở mức từ khá trở lên |
“chưa nắm bắt kịp với nhu cầu, những thay đổi của xã hội và hành vi của con người"
“hơi nghiêng về mê tín” |
|
|
(Nguồn: Nguyễn Thành Đạo, Hà Trọng Nghĩa: 2018)
Bảng 7 trích dẫn một số nhận xét tiêu biểu của các đối tượng trên 22 tuổi, đã đi làm, không theo tôn giáo và tự nhận có mức độ am hiểu Phật Pháp từ khá trở lên về những điều họ chưa hài lòng khi nghe Pháp.
Nhìn chung, người nghe có khuynh hướng không hài lòng khi cho rằng các Giáo thọ thiếu kiến thức xã hội, không cập nhật đầy đủ các vấn đề xã hội đương đại dẫn đến nội dung bài giảng thiếu thực tế và có lúc mang màu sắc mê tín. Tuy nhiên, người thính Pháp cũng không hài lòng khi Giáo thọ nói quá nhiều về vấn đề chính trị. Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng một số Giáo thọ chưa có tác phong đúng mực (nói lớn tiếng, múa tay nhiều, phê phán các Pháp môn khác,…). Cuối cùng về âm giọng thì có một ý kiến cho rằng có Giáo thọ nói giọng địa phương khó nghe.
4. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU
4.1. Kết luận
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu cho thấy:
1) Hiện nay người thính Pháp thường ưa thích nghe những bài Pháp giảng về đạo đức trong cuộc sống; Pháp môn Tịnh Độ và Thiền Tông vẫn là sự lựa chọn hàng đầu về nghe giảng lẫn thực hành Phật Pháp.
2) Trong khi những người nghe Pháp chủ yếu tiếp xúc các bài giảng qua internet và băng đĩa, họ vẫn thích được tham dự Pháp hội và trò chuyện trực tiếp về giáo lý hơn.
3) Người thính Pháp có xu hướng ưa thích nam giới (kể cả người xuất gia lẫn cư sĩ) thuyết Pháp hơn so với nữ giới và phong cách họ yêu thích nhất là cách giảng nhẹ nhàng pha chút hài hước, dí dỏm.
4) Người nghe Pháp khá hài lòng với sự giảng Pháp của các Giáo thọ, đặc biệt là họ đánh giá cao sự am tường về Phật Pháp của người giảng cũng như điệu bộ, cử chỉ phù hợp khi Giáo thọ lên bục thuyết giảng. Hiệu quả của sự thuyết giảng đến nhận thức, thái độ, hành vi của người nghe cũng khá cao và theo chiều hướng tích cực.
5) Những người nghe Pháp trên 22 tuổi, đã đi làm, không theo tôn giáo và tự nhận có mức độ am hiểu Phật Pháp từ khá trở lên có mức độ hài lòng đối với Giáo thọ thấp hơn các đối tượng nhỏ từ 22 tuổi trở xuống, còn là sinh viên, theo đạo Phật và tự nhận có mức độ am hiểu về Phật Pháp thấp.
4.2. Khuyến nghị
Từ kết quả nghiên cứu định lượng cũng như xử lý các câu hỏi mở trong bảng hỏi an-ket, nhóm tác giả xin đưa ra một số góp ý nhằm nâng cao chất lượng Giáo thọ và phát triển công cuộc hoằng dương chánh Pháp trong thời đại mới như sau:
1) Trong thời đại hiện nay, người Giáo thọ một mặt vẫn phải giữ được cốt cách của người có sứ mạng tuyên giảng chánh Pháp của Đức Như Lai, vừa phải thích ứng, tiếp thu và vận dụng tốt các phương tiện của xã hội hiện đại. Điều đó có nghĩa là Giáo thọ, đặc biệt là Tăng, Ni cần nghiêm trì giới luật và nắm vững kiến thức Phật học trước khi tự mình nâng cao kiến thức thế tục để tăng tính thuyết phục của các bài thuyết Pháp.
2) Trong thời đại mà trình độ dân trí tăng lên và mức độ phổ biến của các phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là internet, mạng xã hội đã tạo điều kiện không thể tốt hơn cho sự phổ biến Giáo Pháp nhà Phật đến không chỉ người dân Việt Nam mà còn ra khắp thế giới. Tuy nhiên, việc tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại trong thuyết giảng cần đi đôi với việc nâng cao chất lượng và tính độc đáo của chủ đề bài giảng trước sự đánh giá ngày càng khắt khe hơn của những người thính Pháp có trình độ học vấn ngày càng cao.
3) Trong xu thế bất bộ phái hiện nay, Giáo thọ cần có cái nhìn bao dung đối với các tông phái Phật giáo. Việc nhận diện những vấn đề sai trái, tiêu cực và mê tín trong sinh hoạt tôn giáo hoặc thực hành tôn giáo là cần thiết nhưng cần tránh thái độ bảo thủ, cực đoan. Sự cảm thông trí tuệ này sẽ là chất keo cho sự đoàn kết trong hàng ngũ Tăng già và là tấm gương cho các cư sĩ noi theo và nương dựa.
4.3. Đề xuất nghiên cứu
Bài viết này là một nỗ lực nghiên cứu về hành vi tôn giáo theo mô hình thực chứng luận. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy được những khuôn mẫu hành vi của khách thể đối với việc thính Pháp cũng như tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá của người tham gia đối với việc giảng Pháp của Giáo thọ. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong tương lai về chủ đề này nên sử dụng kết hợp giữa cách tiếp cận thực chứng luận và cách tiếp cận giải thích luận để có thể phân tích sâu hơn và chi tiết hơn suy nghĩ, tình cảm, hành vi của tín đồ và những người liên quan khác. Ngoài ra, các nghiên cứu trong tương lai cũng cần mở rộng khách thể đến những đối tượng lao động giản đơn, nội trợ ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị để tăng tính đại diện của kết quả nghiên cứu.
Thông tin tác giả:
Nguyễn Thành Đạo - Hà Trọng Nghĩa
Đại học Văn Hiến - Đại học Tôn Đức Thắng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Achaan Chah. (2017). Tâm tĩnh lặng. Hồng Đức.
- Bhatacherjee, A. (2012). Scholarcommons.usf.edu. Retrieved 2018
- Hoàng Trọng. (2002). Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for windows. Thống Kê.
- OpenStax College. (2013). openstaxcollege.org. Retrieved 2018
- Tâm Minh. (1981). Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Phật học viện Quốc tế.
- Thích Đỗng Minh, Thích Đức Thắng. (2010). thuvienhoasen.org. Retrieved 2018
- Thích Minh Trực. (1987). Kinh Pháp Bảo Đàn. Phật học viện Quốc tế.
- Thích Thiện Siêu, Thích Thanh Từ. (1994). Kinh Tạp A Hàm. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam.
- Thích Trí Tịnh. (1986). Kinh Pháp Hoa. Phật học viện Quốc tế.