Kể từ khi Đức Tổ sư Minh Đăng Quang trực ngộ ý pháp “Thuyền Bát-nhã” rồi về tịnh tu tại chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho, sáng lập ra Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam với chí nguyện “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”, đến năm 1954 giáo pháp Khất sĩ đã được phát triển mở mang, chẳng những tại Sài Gòn, Gia Định mà các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ… đều có hình bóng nhà Du Tăng Khất sĩ hóa duyên hành đạo. Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam được hình thành. Tăng chúng và Ni chúng được Tổ sư thu nhận xuất gia có trên 100 vị và tịnh xá xây dựng được 20 ngôi.
Đây là những tiền đề cơ bản tạo điều kiện cho Hệ phái Khất sĩ phát triển trong giai đoạn 1954 - 1974.
- Những giáo đoàn Du Tăng
Ngày 15-7 năm Quý Tỵ (1953), trong ngày Đại lễ Tự Tứ Tăng – Vu lan bồn, có sự hiện diện đông đủ chư Tăng Ni, Đức Tôn sư Minh Đăng Quang đã có lời phân định, ban phong trách nhiệm trong Tăng đoàn, từ nay trở đi:
-
- Trưởng lão Giác Tánh là Trưởng lão chứng minh.
-
- Thượng tọa Giác Chánh là Thượng tọa thay tôi hướng dẫn Đoàn Du Tăng đi hành đạo.
-
- Trưởng lão Giác Như là Tri sự Tăng đoàn, trông nom các miền tịnh xá và phân cắt chư Tăng thay phiên trụ xứ hành đạo.
Ngày 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954), Đức Tôn sư thọ nạn và vắng bóng, Thượng tọa Giác Chánh được Tổ sư phú chúc cùng với Trưởng lão Giác Tánh và Tri sự Giác Như có trách nhiệm kế thừa, lãnh đạo tinh thần tập thể Hệ phái Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Việt Nam.
Tuân theo lời phó chúc của Tổ sư, từ 1954 -1964, dưới sự lãnh đạo của Thượng tọa Thích Giác Chánh, những giáo đoàn Du tăng Khất sĩ lần lượt được thành lập.
Giáo đoàn I
Nguyên thủy Giáo đoàn I do Tổ Minh Đăng Quang thành lập. Sau khi Tổ sư vắng bóng, Giáo đoàn vẫn tiếp tục hành đạo, mở đạo do Trưởng lão Nhị tổ Giác Chánh (1912 - 2004) làm Trưởng Giáo đoàn I, hướng dẫn đoàn Du Tăng khoảng 20 vị như Giác Như, Giác Trang, Giác Giới, Giác Tường, Giác Nhu, Giác Thiền, Giác Long, Giác Hưng, Giác Hương, Giác Nghĩa… thực hiện hạnh nguyện du phương hóa duyên hành đạo suốt các tỉnh miền Trung (1956 - 1957); sau đó về các làng mạc vùng sâu, vùng xa một số tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ. Trưởng lão Trị sự Giác Như quán xuyến chư Tăng và các tịnh xá liên hệ các Giáo đoàn.
Địa bàn hành đạo của Giáo đoàn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như: Mỹ Tho, Gò Công (Tiền Giang), Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Châu Đốc và Long Xuyên (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang).
Giáo đoàn I đa phần là các vị chuyên tu giới luật, Du Tăng hành đạo, ngủ nơi nghĩa địa, gốc cây động đá, ăn ngọ ngủ ngồi, lo phần tự độ, hóa độ được nhiều chư Tăng và thiện tín nhiệt tâm hộ trì Tam Bảo, dựng nhiều tịnh xá. Chư Tăng Giáo đoàn I thời kỳ này phần nhiều thích tu tịnh hạnh, ít hay hoạt động, bởi thế từ 1955 - 1975, Giáo đoàn chỉ dựng được ngót 15 tịnh xá.
Trụ sở Giáo đoàn là Tịnh xá Ngọc Viên, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Giáo đoàn II
Sau khi cùng Giáo đoàn Du Tăng đầu tiên hành đạo ra miền Trung, lúc bấy giờ trong khi Giáo đoàn Du Tăng cùng Trưởng lão Nhị tổ Giác Chánh quay về Nam, Trưởng lão Giác Tánh và Trưởng lão Giác Tịnh trụ lại, tiếp tục hành đạo thu nhận Tăng chúng xuất gia, thành lập Giáo đoàn II (1957 - 1958).
Trưởng lão Giác Tánh và Hòa thượng Giác Tịnh (1928 - 2008) làm Trưởng đoàn, cùng với các vị Tăng như Đại đức Giác Vĩnh, Giác Dũng, Giác Kiên, Giác Thanh, Giác Thường… là những thành viên đắc lực ban đầu. Năm 1957, đoàn Du Tăng Khất sĩ Giáo đoàn II do Ngài Giác Tịnh dẫn đầu từ miền Nam ra miền Trung hành đạo. Khi đến Bình Định, được bà Nguyễn Thị Tám cúng đất để Ngài xây Tịnh xá Ngọc Nhơn tại thành phố Quy Nhơn. Đây là Tịnh xá đầu tiên của Giáo đoàn II ở miền Trung.
Giáo đoàn II hành đạo tại miền Trung chủ yếu là các tỉnh duyên hải Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, và ra tận Đông Hà - Quảng Trị, Huế, lên vùng Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Từ 1956 - 1975, Giáo đoàn đã kiến tạo được 15 ngôi tịnh xá, tịnh thất.
Ban đầu Giáo đoàn hoạt động rất mạnh, riêng hai ngài Giác Tánh và Giác Tịnh đã tạo dựng được 9 tịnh xá. Về sau, ngài Giác Tánh vì bệnh duyên nên tầm hoạt động có phần giảm sút.
Trụ sở Giáo đoàn là Tịnh xá Ngọc Nhơn, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Giáo đoàn III
Năm 1956 - 1957, Trưởng lão Giác An đã tham gia Giáo đoàn Du Tăng do ngài Giác Chánh dẫn đầu ra hành đạo miền Trung. Khi Giáo đoàn quay về Nam, Trưởng lão Giác An1 trụ lại, tiếp độ tăng
- Trưởng lão Giác An mất ngày 16 tháng 7 năm 1971. Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III là Trưởng lão Giác Phải. Đệ tam Trưởng Giáo đoàn III là Trưởng lão Giác Phúc.
chúng và thành lập Giáo đoàn III (1957 - 1958), Ngài làm Trưởng Giáo đoàn. Ngoài ra, trong thời gian hành đạo, Trưởng lão Giác An cũng đã chấp nhận cho một số vị Ni xuất gia. Sau này trở thành phân đoàn Ni giới Khất sĩ Giáo đoàn III.
Giáo đoàn III hành đạo tại các tỉnh duyên hải miền Trung như Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Định, đồng thời cũng lên tận các tỉnh Tây Nguyên như: Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum… Ban đầu gặp nhiều gian nan thử thách nhưng ngài Giác An vẫn kiên tâm và bền chí theo bản nguyện cứu khổ độ đời, thực hành hạnh vô úy, bố thí máu cho bệnh nhân, thật là một tấm gương hy sinh cao cả ít có người làm được. Tới năm 1975, Giáo đoàn III Du Tăng hoằng pháp và dựng được 33 tịnh xá, tịnh thất. Riêng ngài Giác An đã lập được 13 tịnh xá. Trụ sở Giáo đoàn là Tịnh xá Ngọc Tòng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Giáo đoàn IV
Pháp sư Giác Nhiên đã hai lần tham gia Giáo đoàn Du Tăng hành đạo ra miền Trung và khi trở về Nam, Ngài đứng ra thành lập Giáo đoàn IV vào năm 1957 và làm Trưởng Giáo đoàn2.
Tầm hoạt động của Giáo đoàn IV rất mạnh mẽ không giáo đoàn nào sánh kịp, chư Tăng Sư rất nhiều, thiện nam tín nữ cũng rất đông. Địa bàn hành đạo của Giáo đoàn ở các miền Đông Nam Bộ như: Biên Hòa, Long Khánh (Đồng Nai), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Châu Đốc (An Giang), Kiên Giang, xây dựng được 23 tịnh xá. Riêng Trưởng Giáo đoàn Giác Nhiên từ 1960 đến 1971 đã
Đệ tứ Trưởng Giáo đoàn III là Hòa thượng Giác Dũng viên tịch ngày 5-4- 2013 (nhằm 25 tháng 2 năm Quý Tỵ).
- Pháp sư Giác Nhiên thế danh Nguyễn Văn Ất, tự Thành Được, sinh năm 1923 tại Cần Thơ. Năm 1951 học đạo với Đức Tổ sư được pháp danh Giác Nhiên. Năm 1978 ngài sang Mỹ hành đạo, thành lập Giáo hội Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Thế giới và được suy tôn là Pháp chủ. Từ năm 2003-2013, Ngài đã nhiều lần dẫn phái đoàn Giáo hội về thăm Việt Nam. Hiện nay Hòa thượng Giác Phúc là Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn IV.
dựng 13 ngôi tịnh xá trong đó có Tịnh xá Trung Tâm ở quận Bình Thạnh là Trụ sở của Hệ phái Khất sĩ. Ngài Giác Khai cũng kiến tạo 2 tịnh xá.
Trụ sở Giáo đoàn là Tịnh xá Trung Tâm, số 7 Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo đoàn V
Tháng 7 năm 1960, Trưởng lão Giác Lý3 chính thức thành lập Giáo đoàn V, và do Ngài làm Trưởng Giáo đoàn.
Giáo đoàn V hành đạo trên nhiều địa bàn. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung như: Quảng Nam, Khánh Hòa, Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận), các tỉnh miền Đông Nam Bộ như: Bình Long (Bình Phước), Bà Rịa - Vũng Tàu, Sài Gòn - Gia Định, Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh), và các tỉnh miền Tây Nam Bộ như: Bến Tre, Vĩnh Long và Gò Công (Tiền Giang)…
Ngay sau khi thành lập, ngài Giác Lý đã dẫn Giáo đoàn về đất Vĩnh Long, quê hương Tổ sư Minh Đăng Quang, lập đạo tràng đầu tiên đặt tên Tịnh xá Ngọc Tân.
Năm 1965, Ngài dừng chân tại Phú Lâm, Quận 6, Sài Gòn xây dựng Tịnh xá Trung Tâm làm trụ sở điều phối mọi Phật sự của Giáo đoàn. Tới năm 1975, Giáo đoàn V dựng được 25 tịnh xá, riêng Trưởng Giáo đoàn Giác Lý kiến tạo 13 ngôi, đã thu nhận hàng trăm vị đệ tử xuất gia, kiến tạo góp phần không nhỏ cho công
-
-
Ngài Giác Lý (1910-1973) thế danh Lê Văn Ba, quê huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Năm 1952, Ngài phát chí xuất trần với Tổ sư Minh Đăng Quang, được thọ ký pháp danh Giác Lý. Sau 2 năm cùng Tăng đoàn hành đạo tại các tỉnh miền Tây, Ngài xin phép chư Tăng lên Thất Sơn tịnh tu. Du hành khắp miền Thất Sơn, Ngài đến núi Điện Bà (Tây Ninh) tiếp tục mật tu tại động Long Ẩn. Nơi đây theo hạnh nguyện “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”, Trưởng lão đã tiếp độ nhiều vị sư tu núi theo về đường lối giáo pháp Khất Sĩ. Ngày 10-6-1960, Trưởng lão Giác Lý dẫn đoàn xuống núi chứng minh lễ Khánh thành tịnh xá ở Gò Dầu Hạ, tỉnh Tây Ninh, sau đó về dự lễ Tự tứ tại Trà Vinh. Hòa thượng Giác Bạch là Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn V. Hiện nay, HT. Giác Cầu là Tăng trưởng, HT. Giác Hà làm Trị sự trưởng Giáo đoàn.
cuộc chấn hưng Phật giáo.
Thượng toạ Giác Chiêu4 tách khỏi Giáo đoàn V vào năm 1965 để tự lập đoàn Du tăng Khất Sĩ ở vùng Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Từ 1965 đến 1974, Ngài đã dựng 8 tịnh xá ở vùng này, hóa độ nhiều Phật tử.
Trụ sở Giáo đoàn là Tịnh xá Trung Tâm (dựng năm 1966), số 520/F Hùng Vương, phường 13, Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài 5 Giáo đoàn nói trên, còn có một số đoàn Du Tăng khác được hình thành, tầm mức hoạt động có phần giới hạn hơn như:
- Đoàn Du tăng của Trưởng lão Từ Huệ5
Sau khi Tổ sư vắng bóng, các vị đại đệ tử chia nhau lập thân hành đạo rộng khắp hai miền Nam Trung Việt Nam. Riêng Ngài là đệ tử Tăng xuất gia đầu tiên của Tôn sư thì nỗ lực tu trì, hoằng dương đạo pháp theo hạnh nguyện của mình. Từ năm 1950 đến năm 1974, Ngài lập đoàn Du Tăng hành đạo thuyết pháp ở các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho, Đồng Nai và Phan Thiết và lần lượt thành lập được 11 tịnh xá và 1 đạo tràng, thu nhận hơn 100 đệ tử xuất gia và hàng chục nghìn Phật tử. Ngài còn làm rất nhiều Phật sự từ thiện như lập nghĩa trang và bố thí quan tài, chôn cất miễn phí cho người nghèo, xây lò hỏa táng cho người qua đời, ấn tống kinh sách… Tăng Ni Phật tử thường tôn kính
- Ngài Giác Chiêu thế danh Nguyễn Dạng sinh năm 1946 tại Phú Yên, 7 tuổi xuất gia tại Tịnh xá Trung Tâm, Quận 6, thụ Tỷ-kheo giới năm 1959, được tấn phong Thượng tọa năm 1972 tại giảng đường Lộc Uyển, Chợ Lớn. Sách Những ngôi chùa ở Bình Dương: Quá khứ và hiện tại, do Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương chủ trương, Thượng tọa Thích Huệ Thông chủ biên, Nxb. Tôn giáo, 2002, trang 158 viết: “Năm 1965, Sư Giác Chiêu tách rời khỏi Giáo đoàn V để gia nhập Giáo đoàn VI của Sư Giác Huệ”. Theo chúng tôi thì lúc bấy giờ chưa thành lập Giáo đoàn VI. Các vị như Từ Huệ, Giác Huệ, Giác Chiêu đều hoạt động độc lập theo hạnh nguyện của mình.
- Ngài Từ Huệ (1910-1997) thế danh Tạ Văn Phụng, quê làng Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho. Năm 1933, Ngài quy y Hòa thượng Thích Hoằng Thông ở chùa Long Hội, xã Phú Mỹ. Năm 1946 được nghe Tổ sư Minh Đăng Quang thuyết pháp, Ngài xin theo Tổ. Năm 1947, Ngài được Tổ sư cho phép xuất gia nhập đạo tại chùa Linh Bửu, xã Phú Mỹ, tỉnh Mỹ Tho và là đệ tử Tăng đầu tiên của Tổ.
gọi Ngài là Sư cả Từ Huệ.
- Đoàn Du Tăng của Thượng tọa Giác Huệ
Do Thượng tọa Giác Huệ6 đứng ra thành lập từ năm 1962 đặt trụ xứ gốc tại giảng đường Lộc Uyển, đến năm 1964 thành Tịnh xá Lộc Uyển, số 463-465 Hùng Vương, phường 12, Quận 6, Sài Gòn. Từ năm 1962 - 1971, Ngài Giác Huệ với sự trợ giúp của Ngài Giác Đức7 đã du hóa thuyết pháp, lập 12 tịnh xá ở các tỉnh Bạc Liêu, An Giang, Mỹ Tho, Long An, Sài Gòn – Chợ Lớn, Tây Ninh và Đà Lạt8.
- Các Giáo đoàn Ni giới Khất sĩ
Ngày Đức Tổ sư thọ nạn và vắng bóng, Ni giới có tất cả 53 vị, Ni sư Huỳnh Liên kế tục sự nghiệp Tổ sư, trực tiếp lãnh đạo hàng Ni chúng Khất sĩ. Phương pháp tu lấy Giới – Định – Tuệ làm căn bản, hành Tứ y pháp và trì bình khất thực hóa duyên.
Ngày 11 tháng 1 năm 1958, chính quyền Sài Gòn ký Nghị định số 7-BNV-NA-P5, cho phép thành lập Giáo hội Khất sĩ Ni giới Việt
- Ngài Giác Huệ (1939-1980), thế danh Ngô Trọng Tín, quê quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, xuất gia với Trưởng Giáo đoàn I là Trưởng lão Giác Chánh năm 1955. Với năng khiếu thuyết giảng vô ngại, Ngài được GHPGVNTN mời giữ chức vụ “Tổng Vụ trưởng Vụ Hoằng pháp”. Ngài được Giáo hội Khất sĩ Việt Nam công cử làm Tăng Trưởng (nhiệm kỳ 1971-1973) và Tổng Trị sự Trưởng (nhiệm kỳ 1973-1975). Ngài còn phát huy năng khiếu viết các truyện ngắn, cộng tác với nhiều nhật báo trong mục thơ văn, sáng tác các sách: Thẳng nét mực Tàu; Tôn giáo và thế giới ngày mai; Tôn giáo và sự thống nhất nhân loại; Đường xa xứ lạ; Thằng Sửu con Loan. Về thơ có: Giác Huệ thi tập I, Giác Huệ thi tập II. Về sau Ngài còn tiếp nhận 15 ngôi tịnh xá khác.
- Ngài Giác Đức (1936 - 1997) thế danh Phạm Văn Hòa, quê làng Tân Nhuận Đông - Sa Đéc, xuất gia tháng 6 năm1950 với Đức Tổ sư. Sau ngày Thượng tọa Giác Huệ viên tịch (1980), Ngài là Trưởng Giáo đoàn VI.
- Trang web Vườn Lộc Uyển của Giáo đoàn VI viết, Giáo đoàn VI do Thượng tọa Giác Huệ thành lập nhưng không nói rõ năm thành lập. Các bài viết trên trang daophatkhatsi.net, bài viết của Trưởng lão Giác Lý viết năm 1971… xác định tới năm 1971 chỉ có 5 Giáo đoàn Tăng. Ngài Giác Huệ mất năm 1980, như vậy có thể Giáo đoàn VI được thành lập sau năm 1973. Nhiều bài viết khác cũng nói cho tới năm 1975 chỉ có 5 Giáo đoàn Tăng. Cũng có tài liệu nói, năm 1983 Hòa thượng Giác Đức đưa Giáo đoàn VI hội nhập với Giáo hội.
Nam (thường gọi là Giáo hội Liên Hoa Khất sĩ), gọi tắt là Ni giới Khất sĩ do Ni sư Huỳnh Liên và Ni sư Bạch Liên lãnh đạo. Trụ sở đặt tại Tịnh xá Ngọc Phương, nay là Tổ đình Ngọc Phương, phường 1, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.
Sau đó, những chuyến du hành mở đạo ra miền Trung của quí Ni sư Huỳnh Liên, Bạch Liên, Châu Liên, Dõng Liên… trong hai năm 1958 và 1959, nhiều ngôi tịnh xá được mở mang, tiếp độ chúng Ni tu học và giảng dạy Phật pháp cho đông đảo Phật tử tín đồ.
Tiếp đến lần lượt các Phân đoàn Ni giới Khất sĩ ra đời:
Nhiều bài viết trên daophatkhatsi.vn, Luận văn tốt nghiệp của một số sinh viên tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh… cho rằng đầu tiên có 3 Phân đoàn Ni giới Khất sĩ:
-
- Phân đoàn 1 có trụ sở tại Tịnh xá Ngọc Tiên, thị xã Hà Tiên (nay thuộc tỉnh Kiên Giang).
-
- Phân đoàn 2 thành lập năm 1961, trụ sở là Tịnh xá Ngọc Phú, số 1888 Lạc Long Quân phường 10, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Ni trưởng Trí Liên (1901 - 1984) là Trưởng Phân đoàn 2. Ngài bắt đầu rời Tịnh xá Ngọc Tuyền ở chân núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh đi du hóa từ 1961 đến 1972 riêng Ngài đã kiến tạo 5 ngôi đạo tràng tịnh xá.
-
- Phân đoàn 3, trụ sở là Tổ đình Nam Trung, xã Vĩnh Hưng, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tháng 1 năm 2012, Khất sĩ Minh Bình tổng hợp 405 tịnh xá, tịnh thất, Hệ phái Khất sĩ trên trang Ánh Nhiên Đăng sắp xếp theo Giáo đoàn thì có:
-
- Ni giới Giáo đoàn Ngọc Phương
Từ 1955 – 1975:
-
- Ni giới Giáo đoàn III đã dựng được 9 tịnh xá, trong đó các vị Tăng trong Giáo đoàn đã giúp dựng 7 ngôi (ngài Giác An 4, Trưởng lão Giác Phải 2, Sư Giác Linh 1).
-
- Ni giới Giáo đoàn IV dựng 23 ngôi tịnh xá, trong đó các vị Tăng giúp xây dựng 7 tịnh xá (ngài Giác Nhiên: 6); Trong đó NT. Ngân Liên dựng 4 ngôi, NT. Trí Liên dựng 6 ngôi.
- Ni giới Giáo đoàn Ngọc Phương kiến tạo 64 tịnh xá, tịnh thất (Ngài Giác Thường giúp 1). Trong đó Ni trưởng Huỳnh Liên dựng 15 ngôi; NT. Tạng Liên 4, NT. Đức Liên 4, các NT. Sanh Liên, Diên Liên, Chiêu Liên, Đan Liên, Tràng Liên, Diệu Liên, Châu Liên, Bạch Liên mỗi vị xây dựng 2 ngôi.
- Thành lập Giáo hội Tăng-già Khất sĩ
Năm Giáp Thìn 1964, do sự vận động của Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên, Hòa thượng Giác Nhu và Thượng tọa Giác Tường thuộc Giáo đoàn I cùng đứng đơn sáng lập viên xin phép thành lập “Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam” có pháp nhân pháp lý, vì từ khi Đức Tổ sư khai sơn đến nay (1964) vẫn chưa có. Mãi đến thượng tuần tháng 5 năm 1966, mới được công nhận và ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên (1966 - 1968), Trưởng lão Giác Nhu được Giáo hội tín nhiệm cử làm Tổng Thư ký suốt ba nhiệm kỳ.
Đến năm 1971, do yêu cầu phát triển, tổ chức Khất sĩ thành lập hai Viện:
- Viện Chỉ đạo: gồm quý Trưởng lão Tôn đức lãnh đạo.
- Viện Hành đạo: gồm quý Thượng toạ, Đại đức có năng lực, tức Ban Trị sự Trung ương.
Ngài Giác Nhu giao lại cho thế hệ kế thừa và lui về vị trí Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam cho đến ngày đất nước hòa bình, độc lập và thống nhất năm 1975.
Đây là thời kỳ hiệp nhất về Pháp lý của Hệ phái Khất sĩ Việt
Nam. Đây là lần hội nghị cuối cùng của Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam cho đến ngày đất nước hòa bình độc lập và thống nhất.
- Thực hành Bồ tát đạo
Những năm 1950 - 1954, Tịnh xá Mỹ Đức của ngài Từ Huệ đã có công nuôi dấu cán bộ thành ủy Mỹ Tho và cán bộ huyện Chợ Gạo, tỉnh Bến Tre.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Tịnh xá Ngọc Phương, trụ sở của Giáo hội Ni giới Khất sĩ là nơi cung cấp tài vật cho cách mạng, nơi nuôi dưỡng cán bộ hoạt động nội thành, tù Côn Đảo. Đặc biệt là Ni sư Huỳnh Liên - Đệ nhất Trưởng Ni giới Khất sĩ đã liên lạc lãnh đạo toàn Ni giới đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng, đòi quyền dân sinh dân chủ của Phật giáo, của sinh viên học sinh và nhân dân Sài Gòn - Gia Định. Các phong trào này có ảnh hưởng đến nhiều tỉnh như Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai, Kon Tum… Cần Thơ, Sóc Trăng, Đồng Tháp… Điểm nổi nhất trong hoạt động yêu nước của mình là Ni sư đã thành lập Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống vào năm 1971, trụ sở là Tịnh xá Ngọc Phương. Các năm tiếp sau, Ni sư còn tham gia thành lập Mặt trận Nhân dân tranh thủ dân chủ hòa bình. Ni sư đã tổ chức thành công các cuộc lễ “xuống tóc vì hòa bình”; biểu tình chống Mỹ và ngụy quyền.
Đặc biệt trong hai năm (1973 – 1975), trước ngày đất nước hoàn toàn giải phóng là giai đoạn cam go, gian khổ và khó khăn nhất cho Ni sư: lớp bị địch bao vây cô lập (cầm tù tại nhà), hăm dọa; lớp bị địch len lỏi vào nội bộ tuyên truyền lung lạc chư Ni, Ngài phải vận dụng mọi nỗ lực của mình để chèo lái, vượt qua thử thách khó khăn. Riêng Tịnh xá Ngọc Phương, nơi trụ xứ của Ni sư cũng lâm vào cảnh giống như bị tù đày, do sự giám sát của cảnh sát chìm nổi và kẽm gai phong tỏa suốt ngày đêm, từ đầu tháng 8/1970 đến 12 giờ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975 mới được buông tha.
Kết luận
Hệ phái Khất sĩ sau thời Tổ sư vắng bóng đã có những bước tiến vượt bậc, từ một đoàn Du tăng phát triển thành 5 Giáo đoàn
Tăng và 3 Giáo đoàn Ni; tới năm 1975, Hệ phái đã có 1.000 Tăng Ni, 200 tịnh xá, tịnh thất và thu hút hàng chục vạn Phật tử khắp miền Trung và miền Nam. Đã thành lập được Giáo hội Ni giới Khất sĩ và Giáo hội Tăng-già Khất sĩ. Các hoạt động từ thiện xã hội như cứu trợ, cứu nạn, giúp người nghèo, nuôi dưỡng trẻ mồ côi được tiến hành. Ni giới Khất sĩ, nhất là Ni sư Huỳnh Liên, Tịnh xá Ngọc Phương đã có những đóng góp vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Thích Đồng Bổn (chủ biên), Tiểu sử danh Tăng Việt Nam, tập 1 (1995) và 2 (2002).
- Nguyễn Đình Chúc - Bửu Nguyên, Lược sử Phật giáo và những ngôi chùa Phú Yên, Nxb. Thuận Hóa, 1999.
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Biên niên sử Phật giáo Gia Định
- Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
- Tỉnh hội Phật giáo Tiền Giang, Phật giáo Tiền Giang, Lược sử và những ngôi chùa, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương, Những ngôi chùa ở Bình Dương: Quá khứ và hiện tại, Nxb. Tôn giáo, 2002.
- Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh và báo Giác Ngộ, Danh mục Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất Niệm Phật đường Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2002.
- Tỷ-kheo-ni Thích Như Nguyệt (chủ biên) Hành trạng chư Ni Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, 2007.
- Nguyễn Lam Chân Tuệ Định, Lược sử Phật giáo thành phố Đà Nẵng, Nxb. Tôn giáo, 2008.
- Tỉnh hội Phật giáo Sóc Trăng, Danh mục Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường tỉnh Sóc Trăng, Lưu hành nội bộ, 2010.
- Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ngãi, Lược sử Phật giáo và những ngôi chùa, Nxb. Đà Nẵng, 2011.
- Các trang Web: Đạo Phật Khất Sĩ, Vườn Lộc Uyển, Ánh Nhiên Đăng, Phattuvietnam.net.
-