- Hệ phái Khất sĩ – 60 năm sau thời Tổ sư vắng bóng
Hệ phái Khất sĩ – thành viên thống nhất thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) ngày nay, nguyên trước đây là Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập. Năm 1944, Ngài hiện diện hoằng pháp tròn mười năm đến ngày mùng 01 tháng 02 năm Giáp Ngọ (1954) thì vắng bóng đến nay tròn 60 năm (1954 – 2014).
Để ghi nhận lại toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và hội nhập của Hệ phái Khất sĩ, chúng tôi xin tạm phân ra làm 3 giai đoạn:
-
- Giai đoạn 1 (từ 1944 đến 1954): Mười năm đầu Tổ sư “khai sơn phá thạch”.
-
- Giai đoạn 2 (từ 1954 đến 1975): Hai mươi mốt năm chư Tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của Tổ sư tiếp nối công hạnh Tổ Thầy mở mang giáo pháp.
-
- Giai đoạn 3 (từ 1975 đến 2013): Ba mươi tám năm Hệ phái Khất sĩ hòa mình cùng đất nước và GHPGVN ngày nay.
- Giai đoạn 1: Mười năm Tổ sư khai sơn phá thạch
Điểm thứ nhất, lịch sử đã ghi nhận Tổ sư sinh năm Quý Hợi (1923), đến năm 1944 Tổ sư mới bước qua tuổi 22; với tuổi đời còn khá trẻ vậy
mà Tổ sư đã suy nghĩ, dựng lập được tôn chỉ, mục đích “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp – Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Thử hỏi nếu không phải là sự kết tinh nối tiếp nhau trong nhiều đời kiếp thì không thể nào thành tựu được hạnh nguyện giác ngộ, giải thoát như vậy.
Điểm thứ hai, chính là sự gắn kết “tôn chỉ, mục đích” đi đôi với tri kiến và sở hành. Tổ đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ khi Ngài nêu phương châm “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp” thì điểm trọng tâm về tính tổ chức Giáo hội Tăng-già cũng được xác lập theo tinh thần Lục hòa cộng trụ đồng tu:
Nên tập sống chung tu học, Cái sống là phải sống chung, Cái biết là phải học chung, Cái linh là phải tu chung1.
Bên cạnh việc thiết lập tổ chức Tăng-già, Tổ sư cũng đã cụ thể hóa Tam vô lậu học “Giới – Định – Tuệ” trong đời sống của một vị đạo sư để làm nền tảng vững chắc lâu dài:
Thân trong sạch ấy là xứ Phật, Miệng trong sạch ấy là pháp Phật, Ý trong sạch ấy là con Phật,
Tâm trong sạch chính là đức Phật2.
Và khi đã được xuất gia làm Tăng Ni sống trong ngôi nhà Giáo hội Tăng-già, đời sống cá nhân phải luôn tuân theo quy củ giới luật căn bản của thiền môn nhằm thu thúc tính tự kỷ, tự ái trong nếp sống tu hành thường nhật, đoạn diệt tham sân quấy ác:
Không tự lấy để trừ tham Không tự làm để tránh ác3.
Chính những nét nghiêm túc trong đời sống phạm hạnh nơi
- Tổ sư Minh Đăng Quang (1998), Chơn lý “Đời đạo đức”, Nxb. TP.HCM, tr. 832.
- Sđd, “Tu và nghiệp”, tr. 672.
- Hệ phái Khất sĩ (2012), Luật nghi Khất sĩ, Nxb. Tổng hợp TP. HCM, tr. 48.
Ngài và Tăng đoàn đã làm nên phẩm hạnh, tạo nên ấn tượng, sự cảm mến và quy ngưỡng của quần chúng thời bấy giờ.
Điểm thứ ba, đó là tính “khế hợp thời duyên”. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, phong trào “Chấn hưng Phật giáo” ở châu Á, Đông Nam Á và Việt Nam đã được các bậc danh Tăng đương thời càng lúc càng cổ xúy. Đặc biệt tại Việt Nam, chư Tôn đức trên khắp ba miền Bắc – Trung – Nam đều đồng loạt kêu gọi Tăng Ni, tín đồ Phật tử gắn kết “chấn hưng Phật giáo” nước nhà.
Do nhiều nhân duyên khách quan về không gian, thời gian và cả về tuổi tác, chư Tôn đức lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo nước nhà và Tổ sư Minh Đăng Quang chưa từng gặp nhau, chưa từng hội họp trao đổi hay bàn bạc, thế mà tâm linh chư vị lại gặp nhau trong ý tưởng, lời nói và cả tinh thần tu tập. Chúng tôi cho rằng đây chính là sự gặp gỡ kỳ diệu của thời duyên.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ phát triển (1954 – 1975) sự luân lưu kỳ diệu
Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng đầu năm 1954. Hai năm sau, Nhị tổ Giác Chánh, Trưởng lão Giác Tánh, Tri sự Giác Như… đã hướng dẫn “Đoàn Du Tăng” hành đạo ra miền Trung. Sau 6 năm hành đạo (từ 1956 đến 1962), kết quả là 5 Giáo đoàn Du Tăng và Giáo đoàn Ni giới đã được thành lập do quý chư Tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của Tổ sư đứng ra thành lập.
Làm thế nào để có được sự nẩy nở phát triển này? Cho đến tận hôm nay, Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chúng tôi mới nhận ra đó là sự nối kết phát triển kỳ diệu của “đạo tình Linh Sơn cốt nhục và huyết thống Rồng Tiên”. Sử liệu đã cho chúng ta thấy rõ là Tổ sư Minh Đăng Quang sinh ra và lớn lên, xuất gia tu tập ở tỉnh Vĩnh Long, Đồng bằng sông Cửu Long. Trưởng lão Giác Chánh thì sinh ra và lớn lên từ làng Mộ Lao (nay là phường Mộ Lao), quận Hà Đông, Hà Nội. Trong suốt 32 năm tuổi đời gồm 10 năm đầu lập đạo, Tổ sư Minh Đăng Quang chưa hề đặt chân lên đất Bắc. Thế mà trước khi vắng bóng, Tổ đã quyết định trao truyền trách nhiệm thiêng liêng Đệ nhị Tổ sư Hệ phái Khất sĩ cho ngài Giác Chánh.
Đây chính là sự nối liền mạng mạch huyết thống Linh Sơn và huyết thống Nam – Bắc Rồng Tiên. Vì thế, từ trong sâu thẳm của sự cảm nhận tâm linh, chúng tôi cho rằng sau thời kỳ Tổ sư vắng bóng mà Hệ phái Phật giáo Khất sĩ vẫn được phát triển chính là do dòng luân lưu của “huyết thống Linh Sơn và huyết thống Rồng Tiên”. Sự luân lưu kỳ diệu này đã đưa đến kết quả khi Tổ sư vắng bóng đã lưu lại:
-
- Từ 20 ngôi tịnh xá buổi đầu đến năm 1975 có hơn 250 ngôi.
-
- Hơn 100 Tăng Ni, nay tăng lên hơn 1500 vị.
-
- Có hàng chục vạn tín đồ thời kỳ Tổ sư lập đạo thì đến nay tăng lên nhiều chục vạn tín đồ Phật tử.
Một cành mà nở trăm hoa, Bóng y bát đẹp quê ta tự rày. Chơn truyền Khất sĩ là đây,
Bóng xưa với lại hình này dặm không.
Đã không, không tới tận cùng, Nhứt Y, nhứt Bát dạo cùng nước non4.
(Trụ Vũ thi hóa)
- Giai đoạn 3: Ba mươi tám năm hội nhập và thành tựu (1975 – 2013)
1. Hội nhập và thống nhất trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam
Nếu so với Phật giáo Bắc truyền Đại thừa tại Việt Nam có bề dày lịch sử hai ngàn năm gắn kết sâu nặng trong lòng dân tộc, và Phật giáo Nam tông Nguyên thủy có nguồn gốc sâu rộng từ Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia…, thì Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là một tổ chức hệ phái Phật giáo mang tính biệt truyền, mới có ở miền Nam Việt Nam do Tổ sư Minh Đăng Quang khai lập từ năm 1944, với chí nguyện “Nối truyền Thích Ca chánh pháp – Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Như vậy, nếu tính đến năm 1975 thì gần tròn 32 năm, tính đến năm 1981 mới được 38, 39 năm và nếu tính đến nay 2014, đúng là tròn 70 năm (1944
4. Hệ phái Khất sĩ (2004), Ánh Minh Quang, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr. 40.
- 2014). Cho nên, xét về lịch sử hiện hữu, rõ ràng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam là một hệ phái đàn em, đàn út, của Phật giáo Việt Nam.
Nay nhân duyên hội tụ, Tổ quốc Việt Nam được hòa bình, độc lập, giang sơn hợp về một mối nên Phật giáo được thống nhất trong một tổ chức chung. Với tinh thần lãnh đạo của chính phủ và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) đã tạo cơ duyên thuận lợi cho các tổ chức Giáo hội, hệ phái; đồng thời, với đạo tình bao dung, hoan hỷ của chư Tôn đức Giáo phẩm Phật giáo các tông môn pháp phái toàn quốc đồng thuận để Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ được hội nhập trong cộng đồng Phật giáo Việt Nam. Đây chẳng những là niềm hạnh phúc lớn mà đồng thời cũng là bài học lớn, nâng đỡ hộ trì sự tăng trưởng của Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam trong lòng Đạo pháp và Dân tộc.
Trong suốt 30 năm qua từ Tăng sự đến Giáo dục; từ Hoằng pháp, Hướng dẫn Phật tử đến Văn hóa, Nghi lễ, Từ thiện xã hội…, nghiên cứu Phật học, Quan hệ Phật giáo quốc tế v.v.., Tăng Ni, Phật tử Hệ phái luôn được gắn bó, học tập và trưởng thành. Do vậy, công đức và ân đức sâu dày này tập thể Tăng tín đồ Hệ phái luôn luôn khắc dạ ghi tâm và trân trọng kính quý trong lòng.
- Thành tựu trong xây dựng mới và đại trùng tu các đạo tràng tịnh xá
Theo truyền thống kiến trúc đặc thù của Hệ phái, các tịnh xá được xây dựng theo cấu trúc bát giác, biểu tượng cho giáo lý ánh đạo vàng của Đức Phật là Bát chánh đạo; với ngôi tháp tam cấp chính giữa thờ Đức Phật Bổn sư, bên trên ngôi tháp là pháp tòa 13 tầng tiêu biểu 13 nấc thang tiến hóa của nhân loại chúng sanh (lục phàm, tứ thánh, tam tôn). Trước đây, chung quanh tịnh xá được xây cất bằng vật liệu nhẹ, cây ván, tôn lá đơn sơ. Trong vòng 20 năm (từ 1955 đến 1975), số lượng tịnh xá từ 20 ngôi tăng lên hơn 250 ngôi, và Tăng Ni thuộc Hệ phái từ 120 vị cũng tăng lên hàng ngàn vị.
Từ năm 1980 – 1981 đến cuối năm 2013, số lượng tịnh xá và tịnh thất mới tăng lên hơn gấp đôi, tức hơn 500 ngôi. Phần lớn bằng vật liệu nặng, bê tông cốt thép và lợp ngói, khang trang theo bước tiến
của thời đại phát triển. Đặc biệt có nhiều ngôi tịnh xá được xếp vào hạng mục danh lam thắng cảnh tại địa phương. Một số tịnh xá tiêu biểu trong thời kỳ này như:
-
- Giáo đoàn I có: Tịnh xá Ngọc Viên (Vĩnh Long), Tịnh xá Ngọc Minh (Cần Thơ), Tịnh xá Ngọc Tường, Tịnh xá Ngọc Huệ (Tiền Giang)…
-
- Giáo đoàn II có: Tịnh xá Ngọc Nhơn (Quy Nhơn), Tịnh xá Ngọc Đăng (TP. HCM), Tịnh xá Trúc Lâm (Bình Thuận), Tịnh xá Ngọc Nguyên (Buôn Ma Thuột), Tịnh xá Ngọc Trang (Nha Trang)…
-
- Giáo đoàn III có: Tịnh xá Ngọc Tòng, Tịnh xá Ngọc Pháp (Nha Trang), Tịnh xá Ngọc Duyên (Bình Định), Tịnh xá Ngọc Quang (Đăk Lăk), Tịnh xá Ngọc Phúc (Gia Lai), Tịnh xá Ngọc Đà (Đà Lạt)...
-
- Giáo đoàn IV có: Tịnh xá Trung Tâm (Q. Bình Thạnh – TP. HCM), Pháp viện Minh Đăng Quang (Q. 2), Tịnh xá Ngọc Thiền (Đà Lạt), Tịnh xá Mộc Chơn (Tiền Giang), Tịnh xá Ngọc Châu (Châu Đốc), Tịnh xá Ngọc Sơn (Kiên Giang), Tịnh xá Ngọc Hòa (Biên Hòa)…
-
- Giáo đoàn V có: Tịnh xá Trung Tâm (Q. 6), Tịnh xá Ngọc Hòa (Vĩnh Long), Tịnh xá Ngọc Cẩm (Hội An), Tịnh xá Ngọc Thạnh, Tịnh xá Ngọc Đa (Bà Rịa – Vũng Tàu)…
-
- Giáo đoàn VI có: Tịnh xá Lộc Uyển (Q. 6), Tịnh xá Ngọc Châu (An Giang), Tịnh xá Ngọc Nhơn (Phan Thiết)…
-
- Bên Ni giới có: Tịnh xá Ngọc Phương (Q. Gò Vấp), Tịnh xá Ngọc Diệp (Q.3), Tịnh xá Ngọc Duyên (Q. Bình Thạnh), Tịnh xá Ngọc Phú (Q. Tân Bình), Tịnh xá Ngọc Lâm (Q. 6), Tịnh xá Ngọc Thành (Q. Thủ Đức), Tịnh xá Ngọc Tiên (Kiên Giang), Tịnh xá Ngọc Bình (Bình Dương) v.v…
Suốt các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ và miền Trung còn rất nhiều tịnh xá Tăng, Ni trùng tu rất khang trang tốt đẹp tương ứng thời duyên đất nước dần dần ổn định, phát triển hòa bình.
- Thành tựu về giáo dục Tăng Ni và hoằng pháp lợi sanh qua hướng dẫn nam nữ Phật tử
Tính từ thời Tổ sư lập đạo năm 1944 đến 1954, tiếp đến các Trưởng lão đại đệ tử nối tiếp thành lập các Giáo đoàn, công tác giáo dục Tăng Ni phần nhiều thực hiện theo tinh thần truyền thống gia giáo, thầy trụ trì tại mỗi tịnh xá trực tiếp dạy trò thọ học kinh – luật – luận rồi tiếp tục nghiên cứu trưởng thành. Cho nên, phần lớn Tăng Ni có chiều sâu về phạm hạnh tu tập, kiến thức tự học kinh luật nội điển đạt từ trung bình đến khá, hoặc giỏi do năng lực của từng cá nhân. Nhưng kiến thức về học thuật, xã hội thì thường còn kém khuyết chiều sâu.
Ba mươi năm qua, kể từ ngày được hội nhập trong lòng GHPGVN, các thế hệ Tăng Ni trẻ của Hệ phái được hòa nhập trong định hướng đào tạo của Giáo hội. Ngay trong khóa I (1985 – 1989), Trường Cao cấp Phật học cơ sở 2 TP. HCM đào tạo 60 Tăng Ni sinh thì trong số này có hơn 10 Tăng Ni sinh Hệ phái theo học và tốt nghiệp. Hiện nay số này đã trưởng thành: 4 vị về phục vụ tại tỉnh thành địa phương và 6 vị du học Ấn Độ, 5 vị tốt nghiệp tiến sĩ Phật học và 1 vị thạc sĩ. Từ khóa II (1989 – 1993) đến khóa IX (2011 – 2015), Ban Giáo dục Tăng Ni đã và đang đào tạo trên 5.000 Tăng Ni sinh hệ Cử nhân Phật học. Trong số này có khoảng hơn 300 vị đi du học chương trình sau đại học tại nhiều nước, đã có hàng trăm vị tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ về nước phục vụ giảng dạy tại các Học viện Phật giáo và các trường Phật học trong nước. Trong số này, Hệ phái đã có hơn 25 vị.
Ngoài ra, tại các lớp Cao đẳng, các trường Trung cấp, các lớp Sơ cấp Phật học ở các tỉnh, thành đều có Tăng Ni sinh trẻ của Hệ phái theo học. Về công tác hoằng pháp và hướng dẫn Phật tử cũng cho thấy một bước tiến hết sức khả quan. Tại nhiều cơ sở tịnh xá của các tỉnh, thành và huyện, thị có nhiều đạo tràng tịnh xá tổ chức tu Bát quan trai, tu Thiền, niệm Phật, học giáo lý… hàng tuần, hàng tháng rất tinh tấn, đều đặn; mỗi nơi có hàng trăm Phật tử theo học.
- Trách nhiệm trước cuộc sống qua công tác Từ thiện Xã hội và mối quan hệ cộng đồng
-
- Ý thức trách nhiệm trước cuộc sống và mối quan hệ cộng đồng
Nếu như trước đây 30 năm, 40 năm, Tăng Ni trụ xứ tại các tịnh xá
thường chỉ biết thu thúc tu tập phạm hạnh, ít khi nghĩ tưởng đến việc chung quanh, bên ngoài tịnh xá, thì giờ đây, sau 30 năm hội nhập trong lòng Giáo hội, với tư tưởng thực thi hạnh nguyện lục độ Ba-la-mật, hằng ngày ngoài việc chăm sóc ngôi Tam Bảo tịnh xá, hướng dẫn Phật tử tu tập… Tăng sư, Ni cô còn thấy rõ ý thức trách nhiệm của người tu trước cuộc sống, cùng vui những điều cuộc đời vui, cùng chia sẻ những khó khăn với cuộc sống và xã hội trong các mặt liên hệ.
Hằng năm, nhiều cơ sở tịnh xá thường tổ chức đi tặng quà, ủy lạo đồng bào nghèo, những vùng bị thiên tai, địa ách; thăm tặng quà cho các cơ sở già neo đơn, trẻ mồ côi, câm điếc, chất độc da cam v.v... hoặc hưởng ứng, tham gia, chung góp công tác từ thiện xã hội của Phật giáo tỉnh, quận, huyện… bằng ý thức trách nhiệm. Đồng thời, biết chủ động tham gia các sinh hoạt đoàn thể của MTTQ với các mối quan hệ địa phương, không còn bị ngăn cách và thụ động.
-
- Nhiều cơ sở Tuệ Tĩnh đường và kinh tế tự túc được hình thành
Ngày nay, tại các tịnh xá ở các tỉnh, thành địa phương, có nhiều Tuệ Tĩnh đường hốt thuốc nam, châm cứu, bấm huyệt… trị bệnh miễn phí cho dân nghèo; hoặc cơ sở kinh tế tự túc nhà chùa đi vào hoạt động như Tịnh xá Trung Tâm (Q. Bình Thạnh), Tịnh xá Ngọc Phương (Q. Gò Vấp)… đã và đang thực hiện rất hiệu quả.
- Những nét đẹp còn đọng lại
- Nét đẹp của hạnh “trì bình khất thực”
Đức Phật xuất thân từ hoàng tộc. Nhưng khi thành đạo rồi, Ngài trở lại với cuộc đời, một đại Sa-môn du hành hóa độ chúng sanh. Ngài chủ trương mỗi ngày ôm bát đi trì bình để luôn gần gũi, chan hòa với bá tánh, nhân sinh; để tạo duyên lành cho mọi người dù giai cấp nào cũng đều có thể là thí chủ, là ân nhân, cúng dường (bố thí) cho Ngài một vật phẩm, một buổi ngọ trai. Chính đây là hạnh tu đã làm nên truyền thống đặc sắc của Đức Phật và đạo Phật.
Nhất bát thiên gia phạn, Cô thân vạn lý du,
Dục cùng sanh tử lộ, Khất hóa độ xuân thu. Nghĩa:
Một bát cơm ngàn nhà Thân đi muôn dặm xa Muốn thoát đường sanh tử Xin độ tháng ngày qua.
Ngay từ buổi đầu, Đức Phật đã khẳng định điều này và không bao giờ Ngài chấp nhận một nhà sư, một Tỳ-kheo do vì “lười biếng” hay vì “vật chất, lợi dưỡng” mà đi trì bình vì đó cũng giống như một người đi xin ăn cầu sống, là “khất cái” chứ không phải là nhà sư Khất sĩ hành trì phạm hạnh.
Ngày nay, ở nhiều nước Phật giáo còn giữ được truyền thống tốt đẹp từ thời Đức Phật tại thế, qua bộ phim “Ký sự Mê-kông” hay “Ký sự các nước Đông Nam Á”… chúng ta còn gặp lại hình ảnh đẹp về những ngôi chùa Phật giáo và những nhà sư ôm bát đi trì bình khất thực dưới ánh bình minh trên những nẻo đường… Ôi! Hiền và đẹp biết bao những hình ảnh biểu hiện sự an lành, đạo đức trong cuộc sống của những xứ sở hòa bình và thanh tịnh.
- Nét đẹp về truyền thống “ly xả – vô ngã”
Đức Phật cũng xác lập hạnh ly xả, với tư cách một Thái tử, Ngài có tất cả danh vọng, sự nghiệp và tài sản nhưng Ngài từ bỏ tất cả để ra đi tìm đường giải thoát, và Ngài đã thành tựu. Cho nên, sau khi thành đạo, Ngài trở lại với cuộc đời bằng phạm hạnh của một vị Sa-môn. Ngài từng giáo huấn: “Này các Tỳ-kheo, hãy du hành, vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người” (Tương Ưng I, 128). Vì vậy, trong nhiều kinh sử ghi lại cho chúng ta thấy, Đức Phật và Tăng đoàn đệ tử Ngài luôn du hành, đến đâu là Tam Bảo đạo tràng, tự viện, tịnh xá được thí chủ tín tâm cúng dường dựng lập đến đó. Mục đích chính là làm nơi phương tiện
để hoằng hóa độ sanh, là tài sản chung của tập thể Tăng-già, còn sứ mạng của các thầy Tỳ-kheo là luôn du hành, hoằng hóa.
Như hướng dương theo Mặt Trời, Một người đi, cả vạn người theo chân. Nền móng đạo đắp xây lần…,
Tăng-già Khất Sĩ truyền chân Phật thừa5.
(Trụ Vũ thi hóa) Trong 10 năm đầu lập đạo (1944 – 1954), Tổ sư đã chứng minh
thành lập hơn 20 ngôi tịnh xá đạo tràng, với chủ trương xây dựng bằng vật liệu cây lá đơn sơ để có chỗ tạm nương hành đạo với ý nghĩa: “Đạo tràng là chỗ thiện nam tín nữ (cư sĩ tại gia) tới lui vun trồng căn lành cội đức; Tịnh xá là nơi chư Tăng Ni (người tu xuất gia) tạm dừng tu tập, tỏ nghĩa tâm kinh”. Cho nên, trong hơn 30 năm (từ 1944 – 1975), chư Tăng Ni Khất sĩ luôn được đổi trụ, một tịnh xá không ở quá 3 tháng, mỗi năm 4 kỳ đổi trụ (rằm tháng Giêng đến rằm tháng 4, rằm tháng tư đến rằm tháng 7, rằm tháng 7 đến rằm tháng 10, rằm tháng 10 đến rằm tháng Giêng). Nhờ vậy, tinh thần ý pháp vô ngã, vô ngã sở và ly xả tài sản trong cuộc sống tu hành là ý thức nội tại nơi người tu xuất gia phạm hạnh rất gắn kết và hiệu quả.
Ngày nay, thực tế cho thấy sau hơn 32 năm (1981 - 2013) hội nhập trong lòng Giáo hội, chư Tôn đức Tăng Ni của Hệ phái phần nhiều là thành viên các cấp Giáo hội, cho nên rất khó thực hiện sự thay đổi trụ xứ. Nhưng thiết nghĩ, các vị trí Tăng Ni trụ xứ bên dưới nếu được thay đổi, cũng là cách để trau dồi rèn luyện ý thức, tạo môi trường tốt cho việc tu tập hạnh vô ngã, ly xả, không chấp thủ tài sản trong thời đại xã hội và thế giới phát triển. Ngược lại, nếu người tu chuyên cần tinh tấn sẽ có khả năng tự nhiếp phục, không mê đắm, không tham chấp… để làm gương lành tự thắng phục vật chất văn minh; đồng thời, thực hiện hạnh tri túc lắng nhẹ tham, sân, si nơi tự thân và góp phần an bình cho xã hội.
-
-
Truyền thống truyền thọ y bát và giới luật
- Sđd, tr. 41
Trong giáo pháp Đức Phật, Tam Bảo là ba ngôi báu vô cùng tôn kính và thiêng liêng, nhân duyên của thầy và trò là vô cùng thiêng liêng, bởi nó được nối kết từ trong nhiều đời nhiều kiếp cho đến ngày nay. Buổi đầu, chúng ta thấy hình ảnh Đức Phật độ năm anh em A Nhã Kiều Trần Như là hết sức thiêng liêng. Rồi đến Đức Phật độ ngài Da Xá, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Châu Lợi Bàn Đà, Ca Chiên Diên, A Nan, v.v… mỗi vị đều có một nhân duyên vô cùng đặc biệt và sâu sắc. Ngay cả các đệ tử trong hàng Ni giới hay cư sĩ cũng vậy. Ông trưởng giả Cấp Cô Độc hay bà Tỳ Xá Khư cũng đều đã gieo duyên lành với giáo pháp Đức Phật từ nhiều đời kiếp trong quá khứ.
Ngày nay, GHPGVN chúng ta có 9 tổ chức Giáo hội, Hệ phái hợp nhất với tôn chỉ, mục đích qua phương châm hoạt động là phụng sự “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Đồng thời, nền tảng thực hiện các sinh hoạt Phật sự dựa trên nguyên tắc “thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức. Đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp”6. Chính vì thế ngay từ buổi đầu, Giáo hội đã chủ trương thể hiện tính thực tế, bình đẳng và dân chủ, thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức; các pháp môn phương tiện tu hành theo đúng chánh pháp đều được tôn trọng và duy trì trong suốt gần 7 nhiệm kỳ qua (từ 1981 đến 2014).
Đây là nét đặc sắc và độc đáo của GHPGVN mà những nước Phật giáo khác trên thế giới rất khó thực hiện. Trong năm 2013 vừa qua, tại TP. Hồ Chí Minh, chư Tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN TP. Hồ Chí Minh đã hoan hỷ tạo điều kiện giúp đỡ cho Tăng Ni Hệ phái được truyền thọ giới pháp theo truyền thống đúng như nguyên tắc thống nhất đã đề ra. Điều này thật sự là ân đức sâu dày, thâm trọng đối với Hệ phái hiện hữu và Tăng Ni, Phật tử thế hệ hậu sinh.
- Tạm kết
Theo quy luật tiến hóa, dòng đời luôn đi tới, mỗi ngày mỗi phát
- GHPGVN (2012), Kỷ yếu Hội thảo kỷ niệm 30 năm thành lập GHPGVN,
Nxb. Tôn giáo, tr. 177.
triển và hoàn thiện. Ngày tháng mỗi ngày mỗi đi qua, trôi lăn trong vòng quay bất tận của dòng đời. Con người luôn luôn biết trân trọng, gìn giữ những thành tựu hiền thiện, tốt đẹp để phát huy và biết hạn chế, nhiếp phục những điều còn thiếu kém.
Đồng thời, những điều tốt đẹp còn bị ẩn khuất, khi cơ duyên khách quan cho phép, tức khế hợp thời duyên, chúng ta cũng cần nên khơi dậy, làm đẹp những vốn quý của mình.
Mong rằng Đức Phật Tổ Thích-ca Mâu-ni và chư vị Lịch đại Tổ sư tiền hiền luôn hộ độ chúng ta.
Mong rằng những điều kém khuyết, ưu bi… ngày một lắng xuống.
Mong rằng những điều hiền thiện, an lạc luôn hiện diện, tăng trưởng, hằng hữu trong tâm thức của mỗi chúng ta.
Nhân Đại lễ Tưởng niệm 60 năm Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chúng tôi tin rằng ý pháp “nên tập sống chung tu học” của Tổ sư luôn hiện hữu lung linh trước dòng đời và cuộc sống hôm nay.
TP. Hồ Chí Minh, 25/02/2014
***
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐTKVN (1993), Tương Ưng Bộ I, Viện Nghiên cứu PHVN ấn hành.
- Soạn giả Hàn Ôn (2001), Minh Đăng Quang pháp giáo (khảo cứu).
- GHPGVN (2012), Kỷ yếu Hội thảo 30 năm thành lập GHPGVN (1981 – 2011), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
- Hệ phái Khất sĩ (2012), Chơn lý – Luật nghi Khất sĩ, Nxb. Tổng hợp TP.HCM.
- Hệ phái Khất sĩ (2004), Ánh Minh Quang, Nxb. TP. HCM.
- Tổ sư Minh Đăng Quang (1998), Chơn lý, Nxb. TP. HCM.
-